Hai chín Tết, tiết trời se se lạnh, ông mặt trời cũng lười biếng trốn sau những màn mây chỉ để lộ ra một chút nắng vàng yếu ớt. Gió nhẹ nhàng thổi qua kẽ lá làm rớt những hạt sương long lanh như những hạt pha lê xuống nền đất ẩm ướt. Hôm nay là một ngày thời tiết đủ đẹp để đi chơi xuân. Tuy nhiên, lại chẳng hạnh phúc như mấy đứa em ngốc nghếch của mình được theo mẹ đi chợ tết, tôi phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Hoàn cảnh của tôi lúc này thật giống cô bé lọ lem trong truyện cổ tích, chỉ có điều lũ chuột trong truyện có thể giúp cô bé lọ lem dọn dẹp nhà cửa còn lũ chuột nhà tôi thì không, bọn chúng không cắn đồ tan tinh ra là tôi đã phải cảm ơn Thượng Đế lắm rồi! Tôi vừa đau buồn cho số phận mình vừa khuân hết đống đồ cũ nằm lộn xộn trong hộc tủ ra để sắp xếp, lau chùi lại. Trong đống đồ cũ đó, có một cái hộp bằng gỗ nhìn khá đơn giản, tôi tò mò mở ra, bên trong là một chiếc lược cũng được làm bằng gỗ. Chiếc lược được làm bằng loại gỗ gì đó rất thơm cũng được mài giũa vô cùng cẩn thận giống như người làm ra nó đã đặt cả trái tim mình vào trong đó vậy. Bên trên chiếc lược được khắc hai chữ " Ngọc Lan" vô cùng tỉ mỉ. " Ngọc Lan" chính là tên thời con gái của bà nội tôi.
Tôi cầm chiếc lược chạy một mạch vào phòng bà, hân hoan giống như một đứa trẻ vừa tìm được kho báu:
- Bà ơi!
Bà tôi đang ngồi vấn tóc. Bà tôi năm nay đã gần tám mươi tuổi, dù đã bị thời gian xóa đi những nét yêu kiều của thời thiếu nữ, nhưng tôi có thể khẳng định bà tôi trước đây vô cùng xinh đẹp. Vừa nhìn thấy tôi bà đã mỉm cười gọi tôi lại. Tôi chạy vào, xà vào lòng bà đưa cho bà chiếc lược tôi vừa tìm thấy.
- Bà ơi, lúc dọn tủ con nhặt được cái này. Bên trên có tên của bà.
Bà tôi đỡ lấy chiếc lược hai khóe mặt dần dần đỏ lên xúc động. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bà khóc. Ông nội tôi mất đã từ rất lâu rồi, từ khi bố tôi còn nhỏ xíu còn tôi lúc đó có thể chỉ là một ánh sao nhỏ đâu đó trên bầu trời kia, kí ức của tôi về ông nội hoàn toàn là một mảng trắng được viết lên qua lời kể của bà. Nhưng từ khi tôi có thể nhận thức về thế giới này, bà nội trong tôi luôn là người con gái của Đồng bằng Bắc Bộ, dịu dàng, đảm đang nhưng cũng rất mạnh mẽ, kiên cường. Tôi chưa một lần nhìn thấy bà khóc. Bà lấy tay, khẽ vuốt nhẹ chiếc lược, xúc động nhìn tôi:
- Cảm ơn con đã tìm lại cho bà, bà cứ nghĩ lúc nhà ta chuyển nhà nó đã bị rơi mất rồi.
Tôi vòng tay qua ôm lấy bà, tựa đầu vào vai bà như một chú mèo nhỏ.
- Bà ơi, sao bà lại khóc, chiếc lược này là ai tặng bà thế ạ?
Bà tôi nhẹ nhàng xoa xoa đầu tôi, mỉm cười:
- Là của ông nội con tặng bà.
- Là của ông nội con sao?
- Ừ, là quà của ông nội con, là món quà đầu tiên ông tặng bà, cũng là món quà cuối cùng bà nhận được.
Tôi ôm lấy thân hình nhỏ bé của bà nội, yên lặng nghe bà kể chuyện.
- Ngày trước, nhà bà và nhà ông nội con chỉ cách nhau có một cái ao nhỏ. Ông ấy hơn bà hai tuổi nhưng hiền lắm hay bị bà trêu, lại còn hay sợ chó. Hồi ấy, trên đường bọn bà đi học, phải đi qua nhà có nuôi một con chó rất to nên ngày nào bà cũng phải sang rủ ông ấy đi học cùng. Nhưng mà ông ấy học giỏi, bà hay bắt ông ấy làm bài hộ, còn bắt ông ấy chép bài cho bà, đến lúc ông ấy hỏi cưới bà cũng là lúc hai đứa đang ngồi học trong thư viện. Hồi đấy nhà hai đứa đều nghèo, ông bà cũng chỉ là sinh viên, lúc cưới chỉ tổ chức đơn giản, cũng chẳng có gì cho nhau, chỉ có thể dùng tấm lòng để đối đáp. Mười tám tuổi bà về làm dâu nhà ông ấy. Lấy nhau được hai tháng thì ông ấy lên đường nhập ngũ.
- Ông đi như vậy, bà không buồn ạ?
- Buồn chứ, sao mà không buồn cho được, nhưng mà nam nhi trí ở bốn phương, đất nước có giặc thì ông ấy phải gánh vác, bà không giúp gì cho ông ấy, chỉ có thể ở nhà chăm lo gia đình chu đáo. Không chỉ riêng bà, phụ nữ thời đó ai cũng vậy, đều cố gắng trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Tình yêu, thương nhớ cũng chỉ có thể viết vào những lá thư.
Tôi đã có lần từng nhìn thấy bà tôi ngồi đọc lại những lá thư ông gửi về từ tiền tuyến, những lá thư qua nhiều năm như vậy vẫn còn nguyên vết tích của đạn bom, tiếng lòng của người lính giải phóng quân và tình yêu của người nhận. Những lá thư được bà tôi gấp phẳng phiu, cẩn thận lật từng trang, nâng niu trân quý.
- Lúc bà sinh bố con, ông ấy viết thư về, ông ấy mừng lắm, còn tặng bà cái lược này, nói là của ông ấy tự làm lúc hành quân muốn tặng bà làm quà cảm ơn rồi còn xin lỗi vì không ở bên chăm sóc cho bà được. Lúc bà đọc thư của ông ấy cảm thấy ông ấy đi lính có một năm đã biết lãng mạn rồi đấy. Nhưng rồi sau lá thư ấy bà không còn nhận được lá thư nào của ông ấy nữa.
Bà tôi khẽ cười nhưng tôi có thể cảm nhận được thật sâu trong đôi mắt của bà là nỗi buồn, là nỗi nhớ, là tình yêu buồn. Tháng 1 năm 1968, ông nội tôi hi sinh trên chiến trường Tây Nguyên, việc nước, việc nhà đè nặng lên đôi vai gầy nhỏ của cô gái mới chỉ vừa mới đôi mươi. Nhưng bằng tình yêu thương, cô gái nhỏ bé khi ấy và bà tôi của hiện tại vẫn luôn làm rất tốt. Tôi hay hỏi bà tôi: “ Bà có hối hận khi lấy ông con không?” bà luôn trả lời tôi: “ bà không hối hận!”.
Tình yêu của ông bà tôi giản dị như vậy, không đao to búa lớn, không long trọng linh đình, không tối ngày kề cận nhưng sợi chỉ hồng kết nối giữa hai người vẫn luôn bền chắc, sáng óng ánh dù có bị đạn bom tàn phá, thời gian bào mòm, sinh tử phân ly.
Tôi lấy chiếc lược chải lên mái tóc bạc trắng của bà, mùi gỗ nhẹ nhàng quyện vào từng sợi tóc giống như ông nội đang ở đây, bên cạnh người ông yêu thương, còn bà nội chính là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế giới này.
( nguồn ảnh: tự chụp)
Tôi cầm chiếc lược chạy một mạch vào phòng bà, hân hoan giống như một đứa trẻ vừa tìm được kho báu:
- Bà ơi!
Bà tôi đang ngồi vấn tóc. Bà tôi năm nay đã gần tám mươi tuổi, dù đã bị thời gian xóa đi những nét yêu kiều của thời thiếu nữ, nhưng tôi có thể khẳng định bà tôi trước đây vô cùng xinh đẹp. Vừa nhìn thấy tôi bà đã mỉm cười gọi tôi lại. Tôi chạy vào, xà vào lòng bà đưa cho bà chiếc lược tôi vừa tìm thấy.
- Bà ơi, lúc dọn tủ con nhặt được cái này. Bên trên có tên của bà.
Bà tôi đỡ lấy chiếc lược hai khóe mặt dần dần đỏ lên xúc động. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bà khóc. Ông nội tôi mất đã từ rất lâu rồi, từ khi bố tôi còn nhỏ xíu còn tôi lúc đó có thể chỉ là một ánh sao nhỏ đâu đó trên bầu trời kia, kí ức của tôi về ông nội hoàn toàn là một mảng trắng được viết lên qua lời kể của bà. Nhưng từ khi tôi có thể nhận thức về thế giới này, bà nội trong tôi luôn là người con gái của Đồng bằng Bắc Bộ, dịu dàng, đảm đang nhưng cũng rất mạnh mẽ, kiên cường. Tôi chưa một lần nhìn thấy bà khóc. Bà lấy tay, khẽ vuốt nhẹ chiếc lược, xúc động nhìn tôi:
- Cảm ơn con đã tìm lại cho bà, bà cứ nghĩ lúc nhà ta chuyển nhà nó đã bị rơi mất rồi.
Tôi vòng tay qua ôm lấy bà, tựa đầu vào vai bà như một chú mèo nhỏ.
- Bà ơi, sao bà lại khóc, chiếc lược này là ai tặng bà thế ạ?
Bà tôi nhẹ nhàng xoa xoa đầu tôi, mỉm cười:
- Là của ông nội con tặng bà.
- Là của ông nội con sao?
- Ừ, là quà của ông nội con, là món quà đầu tiên ông tặng bà, cũng là món quà cuối cùng bà nhận được.
Tôi ôm lấy thân hình nhỏ bé của bà nội, yên lặng nghe bà kể chuyện.
- Ngày trước, nhà bà và nhà ông nội con chỉ cách nhau có một cái ao nhỏ. Ông ấy hơn bà hai tuổi nhưng hiền lắm hay bị bà trêu, lại còn hay sợ chó. Hồi ấy, trên đường bọn bà đi học, phải đi qua nhà có nuôi một con chó rất to nên ngày nào bà cũng phải sang rủ ông ấy đi học cùng. Nhưng mà ông ấy học giỏi, bà hay bắt ông ấy làm bài hộ, còn bắt ông ấy chép bài cho bà, đến lúc ông ấy hỏi cưới bà cũng là lúc hai đứa đang ngồi học trong thư viện. Hồi đấy nhà hai đứa đều nghèo, ông bà cũng chỉ là sinh viên, lúc cưới chỉ tổ chức đơn giản, cũng chẳng có gì cho nhau, chỉ có thể dùng tấm lòng để đối đáp. Mười tám tuổi bà về làm dâu nhà ông ấy. Lấy nhau được hai tháng thì ông ấy lên đường nhập ngũ.
- Ông đi như vậy, bà không buồn ạ?
- Buồn chứ, sao mà không buồn cho được, nhưng mà nam nhi trí ở bốn phương, đất nước có giặc thì ông ấy phải gánh vác, bà không giúp gì cho ông ấy, chỉ có thể ở nhà chăm lo gia đình chu đáo. Không chỉ riêng bà, phụ nữ thời đó ai cũng vậy, đều cố gắng trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Tình yêu, thương nhớ cũng chỉ có thể viết vào những lá thư.
Tôi đã có lần từng nhìn thấy bà tôi ngồi đọc lại những lá thư ông gửi về từ tiền tuyến, những lá thư qua nhiều năm như vậy vẫn còn nguyên vết tích của đạn bom, tiếng lòng của người lính giải phóng quân và tình yêu của người nhận. Những lá thư được bà tôi gấp phẳng phiu, cẩn thận lật từng trang, nâng niu trân quý.
- Lúc bà sinh bố con, ông ấy viết thư về, ông ấy mừng lắm, còn tặng bà cái lược này, nói là của ông ấy tự làm lúc hành quân muốn tặng bà làm quà cảm ơn rồi còn xin lỗi vì không ở bên chăm sóc cho bà được. Lúc bà đọc thư của ông ấy cảm thấy ông ấy đi lính có một năm đã biết lãng mạn rồi đấy. Nhưng rồi sau lá thư ấy bà không còn nhận được lá thư nào của ông ấy nữa.
Bà tôi khẽ cười nhưng tôi có thể cảm nhận được thật sâu trong đôi mắt của bà là nỗi buồn, là nỗi nhớ, là tình yêu buồn. Tháng 1 năm 1968, ông nội tôi hi sinh trên chiến trường Tây Nguyên, việc nước, việc nhà đè nặng lên đôi vai gầy nhỏ của cô gái mới chỉ vừa mới đôi mươi. Nhưng bằng tình yêu thương, cô gái nhỏ bé khi ấy và bà tôi của hiện tại vẫn luôn làm rất tốt. Tôi hay hỏi bà tôi: “ Bà có hối hận khi lấy ông con không?” bà luôn trả lời tôi: “ bà không hối hận!”.
Tình yêu của ông bà tôi giản dị như vậy, không đao to búa lớn, không long trọng linh đình, không tối ngày kề cận nhưng sợi chỉ hồng kết nối giữa hai người vẫn luôn bền chắc, sáng óng ánh dù có bị đạn bom tàn phá, thời gian bào mòm, sinh tử phân ly.
Tôi lấy chiếc lược chải lên mái tóc bạc trắng của bà, mùi gỗ nhẹ nhàng quyện vào từng sợi tóc giống như ông nội đang ở đây, bên cạnh người ông yêu thương, còn bà nội chính là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế giới này.
( nguồn ảnh: tự chụp)
- Từ khóa
- muayeudau