Ảnh: Triều Anh
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM
Văn bản 1: Chiếc lá đầu tiên
Hoàng Nhuận Cầm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được một số yếu tố trong thơ như: tình cảm, cảm xúc trong thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ.
- Hiểu được ý nghĩa của trật tự từ trong câu.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
b. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
2. Học liệu
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), sách giáo viên bộ Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
VĂN BẢN 1: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
HOÀNG NHUẬN CẦM
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 PHÚT)
a) Mục tiêu
Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB. Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu văn bản.
b) Nội dung
Chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Em hãy chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân. Theo em kỉ niệm có ý nghĩa thế nào với đời sống con người?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở dẫn dắt học sinh vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Trước khi đọc
a) Mục tiêu
Bước đầu dự đoán được nội dung của VB.
b) Nội dung
Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng câu hỏi gợi mở.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh xem một đoạn thơ ngắn:
…Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê, Nguyễn Bính)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
+ Xác định tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
+ Trạng thái tình cảm mãnh liệt, xuyên suốt trong đoạn thơ là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời theo nhóm đôi.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở về tình cảm, cảm xúc trong thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ.
I. TRI THỨC NGỮ VĂN (1) Tình cảm, cảm xúc trong thơ là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống. (2) Cảm hứng chủ đạo trong thơ Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm thơ, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm thơ. |
2.2. Đọc văn bản
a) Mục tiêu
Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như theo dõi, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b) Nội dung
Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
(1) GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK.
(2) Sau khi xong nhiệm vụ (1), đọc phần thông tin về tác giả Hoàng Nhuận Cầm, ghi lại những nét chính về tác giả Hoàng Nhuận Cầm (thời đại, quê quán, phong cách,...)
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt cách thức thực hiện kĩ năng suy luận.
- Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời nhanh các câu hỏi đọc văn bản.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.
a) Mục tiêu
Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như theo dõi, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b) Nội dung
Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
(1) GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK.
(2) Sau khi xong nhiệm vụ (1), đọc phần thông tin về tác giả Hoàng Nhuận Cầm, ghi lại những nét chính về tác giả Hoàng Nhuận Cầm (thời đại, quê quán, phong cách,...)
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt cách thức thực hiện kĩ năng suy luận.
- Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời nhanh các câu hỏi đọc văn bản.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.
Suy luận, liên hệ, tưởng tượng 1. Cảm xúc của tác giả (2 khổ thơ đầu): nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối của tác giả về những năm tháng tuổi trẻ. 2. Cảm xúc của bản thân về ngôi trường cũ (khổ 3) Nhớ nhung, lưu luyến, vui tươi, tiếc nuối… 3. Cảnh vật trong khổ thơ 4,5 Cảnh trường xưa rộn rả tiếng cười và hình dáng thân quen. 4. Tình cảm của chủ thể trữ tình (khổ 6) - Xúc động, xôn xao khi nghĩ về trường xưa và bè bạn. - Trân trọng, yêu kính khi nghĩ về thầy. 5. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (SGK) |
2.3. Sau khi đọc
a) Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ như: chủ thể trữ tình, vần và nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong thơ,...
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc
b) Nội dung
Nhận xét, đánh giá, cảm nhận giá trị của văn bản (nội dung, nghệ thuật, giá trị đạo đức văn hóa).
c) Sản phẩm
Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Sau khi đọc; các phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi từ 1- 6 SGK phần Sau khi đọc.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở giải quyết các câu hỏi 1,2,3,4,5,6.
a) Mục tiêu
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ như: chủ thể trữ tình, vần và nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong thơ,...
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc
b) Nội dung
Nhận xét, đánh giá, cảm nhận giá trị của văn bản (nội dung, nghệ thuật, giá trị đạo đức văn hóa).
c) Sản phẩm
Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Sau khi đọc; các phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi từ 1- 6 SGK phần Sau khi đọc.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở giải quyết các câu hỏi 1,2,3,4,5,6.
I. GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG THƠ 1. Chủ thể trữ tình/ câu 1 SGK trang 7. - Chủ thể trữ tình xuất hiện qua các đại từ nhân xưng: một người, tôi, anh, ta. - Tác dụng của việc thay đổi các đại từ nhân xưng: giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác. + “Anh”: bộc lộ nỗi niềm riêng với “em” (mối tình đầu của anh). + “Tôi”: bộc lộ cảm xúc của lòng mình với bạn bè. + “Ta”: tâm tình với chính mình và bộc lộ mọi người. Ä Gợi nhiều cảm xúc và đồng cảm về một thời tươi đẹp. 2. Những kỉ niệm tuổi học trò/ câu 2 SGK trang 7. - Khổ 3: Điệp ngữ “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”. - Khổ 4: + Điệp từ “Nỗi nhớ/nhớ” + Câu hỏi tu từ: “Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi” - Khổ 6: + Ẩn dụ “Mùa hoa mơ”, “mùa phượng cháy” + Điệp từ: cứ (cứ xúc động, cứ xôn xao) Diễn tả sâu đậm và ấn tượng về kỉ niệm tuổi học trò với những cảm xúc dâng trào, lắng đọng, da diết nhớ về trường xưa, bè bạn, thầy cô, về mối tình đầu; tạo nhạc điệu xao xuyến suốt bài thơ. 3. Lời đối thoại trong thơ (khổ 5)/ câu 3 SGK trang 7. - Đối thoại: tôi – các bạn - Tác dụng: diễn tả chân thực không khí vui tươi, tinh nghịch của lớp học qua cái nhìn của chủ thể trữ tình; gợi nhớ sâu sắc kỉ niệm tuổi học trò. 4. Cảm hứng chủ đạo/ câu 4 SGK trang 7. - Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ cảm xúc: + Từ ngữ biểu cảm: mê say, yêu dấu, bâng khuâng, các bạn ơi, xúc động, xôn xao, ta ơi, nhớ quá. + Hình ảnh biểu cảm: Hoa súng, phượng hồng, con ve, trường lớp cũ, mùa phượng cháy, tóc bạc trên trán thầy, hoa mướp vàng, cây bàng,… - Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ và nuối tiếc về những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò, của tình yêu đầu đời trong sáng. 5. Hình ảnh biểu tượng - chiếc lá buổi đầu tiên/ câu 5 SGK trang 7. - Tình yêu đầu đời mới chớm nở. - Buổi hẹn hò đầu tiên của tình yêu đầu đời. - Kỉ niệm đầu tiên về tuổi học trò. - Những xao xuyến bâng khuâng lạ lẫm của tuổi học trò. Gợi một thời trong sáng, thơ ngây với những cảm xúc khó quên của tuổi học trò. II. THÔNG ĐIỆP/câu 6 SGK trang 7 - Tuổi học trò là thời gian đẹp nhất trong đời của mỗi người với những kỉ niệm khó quên. - Cần trân trọng mỗi phút giây ngồi trên ghế nhà trường để không luyến tiếc điều gì. |
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu
Khắc sâu tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ.
b) Nội dung
Cảm nhận sáng tạo về bài thơ.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
GV cho các nhóm HS chọn sử dụng một trong các cách: Ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc… để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của học sinh.
…………………………………………………………………………………………….
BIÊN SOẠN: TRIỀU ANH
a) Mục tiêu
Khắc sâu tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ.
b) Nội dung
Cảm nhận sáng tạo về bài thơ.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập
GV cho các nhóm HS chọn sử dụng một trong các cách: Ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc… để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của học sinh.
…………………………………………………………………………………………….
BIÊN SOẠN: TRIỀU ANH
Sửa lần cuối: