Ấy là sớm tinh mơ một ngày cuối thu.
Hé cửa sổ nhìn ra ngoài trời, sương mù dày đặc đến mức chỉ toàn một màu trắng mờ mịt. Còn lại, tuyệt nhiên không thấy hiển lộ thêm bất cứ điều gì. Tiếng gõ mái chèo của ngư dân đuổi cá trên sông vang lên từng chặp, nhập nhằng khói sóng ban mai nghe như đứng giữa hai bờ hư thực. Bà Sa mắt ráo hoảnh, tỉnh táo lạ lùng tựa như giấc ngủ vừa trôi qua chẳng đọng lại vết tích gì. Tờ lịch treo trên tường chỉ ngày hai lăm tháng chín. Bà xuống bếp, rót cho mình một cốc nước đầy rồi uống cạn. Căn nhà trống vắng, tiếng dép kéo lê trên nền xi-măng càng khiến cho không gian thêm phần im ắng, lạnh lẽo.
Nó nhìn mẹ, đôi mắt ánh lên sự hạnh phúc ngập tràn. Đã lâu rồi nó mới về thăm nhà, nhẽ ra là hằng năm cơ mà độ này năm ngoái bận rộn quá mức khiến nó quên luôn buổi sum vầy thường niên. Mẹ già đi hẳn, mái tóc muối tiêu lơ thơ mấy sợi bạc phất phơ trước trán. Làn da săn chắc năm nào giờ đã xuất hiện nếp nhăn, lấm tấm những chấm đồi mồi. Mẹ bước đi chậm chạp, lưng hơi khom về phía trước. Nhìn thời tiết ẩm ướt bên ngoài, mẹ lặng lẽ đội chiếc nón lá rồi mở cửa đi ra con hẻm chạy ngang trước cổng nhà.
Còn lại một mình, nó ngước mắt nhìn quanh. Ngôi nhà vẫn thế, không thay đổi gì nhiều so với lúc nó đi. Bàn thờ của ba vẫn đặt ở gian giữa, trên bệ hai nải chuối mật chín vàng và đĩa táo xếp theo hình tam giác. Hình như ba mỉm cười với nó. Nó đến gần di ảnh, đôi mắt ba buồn quá. Ánh nhìn bao dung, trầm tĩnh sau lớp khói nhang nhè nhẹ bay lên cao. Hồi nó lên bốn, năm ấy lũ tràn cả vào nhà. Nước ngập tới ngực, ba mẹ đang loay hoay dọn dẹp đồ đạc đưa lên cao tránh dòng nước bạc. Nó nghịch ngợm bò ngang thanh xà nối liền căn gác với lỗ thông gió. Tõm! Tiếng nước chấn động kèm tiếng hét thất thanh của nó làm ba mẹ giật mình quay lại. Ba nhảy ngay xuống, bơi theo dòng nước xiết túm lấy đầu tóc nó. Hú vía. Đêm ấy, nó cảm lạnh, người rét run từng cơn. Mẹ quấn chặt tấm chăn quanh người rồi ôm nó vào lòng. Ba ngồi uống trà bên ánh nến, ngoài trời mưa gió điên cuồng gào thét không ngừng nghỉ.
Chợ đông người, họp trên nền một khu dân cư cũ. Bà Sa ghé hàng thịt lợn, ngắm nghía hồi lâu rồi chọn một miếng thịt mông khá lớn.
- Bảy lạng rưỡi ạ - Người hàng thịt đáp.
- Cảm ơn cô!
Bà Sa ngẩng đầu nhìn. Một phụ nữ trẻ, đôi má lấm chấm tàn nhang nở nụ cười tươi. Bên cạnh, một bé gái nhỏ nhắn với hai bím tóc đuôi sam đang níu lấy áo mẹ, đôi mắt tròn trong veo nhìn bà. Một ý nghĩ thoáng qua rất nhanh, bà Sa trả tiền rồi quay đi. Cô hàng thịt vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị khách không cần trả giá mà đã mua ngay. Sực nhớ ra điều gì, bà rẽ sang hướng góc chợ nơi hàng bánh kẹo. Nhiều loại sản phẩm đủ màu sắc, mẫu mã khác nhau bày ra trước mắt. Một loạt dãy bánh xếp theo thứ tự các loại khác nhau : bánh vòng, bánh quy bơ, bánh xốp, bánh que, bánh cam… Bà Sa dõi theo tìm. Ánh mắt dừng ở một hộp bánh quế. Loại bánh hình que, rỗng ruột, có những đường vân xoắn theo hình cơn sóng.
- Chị Sa đấy à? Sao hôm nay lại ghé hàng của tôi thế này?
Một người đàn ông tầm trung niên, tóc điểm bạc, gương mặt xạm đen lại vì nắng gió. Bà Sa cất tiếng đáp.
- Chào chú Phên! Hôm nay giỗ bé Tâm, hồi nào giờ nó vẫn thích ăn bánh quế chú ạ.
- Thế à? – Ngập ngừng vài giây, chú Phên với tay qua bên phải lấy một hộp bánh. Vỏ bọc màu nâu ghi dòng chữ “Bánh quế - hương socola”.
- Chị lấy loại này nhé. Tôi vẫn nhớ như in sở thích của con bé đấy. – Chú Phên mỉm cười thân thiện.
- Vâng! Cảm ơn chú. Bao nhiêu tiền để tôi gửi? – Bà Sa nhẹ nhàng.
- Thôi, tiền bạc gì chị. Nay giỗ cháu, xem như tôi biếu chị sau cũng là tặng con bé ăn lấy thảo. Chị thắp giúp tôi nén nhang nhé.
- Cảm ơn chú! Con bé hẳn sẽ vui lắm đây.
Nói đoạn, bà Sa chào từ biệt chủ hàng bánh rồi quay gót ra về. Tiếng ồn ào của người mua kẻ bán, tiếng gà vịt và những thanh âm hỗn tạp khác lùi dần về phía sau. Một vài tia nắng lẻ loi chiếu xuyên qua màn sương, hắt lên mái tóc người phụ nữ này những giọt sáng vội vã. Trời se lạnh. Bà Sa thong thả bước, đầu nghĩ vẩn vơ những điều đã cũ.
Năm ấy, trời hè nóng như đổ lửa. Con sông trước nhà trôi lững lờ mệt mỏi như người phải cơn sốt. Nắng bắt đầu lên từ sáng sớm rồi gay gắt suốt cả ngày dài như oán trách nhân gian. Ngay cả khi hoàng hôn buông xuống, chân trời phía xa chỉ còn le lói chút sắc hồng nhạt, không khí vẫn oi bức vô cùng. Bao nhiêu chồi lộc vừa bung tỏa trong những ngày xuân mát lành giờ ủ rũ đến tội nghiệp.
Tâm nhảy chân sáo về nhà. Hồi nãy trong tiết Họa, bức tranh của nó được cô giáo chấm điểm A. Cô khen nó có năng khiếu vẽ, nên cố gắng hơn ở phần tô màu. Con Xuyến – bạn cùng lớp Tâm – đi bên cạnh buồn bã nói.
- Tao vẽ khu vườn nhà mà cô chấm thấp quá.
- Khu vườn nhà mày mỗi đám rau lang mọc hoang thì có gì mà vẽ. Tranh phải có điểm nhấn mày ạ.
- Ghê nhỉ? Làm như mày vẽ đẹp lắm không bằng? – Xuyến bĩu môi.
- Ừ đấy. Rồi sao nào? – Tâm trêu chọc bạn, hai đứa cùng cười như nắc nẻ.
Rồi Xuyến rẽ vào đường xóm dẫn về nhà nó, Tâm tiếp tục đi. Lòng vui vẻ, thoải mái, nó cứ nhảy chân sáo liên hồi. Chiếc cặp đeo trên lưng cứ được dịp nảy lên xóc xuống nghe “lộp bộp”. Con đường Đào Duy Từ hôm nay vắng vẻ lạ thường, mọi khi tầm này Tâm hay để ý thấy cụ Ngơ – một bà lão nghèo – ngồi bán bánh ú chiên bên vệ đường, góc cột điện phía trước ngôi miếu bỏ hoang. Những khi có tiền tiêu vặt, nó hay dừng lại mua ủng hộ bà một cái. Bánh ú bà làm không hẳn ngon nhưng nước mắm chấm thì phải nói là đậm đà tuyệt vời. Phần nhân đậu xanh kèm thịt lợn béo ngậy, nó vừa ăn vừa trò chuyện với cụ. Nhà cụ Ngơ neo người, con cháu không còn, cụ một thân một mình sống cô đơn, lặng lẽ.
Tâm dừng lại trước ngôi miếu. Chỗ bà Ngơ hay ngồi hôm nay không có ai, nó nhìn lên rồi quay đầu ngược xuống cuối con đường chỉ thấy lác đác vài chiếc xe về muộn. Hai bên đường, nhà cửa đóng im ỉm dậy lên một cảm giác rờn rợn khó tả. Tâm thấy bất an trong lòng liền rảo bước đi nhanh. Vừa bước ngang con hẻm bẩn thỉu, nơi mà người dân vùng đó hay gọi “xóm heo”, thình lình một gã đàn ông tóc rối nùi, mắt long sòng sọc chạy vụt ra.
“Thằng Lem”.
Hắn vào khoảng bốn mươi, vợ con bỏ đi vì thói nghiện rượu bê tha suốt ngày của hắn. Cơ thể gầy còm, làn da nâu đỏ đầy những vết tròn to như người bị lang ben. Mùi hôi kinh khủng tỏa ra từ bộ quần áo mà hắn mang trên người. Tâm có nghe mẹ kể, chẳng có ai nhận thằng Lem vào làm vì thói ăn cắp vặt, bắt nạt trẻ con của hắn. Người dân thấy hắn là tránh xa, gặp những thanh niên khỏe mạnh, thằng Lem không biết lượng sức mình thường chịu những trận đòn nên thân. Ấy vậy mà hắn vẫn chứng nào tật nấy, kiếm được đồng nào là mua rượu nốc suốt ngày. Có lần nửa đêm, thằng Lem đi lang thang qua các cửa sổ nhà hàng xóm, ngước cặp mắt đỏ ngầu nhìn vào. Trẻ con quanh đây rất sợ và căm ghét hắn, toàn gọi bằng tiếng “thằng” mặc dù tuổi hắn cũng đáng bậc cha chú.
- Ê bé con! Đi đâu về đấy? – Thằng Lem hỏi, hơi thở nồng nặc mùi rượu.
Tâm run rẩy nhưng gắng thản nhiên đáp.
- Đi học về. Tôi đã mười bốn tuổi, ai là bé con của ông?
Thằng Lem cười khinh khỉnh, gằn giọng.
- Láo nhỉ! Trong cặp có gì đấy, đưa tao xem.
- Không! – Tâm cứng cỏi trả lời rồi vụt chạy.
Trời xui đất khiến thế nào, thằng Lem đột nhiên đuổi theo như kiểu Tâm là mục tiêu mà hắn đã để ý từ lâu. Trời nóng đến mức mồ hôi từ thái dương Tâm ròng ròng chảy xuống mặt và cổ. Nó cố gắng chạy nhanh hết mức, guồng chân liên tiếp quay. Nhưng rồi, khoảng cách bị rút ngắn lại rất nhanh, thằng Lem phút chốc đuổi sát đến sau lưng nó. Khi đến ngả rẽ giao nhau giữa đường Đào Duy Từ và Mai Thúc Loan, hắn đưa tay ra chụp lấy quai đeo cặp của Tâm.
“Rầm”!
Chiếc Fortuner màu đen phanh gấp, đâm sầm vào hai bóng người bất ngờ lao ra từ điểm mù. Do đi với tốc độ khá nhanh nhưng thiếu đề phòng quan sát, tài xế không kịp đạp thắng tông thẳng vào Tâm và thằng Lem. Lực ly tâm khiến chiếc xe xoay một vòng bán nguyệt rồi dừng hẳn giữa đường. Mui xe dính máu, một người đàn ông trẻ tuổi mở cửa bước xuống vội vã chạy tới hai cơ thể người đang nằm trên mặt đường. Máu chảy rất nhiều, loang rộng ra cả vạt đường xung quanh Tâm và thằng Lem. Người dân gần đó chạy lại vây quanh, bắt giữ người đàn ông tra hỏi liên tiếp. Anh ta lắc đầu, đưa hai tay lên làm dấu không cố ý, gắng giải thích cho mọi người hiểu. Bên dưới, thằng Lem úp mặt xuống đường, tay chân khẽ cựa quậy. Gần đó vài bước, Tâm nằm bất động, máu thấm ướt cả chiếc áo nó đang mặc. Chiếc cặp sách bên cạnh, khóa kéo bị vỡ khiến sách vở bên trong rơi hết ra ngoài.
Bố mẹ Tâm quên cả đóng cửa nhà, bỏ hết việc đang làm mau chóng đến bệnh viện. Nghe tin con gái gặp tai nạn, lòng hai người nóng như lửa đốt. Ông Minh – ba Tâm – thở dốc, nước mắt long lanh chực chờ như sắp khóc. Bà Sa lặng lẽ an ủi chồng.
- Ba nó bình tĩnh, cứ đợi xem thế nào đã.
Ông Minh gắt vợ.
- Con mình không biết sống hay chết nơi kìa? Bà bảo tôi bình tĩnh thế nào được.
Bà Sa vẫn ôn tồn, nhẹ nhàng ôm lấy chồng.
- Tôi biết. Nhưng thời điểm này mình không làm được gì hết. Phải tỉnh táo để xử lý những chuyện có thể xảy ra nữa ông à.
Ông Minh im lặng.
- Cho xe đi nhanh lên nữa bác tài ơi.
Chiếc taxi màu xanh lá cây lao vút đi. Con đường Trần Hưng Đạo bắt đầu lên đèn, những cửa hiệu hai bên đường lấp loáng đủ sắc màu. Bên kia đường, chợ Bến Ngự thấp thoáng những gánh hàng rong dọn dẹp chuẩn bị ra về.
Bệnh viện Hoàng Viết Thắng nằm tọa lạc trên đường Phan Bội Châu, một địa chỉ uy tín đối với những trường hợp bệnh nhân muốn nhận được chế độ chăm sóc tốt với giá cả phải chăng. Tầng ba, khu hồi sức, vợ chồng bà Sa ngồi cúi gằm mặt trên dãy ghế chờ dành cho người nhà bệnh nhân. Hồi nãy, ông Minh tính theo con vào phòng cấp cứu nhưng bị chặn lại. Hai ông bà chỉ kịp thấy gương mặt tròn nhỏ nhắn bê bết máu của bé Tâm qua cửa kính, trước khi tấm rèm xanh được các y tá kéo lại.
Bà Sa cất tiếng, phá vỡ sự im lặng nặng nề.
- Cậu thanh niên trẻ đã khai báo hết với công an rồi ông ạ.
- Họ bảo thế nào? – Ông Minh không ngẩng đầu lên.
- Cậu ta có cuộc họp bàn giao công việc gấp ở công ty, vội vàng rồi mãi suy nghĩ trong lúc lái xe nên không kiểm soát được tay lái. Cậu ấy xin phép trả toàn bộ viện phí cho con bé và chịu mọi phí tổn bồi thường. Còn thằng Lem…
Bà Sa ngập ngừng.
- Sao? – Ông Minh trừng mắt nhìn vợ.
- Hắn què chân, người ở trạm xá phường bảo gãy hai ba cái xương sườn gì đấy. Bà con gần đó kể, thấy hắn chặn đường rồi rượt theo bé Tâm con mình.
- Thằng khốn nạn, tự dưng đuổi theo con Tâm chứ. Công an đáng ra phải cho nó vào khám ngồi từ lâu rồi mới phải. Để nó tự do, suốt ngày điên rồ làm phiền người này người kia. Con ơi, Tâm ơi! Sao đang yên đang lành lại ra nông nỗi này hả con?
Ông Minh bật khóc trong cơn giận dữ, đôi vai rộng thường ngày vững chãi, rắn rỏi che chở gia đình nay bỗng run lên. Ông khóc như đứa trẻ. Nỗi thương con, đau xót tột cùng khiến người đàn ông này mềm yếu lạ thường. Ông úp mặt vào tường, gõ trán liên hồi vào đó rồi tự trách bản thân mình.
- Do ba, tất cả là do ba. Nếu như ba đi đón con thì đã chẳng phải đến cơ sự lúc này.
Bà Sa mím chặt môi. Hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má, mằn mặn nơi đầu lưỡi. Bà đau lòng nhìn chồng, ruột gan như bị ai cào xé. Tai họa ập tới bất ngờ khiến cả gia đình bà điêu đứng. Bà nghĩ về ngôi nhà, lúc vội thuê taxi vào bênh viện bà đã kịp nhờ cô Hoa hàng xóm trông hộ. Hai vợ chồng bỏ dở công việc đang làm để tức tốc lên đường khi nghe tin bé Tâm gặp nạn. Ôi! Con ơi, ông trời ơi, ông nỡ lòng nào bất công với gia đình tôi như thế. Con bé dễ thương, thông minh và lanh lẹ biết chừng nào. Sao lại tàn nhẫn đẩy nó vào cảnh như thế này?
Bà Sa khẽ buông nhẹ tay xuống ghế. Bộp! Một vật mềm mềm chạm vào khiến bà chú ý. Chiếc cặp sách của con bé. Bà con khu đó thương tình, khi bé Tâm ngất xỉu trên vũng máu đã nhanh chóng thu lượm sách vở và đồ dùng học tập vào lại cặp. Góc màu trắng lấp ló ở khóa kéo. Bà gỡ nhẹ, lấy ra tờ giấy A4 rồi nhìn kĩ. Một bức tranh của trẻ con, hẳn là của bé Tâm rồi. Góc trên bên trái ghi dòng chữ “Nguyễn Xuân Tâm”, nét chì nghiêng nghiêng hơi xô lệch. Đó là một vườn hoa nhiều màu sắc, chính diện là hình bông hoa hướng dương rực rỡ đang vươn cao hướng về phía ông mặt trời. Trên nhụy hoa, một con bướm xinh đẹp với đôi cánh trắng im lìm như đang say ngủ. Bà Sa bật khóc. Nước mắt không kìm được nữa cứ thế tuôn ra, nhỏ xuống thấm ướt đôi vai gầy guộc.
- Ông ơi!
Bà đưa bức tranh cho chồng. Ông Minh cầm lấy, đâu biết rằng đó là bài tập được điểm A mà bé Tâm con mình dự định sẽ khoe với ba nó. Lúc này đây, đầu óc ông rối bời chỉ tràn ngập hình ảnh nụ cười đáng yêu của con gái. Ông nhìn con bướm nhỏ trong tranh, lòng ông thắt lại, nỗi thương con vô bờ bến trào dâng. Lạy trời! Đừng để điều gì xảy ra với con bé.
Cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, bác sĩ cùng cô y tá xuất hiện. Ông Minh ngẩng đầu lên, chạy lại hỏi tới tấp.
- Con tôi sao rồi bác sĩ? Nó có bị gì nặng không bác sĩ? – Ông Minh nói dồn dập.
Bác sĩ nhìn hai vợ chồng bà Sa với đôi mắt hiền từ, một tia lo âu chợt vụt qua trong đáy mắt.
- Anh chị hãy bình tĩnh. Tôi muốn cả hai người phải thật sự hiểu vấn đề lúc này, có thế tôi mới dám nói hết lời.
Bà Sa chầm chậm bước tới, khoác lấy cánh tay chồng.
- Vâng, thưa bác sĩ. Xin ông cứ nói!
Bác sĩ tháo khẩu trang, chậm rãi vuốt mồ hôi trên mặt rồi đáp.
- Tình trạng bé rất nặng và diễn biến vô cùng xấu, nứt xương sọ gây xuất huyết não, cột sống chấn động mạnh và mất nhiều máu. Phổi và lá lách bị dập. Dường như bị lực phản chấn từ hai phía cộng hưởng, trước mặt là cú tông xe sau lưng là người chắn lại tạo nên sức ép lớn khiến bé tổn thương nội tạng nặng nề.
Trời ơi! Ông Minh kêu lên thất thanh, mặt trắng bệch lảo đảo lùi lại mấy bước. Bà Sa cảm thấy không gian xung quanh như tối sầm lại. Bà gắng gượng hỏi.
- Vậy con bé có cơ hội được cứu sống không bác sĩ?
Người đàn ông mang blouse trắng im lặng, một thoáng ớn lạnh chạy dọc khắp mình mẩy bà Sa trong khoảnh khắc ấy.
- Chúng tôi đã cố gắng hết sức. Nhưng rất tiếc không thể khiến tình hình khả quan hơn cho bé, mong gia đình thứ lỗi. Anh chị nên chuẩn bị hậu sự bây giờ là vừa.
Hành lang bệnh viện sao thế này?
Trước mắt bà Sa tối sầm lại, người thất thần, không thấy được mọi thứ xung quanh. Bà không cảm nhận được sự lạnh ngắt của điều hòa nữa rồi. Máu chảy rần rần nơi thái dương, sự kiên cường, trầm tĩnh cố gắng nãy giờ sụp đổ trong phút chốc. Một số bệnh nhân ngồi xe lăn ở đầu kia, họ vừa trò chuyện vừa nhìn về phía cửa phòng cấp cứu nơi hai bóng người bất động như tượng đá.
Đám tang bé Tâm tổ chức lặng lẽ với họ hàng nội ngoại, hàng xóm viếng thăm trong khói nhang nghi ngút. Ông Minh ôm di ảnh con thẫn thờ suốt ngày, bỏ cả ăn uống. Chốc chốc, ông như nghĩ ra điều gì liền bật cười to rồi lại khóc. Mọi việc tiếp khách, phí tổn tang ma, gọi người lo chôn cất một mình bà Sa lo lắng chu toàn. Bà tuyệt nhiên không rơi một giọt nước mắt nào, lặng lẽ trò chuyện rót trà mời khách viếng. Ai cũng hiểu nỗi đau quá lớn đang được người phụ nữ sắt đá này dồn nén xuống tận sâu đáy lòng.
Phút khâm liệm chuẩn bị đóng nắp quan tài, bà Sa quấn khăn tang chầm chậm đặt bức tranh hình chú bướm nhỏ xuống cạnh thi hài con mình. Một vườn hoa rực rỡ nép mình bên gương mặt tròn trịa của bé Tâm.
Ngoài trời, gió ngừng thổi. Không gian lặng như tờ.
Xếp mấy miếng thịt lợn chiên giòn vào đĩa, bà Sa tắt bếp. Bà lấy chiếc mâm bỏ hộp bánh quế, đĩa thịt lợn và bình hoa hướng dương lên rồi chầm chậm mang đến trước bàn thờ bé Tâm - con gái quá cố của mình.
Mẹ mua quà cho mình kìa. Nó thích chí cười tít mắt, tới cạnh mẹ nhìn đôi bàn tay của bà đang xếp đặt mọi thứ. Ủa! Đôi bông tai của mẹ đâu rồi nhỉ? Mới đây nó vẫn còn thấy mẹ đeo mà. Lạ nhỉ! Thịt lợn mẹ chiên vàng ruộm nhìn hấp dẫn quá. Hộp bánh quế kìa! Mẹ vẫn còn nhớ sở thích của mình cơ đấy. Nó ngước mắt nhìn mẹ, vầng trán cao một đời lắng lo, thương con mà chưa bao giờ đánh đòn nó khi nào. Nó âu yếm chạm nhẹ vào cổ bà.
Bà Sa cảm thấy nhồn nhột ở gáy, cảm giác lạ lùng như có làn da ai đó vừa chạm vào. Bà thắp hương, chờ lửa đỏ đầu nén nhang rồi vái lạy di ảnh bé Tâm. “Con ơi! Hôm nay ngày giỗ thứ bảy của con rồi. Nếu bây giờ con còn sống, hẳn mẹ đã nhìn thấy một cô thiếu nữ đôi mươi xinh đẹp, dịu dàng rồi nhỉ. Bảy năm qua, con làm gì ở đâu? Sao không hồi âm về cho mẹ một lời, con gái của mẹ?”. Nó mím môi, gắng kìm tiếng thốt nghẹn ngào khi nghe lời mẹ nói. Bà thắp ba nén nhang lên bát hương bàn thờ bé Tâm rồi bước sang trái hai bước, nơi bàn thờ ông Minh đặt bên cạnh.
“Ông ơi, hôm nay giỗ con mình. Ông có linh thiêng ghé về thăm nhà ông nhé? Ông đi lâu quá bỏ tôi còm cõi, cô đơn một mình trong căn nhà này, nơi mà vợ chồng mình đã xây khi tôi mang thai bé Tâm. Ba con ông tệ lắm biết không? Tôi khổ quá ông ơi. Hết con gái đột ngột rời xa, rồi hơn năm sau, chồng mình đau buồn, nhớ thương con gái cũng không hẹn mà bỏ đi không nói một lời. Ba con ông sống khôn thác thiêng, nếu có về thì hãy mang tôi theo với”.
Bà Sa vái lạy di ảnh chồng, thắp nén nhang rồi ngẩng đầu dậy. Một sự chuyển động nhỏ phía bên phải, bà ngước nhìn. Trên đỉnh bông hoa hướng dương cắm trong lọ đặt trên bàn thờ bé Tâm, một con bướm nhỏ đang vỗ cánh chấp chới rồi đậu hẳn xuống. Hai sợi râu của nó rung rinh, làn khói nhang trôi lững lờ qua trước mặt chắn giữa bà Sa và con bướm. Nó bất động, dường như đang chăm chú nhìn bà Sa. “Mẹ ơi! Con đây, bé Tâm của mẹ đây”. Như có sự dẫn dắt bí ẩn, bà Sa vô thức đưa bàn tay ra xuyên qua lớp khói, đến gần con bướm nhỏ. Một khoảnh khắc trôi qua, nó chợt vỗ cánh nhẹ bay lên đậu vào mu bàn tay bà Sa. Thời gian như trôi ngược lại nhiều năm về trước, bức tranh khu vườn rực rỡ mà bé Tâm vẽ năm nào như hiện rõ mồn một trước mắt bà.
- Con gái của mẹ! Mẹ nhớ con nhiều lắm.
Con bướm khẽ đập đôi cánh. Bà Sa chầm chậm đưa tay lên cao như sợ làm giật mình sinh mệnh bé nhỏ đang đậu ngay trước mắt mình.
- Bay đi con. Bay về phía mặt trời con nhé, họa sĩ xinh đẹp của mẹ.
Và thật kì diệu, như hiểu tiếng người, con bướm đột ngột vỗ cánh mạnh mẽ bay lên phía trên. Nó chấp chới một đoạn, đậu trên xà nhà rồi vụt bay ra ngoài.
“Con đi mẹ nhé. Sang năm con lại về, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe. Con yêu mẹ”. Nó ngoái nhìn mẹ một lần cuối rồi quay đi.
Bà Sa đứng bất động, lặng nhìn theo cánh bướm mất hút sau cánh cửa. Một tia nắng đi hoang lén lút chiếu xuyên qua song cửa, đáp nhẹ lên mái tóc màu muối tiêu.
Ảnh : Sưu tầm
Nguồn : Pixabay
Hé cửa sổ nhìn ra ngoài trời, sương mù dày đặc đến mức chỉ toàn một màu trắng mờ mịt. Còn lại, tuyệt nhiên không thấy hiển lộ thêm bất cứ điều gì. Tiếng gõ mái chèo của ngư dân đuổi cá trên sông vang lên từng chặp, nhập nhằng khói sóng ban mai nghe như đứng giữa hai bờ hư thực. Bà Sa mắt ráo hoảnh, tỉnh táo lạ lùng tựa như giấc ngủ vừa trôi qua chẳng đọng lại vết tích gì. Tờ lịch treo trên tường chỉ ngày hai lăm tháng chín. Bà xuống bếp, rót cho mình một cốc nước đầy rồi uống cạn. Căn nhà trống vắng, tiếng dép kéo lê trên nền xi-măng càng khiến cho không gian thêm phần im ắng, lạnh lẽo.
Nó nhìn mẹ, đôi mắt ánh lên sự hạnh phúc ngập tràn. Đã lâu rồi nó mới về thăm nhà, nhẽ ra là hằng năm cơ mà độ này năm ngoái bận rộn quá mức khiến nó quên luôn buổi sum vầy thường niên. Mẹ già đi hẳn, mái tóc muối tiêu lơ thơ mấy sợi bạc phất phơ trước trán. Làn da săn chắc năm nào giờ đã xuất hiện nếp nhăn, lấm tấm những chấm đồi mồi. Mẹ bước đi chậm chạp, lưng hơi khom về phía trước. Nhìn thời tiết ẩm ướt bên ngoài, mẹ lặng lẽ đội chiếc nón lá rồi mở cửa đi ra con hẻm chạy ngang trước cổng nhà.
Còn lại một mình, nó ngước mắt nhìn quanh. Ngôi nhà vẫn thế, không thay đổi gì nhiều so với lúc nó đi. Bàn thờ của ba vẫn đặt ở gian giữa, trên bệ hai nải chuối mật chín vàng và đĩa táo xếp theo hình tam giác. Hình như ba mỉm cười với nó. Nó đến gần di ảnh, đôi mắt ba buồn quá. Ánh nhìn bao dung, trầm tĩnh sau lớp khói nhang nhè nhẹ bay lên cao. Hồi nó lên bốn, năm ấy lũ tràn cả vào nhà. Nước ngập tới ngực, ba mẹ đang loay hoay dọn dẹp đồ đạc đưa lên cao tránh dòng nước bạc. Nó nghịch ngợm bò ngang thanh xà nối liền căn gác với lỗ thông gió. Tõm! Tiếng nước chấn động kèm tiếng hét thất thanh của nó làm ba mẹ giật mình quay lại. Ba nhảy ngay xuống, bơi theo dòng nước xiết túm lấy đầu tóc nó. Hú vía. Đêm ấy, nó cảm lạnh, người rét run từng cơn. Mẹ quấn chặt tấm chăn quanh người rồi ôm nó vào lòng. Ba ngồi uống trà bên ánh nến, ngoài trời mưa gió điên cuồng gào thét không ngừng nghỉ.
Chợ đông người, họp trên nền một khu dân cư cũ. Bà Sa ghé hàng thịt lợn, ngắm nghía hồi lâu rồi chọn một miếng thịt mông khá lớn.
- Bảy lạng rưỡi ạ - Người hàng thịt đáp.
- Cảm ơn cô!
Bà Sa ngẩng đầu nhìn. Một phụ nữ trẻ, đôi má lấm chấm tàn nhang nở nụ cười tươi. Bên cạnh, một bé gái nhỏ nhắn với hai bím tóc đuôi sam đang níu lấy áo mẹ, đôi mắt tròn trong veo nhìn bà. Một ý nghĩ thoáng qua rất nhanh, bà Sa trả tiền rồi quay đi. Cô hàng thịt vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị khách không cần trả giá mà đã mua ngay. Sực nhớ ra điều gì, bà rẽ sang hướng góc chợ nơi hàng bánh kẹo. Nhiều loại sản phẩm đủ màu sắc, mẫu mã khác nhau bày ra trước mắt. Một loạt dãy bánh xếp theo thứ tự các loại khác nhau : bánh vòng, bánh quy bơ, bánh xốp, bánh que, bánh cam… Bà Sa dõi theo tìm. Ánh mắt dừng ở một hộp bánh quế. Loại bánh hình que, rỗng ruột, có những đường vân xoắn theo hình cơn sóng.
- Chị Sa đấy à? Sao hôm nay lại ghé hàng của tôi thế này?
Một người đàn ông tầm trung niên, tóc điểm bạc, gương mặt xạm đen lại vì nắng gió. Bà Sa cất tiếng đáp.
- Chào chú Phên! Hôm nay giỗ bé Tâm, hồi nào giờ nó vẫn thích ăn bánh quế chú ạ.
- Thế à? – Ngập ngừng vài giây, chú Phên với tay qua bên phải lấy một hộp bánh. Vỏ bọc màu nâu ghi dòng chữ “Bánh quế - hương socola”.
- Chị lấy loại này nhé. Tôi vẫn nhớ như in sở thích của con bé đấy. – Chú Phên mỉm cười thân thiện.
- Vâng! Cảm ơn chú. Bao nhiêu tiền để tôi gửi? – Bà Sa nhẹ nhàng.
- Thôi, tiền bạc gì chị. Nay giỗ cháu, xem như tôi biếu chị sau cũng là tặng con bé ăn lấy thảo. Chị thắp giúp tôi nén nhang nhé.
- Cảm ơn chú! Con bé hẳn sẽ vui lắm đây.
Nói đoạn, bà Sa chào từ biệt chủ hàng bánh rồi quay gót ra về. Tiếng ồn ào của người mua kẻ bán, tiếng gà vịt và những thanh âm hỗn tạp khác lùi dần về phía sau. Một vài tia nắng lẻ loi chiếu xuyên qua màn sương, hắt lên mái tóc người phụ nữ này những giọt sáng vội vã. Trời se lạnh. Bà Sa thong thả bước, đầu nghĩ vẩn vơ những điều đã cũ.
Năm ấy, trời hè nóng như đổ lửa. Con sông trước nhà trôi lững lờ mệt mỏi như người phải cơn sốt. Nắng bắt đầu lên từ sáng sớm rồi gay gắt suốt cả ngày dài như oán trách nhân gian. Ngay cả khi hoàng hôn buông xuống, chân trời phía xa chỉ còn le lói chút sắc hồng nhạt, không khí vẫn oi bức vô cùng. Bao nhiêu chồi lộc vừa bung tỏa trong những ngày xuân mát lành giờ ủ rũ đến tội nghiệp.
Tâm nhảy chân sáo về nhà. Hồi nãy trong tiết Họa, bức tranh của nó được cô giáo chấm điểm A. Cô khen nó có năng khiếu vẽ, nên cố gắng hơn ở phần tô màu. Con Xuyến – bạn cùng lớp Tâm – đi bên cạnh buồn bã nói.
- Tao vẽ khu vườn nhà mà cô chấm thấp quá.
- Khu vườn nhà mày mỗi đám rau lang mọc hoang thì có gì mà vẽ. Tranh phải có điểm nhấn mày ạ.
- Ghê nhỉ? Làm như mày vẽ đẹp lắm không bằng? – Xuyến bĩu môi.
- Ừ đấy. Rồi sao nào? – Tâm trêu chọc bạn, hai đứa cùng cười như nắc nẻ.
Rồi Xuyến rẽ vào đường xóm dẫn về nhà nó, Tâm tiếp tục đi. Lòng vui vẻ, thoải mái, nó cứ nhảy chân sáo liên hồi. Chiếc cặp đeo trên lưng cứ được dịp nảy lên xóc xuống nghe “lộp bộp”. Con đường Đào Duy Từ hôm nay vắng vẻ lạ thường, mọi khi tầm này Tâm hay để ý thấy cụ Ngơ – một bà lão nghèo – ngồi bán bánh ú chiên bên vệ đường, góc cột điện phía trước ngôi miếu bỏ hoang. Những khi có tiền tiêu vặt, nó hay dừng lại mua ủng hộ bà một cái. Bánh ú bà làm không hẳn ngon nhưng nước mắm chấm thì phải nói là đậm đà tuyệt vời. Phần nhân đậu xanh kèm thịt lợn béo ngậy, nó vừa ăn vừa trò chuyện với cụ. Nhà cụ Ngơ neo người, con cháu không còn, cụ một thân một mình sống cô đơn, lặng lẽ.
Tâm dừng lại trước ngôi miếu. Chỗ bà Ngơ hay ngồi hôm nay không có ai, nó nhìn lên rồi quay đầu ngược xuống cuối con đường chỉ thấy lác đác vài chiếc xe về muộn. Hai bên đường, nhà cửa đóng im ỉm dậy lên một cảm giác rờn rợn khó tả. Tâm thấy bất an trong lòng liền rảo bước đi nhanh. Vừa bước ngang con hẻm bẩn thỉu, nơi mà người dân vùng đó hay gọi “xóm heo”, thình lình một gã đàn ông tóc rối nùi, mắt long sòng sọc chạy vụt ra.
“Thằng Lem”.
Hắn vào khoảng bốn mươi, vợ con bỏ đi vì thói nghiện rượu bê tha suốt ngày của hắn. Cơ thể gầy còm, làn da nâu đỏ đầy những vết tròn to như người bị lang ben. Mùi hôi kinh khủng tỏa ra từ bộ quần áo mà hắn mang trên người. Tâm có nghe mẹ kể, chẳng có ai nhận thằng Lem vào làm vì thói ăn cắp vặt, bắt nạt trẻ con của hắn. Người dân thấy hắn là tránh xa, gặp những thanh niên khỏe mạnh, thằng Lem không biết lượng sức mình thường chịu những trận đòn nên thân. Ấy vậy mà hắn vẫn chứng nào tật nấy, kiếm được đồng nào là mua rượu nốc suốt ngày. Có lần nửa đêm, thằng Lem đi lang thang qua các cửa sổ nhà hàng xóm, ngước cặp mắt đỏ ngầu nhìn vào. Trẻ con quanh đây rất sợ và căm ghét hắn, toàn gọi bằng tiếng “thằng” mặc dù tuổi hắn cũng đáng bậc cha chú.
- Ê bé con! Đi đâu về đấy? – Thằng Lem hỏi, hơi thở nồng nặc mùi rượu.
Tâm run rẩy nhưng gắng thản nhiên đáp.
- Đi học về. Tôi đã mười bốn tuổi, ai là bé con của ông?
Thằng Lem cười khinh khỉnh, gằn giọng.
- Láo nhỉ! Trong cặp có gì đấy, đưa tao xem.
- Không! – Tâm cứng cỏi trả lời rồi vụt chạy.
Trời xui đất khiến thế nào, thằng Lem đột nhiên đuổi theo như kiểu Tâm là mục tiêu mà hắn đã để ý từ lâu. Trời nóng đến mức mồ hôi từ thái dương Tâm ròng ròng chảy xuống mặt và cổ. Nó cố gắng chạy nhanh hết mức, guồng chân liên tiếp quay. Nhưng rồi, khoảng cách bị rút ngắn lại rất nhanh, thằng Lem phút chốc đuổi sát đến sau lưng nó. Khi đến ngả rẽ giao nhau giữa đường Đào Duy Từ và Mai Thúc Loan, hắn đưa tay ra chụp lấy quai đeo cặp của Tâm.
“Rầm”!
Chiếc Fortuner màu đen phanh gấp, đâm sầm vào hai bóng người bất ngờ lao ra từ điểm mù. Do đi với tốc độ khá nhanh nhưng thiếu đề phòng quan sát, tài xế không kịp đạp thắng tông thẳng vào Tâm và thằng Lem. Lực ly tâm khiến chiếc xe xoay một vòng bán nguyệt rồi dừng hẳn giữa đường. Mui xe dính máu, một người đàn ông trẻ tuổi mở cửa bước xuống vội vã chạy tới hai cơ thể người đang nằm trên mặt đường. Máu chảy rất nhiều, loang rộng ra cả vạt đường xung quanh Tâm và thằng Lem. Người dân gần đó chạy lại vây quanh, bắt giữ người đàn ông tra hỏi liên tiếp. Anh ta lắc đầu, đưa hai tay lên làm dấu không cố ý, gắng giải thích cho mọi người hiểu. Bên dưới, thằng Lem úp mặt xuống đường, tay chân khẽ cựa quậy. Gần đó vài bước, Tâm nằm bất động, máu thấm ướt cả chiếc áo nó đang mặc. Chiếc cặp sách bên cạnh, khóa kéo bị vỡ khiến sách vở bên trong rơi hết ra ngoài.
Bố mẹ Tâm quên cả đóng cửa nhà, bỏ hết việc đang làm mau chóng đến bệnh viện. Nghe tin con gái gặp tai nạn, lòng hai người nóng như lửa đốt. Ông Minh – ba Tâm – thở dốc, nước mắt long lanh chực chờ như sắp khóc. Bà Sa lặng lẽ an ủi chồng.
- Ba nó bình tĩnh, cứ đợi xem thế nào đã.
Ông Minh gắt vợ.
- Con mình không biết sống hay chết nơi kìa? Bà bảo tôi bình tĩnh thế nào được.
Bà Sa vẫn ôn tồn, nhẹ nhàng ôm lấy chồng.
- Tôi biết. Nhưng thời điểm này mình không làm được gì hết. Phải tỉnh táo để xử lý những chuyện có thể xảy ra nữa ông à.
Ông Minh im lặng.
- Cho xe đi nhanh lên nữa bác tài ơi.
Chiếc taxi màu xanh lá cây lao vút đi. Con đường Trần Hưng Đạo bắt đầu lên đèn, những cửa hiệu hai bên đường lấp loáng đủ sắc màu. Bên kia đường, chợ Bến Ngự thấp thoáng những gánh hàng rong dọn dẹp chuẩn bị ra về.
Bệnh viện Hoàng Viết Thắng nằm tọa lạc trên đường Phan Bội Châu, một địa chỉ uy tín đối với những trường hợp bệnh nhân muốn nhận được chế độ chăm sóc tốt với giá cả phải chăng. Tầng ba, khu hồi sức, vợ chồng bà Sa ngồi cúi gằm mặt trên dãy ghế chờ dành cho người nhà bệnh nhân. Hồi nãy, ông Minh tính theo con vào phòng cấp cứu nhưng bị chặn lại. Hai ông bà chỉ kịp thấy gương mặt tròn nhỏ nhắn bê bết máu của bé Tâm qua cửa kính, trước khi tấm rèm xanh được các y tá kéo lại.
Bà Sa cất tiếng, phá vỡ sự im lặng nặng nề.
- Cậu thanh niên trẻ đã khai báo hết với công an rồi ông ạ.
- Họ bảo thế nào? – Ông Minh không ngẩng đầu lên.
- Cậu ta có cuộc họp bàn giao công việc gấp ở công ty, vội vàng rồi mãi suy nghĩ trong lúc lái xe nên không kiểm soát được tay lái. Cậu ấy xin phép trả toàn bộ viện phí cho con bé và chịu mọi phí tổn bồi thường. Còn thằng Lem…
Bà Sa ngập ngừng.
- Sao? – Ông Minh trừng mắt nhìn vợ.
- Hắn què chân, người ở trạm xá phường bảo gãy hai ba cái xương sườn gì đấy. Bà con gần đó kể, thấy hắn chặn đường rồi rượt theo bé Tâm con mình.
- Thằng khốn nạn, tự dưng đuổi theo con Tâm chứ. Công an đáng ra phải cho nó vào khám ngồi từ lâu rồi mới phải. Để nó tự do, suốt ngày điên rồ làm phiền người này người kia. Con ơi, Tâm ơi! Sao đang yên đang lành lại ra nông nỗi này hả con?
Ông Minh bật khóc trong cơn giận dữ, đôi vai rộng thường ngày vững chãi, rắn rỏi che chở gia đình nay bỗng run lên. Ông khóc như đứa trẻ. Nỗi thương con, đau xót tột cùng khiến người đàn ông này mềm yếu lạ thường. Ông úp mặt vào tường, gõ trán liên hồi vào đó rồi tự trách bản thân mình.
- Do ba, tất cả là do ba. Nếu như ba đi đón con thì đã chẳng phải đến cơ sự lúc này.
Bà Sa mím chặt môi. Hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má, mằn mặn nơi đầu lưỡi. Bà đau lòng nhìn chồng, ruột gan như bị ai cào xé. Tai họa ập tới bất ngờ khiến cả gia đình bà điêu đứng. Bà nghĩ về ngôi nhà, lúc vội thuê taxi vào bênh viện bà đã kịp nhờ cô Hoa hàng xóm trông hộ. Hai vợ chồng bỏ dở công việc đang làm để tức tốc lên đường khi nghe tin bé Tâm gặp nạn. Ôi! Con ơi, ông trời ơi, ông nỡ lòng nào bất công với gia đình tôi như thế. Con bé dễ thương, thông minh và lanh lẹ biết chừng nào. Sao lại tàn nhẫn đẩy nó vào cảnh như thế này?
Bà Sa khẽ buông nhẹ tay xuống ghế. Bộp! Một vật mềm mềm chạm vào khiến bà chú ý. Chiếc cặp sách của con bé. Bà con khu đó thương tình, khi bé Tâm ngất xỉu trên vũng máu đã nhanh chóng thu lượm sách vở và đồ dùng học tập vào lại cặp. Góc màu trắng lấp ló ở khóa kéo. Bà gỡ nhẹ, lấy ra tờ giấy A4 rồi nhìn kĩ. Một bức tranh của trẻ con, hẳn là của bé Tâm rồi. Góc trên bên trái ghi dòng chữ “Nguyễn Xuân Tâm”, nét chì nghiêng nghiêng hơi xô lệch. Đó là một vườn hoa nhiều màu sắc, chính diện là hình bông hoa hướng dương rực rỡ đang vươn cao hướng về phía ông mặt trời. Trên nhụy hoa, một con bướm xinh đẹp với đôi cánh trắng im lìm như đang say ngủ. Bà Sa bật khóc. Nước mắt không kìm được nữa cứ thế tuôn ra, nhỏ xuống thấm ướt đôi vai gầy guộc.
- Ông ơi!
Bà đưa bức tranh cho chồng. Ông Minh cầm lấy, đâu biết rằng đó là bài tập được điểm A mà bé Tâm con mình dự định sẽ khoe với ba nó. Lúc này đây, đầu óc ông rối bời chỉ tràn ngập hình ảnh nụ cười đáng yêu của con gái. Ông nhìn con bướm nhỏ trong tranh, lòng ông thắt lại, nỗi thương con vô bờ bến trào dâng. Lạy trời! Đừng để điều gì xảy ra với con bé.
Cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, bác sĩ cùng cô y tá xuất hiện. Ông Minh ngẩng đầu lên, chạy lại hỏi tới tấp.
- Con tôi sao rồi bác sĩ? Nó có bị gì nặng không bác sĩ? – Ông Minh nói dồn dập.
Bác sĩ nhìn hai vợ chồng bà Sa với đôi mắt hiền từ, một tia lo âu chợt vụt qua trong đáy mắt.
- Anh chị hãy bình tĩnh. Tôi muốn cả hai người phải thật sự hiểu vấn đề lúc này, có thế tôi mới dám nói hết lời.
Bà Sa chầm chậm bước tới, khoác lấy cánh tay chồng.
- Vâng, thưa bác sĩ. Xin ông cứ nói!
Bác sĩ tháo khẩu trang, chậm rãi vuốt mồ hôi trên mặt rồi đáp.
- Tình trạng bé rất nặng và diễn biến vô cùng xấu, nứt xương sọ gây xuất huyết não, cột sống chấn động mạnh và mất nhiều máu. Phổi và lá lách bị dập. Dường như bị lực phản chấn từ hai phía cộng hưởng, trước mặt là cú tông xe sau lưng là người chắn lại tạo nên sức ép lớn khiến bé tổn thương nội tạng nặng nề.
Trời ơi! Ông Minh kêu lên thất thanh, mặt trắng bệch lảo đảo lùi lại mấy bước. Bà Sa cảm thấy không gian xung quanh như tối sầm lại. Bà gắng gượng hỏi.
- Vậy con bé có cơ hội được cứu sống không bác sĩ?
Người đàn ông mang blouse trắng im lặng, một thoáng ớn lạnh chạy dọc khắp mình mẩy bà Sa trong khoảnh khắc ấy.
- Chúng tôi đã cố gắng hết sức. Nhưng rất tiếc không thể khiến tình hình khả quan hơn cho bé, mong gia đình thứ lỗi. Anh chị nên chuẩn bị hậu sự bây giờ là vừa.
Hành lang bệnh viện sao thế này?
Trước mắt bà Sa tối sầm lại, người thất thần, không thấy được mọi thứ xung quanh. Bà không cảm nhận được sự lạnh ngắt của điều hòa nữa rồi. Máu chảy rần rần nơi thái dương, sự kiên cường, trầm tĩnh cố gắng nãy giờ sụp đổ trong phút chốc. Một số bệnh nhân ngồi xe lăn ở đầu kia, họ vừa trò chuyện vừa nhìn về phía cửa phòng cấp cứu nơi hai bóng người bất động như tượng đá.
Đám tang bé Tâm tổ chức lặng lẽ với họ hàng nội ngoại, hàng xóm viếng thăm trong khói nhang nghi ngút. Ông Minh ôm di ảnh con thẫn thờ suốt ngày, bỏ cả ăn uống. Chốc chốc, ông như nghĩ ra điều gì liền bật cười to rồi lại khóc. Mọi việc tiếp khách, phí tổn tang ma, gọi người lo chôn cất một mình bà Sa lo lắng chu toàn. Bà tuyệt nhiên không rơi một giọt nước mắt nào, lặng lẽ trò chuyện rót trà mời khách viếng. Ai cũng hiểu nỗi đau quá lớn đang được người phụ nữ sắt đá này dồn nén xuống tận sâu đáy lòng.
Phút khâm liệm chuẩn bị đóng nắp quan tài, bà Sa quấn khăn tang chầm chậm đặt bức tranh hình chú bướm nhỏ xuống cạnh thi hài con mình. Một vườn hoa rực rỡ nép mình bên gương mặt tròn trịa của bé Tâm.
Ngoài trời, gió ngừng thổi. Không gian lặng như tờ.
* * *
Xếp mấy miếng thịt lợn chiên giòn vào đĩa, bà Sa tắt bếp. Bà lấy chiếc mâm bỏ hộp bánh quế, đĩa thịt lợn và bình hoa hướng dương lên rồi chầm chậm mang đến trước bàn thờ bé Tâm - con gái quá cố của mình.
Mẹ mua quà cho mình kìa. Nó thích chí cười tít mắt, tới cạnh mẹ nhìn đôi bàn tay của bà đang xếp đặt mọi thứ. Ủa! Đôi bông tai của mẹ đâu rồi nhỉ? Mới đây nó vẫn còn thấy mẹ đeo mà. Lạ nhỉ! Thịt lợn mẹ chiên vàng ruộm nhìn hấp dẫn quá. Hộp bánh quế kìa! Mẹ vẫn còn nhớ sở thích của mình cơ đấy. Nó ngước mắt nhìn mẹ, vầng trán cao một đời lắng lo, thương con mà chưa bao giờ đánh đòn nó khi nào. Nó âu yếm chạm nhẹ vào cổ bà.
Cánh bướm nhỏ
- Kì Phong -
- Kì Phong -
Bà Sa cảm thấy nhồn nhột ở gáy, cảm giác lạ lùng như có làn da ai đó vừa chạm vào. Bà thắp hương, chờ lửa đỏ đầu nén nhang rồi vái lạy di ảnh bé Tâm. “Con ơi! Hôm nay ngày giỗ thứ bảy của con rồi. Nếu bây giờ con còn sống, hẳn mẹ đã nhìn thấy một cô thiếu nữ đôi mươi xinh đẹp, dịu dàng rồi nhỉ. Bảy năm qua, con làm gì ở đâu? Sao không hồi âm về cho mẹ một lời, con gái của mẹ?”. Nó mím môi, gắng kìm tiếng thốt nghẹn ngào khi nghe lời mẹ nói. Bà thắp ba nén nhang lên bát hương bàn thờ bé Tâm rồi bước sang trái hai bước, nơi bàn thờ ông Minh đặt bên cạnh.
“Ông ơi, hôm nay giỗ con mình. Ông có linh thiêng ghé về thăm nhà ông nhé? Ông đi lâu quá bỏ tôi còm cõi, cô đơn một mình trong căn nhà này, nơi mà vợ chồng mình đã xây khi tôi mang thai bé Tâm. Ba con ông tệ lắm biết không? Tôi khổ quá ông ơi. Hết con gái đột ngột rời xa, rồi hơn năm sau, chồng mình đau buồn, nhớ thương con gái cũng không hẹn mà bỏ đi không nói một lời. Ba con ông sống khôn thác thiêng, nếu có về thì hãy mang tôi theo với”.
Bà Sa vái lạy di ảnh chồng, thắp nén nhang rồi ngẩng đầu dậy. Một sự chuyển động nhỏ phía bên phải, bà ngước nhìn. Trên đỉnh bông hoa hướng dương cắm trong lọ đặt trên bàn thờ bé Tâm, một con bướm nhỏ đang vỗ cánh chấp chới rồi đậu hẳn xuống. Hai sợi râu của nó rung rinh, làn khói nhang trôi lững lờ qua trước mặt chắn giữa bà Sa và con bướm. Nó bất động, dường như đang chăm chú nhìn bà Sa. “Mẹ ơi! Con đây, bé Tâm của mẹ đây”. Như có sự dẫn dắt bí ẩn, bà Sa vô thức đưa bàn tay ra xuyên qua lớp khói, đến gần con bướm nhỏ. Một khoảnh khắc trôi qua, nó chợt vỗ cánh nhẹ bay lên đậu vào mu bàn tay bà Sa. Thời gian như trôi ngược lại nhiều năm về trước, bức tranh khu vườn rực rỡ mà bé Tâm vẽ năm nào như hiện rõ mồn một trước mắt bà.
- Con gái của mẹ! Mẹ nhớ con nhiều lắm.
Con bướm khẽ đập đôi cánh. Bà Sa chầm chậm đưa tay lên cao như sợ làm giật mình sinh mệnh bé nhỏ đang đậu ngay trước mắt mình.
- Bay đi con. Bay về phía mặt trời con nhé, họa sĩ xinh đẹp của mẹ.
Và thật kì diệu, như hiểu tiếng người, con bướm đột ngột vỗ cánh mạnh mẽ bay lên phía trên. Nó chấp chới một đoạn, đậu trên xà nhà rồi vụt bay ra ngoài.
“Con đi mẹ nhé. Sang năm con lại về, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe. Con yêu mẹ”. Nó ngoái nhìn mẹ một lần cuối rồi quay đi.
Bà Sa đứng bất động, lặng nhìn theo cánh bướm mất hút sau cánh cửa. Một tia nắng đi hoang lén lút chiếu xuyên qua song cửa, đáp nhẹ lên mái tóc màu muối tiêu.
Ảnh : Sưu tầm
Nguồn : Pixabay
Tác giả : Kì Phong
Bài dự thi viết chủ đề Nhà 2021
Bài dự thi viết chủ đề Nhà 2021
Sửa lần cuối: