Người dân khu chợ Bao Vinh hay gọi đó là “ngôi nhà ma”.
Ấy là một căn nhà, nói đúng hơn là bốn bức vách xiêu vẹo, loang lổ màu vôi bạc phếch được che phía trên bởi tấm lợp mái đan bằng nhiều thanh nứa mốc meo, bốc mùi thum thủm. Ngày nào cũng như vậy, dân quanh đó hay để ý một người đàn ông trung niên, dáng vẻ lực lưỡng ra khỏi nhà từ lúc tờ mờ sáng. Gã đi miết lên khu bốc vác, làm công cho một xưởng gạo. Tối mịt, nhiều lúc chợ đã vãn từ lâu người ta mới thấy gã về nhà. Không ai biết gã ở một mình hay sống với ai. Tuyệt nhiên không!
Gã thân thiện, luôn chào hỏi bà con gần đó và sẵn sàng giúp một tay khi có sự nhờ vả. Ngoài bốc vác, gã còn nhận làm thuê bất cứ việc gì mà các tiểu thương ở chợ cần đến. Từ chạy giao hàng trái cây, vận chuyển tôm cá cho đến chở hàng hóa tạp phẩm, gã đều làm rất chu đáo và trung thực. Duy chỉ có điều, gã ít khi chủ động bắt chuyện hay trao đổi với ai. Nếu không có người hỏi đến, gã chẳng bao giờ hé răng dù chỉ nửa lời.
Chiều muộn. Nắng đã tắt từ lâu nhưng không gian vẫn dậy lên sự nóng bức, oi ả sau cả ngày dài hứng chịu cơn thịnh nộ của mặt trời. Một vài tiểu thương dọn nốt đồ đạc, phủ bạt lên che kín hàng hóa trước khi ra về. Cụ Lựu bán trầu cau đang ngồi quẹt vôi cho mấy ngọn trầu đặng kịp giao cho một đám giỗ vào ngày mai. Thằng Bi, cháu ngoại cụ ngồi bệt dưới đất nghịch vỏ bưởi của mấy hàng trái cây đã vứt đi. Nó dùng kéo cắt lớp vỏ dày mềm, tỉa thành chiếc nón nhỏ rồi đội lên đầu. Cụ mắng nó, thằng Bi chỉ quay lại rồi tít mắt cười hề hề.
Cuối con phố, nhập nhoạng, gã chầm chậm tản bộ về nhà. Đầu chúi về phía trước, đôi vai rộng ra chiều mệt mỏi. Thỉnh thoảng, gã dừng lại móc từ túi quần ra một bọc giấy nhàu nhĩ, nhìn ngó kĩ càng rồi lại tiếp tục đi.
- Đen, về muộn thế? Vào đây chơi đã nào. - Tiếng cụ Lựu vang lên trầm đục.
Gã đứng cạnh cột điện nhìn vào rồi cười toe toét.
- Thôi cháu xin. Nay ê ẩm hết cả người cụ ạ!
- Thì mày cứ vào đây. Tao có cái này hay lắm. - Cụ Lựu lại nói.
Đen đành miễn cưỡng đi vào sạp hàng của cụ. Gã ngồi xuống trên tấm phản có màu nâu xỉn, từng đám bụi li ti phủ khắp trên mặt gỗ. Cụ Lựu cúi người sau quầy, hai tay khệ nệ bưng lên một hũ nhựa. Bên trong chứa một thứ chất lỏng màu tím hồng.
- Cái gì vậy ạ? Rượu thuốc hả cụ? - Đen tò mò hỏi.
- Bậy nào. Ba kích ngâm đấy. - Cụ nói giọng thích thú, đặt hũ rượu trước mặt Đen.
- Ôi chao. Ở đâu cụ có hay thế? Thứ này nghe nói uống vào lại hừng hực cả đêm thì khổ cụ ạ. - Gã thốt lên.
Cụ Lựu bật cười to sảng khoái.
- Có thế tao mới kêu mày vào chứ. Nào, làm một ly hẵng về cũng chưa muộn.
Nói rồi cụ lấy chén rượu hình quả trám trong hộp gỗ ra, múc rượu mời Đen. Gã đón chén rượu từ tay cụ, từ tốn nhấp một chút.
- Sao mày? Hôm nay khá không?
- Chẳng ăn thua cụ ơi. Ê người suốt cả ngày mà được có gần trăm nghìn. - Đen lắc đầu chán nản.
Dịch Covid19 tràn đến, cuốn khu chợ nhỏ lao đao theo từng tin tức trên truyền hình, công văn của lãnh đạo địa phương cho đến cái miệng nhiều chuyện của mấy bà bán cá. Hàng hóa ế ẩm, người dân bị hạn chế ra khỏi nhà khiến nhu cầu mua bán cũng giảm hẳn. Nhiều người đã đóng cửa về quê, ngày cuốc đất cày bừa, đêm ra đồng úp nơm kiếm con tôm, con cá sống qua ngày. Xưởng gạo mà Đen bốc vác thuê cũng cắt giảm nhân lực tối đa, giảm tiền công xuống thấp để duy trì hoạt động, đặng sống sót qua mùa dịch.
- Tao vẫn thấy xe gạo về đều đều mà. - Cụ Lựu nói rồi uống một hơi cạn sạch chén rượu.
Hương thơm từ ba kích ngâm trong hũ bốc lên, tỏa ra thứ mùi đậm đặc, nồng hơi men. Bóng tối loang dần, chậm chạp vươn bàn tay đen chạm đến những ngóc ngách sâu kín nhất của khu chợ. Muỗi bắt đầu kiếm ăn, vo ve từng đám tỏa ra từ những chỗ ẩm thấp bên dưới rãnh cống đen ngòm, hôi thối gần đó.
- Khốn nạn lắm cụ ơi. Chúng nó tích trữ đầu cơ, đợi dịp bán cắt cổ cho các nhà hảo tâm mua để hỗ trợ cho bà con đấy ạ. - Đen nói giọng khô khốc, gã dường như đã chai lì với những chuyện như thế.
Gần nửa tháng nay, gã làm quần quật mà nhiều hôm chỉ đủ tiền mua một bát phở. Sáng đi sớm, uống vội cốc cà phê đen đắng ngắt chỗ quán mệ Xuân rồi nhịn đói tới xưởng. Trưa được nghỉ một chốc, Đen tranh thủ bóp vụn hai gói mì tôm mang theo, trộn đều với gói muối rồi nhai sống. Uống thêm mấy ngụm nước lã, vậy là đủ năng lượng cho buổi chiều. Tụi chủ xưởng biết những người như Đen cần việc làm nên càng được thể làm tới, ép người quá mức. Công việc tăng lên mà tiền công lại giảm xuống. Nhiều lần, Đen trở về nhà với cơ thể kiệt quệ, đau nhức cùng cực. Gã trộm nghĩ “Hay là nghỉ quách cho xong. Làm như hành xác thế này sớm muộn gì cũng ngã bệnh thôi”. Nhưng rồi, gã lại đứng dậy, vươn vai hít một hơi thật sâu tự xốc lại tinh thần.
- Hôm trước cụ có nhận được tiền cứu trợ của ủy ban không? - Đen hỏi.
Cụ Lựu lắc đầu, chép miệng thở dài.
- Không có mày ạ. Tiền đến được dân đen như mày với tao hẵng còn qua biết bao nhiêu “cửa ải”.
- Khốn nạn. Cơ này lại đến chết đói mất thôi. - Đen thốt lên.
Gã lần tay xuống túi quần, bọc giấy vẫn còn ở đó, cảm giác cộm lên dưới lòng bàn tay gân guốc của Đen. Bấy lâu nay, gã không dám tiêu xài. Kiếm được bao nhiêu, gã dành dụm từng đồng một. Sống kham khổ qua ngày, Đen cắn răng chịu đựng không nói cho một ai. Mà làm gì có ai để nói?
Đen đưa trả chén rượu, chào cụ Lựu rồi quay gót trở về nhà. Gã đi chậm chạp từng bước một, nghe chừng như rượu đã ngấm. Cũng có thể, công việc ở xưởng gạo suốt một ngày trời đã rút cạn sức lực của gã. Chỉ còn chút hơi tàn, Đen dành để đi về, ngôi nhà xiêu vẹo, u ám mà người dân quanh đây vẫn hay đồn rằng trong đó có ma. “Ừ có ma thật. Nhiều lắm!”. Đen cười, miệng méo xệch.
Gã đẩy cửa bước vào, gọi là cửa nhưng thực chất là hai tấm gỗ mỏng bị mối ăn mòn hết cạnh phía dưới. Ban ngày khi đi làm, Đen cài then rồi dùng dây thừng cột cửa lại, gắng ép sát hai cánh cửa hết mức có thể chỉ chừa lại một khe hở nhỏ xíu. Người ngoài có tò mò ghé mắt nhìn trộm cũng chỉ thấy một màu tối lờ mờ không rõ hình thù. Ấy là trong trường hợp kì lạ nhất, vì hầu hết hay chính xác hơn là toàn bộ người dân quanh đây khi đi ngang qua ngôi nhà này dường như xem nó vô hình, không tồn tại. Ánh mắt họ lướt từ bến đò bên phải sang cửa hiệu tạp hóa phía bên trái, bỏ quên mái nhà ẩm ướt, mốc meo nằm chính giữa.
Đen cởi áo khoác đầy bụi bặm móc lên tường, đoạn vén tấm màn rách đi ra phía sau. Nằm bên cạnh chiếc bàn bốn chân cũ kĩ, một góc giường gọn gàng, sạch sẽ với chăn bông hình mèo Hello Kitty, chiếc gối tròn màu hồng nhạt bên cạnh. Trên giường, một bé gái nhỏ độ tám, chín tuổi đang nằm co người, mặt quay vào tường bên kia. Nghe tiếng thở nặng nhọc, bé trở mình và reo lên khe khẽ.
- Ba! Sao hôm nay ba về muộn thế?
Đen ngồi xuống cạnh giường, trìu mến nhìn hình hài bé nhỏ đang nằm kia. Gã sờ trán con gái, thấy âm ấm.
- Ừ. Ba có tí việc đột xuất? Con đỡ sốt rồi nè.
- Ba lại uống rượu đấy à? - Cô bé dẩu môi, nhìn ba ra chiều giận dỗi.
Đen cười hiền lành, ôn tồn bảo con.
- Đâu. Ba uống thuốc ngâm đấy. Nó có mùi như rượu thôi. Ba có mua bánh táo cho Mây nè!
Gã lấy từ túi quần ra bọc giấy nãy giờ vẫn giữ gìn cẩn thận. Hồi cuối giờ chiều, sau khi tan làm, gã có ghé vào tiệm bánh Thiên Lý. Nhân viên quầy thấy gã hôi hám, bẩn thỉu lộ vẻ mặt khó chịu không muốn tiếp. Đen biết điều đó khi thoáng thấy nụ cười xã giao vụt tắt trên môi của cô ta sau khi gã đi vào bên trong tiệm. Lựa chọn một lúc, gã mua miếng bánh pudding táo hình tam giác, phía trên có phủ lớp kem socola màu nâu trông rất hấp dẫn. Ba mươi nghìn tất cả, gần hết một ngày công của Đen nhưng gã vẫn vui lòng trả tiền, đón lấy bọc bánh rồi hí hửng ra về.
Gã cẩn thận mở nắp hộp bánh, dùng thìa xắn từng miếng nhỏ đút cho bé Mây. Mây cười híp mắt, lộ vẻ hạnh phúc ngập tràn. Dưới ánh đèn màu cam nhạt, đôi mắt tròn đen láy của con gái như tiếp thêm năng lượng cho Đen, giúp gã xóa tan bao nhiêu muộn phiền, mỏi mệt.
- Ngon không con?
- Ngọt lịm ba ơi. Ngon ghê á, ba mua ở đâu đấy? - Bé Mây hỏi.
- Mấy chú ở xưởng gạo cho ba đấy, ba không mua. - Đen cười hề hề, cố tình giấu con gái.
Nhìn bé Mây ăn ngon lành, gã mỉm cười, cố giấu vào bên trong những dằn vặt, đau thương. Những vết sẹo kí ức không thể lành, nó cứ âm ỉ qua thời gian mặc cho gió sương cuộc đời gần như đã phủ lấp lên tấm lưng hộ pháp ấy. Mắt gã tự dưng cay xè, cảm xúc dồn nén bao lâu nay chợt tuôn trào đột ngột. Một giọt trong veo lặng lẽ rỉ ra nơi khóe mắt, chảy dài theo gò má thô ráp của Đen.
Nhiều năm về trước, không rõ là bao lâu, Đen lúc ấy là một thanh niên khỏe mạnh, đang vào độ tuổi tráng niên sung sức, khí chất nam nhi hừng hực. Là con trai út của một gia đình cự phú trong làng La Khê, ngôi làng nổi tiếng với nghề làm bún và đúc gạch. Chị gái Đen lấy chồng sớm, về làm dâu ở bên kia sông Tần Nộn. Đen nghiễm nhiên là người thừa kế gia sản kếch xù mà bố mẹ bao năm gây dựng được.
Lò đúc gạch nhà Đen là đầu mối lớn nhất cung cấp vật liệu xây dựng cho hầu hết các công trường ở phía Bắc thành phố. Hai mươi mốt tuổi, Đen phụ trách quản lý lực lượng nhân công đông đến hàng trăm người. Ngày nào cũng như này nào, cậu út nhà ông Kỷ quát tháo, nạt nộ và thúc ép người làm huy động tối đa sức lực để lao động, tay chân thoăn thoắt không nghỉ để đưa đất sét vào khuôn, nung trong lò rồi hoàn thiện sản phẩm. Ông bà Kỷ rất hài lòng khi thấy con trai nối nghiệp nhà một cách tuyệt vời và chững chạc như vậy. Đến tuổi năm lăm, hai ông bà giao hẳn công việc cho Đen rồi rút lui an dưỡng tuổi già. Dưới tài lèo lái tháo vát của gã, lò gạch Trúc Đỏ ngày một nổi tiếng, độc chiếm thị trường cung cấp gạch ở đất Thừa Thiên.
Tuy nhiên, phàm ở trong bất cứ một tập thể nào cũng sẽ có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Một chiếc cột gỗ cao lớn, vững chắc cũng đến lúc sụp đổ nếu không kịp thời phát hiện và xử lý vết mọt nhỏ nhoi. Một chiếc thuyền hiện đại, tiên tiến cũng có nguy cơ chìm nghỉm nếu chẳng may hỏng hóc hoặc lủng thuyền. Thói đời là thế, càng ngồi ở địa vị cao càng có nhiều kẻ xu nịnh và người ghen ghét, đố kị xung quanh.
Đen chí thú làm ăn, đam mê kiếm tiền nhưng khả năng lãnh đạo và tầm nhìn về con người khá hạn chế. Một mặt Đen chỉ biết ra sức buộc nhân công trong xưởng phải làm việc cật lực nhưng lại không có chế độ đãi ngộ hợp lý. Một mặt Đen chẳng bao giờ lắng nghe người dưới mà chỉ tin dùng tay chân thân cận, làm tai mắt nghe ngóng trong tập thể. Lũ người này chỉ chăm chăm tìm kiếm sai lầm của người khác để mách lại với gã. Cứ thế, nhân lực trong lò gạch dần rơi rụng. Những người thợ lành nghề nhất không chịu được sự soi mói, đặt điều từ bọn tay chân của Đen liền bỏ đi nơi khác.
Đen kết hôn năm hai mươi bảy tuổi. Vợ gã là con gái của một người bạn thân với bố mẹ Đen. Cô ả lúc mới về làm dâu rất thùy mị, dịu dàng, luôn tỏ ra nết na, đằm thắm. Đen cảm thấy hạnh phúc, càng tập trung kiếm tiền vì hậu phương đã có vợ hiền chăm sóc, chu toàn. Đen giao hết giấy tờ, sổ sách nhà cửa và tiền bạc cho vợ cất giữ. Ngày nào cũng thế, tờ mờ sáng cho đến tối, Đen đều ở lò gạch đốc thúc nhân công, chỉ đạo công việc. Nhiều hôm về nhà, vợ đã đi ngủ, Đen nuốt vội bát cơm rồi cũng lên giường chợp mắt để lấy lại sức chuẩn bị cho ngày mai. Cuộc sống cứ thế trôi đi, nhịp nhàng, đều đặn với sự lặp lại buồn chán, tẻ nhạt của công việc thường nhật.
Thế rồi, xã hội ngày một phát triển, hiện đại hóa kéo theo sự suy tàn, mai một của nghề làm gạch. Bê tông cốt thép, các loại vật liệu đa dạng ra đời với sự tiện lợi, tính hữu ích cao đã đẩy những viên gạch lùi vào quá vãng. Lò gạch Trúc Đỏ của gia đình Đen làm ăn thất bát, các chủ công trình không kí tiếp các giao kèo cung ứng vật liệu. Nguồn vốn duy trì hoạt động, vận hành lò gạch ngày một cạn dần. Trong khi ấy, vợ Đen sinh con đầu lòng. Vận rủi ập xuống gia đình Đen, bé Mây khi mới chào đời được chẩn đoán bị chứng liệt bẩm sinh. Hai chân không thể vận động, di chuyển, chỉ có thể nằm một chỗ và ngồi xe lăn suốt đời. Vợ gã buồn bã, chán nản dần trở nên đổ đốn. Suốt ngày, cô ả chưng diện phấn son, áo quần diêm dúa đi đàn đúm với bạn bè để con gái cho vú nuôi chăm sóc. Đen phần vì bận tối mắt để duy trì hoạt động của lò gạch, chạy đôn chạy đáo khắp nơi kiếm mối giao dịch làm ăn. Phần vì chán nản, tinh thần mệt mỏi nhiều lúc buông xuôi bé Mây, để mặc cho bà vú nuôi dưỡng.
Một tối mùa hè, trời nóng bức tựa hồ như bao nhiêu cái oi nồng suốt ngày dài dồn nén lại. Đen đang ngồi trầm ngâm trước hiên nhà, tay bấm điện thoại di động đọc lại tin nhắn của đốc công trong xưởng. “Anh Đen à, tình hình gấp lắm rồi. Không giải quyết ổn thỏa là họ làm lớn chuyện anh ạ”. Thở dài, gã đăm đăm nhìn vào bóng tối. Đã ba tháng nay, lò gạch nợ tiền lương của nhân công. Số tiền bây giờ lên đến hàng trăm triệu, vượt quá khả năng chi trả trong tình hình tài chính hiện tại. Cơ hồ phải đến lúc đóng cửa lò gạch mất thôi. Đen nhắm mắt lại, ngẩng đầu lên trời thả trôi bao nhiêu suy tư, lo lắng trong mớ hỗn độn không đầu không cuối. Một cơn gió lẻ loi thổi vụt qua rồi lập tức biến mất.
Từ ngoài ngõ, nơi xếp hàng trăm viên gạch đang chờ người mua, vợ gã lững thững đi vào. Tay mang túi xách, diện váy ngắn cũn cỡn vừa đi vừa hất tóc ra phía sau. Nghe tiếng động, Đen ngẩng đầu dậy.
- Cô đi đâu về đấy? - Đen hỏi.
- Đi khai trương shop áo quần mới của nhỏ bạn thân. Con ngủ chưa? - Ả đáp.
- Ngủ rồi. Vú đang coi trong phòng.
- Thôi tôi đi tắm đây. - Ả lướt qua mặt Đen.
- Đứng lại đó. - Đen lạnh lùng.
Gã đứng dậy, xoay người nhìn thẳng vào mắt vợ. Đôi mắt kẻ lông mày đậm, phấn đánh trắng hồng hai bên má.
- Cô có xem Mây là con nữa không? Cô là mẹ nó mà thế à?
Ả khoanh tay, nhếch mép cười khinh bỉ.
- Còn anh thì sao? Anh làm bố kiểu gì mà suốt ngày vắng nhà, đến trò chuyện với con mà anh cũng không làm được.
Đen hậm hực.
- Lò gạch ai lo? Ai kiếm tiền về nuôi cái gia đình này mà cô nói thế?
- Ôi dào! Vẽ chuyện. Suốt gần nửa năm rồi có ma nào đến kết nối mua bán với lò gạch đâu? Anh đưa tôi được đồng nào hay tôi phải toàn ngửa tay xin tiền ông bà ngoại?
Đen nín thinh trong giây lát rồi lại nói.
- Tôi đã bận làm ăn thì cô là mẹ nó, phải có nghĩa vụ chăm sóc nó.
Vợ gã bất chợt sửng cồ lên, gân cổ cãi lại.
- Con là con chung. Anh đừng ăn nói thúi hoắc như vậy. Nói huỵch toẹt ra cho nhanh, anh là thằng đàn ông tồi nhất mà tôi từng gặp và xui xẻo vớ phải.
Đen nổi giận, giơ cao cánh tay định tát ả. Cô ta không lùi bước, thậm chí còn giương mặt lên thách thức.
- Đánh đi, anh đánh tôi đi. Mặt nè, đánh đi chồng yêu dấu.
Đen nghiến răng, kìm lại được. Gã buông thõng tay, ngồi phịch xuống ghế.
- Cô đi đi. Thích làm gì đó thì làm.
Vợ gã im lặng rồi bật cười to. Tiếng cười vang trong căn nhà vắng vẻ, khu lò gạch đìu hiu không bóng người.
- Làng nước ơi! Ra mà xem chồng đuổi vợ ra khỏi nhà nè. Ha ha ha! Cuối cùng cũng lộ bản chất thật rồi nhỉ.
Đen vẫn câm lặng không đáp.
Cô vợ đi vào nhà trong, chả biết lục đục gì trong ấy mà một chốc sau bà vú tất tả chạy ra.
- Cậu ơi, mợ đang mắng con bé trong nhà. Kéo hết chăn mền không cho nó đắp, còn đuổi tôi ra ngoài này nữa.
Đen nghe thế lập tức bật dậy, chạy vào nhà. Tiếng cãi vã vang lên, tiếng khóc thút thít trộn lẫn vào. Phút chốc, bà vú lẻ loi đứng tựa cột không biết nên làm gì. Từng chứng kiến biết bao điều xót xa, cay đắng nhưng gặp phải tình cảnh như gia đình Đen, bà cũng không tránh khỏi lắc đầu ái ngại. Một chốc sau, cô vợ Đen lầm lũi bước ra, tay kéo theo vali cùng hai hộp màu đen to tướng. Ngang qua chỗ bà vú đang đứng, ả dừng lại. Một vết đỏ au bên má phải, nhòa đi lớp phấn trên gương mặt cô ta.
- Cảm ơn bà. Đây là tiền công tháng này, tôi đi đây.
Cô ả dúi vào tay bà vú một phong bì màu trắng rồi cắm đầu đi không ngoái lại thêm một lần nào nữa. Trong nhà, Đen cúi gương mặt râu ria lởm chởm đến gần bé Mây. Gã ôm đầu con tựa vào mặt mình, nước mắt nóng hổi.
- Mây ơi! Ba xin lỗi, lâu nay ba không quan tâm đến con. Ba sai rồi.
Bé Mây cũng khóc, hai mắt đỏ hoe khi chứng kiến cảnh ba mẹ mình như vậy.
- Ba ơi! Mẹ đi đâu thế ba? - Mây ngập ngừng hỏi.
- À! Mẹ con đi về nhà ngoại đấy. - Đen biết điều gì đang xảy ra nhưng cố tình nói dối để an ủi con gái.
- Thế mẹ có về lại với mình không ba?
Câu hỏi ngây thơ của Mây như nhát dao đâm thẳng vào tim gã, xoáy sâu vào tâm can rồi nhói lên bất chợt. Đen ôm chặt lấy bé Mây, rồi chậm rãi đáp trong sự đau khổ, bế tắc dồn nén.
- Ba cũng không biết con à.
Đêm ấy, trời vẫn oi bức đến tận khuya khi sương đêm buông xuống. Bà vú đã quay trở vào nhà, thu dọn vài thứ dưới bếp. Bé Mây ngủ từ lâu, trên mi mắt tội nghiệp vẫn còn âm ấm nước. Đen gục mặt bên giường con. Mọi thứ xung quanh gã bỗng mơ hồ, rõ rệt rồi lại mơ hồ. Chậm chạp.
Trước hiên nhà, từng đống gạch nằm im lìm rải khắp mặt sân.
Đen nâng bé Mây dậy, tựa người con vào chiếc gối kê sát thành giường. Tóc Mây suốt ngày nằm bị ép xuống gối, nhìn khô cứng và thiếu sức sống.
- Mây thích ba đan tóc cho không? Đuôi sam thì xinh phải biết con nhỉ.
Mây nghi hoặc nhìn gã.
- Ba có biết đan không? Trước giờ ba chưa đan tóc cho con khi nào mà.
- Thì giờ đan nè, Mây bày cho ba với nhé. - Gã cười tươi.
Bé Mây lém lỉnh đáp.
- Ba mà đan xấu là con bắt đền đó.
- Ừ. Mây muốn ba đền gì nào?
- Sinh nhật năm nay, ba mua cho con quà nhé. Nhưng mà phải theo ý con cơ. - Mây nói.
Đen híp mắt lại, khóe miệng giãn ra. Đã lâu rồi gã mới nghe con gái vòi vĩnh như thế. Bé Mây tội nghiệp, suốt từ khi chào đời đến giờ đã phải trải qua biết bao biến cố, đau thương mà ngay đến người trưởng thành nhiều lúc còn chưa gặp phải. Dù không lành lặn như bao đứa trẻ khác nhưng Mây chưa bao giờ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Mây khi nào cũng thương gã, hiếm khi giận dỗi hay trách móc ba. Hồi còn bé, mấy đứa nhóc trong làng vẫn hay sang nhà gã chơi với bé Mây, trò chuyện, đọc truyện tranh hoặc cùng nhau may áo quần cho búp bê, chơi buôn bán đồ hàng. Thế rồi, từ khi gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, tài sản trong nhà phải bán sạch để trả tiền cho nhân công cũng như đền bù hợp đồng, Đen chỉ còn thừa chút tiền để mang con đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Hai bố con nương tựa vào nhau, sống lay lắt qua năm dài tháng rộng. Bé Mây cũng không còn người bạn nào kể từ lúc đó. Tâm hồn ngây thơ, non nớt của Mây sớm phải thích nghi và trưởng thành so với tuổi. Cô bé không trách ba một lời nào mà càng yêu thương, lo lắng cho Đen hơn. Vài năm trở lại đây, Mây không còn nghĩ về hay nhắc đến mẹ. Hình bóng của người phụ nữ xưa kia hắt hủi, bỏ ba con nó mà đi giờ như khói sương hư ảo, thỉnh thoảng hiện về gợi lại những kí ức đau thương rồi tan biến. Rơi vào cảnh gà trống nuôi con, từ một người nắm trong tay nhiều tài sản cùng cơ nghiệp lớn của gia đình, Đen phút chốc rơi tuột xuống từ đỉnh cao cuộc đời. Vợ bỏ đi, con tật nguyền, trong lúc quẫn bách nhất, Đen rời quê hương lang bạt kiếm sống. Cũng may mắn thay, bé Mây hiểu và thương cha mình nên Đen được an ủi, ngày qua ngày thắp lên đốm lửa hi vọng làm lại mọi thứ.
- Rồi rồi! Con gái ba thích gì nào? Ba mua hết. Kể cả mặt trăng luôn đấy nhé! - Đen đùa.
Bé Mây cười thích thú, trêu ba mình.
- Hihi. Lấy được mặt trăng thì ba con mình nổi tiếng khắp thế giới ba nhỉ.
- Mây nói đi. Ít bữa đi làm về ba tìm mua cho nhé.
Mây ngừng giây lát, suy nghĩ một chốc rồi trả lời.
- Hôm trước con xem báo thiếu nhi, thấy hình chiếc vòng tay tầm gửi. Mấy chiếc lá làm khéo lắm ba. Hình như bằng nhôm thì phải, con thấy nó sáng lắm.
Đen thắc mắc.
- Vòng tay à? Để ba xem nào. Có lẽ nhà sách sẽ có đấy.
- Nhưng mà…
Thấy con gái ngập ngừng, Đen gặng hỏi.
- Mây sao thế con? Nói cho ba biết nào.
- Giá mắc ba ạ. Mà nhà mình phải để dành tiền mua gạo.
Đen chạnh lòng. Bé Mây mới tí tuổi đầu mà hiểu rõ cảnh nhà và lo lắng sớm quá. Thương con không biết để đâu cho hết, Đen xoa đầu bé Mây rồi ôn tồn bảo.
- Không sao, bé Mây yên tâm. Ba sẽ có cách. Đừng lo con nhé!
Đợt này dịch bệnh kéo dài, tiền kiếm được Đen phải tìm cách dành dụm, chi tiêu dè xẻn đến mức tối đa. Định bụng khi dịch qua đi, hai ba con sẽ khăn gói tìm đường về thăm ông bà nội. Đã lâu rồi, Đen không còn nhớ rõ hình thù quê hương như thế nào. Lũy tre làng vẫn còn ở đó hay không? Cụ Tam bán đường phèn hẳn bây giờ già lắm rồi. Năm tháng trôi đi không một lời hẹn trước, dòng đời xô đẩy khiến vật đổi sao dời trong phút chốc. Dứt dòng suy nghĩ, Đen kéo chăn đắp cho con rồi cũng đi nằm. Gác tay lên trán, một thời quá khứ kéo nhau ùa về. Bóng tối dâng lên ngập mắt gã rồi dần dần níu lấy mi mắt, chầm chậm kéo xuống. Ngủ đi Đen, hãy thương lấy chính mình. Ngày mai lại một ngày dài.
Bốn giờ chiều một ngày tháng mười.
Trời bất chợt đổ cơn dông. Mây đen ùn ùn kéo đến trút xuống bao nhiêu nước. Hạt nào hạt nấy rơi nhanh không kịp vuốt mặt người. Lòng đường đang nóng như đổ lửa bất chợt bị dội thẳng tay không thương tiếc. Giây lát, nước chảy thành dòng trên các rãnh, khe đường chạy dài mãi đến miệng cống thoát nước. Một con chuột cống to đùng chạy vụt qua rồi chui tọt xuống bên dưới. Gió ầm ì, sấm đì đùng thi nhau phụ họa trong bản nhạc bất tận của cơn mưa.
Đen xin lão chủ nghỉ sớm. Vác xong bao gạo của chuyến hàng thứ tư, gã ngồi xuống cạnh chú Bo, một người làm chung trong xưởng gạo. Chú Bo gần năm mươi tuổi, gương mặt già cằn cỗi như lớp vỏ cây thiếu nước suốt thời gian dài. Mái tóc cháy nắng đổi màu nâu xỉn, rối bù. Vợ chú trông gian hàng xén phía ngoài chợ Bao Vinh, hai vợ chồng có một đứa con gái đi lấy chồng ngoài Nam Định mỗi năm lại về một lần.
- Làm điếu mày! - Chú Bo chìa bao thuốc Sài Gòn ra mời Đen.
- Vâng. Cháu xin ạ!
Mưa vẫn kéo dài, càng lúc càng to. Nước thoát không kịp, dâng ngập cả mặt đường bên ngoài xưởng.
- Hôm nay cháu nghỉ sớm chú ạ. - Đen nói.
- Sao đấy? Bận gì à?
- Vâng. Có chút chuyện riêng phải giải quyết.
Chú Bo khum miệng thổi “phù” một tiếng nhè nhẹ. Khói trắng tuôn ra chầm chậm nơi hàm răng ố vàng.
- Mày nói lão ấy chưa? Không lại trừ tiền công thì khổ. - Chú hỏi.
- Cháu gặp hồi sáng rồi. Cũng gay go lắm, xin mãi mới được. Cứ một hai nói mày nghỉ thì hàng không vào kho kịp thời hạn.
Chú Bo cười khùng khục, nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống ngay dưới chân.
- Mỗi trò đó mà cứ diễn mãi. Lão già rửng mỡ, chỉ biết bóc lột anh em để nuôi gái. Hai hôm trước, lúc nghỉ trưa tao thấy lão dẫn đâu về một ả tóc vàng môi đỏ nhìn phát ói.
Đen ậm ừ cho xong chuyện rồi im lặng hút thuốc. Mưa nhẹ dần, rả rích trên mái tôn nóc xưởng.
Đen mang một chiếc áo pull màu nâu đã cũ nhưng nhìn sạch sẽ, diện quần jean bạc phếch. Gã lấy tạm chút nước vuốt mái tóc gọn gàng rồi đi vào nhà sách. Cửa kính sáng loáng với tay nắm có bắt vít vào gương.
Cô nhân viên quầy sách thấy gã có vẻ lúng túng không biết tìm thứ gì liền tiến tới gần hỏi.
- Chào anh! Tôi có thể giúp gì cho anh không ạ?
Gã gãi đầu, cười nói.
- Chỗ nào bán vòng đeo tay cho con gái vậy cô?
Cô nhân viên mỉm cười đáp.
- À, gian hàng phụ kiện. Xin mời anh đi lên lầu hai, rẽ trái là thấy.
Đen lên tầng trên, lượn một vòng chầm chậm dọc gian hàng. Hàng loạt chiếc vòng đeo tay đủ kích cỡ, màu sắc, giá cả được trưng bày trong tủ kính. Có chiếc đan bằng lụa đỏ, chiếc được kết từ các hạt pha lê trong suốt. Gã rẽ phía cuối gian, đi sang quầy bên cạnh. Ánh mắt gã dừng lại ở một chiếc vòng màu bạc, những chiếc lá tầm gửi nhỏ xíu bằng nhôm được chạm khắc tinh xảo. “Đẹp quá!”. Đen thầm nhủ rồi liếc nhìn giá. Bốn trăm năm mươi nghìn. Gã ngẩn ngơ. Trong túi gã còn bốn trăm bảy mươi nghìn, nếu mua thì mấy ngày tới tiền ăn của hai cha con không còn đồng nào.
Hai mươi phút sau, gã bước ra khỏi nhà sách, trên tay cầm gói quà với giấy bao màu hồng hình những cây nấm. Gã đành cuốc bộ gần mười cây số về nhà. Với hai mươi nghìn còn lại, Đen không thể bắt xe ôm được. Thế nhưng, nghĩ đến niềm vui của bé Mây khi nhận món quà, gã chấp nhận mọi thứ có thể xảy đến trong thời gian tới. Suốt mấy năm qua, không phải tất cả những việc gã làm đều vì bé Mây hay sao? Đời Đen đã thế, gã sẽ dành hết tình yêu thương cho Mây, cho đứa con tội nghiệp và đáng thương của gã.
Chiếc vòng tầm gửi
- Kì Phong -
Hơn một tiếng đồng hồ sau, Đen về đến nhà. Ô hay! Sao cửa mở toang hoác thế kia? Lúc đi làm Đen nhớ mình đã đóng và cột chặt cửa lại rồi cơ mà. Linh cảm điều chẳng lành, Đen vội vã bước nhanh vào bên trong. Tiếng khóc nhỏ nhẹ vang lên ở sau nhà, nơi giường bé Mây nằm. Đen vén tấm màn, một cảnh tượng khó tin hiện ra trước mắt gã. Hai dáng người quen thuộc ngồi ở cạnh giường. Một người phe phẩy chiếc quạt nan phía trên đầu bé Mây, một người trò chuyện với con gái gã.
Là ba mẹ của Đen. Ông bà nội bé Mây đột nhiên xuất hiện khiến Đen nghĩ mình đang mơ. Gã nắm tay tự đấm vào má mình. Đau. Là thật, kia là hai người thân thương, đấng sinh thành của gã mà suốt bao nhiêu năm qua Đen chưa một lần gặp lại. Gã đứng như trời trồng, hộp quà trên tay rớt xuống nền nhà.
- Kìa ba mẹ! Sao ba mẹ biết ba con chúng con ở đây thế?
- Cái thằng này! Mày đi biền biệt bao năm qua, gặp lại ba mẹ đã không hỏi thăm lấy một câu mà nói thế à? - Ông Kỷ - ba Đen gắt.
- Ngồi xuống đây con. Vừa đi đâu về đấy? - Mẹ gã nhẹ nhàng hơn.
Đen kéo chiếc ghế gỗ ngồi xuống cạnh ba mẹ. Bé Mây nhìn gã cười toe toét.
- Ba ơi! Nãy ông bà nội mua cho con nhiều quà lắm ấy. Có chiếc váy hồng đẹp lắm đó ba.
- Ừ ừ. Bé Mây ngoan lắm, đã chào ông bà nội chưa con? - Gã hỏi.
- Cha bố anh. Nó hiếu thảo hơn anh nhiều lắm đấy. Xem lại mình đi, thua cả đứa con nít.
Đen cúi đầu nín thinh nghe bố mắng. Mẹ gã vuốt ve gương mặt bé Mây, móc bánh kẹo từ túi xách ra cho nó. Thấy hai bà cháu như vậy, gã cũng bất giác mỉm cười. Một sự hạnh phúc vô hình len lỏi trong tấm thân vạm vỡ, ngấm vào tận sâu trong trái tim khô héo của Đen.
- Bấy lâu nay hai ba con mày sống thế nào? Mày bỏ đi để tao với mẹ mày ở nhà thế à. Tuổi già sớm hôm hiu quạnh, mong có cháu để vui vầy mà mày nỡ làm thế hả Đen. Mày ác nhân cũng vừa vừa thôi chứ. - Ba của gã lại tiếp tục trách móc.
Đen chỉ biết im lặng, không dám hé răng nói lại lời nào. Một lúc thật lâu, gã cúi gằm mặt xuống, nước mắt tuôn trào không ngừng. Bất ngờ gặp lại ba mẹ trong hoàn cảnh như bây giờ, cảm xúc vui buồn lẫn lộn thay nhau dâng lên trong trái tim Đen. Đột ngột, vỡ òa, không thể nói bằng lời. Bao nhiêu năm qua, gã trốn quê hương, bỏ xứ đi tìm vùng đất mới. Mặc gió sương vùi dập, mặc đau khổ muôn trùng, Đen chôn chặt quá khứ những mong thời gian có thể xóa đi những vết thương tưởng chừng không bao giờ lành lại được. Nhưng gã đã lầm, càng cố tình quên đi thì những kí ức ấy lại càng sống động.
Đen bất chợt buông người, quỳ xuống trên nền đất ẩm ướt.
- Ba mẹ, con xin lỗi. Con trai bất hiếu, mong ba mẹ tha thứ.
Bé Mây thấy gã như vậy, ngạc nhiên hỏi.
- Sao ba lại quỳ thế ạ?
Ông nội Mây mỉm cười nói với cháu.
- Ba con phạm lỗi nên ông chuẩn bị đánh đòn Mây ạ.
- Không, ông đừng đánh ba. Ba tội nghiệp lắm. - Mây tưởng ông nói thật nên bắt đầu mếu máo.
Bà nội Mây cúi người ôm lấy cháu.
- Mây ngoan nào, đừng khóc. Không ai đánh đòn ba hết.
Ba Đen chống tay đứng dậy, chậm chạp tiến tới gần gã.
- Đứng lên đi. Về nhà con nhé, về với ba mẹ. Nghèo khó vất vả vẫn có thể rau cháo nuôi nhau, nương tựa mà sống qua ngày. Còn hơn ở đất khách quê người như thế này, vừa khổ thân con lại khổ cả con bé. Ba mẹ nhớ nó lắm.
Đen ôm lấy ba mình. Mùi âm ấm từ chiếc áo nâu phảng phất, dậy lên cả bầu trời tuổi thơ của gã. Nơi mà những tháng ngày gắn liền với bùn đất, lò lửa và những viên gạch.
- Nhưng làm sao ba mẹ biết hai ba con ở đây mà đến thế ạ?
Mẹ Đen mỉm cười đáp.
- Năm đó con bỏ đi không nói một lời. Cũng may bà vú nhớ có lần con hỏi về xóm chợ Bao Vinh, cách đây một tháng bà ấy tới nhà mình chơi. Ba mẹ hỏi ra mới biết nên đi tìm thử, ngờ đâu đúng thật.
- Dạ. Thế ba mẹ đi thế này nhà cửa ra sao ạ? - Đen hỏi.
- Gửi chú Hai Béo trông hộ rồi. Nhưng mà tao với mẹ mày đến thì thấy cửa đóng im ỉm, cột dây như thế lỡ người khác vào có khó gì. Rồi mày đi suốt thế, lỡ bé Mây ở nhà có chuyện gì thì sao?
- Ba mẹ yên tâm, chẳng ai ngó đến căn nhà này đâu. Con đi làm cũng để sẵn thức ăn gần nơi bé Mây nằm rồi. Làm kiếm đôi đồng mà sống thôi chứ chả ai nuôi ạ.
- Con khờ của mẹ. Về nhà đi, ba mẹ già rồi nhưng nuôi cháu và kiếm việc cho con trai thì vẫn làm được. Về con nhé!
- Dạ vâng. Để con suy nghĩ rồi thu xếp xem sao đã ạ. À, bé Mây ơi, ba mua quà sinh nhật cho con nè.
Sực nhớ ra, Đen nhìn con gái rồi mỉm cười rất tươi. Ngay giờ phút này, tâm hồn của gã đàn ông với vẻ ngoài xù xì, gai góc chợt mềm dịu và ôn hòa đến lạ.
Gã xé lớp giấy bao quà, mở hộp lấy ra một chiếc vòng tay sáng loáng màu bạc. Những lá tầm gửi bé xíu, tinh xảo chạm khắc trên vòng trông như đang vẫy chào những người đang hiện diện ở đó, bên trong căn nhà mục nát, ẩm ướt. Đen đến bên giường con, quỳ xuống. Bé Mây tít mắt ra chiều hạnh phúc, trong suy nghĩ lạc quan nhất, nó cũng không ngờ có cả ông bà nội cùng đến dự sinh nhật của mình. Mây nhìn ba đeo chiếc vòng vào cổ tay mình, rồi ngước sang ông bà nội. Cả hai người nhìn nó hiền lành, phúc hậu như ông tiên bà tiên trong truyện cổ tích.
- Chúc mừng sinh nhật!
Ảnh: Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz
Ấy là một căn nhà, nói đúng hơn là bốn bức vách xiêu vẹo, loang lổ màu vôi bạc phếch được che phía trên bởi tấm lợp mái đan bằng nhiều thanh nứa mốc meo, bốc mùi thum thủm. Ngày nào cũng như vậy, dân quanh đó hay để ý một người đàn ông trung niên, dáng vẻ lực lưỡng ra khỏi nhà từ lúc tờ mờ sáng. Gã đi miết lên khu bốc vác, làm công cho một xưởng gạo. Tối mịt, nhiều lúc chợ đã vãn từ lâu người ta mới thấy gã về nhà. Không ai biết gã ở một mình hay sống với ai. Tuyệt nhiên không!
Gã thân thiện, luôn chào hỏi bà con gần đó và sẵn sàng giúp một tay khi có sự nhờ vả. Ngoài bốc vác, gã còn nhận làm thuê bất cứ việc gì mà các tiểu thương ở chợ cần đến. Từ chạy giao hàng trái cây, vận chuyển tôm cá cho đến chở hàng hóa tạp phẩm, gã đều làm rất chu đáo và trung thực. Duy chỉ có điều, gã ít khi chủ động bắt chuyện hay trao đổi với ai. Nếu không có người hỏi đến, gã chẳng bao giờ hé răng dù chỉ nửa lời.
Chiều muộn. Nắng đã tắt từ lâu nhưng không gian vẫn dậy lên sự nóng bức, oi ả sau cả ngày dài hứng chịu cơn thịnh nộ của mặt trời. Một vài tiểu thương dọn nốt đồ đạc, phủ bạt lên che kín hàng hóa trước khi ra về. Cụ Lựu bán trầu cau đang ngồi quẹt vôi cho mấy ngọn trầu đặng kịp giao cho một đám giỗ vào ngày mai. Thằng Bi, cháu ngoại cụ ngồi bệt dưới đất nghịch vỏ bưởi của mấy hàng trái cây đã vứt đi. Nó dùng kéo cắt lớp vỏ dày mềm, tỉa thành chiếc nón nhỏ rồi đội lên đầu. Cụ mắng nó, thằng Bi chỉ quay lại rồi tít mắt cười hề hề.
Cuối con phố, nhập nhoạng, gã chầm chậm tản bộ về nhà. Đầu chúi về phía trước, đôi vai rộng ra chiều mệt mỏi. Thỉnh thoảng, gã dừng lại móc từ túi quần ra một bọc giấy nhàu nhĩ, nhìn ngó kĩ càng rồi lại tiếp tục đi.
- Đen, về muộn thế? Vào đây chơi đã nào. - Tiếng cụ Lựu vang lên trầm đục.
Gã đứng cạnh cột điện nhìn vào rồi cười toe toét.
- Thôi cháu xin. Nay ê ẩm hết cả người cụ ạ!
- Thì mày cứ vào đây. Tao có cái này hay lắm. - Cụ Lựu lại nói.
Đen đành miễn cưỡng đi vào sạp hàng của cụ. Gã ngồi xuống trên tấm phản có màu nâu xỉn, từng đám bụi li ti phủ khắp trên mặt gỗ. Cụ Lựu cúi người sau quầy, hai tay khệ nệ bưng lên một hũ nhựa. Bên trong chứa một thứ chất lỏng màu tím hồng.
- Cái gì vậy ạ? Rượu thuốc hả cụ? - Đen tò mò hỏi.
- Bậy nào. Ba kích ngâm đấy. - Cụ nói giọng thích thú, đặt hũ rượu trước mặt Đen.
- Ôi chao. Ở đâu cụ có hay thế? Thứ này nghe nói uống vào lại hừng hực cả đêm thì khổ cụ ạ. - Gã thốt lên.
Cụ Lựu bật cười to sảng khoái.
- Có thế tao mới kêu mày vào chứ. Nào, làm một ly hẵng về cũng chưa muộn.
Nói rồi cụ lấy chén rượu hình quả trám trong hộp gỗ ra, múc rượu mời Đen. Gã đón chén rượu từ tay cụ, từ tốn nhấp một chút.
- Sao mày? Hôm nay khá không?
- Chẳng ăn thua cụ ơi. Ê người suốt cả ngày mà được có gần trăm nghìn. - Đen lắc đầu chán nản.
Dịch Covid19 tràn đến, cuốn khu chợ nhỏ lao đao theo từng tin tức trên truyền hình, công văn của lãnh đạo địa phương cho đến cái miệng nhiều chuyện của mấy bà bán cá. Hàng hóa ế ẩm, người dân bị hạn chế ra khỏi nhà khiến nhu cầu mua bán cũng giảm hẳn. Nhiều người đã đóng cửa về quê, ngày cuốc đất cày bừa, đêm ra đồng úp nơm kiếm con tôm, con cá sống qua ngày. Xưởng gạo mà Đen bốc vác thuê cũng cắt giảm nhân lực tối đa, giảm tiền công xuống thấp để duy trì hoạt động, đặng sống sót qua mùa dịch.
- Tao vẫn thấy xe gạo về đều đều mà. - Cụ Lựu nói rồi uống một hơi cạn sạch chén rượu.
Hương thơm từ ba kích ngâm trong hũ bốc lên, tỏa ra thứ mùi đậm đặc, nồng hơi men. Bóng tối loang dần, chậm chạp vươn bàn tay đen chạm đến những ngóc ngách sâu kín nhất của khu chợ. Muỗi bắt đầu kiếm ăn, vo ve từng đám tỏa ra từ những chỗ ẩm thấp bên dưới rãnh cống đen ngòm, hôi thối gần đó.
- Khốn nạn lắm cụ ơi. Chúng nó tích trữ đầu cơ, đợi dịp bán cắt cổ cho các nhà hảo tâm mua để hỗ trợ cho bà con đấy ạ. - Đen nói giọng khô khốc, gã dường như đã chai lì với những chuyện như thế.
Gần nửa tháng nay, gã làm quần quật mà nhiều hôm chỉ đủ tiền mua một bát phở. Sáng đi sớm, uống vội cốc cà phê đen đắng ngắt chỗ quán mệ Xuân rồi nhịn đói tới xưởng. Trưa được nghỉ một chốc, Đen tranh thủ bóp vụn hai gói mì tôm mang theo, trộn đều với gói muối rồi nhai sống. Uống thêm mấy ngụm nước lã, vậy là đủ năng lượng cho buổi chiều. Tụi chủ xưởng biết những người như Đen cần việc làm nên càng được thể làm tới, ép người quá mức. Công việc tăng lên mà tiền công lại giảm xuống. Nhiều lần, Đen trở về nhà với cơ thể kiệt quệ, đau nhức cùng cực. Gã trộm nghĩ “Hay là nghỉ quách cho xong. Làm như hành xác thế này sớm muộn gì cũng ngã bệnh thôi”. Nhưng rồi, gã lại đứng dậy, vươn vai hít một hơi thật sâu tự xốc lại tinh thần.
- Hôm trước cụ có nhận được tiền cứu trợ của ủy ban không? - Đen hỏi.
Cụ Lựu lắc đầu, chép miệng thở dài.
- Không có mày ạ. Tiền đến được dân đen như mày với tao hẵng còn qua biết bao nhiêu “cửa ải”.
- Khốn nạn. Cơ này lại đến chết đói mất thôi. - Đen thốt lên.
Gã lần tay xuống túi quần, bọc giấy vẫn còn ở đó, cảm giác cộm lên dưới lòng bàn tay gân guốc của Đen. Bấy lâu nay, gã không dám tiêu xài. Kiếm được bao nhiêu, gã dành dụm từng đồng một. Sống kham khổ qua ngày, Đen cắn răng chịu đựng không nói cho một ai. Mà làm gì có ai để nói?
Đen đưa trả chén rượu, chào cụ Lựu rồi quay gót trở về nhà. Gã đi chậm chạp từng bước một, nghe chừng như rượu đã ngấm. Cũng có thể, công việc ở xưởng gạo suốt một ngày trời đã rút cạn sức lực của gã. Chỉ còn chút hơi tàn, Đen dành để đi về, ngôi nhà xiêu vẹo, u ám mà người dân quanh đây vẫn hay đồn rằng trong đó có ma. “Ừ có ma thật. Nhiều lắm!”. Đen cười, miệng méo xệch.
Gã đẩy cửa bước vào, gọi là cửa nhưng thực chất là hai tấm gỗ mỏng bị mối ăn mòn hết cạnh phía dưới. Ban ngày khi đi làm, Đen cài then rồi dùng dây thừng cột cửa lại, gắng ép sát hai cánh cửa hết mức có thể chỉ chừa lại một khe hở nhỏ xíu. Người ngoài có tò mò ghé mắt nhìn trộm cũng chỉ thấy một màu tối lờ mờ không rõ hình thù. Ấy là trong trường hợp kì lạ nhất, vì hầu hết hay chính xác hơn là toàn bộ người dân quanh đây khi đi ngang qua ngôi nhà này dường như xem nó vô hình, không tồn tại. Ánh mắt họ lướt từ bến đò bên phải sang cửa hiệu tạp hóa phía bên trái, bỏ quên mái nhà ẩm ướt, mốc meo nằm chính giữa.
Đen cởi áo khoác đầy bụi bặm móc lên tường, đoạn vén tấm màn rách đi ra phía sau. Nằm bên cạnh chiếc bàn bốn chân cũ kĩ, một góc giường gọn gàng, sạch sẽ với chăn bông hình mèo Hello Kitty, chiếc gối tròn màu hồng nhạt bên cạnh. Trên giường, một bé gái nhỏ độ tám, chín tuổi đang nằm co người, mặt quay vào tường bên kia. Nghe tiếng thở nặng nhọc, bé trở mình và reo lên khe khẽ.
- Ba! Sao hôm nay ba về muộn thế?
Đen ngồi xuống cạnh giường, trìu mến nhìn hình hài bé nhỏ đang nằm kia. Gã sờ trán con gái, thấy âm ấm.
- Ừ. Ba có tí việc đột xuất? Con đỡ sốt rồi nè.
- Ba lại uống rượu đấy à? - Cô bé dẩu môi, nhìn ba ra chiều giận dỗi.
Đen cười hiền lành, ôn tồn bảo con.
- Đâu. Ba uống thuốc ngâm đấy. Nó có mùi như rượu thôi. Ba có mua bánh táo cho Mây nè!
Gã lấy từ túi quần ra bọc giấy nãy giờ vẫn giữ gìn cẩn thận. Hồi cuối giờ chiều, sau khi tan làm, gã có ghé vào tiệm bánh Thiên Lý. Nhân viên quầy thấy gã hôi hám, bẩn thỉu lộ vẻ mặt khó chịu không muốn tiếp. Đen biết điều đó khi thoáng thấy nụ cười xã giao vụt tắt trên môi của cô ta sau khi gã đi vào bên trong tiệm. Lựa chọn một lúc, gã mua miếng bánh pudding táo hình tam giác, phía trên có phủ lớp kem socola màu nâu trông rất hấp dẫn. Ba mươi nghìn tất cả, gần hết một ngày công của Đen nhưng gã vẫn vui lòng trả tiền, đón lấy bọc bánh rồi hí hửng ra về.
Gã cẩn thận mở nắp hộp bánh, dùng thìa xắn từng miếng nhỏ đút cho bé Mây. Mây cười híp mắt, lộ vẻ hạnh phúc ngập tràn. Dưới ánh đèn màu cam nhạt, đôi mắt tròn đen láy của con gái như tiếp thêm năng lượng cho Đen, giúp gã xóa tan bao nhiêu muộn phiền, mỏi mệt.
- Ngon không con?
- Ngọt lịm ba ơi. Ngon ghê á, ba mua ở đâu đấy? - Bé Mây hỏi.
- Mấy chú ở xưởng gạo cho ba đấy, ba không mua. - Đen cười hề hề, cố tình giấu con gái.
Nhìn bé Mây ăn ngon lành, gã mỉm cười, cố giấu vào bên trong những dằn vặt, đau thương. Những vết sẹo kí ức không thể lành, nó cứ âm ỉ qua thời gian mặc cho gió sương cuộc đời gần như đã phủ lấp lên tấm lưng hộ pháp ấy. Mắt gã tự dưng cay xè, cảm xúc dồn nén bao lâu nay chợt tuôn trào đột ngột. Một giọt trong veo lặng lẽ rỉ ra nơi khóe mắt, chảy dài theo gò má thô ráp của Đen.
Nhiều năm về trước, không rõ là bao lâu, Đen lúc ấy là một thanh niên khỏe mạnh, đang vào độ tuổi tráng niên sung sức, khí chất nam nhi hừng hực. Là con trai út của một gia đình cự phú trong làng La Khê, ngôi làng nổi tiếng với nghề làm bún và đúc gạch. Chị gái Đen lấy chồng sớm, về làm dâu ở bên kia sông Tần Nộn. Đen nghiễm nhiên là người thừa kế gia sản kếch xù mà bố mẹ bao năm gây dựng được.
Lò đúc gạch nhà Đen là đầu mối lớn nhất cung cấp vật liệu xây dựng cho hầu hết các công trường ở phía Bắc thành phố. Hai mươi mốt tuổi, Đen phụ trách quản lý lực lượng nhân công đông đến hàng trăm người. Ngày nào cũng như này nào, cậu út nhà ông Kỷ quát tháo, nạt nộ và thúc ép người làm huy động tối đa sức lực để lao động, tay chân thoăn thoắt không nghỉ để đưa đất sét vào khuôn, nung trong lò rồi hoàn thiện sản phẩm. Ông bà Kỷ rất hài lòng khi thấy con trai nối nghiệp nhà một cách tuyệt vời và chững chạc như vậy. Đến tuổi năm lăm, hai ông bà giao hẳn công việc cho Đen rồi rút lui an dưỡng tuổi già. Dưới tài lèo lái tháo vát của gã, lò gạch Trúc Đỏ ngày một nổi tiếng, độc chiếm thị trường cung cấp gạch ở đất Thừa Thiên.
Tuy nhiên, phàm ở trong bất cứ một tập thể nào cũng sẽ có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Một chiếc cột gỗ cao lớn, vững chắc cũng đến lúc sụp đổ nếu không kịp thời phát hiện và xử lý vết mọt nhỏ nhoi. Một chiếc thuyền hiện đại, tiên tiến cũng có nguy cơ chìm nghỉm nếu chẳng may hỏng hóc hoặc lủng thuyền. Thói đời là thế, càng ngồi ở địa vị cao càng có nhiều kẻ xu nịnh và người ghen ghét, đố kị xung quanh.
Đen chí thú làm ăn, đam mê kiếm tiền nhưng khả năng lãnh đạo và tầm nhìn về con người khá hạn chế. Một mặt Đen chỉ biết ra sức buộc nhân công trong xưởng phải làm việc cật lực nhưng lại không có chế độ đãi ngộ hợp lý. Một mặt Đen chẳng bao giờ lắng nghe người dưới mà chỉ tin dùng tay chân thân cận, làm tai mắt nghe ngóng trong tập thể. Lũ người này chỉ chăm chăm tìm kiếm sai lầm của người khác để mách lại với gã. Cứ thế, nhân lực trong lò gạch dần rơi rụng. Những người thợ lành nghề nhất không chịu được sự soi mói, đặt điều từ bọn tay chân của Đen liền bỏ đi nơi khác.
Đen kết hôn năm hai mươi bảy tuổi. Vợ gã là con gái của một người bạn thân với bố mẹ Đen. Cô ả lúc mới về làm dâu rất thùy mị, dịu dàng, luôn tỏ ra nết na, đằm thắm. Đen cảm thấy hạnh phúc, càng tập trung kiếm tiền vì hậu phương đã có vợ hiền chăm sóc, chu toàn. Đen giao hết giấy tờ, sổ sách nhà cửa và tiền bạc cho vợ cất giữ. Ngày nào cũng thế, tờ mờ sáng cho đến tối, Đen đều ở lò gạch đốc thúc nhân công, chỉ đạo công việc. Nhiều hôm về nhà, vợ đã đi ngủ, Đen nuốt vội bát cơm rồi cũng lên giường chợp mắt để lấy lại sức chuẩn bị cho ngày mai. Cuộc sống cứ thế trôi đi, nhịp nhàng, đều đặn với sự lặp lại buồn chán, tẻ nhạt của công việc thường nhật.
Thế rồi, xã hội ngày một phát triển, hiện đại hóa kéo theo sự suy tàn, mai một của nghề làm gạch. Bê tông cốt thép, các loại vật liệu đa dạng ra đời với sự tiện lợi, tính hữu ích cao đã đẩy những viên gạch lùi vào quá vãng. Lò gạch Trúc Đỏ của gia đình Đen làm ăn thất bát, các chủ công trình không kí tiếp các giao kèo cung ứng vật liệu. Nguồn vốn duy trì hoạt động, vận hành lò gạch ngày một cạn dần. Trong khi ấy, vợ Đen sinh con đầu lòng. Vận rủi ập xuống gia đình Đen, bé Mây khi mới chào đời được chẩn đoán bị chứng liệt bẩm sinh. Hai chân không thể vận động, di chuyển, chỉ có thể nằm một chỗ và ngồi xe lăn suốt đời. Vợ gã buồn bã, chán nản dần trở nên đổ đốn. Suốt ngày, cô ả chưng diện phấn son, áo quần diêm dúa đi đàn đúm với bạn bè để con gái cho vú nuôi chăm sóc. Đen phần vì bận tối mắt để duy trì hoạt động của lò gạch, chạy đôn chạy đáo khắp nơi kiếm mối giao dịch làm ăn. Phần vì chán nản, tinh thần mệt mỏi nhiều lúc buông xuôi bé Mây, để mặc cho bà vú nuôi dưỡng.
Một tối mùa hè, trời nóng bức tựa hồ như bao nhiêu cái oi nồng suốt ngày dài dồn nén lại. Đen đang ngồi trầm ngâm trước hiên nhà, tay bấm điện thoại di động đọc lại tin nhắn của đốc công trong xưởng. “Anh Đen à, tình hình gấp lắm rồi. Không giải quyết ổn thỏa là họ làm lớn chuyện anh ạ”. Thở dài, gã đăm đăm nhìn vào bóng tối. Đã ba tháng nay, lò gạch nợ tiền lương của nhân công. Số tiền bây giờ lên đến hàng trăm triệu, vượt quá khả năng chi trả trong tình hình tài chính hiện tại. Cơ hồ phải đến lúc đóng cửa lò gạch mất thôi. Đen nhắm mắt lại, ngẩng đầu lên trời thả trôi bao nhiêu suy tư, lo lắng trong mớ hỗn độn không đầu không cuối. Một cơn gió lẻ loi thổi vụt qua rồi lập tức biến mất.
Từ ngoài ngõ, nơi xếp hàng trăm viên gạch đang chờ người mua, vợ gã lững thững đi vào. Tay mang túi xách, diện váy ngắn cũn cỡn vừa đi vừa hất tóc ra phía sau. Nghe tiếng động, Đen ngẩng đầu dậy.
- Cô đi đâu về đấy? - Đen hỏi.
- Đi khai trương shop áo quần mới của nhỏ bạn thân. Con ngủ chưa? - Ả đáp.
- Ngủ rồi. Vú đang coi trong phòng.
- Thôi tôi đi tắm đây. - Ả lướt qua mặt Đen.
- Đứng lại đó. - Đen lạnh lùng.
Gã đứng dậy, xoay người nhìn thẳng vào mắt vợ. Đôi mắt kẻ lông mày đậm, phấn đánh trắng hồng hai bên má.
- Cô có xem Mây là con nữa không? Cô là mẹ nó mà thế à?
Ả khoanh tay, nhếch mép cười khinh bỉ.
- Còn anh thì sao? Anh làm bố kiểu gì mà suốt ngày vắng nhà, đến trò chuyện với con mà anh cũng không làm được.
Đen hậm hực.
- Lò gạch ai lo? Ai kiếm tiền về nuôi cái gia đình này mà cô nói thế?
- Ôi dào! Vẽ chuyện. Suốt gần nửa năm rồi có ma nào đến kết nối mua bán với lò gạch đâu? Anh đưa tôi được đồng nào hay tôi phải toàn ngửa tay xin tiền ông bà ngoại?
Đen nín thinh trong giây lát rồi lại nói.
- Tôi đã bận làm ăn thì cô là mẹ nó, phải có nghĩa vụ chăm sóc nó.
Vợ gã bất chợt sửng cồ lên, gân cổ cãi lại.
- Con là con chung. Anh đừng ăn nói thúi hoắc như vậy. Nói huỵch toẹt ra cho nhanh, anh là thằng đàn ông tồi nhất mà tôi từng gặp và xui xẻo vớ phải.
Đen nổi giận, giơ cao cánh tay định tát ả. Cô ta không lùi bước, thậm chí còn giương mặt lên thách thức.
- Đánh đi, anh đánh tôi đi. Mặt nè, đánh đi chồng yêu dấu.
Đen nghiến răng, kìm lại được. Gã buông thõng tay, ngồi phịch xuống ghế.
- Cô đi đi. Thích làm gì đó thì làm.
Vợ gã im lặng rồi bật cười to. Tiếng cười vang trong căn nhà vắng vẻ, khu lò gạch đìu hiu không bóng người.
- Làng nước ơi! Ra mà xem chồng đuổi vợ ra khỏi nhà nè. Ha ha ha! Cuối cùng cũng lộ bản chất thật rồi nhỉ.
Đen vẫn câm lặng không đáp.
Cô vợ đi vào nhà trong, chả biết lục đục gì trong ấy mà một chốc sau bà vú tất tả chạy ra.
- Cậu ơi, mợ đang mắng con bé trong nhà. Kéo hết chăn mền không cho nó đắp, còn đuổi tôi ra ngoài này nữa.
Đen nghe thế lập tức bật dậy, chạy vào nhà. Tiếng cãi vã vang lên, tiếng khóc thút thít trộn lẫn vào. Phút chốc, bà vú lẻ loi đứng tựa cột không biết nên làm gì. Từng chứng kiến biết bao điều xót xa, cay đắng nhưng gặp phải tình cảnh như gia đình Đen, bà cũng không tránh khỏi lắc đầu ái ngại. Một chốc sau, cô vợ Đen lầm lũi bước ra, tay kéo theo vali cùng hai hộp màu đen to tướng. Ngang qua chỗ bà vú đang đứng, ả dừng lại. Một vết đỏ au bên má phải, nhòa đi lớp phấn trên gương mặt cô ta.
- Cảm ơn bà. Đây là tiền công tháng này, tôi đi đây.
Cô ả dúi vào tay bà vú một phong bì màu trắng rồi cắm đầu đi không ngoái lại thêm một lần nào nữa. Trong nhà, Đen cúi gương mặt râu ria lởm chởm đến gần bé Mây. Gã ôm đầu con tựa vào mặt mình, nước mắt nóng hổi.
- Mây ơi! Ba xin lỗi, lâu nay ba không quan tâm đến con. Ba sai rồi.
Bé Mây cũng khóc, hai mắt đỏ hoe khi chứng kiến cảnh ba mẹ mình như vậy.
- Ba ơi! Mẹ đi đâu thế ba? - Mây ngập ngừng hỏi.
- À! Mẹ con đi về nhà ngoại đấy. - Đen biết điều gì đang xảy ra nhưng cố tình nói dối để an ủi con gái.
- Thế mẹ có về lại với mình không ba?
Câu hỏi ngây thơ của Mây như nhát dao đâm thẳng vào tim gã, xoáy sâu vào tâm can rồi nhói lên bất chợt. Đen ôm chặt lấy bé Mây, rồi chậm rãi đáp trong sự đau khổ, bế tắc dồn nén.
- Ba cũng không biết con à.
Đêm ấy, trời vẫn oi bức đến tận khuya khi sương đêm buông xuống. Bà vú đã quay trở vào nhà, thu dọn vài thứ dưới bếp. Bé Mây ngủ từ lâu, trên mi mắt tội nghiệp vẫn còn âm ấm nước. Đen gục mặt bên giường con. Mọi thứ xung quanh gã bỗng mơ hồ, rõ rệt rồi lại mơ hồ. Chậm chạp.
Trước hiên nhà, từng đống gạch nằm im lìm rải khắp mặt sân.
* * *
Đen nâng bé Mây dậy, tựa người con vào chiếc gối kê sát thành giường. Tóc Mây suốt ngày nằm bị ép xuống gối, nhìn khô cứng và thiếu sức sống.
- Mây thích ba đan tóc cho không? Đuôi sam thì xinh phải biết con nhỉ.
Mây nghi hoặc nhìn gã.
- Ba có biết đan không? Trước giờ ba chưa đan tóc cho con khi nào mà.
- Thì giờ đan nè, Mây bày cho ba với nhé. - Gã cười tươi.
Bé Mây lém lỉnh đáp.
- Ba mà đan xấu là con bắt đền đó.
- Ừ. Mây muốn ba đền gì nào?
- Sinh nhật năm nay, ba mua cho con quà nhé. Nhưng mà phải theo ý con cơ. - Mây nói.
Đen híp mắt lại, khóe miệng giãn ra. Đã lâu rồi gã mới nghe con gái vòi vĩnh như thế. Bé Mây tội nghiệp, suốt từ khi chào đời đến giờ đã phải trải qua biết bao biến cố, đau thương mà ngay đến người trưởng thành nhiều lúc còn chưa gặp phải. Dù không lành lặn như bao đứa trẻ khác nhưng Mây chưa bao giờ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Mây khi nào cũng thương gã, hiếm khi giận dỗi hay trách móc ba. Hồi còn bé, mấy đứa nhóc trong làng vẫn hay sang nhà gã chơi với bé Mây, trò chuyện, đọc truyện tranh hoặc cùng nhau may áo quần cho búp bê, chơi buôn bán đồ hàng. Thế rồi, từ khi gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, tài sản trong nhà phải bán sạch để trả tiền cho nhân công cũng như đền bù hợp đồng, Đen chỉ còn thừa chút tiền để mang con đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Hai bố con nương tựa vào nhau, sống lay lắt qua năm dài tháng rộng. Bé Mây cũng không còn người bạn nào kể từ lúc đó. Tâm hồn ngây thơ, non nớt của Mây sớm phải thích nghi và trưởng thành so với tuổi. Cô bé không trách ba một lời nào mà càng yêu thương, lo lắng cho Đen hơn. Vài năm trở lại đây, Mây không còn nghĩ về hay nhắc đến mẹ. Hình bóng của người phụ nữ xưa kia hắt hủi, bỏ ba con nó mà đi giờ như khói sương hư ảo, thỉnh thoảng hiện về gợi lại những kí ức đau thương rồi tan biến. Rơi vào cảnh gà trống nuôi con, từ một người nắm trong tay nhiều tài sản cùng cơ nghiệp lớn của gia đình, Đen phút chốc rơi tuột xuống từ đỉnh cao cuộc đời. Vợ bỏ đi, con tật nguyền, trong lúc quẫn bách nhất, Đen rời quê hương lang bạt kiếm sống. Cũng may mắn thay, bé Mây hiểu và thương cha mình nên Đen được an ủi, ngày qua ngày thắp lên đốm lửa hi vọng làm lại mọi thứ.
- Rồi rồi! Con gái ba thích gì nào? Ba mua hết. Kể cả mặt trăng luôn đấy nhé! - Đen đùa.
Bé Mây cười thích thú, trêu ba mình.
- Hihi. Lấy được mặt trăng thì ba con mình nổi tiếng khắp thế giới ba nhỉ.
- Mây nói đi. Ít bữa đi làm về ba tìm mua cho nhé.
Mây ngừng giây lát, suy nghĩ một chốc rồi trả lời.
- Hôm trước con xem báo thiếu nhi, thấy hình chiếc vòng tay tầm gửi. Mấy chiếc lá làm khéo lắm ba. Hình như bằng nhôm thì phải, con thấy nó sáng lắm.
Đen thắc mắc.
- Vòng tay à? Để ba xem nào. Có lẽ nhà sách sẽ có đấy.
- Nhưng mà…
Thấy con gái ngập ngừng, Đen gặng hỏi.
- Mây sao thế con? Nói cho ba biết nào.
- Giá mắc ba ạ. Mà nhà mình phải để dành tiền mua gạo.
Đen chạnh lòng. Bé Mây mới tí tuổi đầu mà hiểu rõ cảnh nhà và lo lắng sớm quá. Thương con không biết để đâu cho hết, Đen xoa đầu bé Mây rồi ôn tồn bảo.
- Không sao, bé Mây yên tâm. Ba sẽ có cách. Đừng lo con nhé!
Đợt này dịch bệnh kéo dài, tiền kiếm được Đen phải tìm cách dành dụm, chi tiêu dè xẻn đến mức tối đa. Định bụng khi dịch qua đi, hai ba con sẽ khăn gói tìm đường về thăm ông bà nội. Đã lâu rồi, Đen không còn nhớ rõ hình thù quê hương như thế nào. Lũy tre làng vẫn còn ở đó hay không? Cụ Tam bán đường phèn hẳn bây giờ già lắm rồi. Năm tháng trôi đi không một lời hẹn trước, dòng đời xô đẩy khiến vật đổi sao dời trong phút chốc. Dứt dòng suy nghĩ, Đen kéo chăn đắp cho con rồi cũng đi nằm. Gác tay lên trán, một thời quá khứ kéo nhau ùa về. Bóng tối dâng lên ngập mắt gã rồi dần dần níu lấy mi mắt, chầm chậm kéo xuống. Ngủ đi Đen, hãy thương lấy chính mình. Ngày mai lại một ngày dài.
Bốn giờ chiều một ngày tháng mười.
Trời bất chợt đổ cơn dông. Mây đen ùn ùn kéo đến trút xuống bao nhiêu nước. Hạt nào hạt nấy rơi nhanh không kịp vuốt mặt người. Lòng đường đang nóng như đổ lửa bất chợt bị dội thẳng tay không thương tiếc. Giây lát, nước chảy thành dòng trên các rãnh, khe đường chạy dài mãi đến miệng cống thoát nước. Một con chuột cống to đùng chạy vụt qua rồi chui tọt xuống bên dưới. Gió ầm ì, sấm đì đùng thi nhau phụ họa trong bản nhạc bất tận của cơn mưa.
Đen xin lão chủ nghỉ sớm. Vác xong bao gạo của chuyến hàng thứ tư, gã ngồi xuống cạnh chú Bo, một người làm chung trong xưởng gạo. Chú Bo gần năm mươi tuổi, gương mặt già cằn cỗi như lớp vỏ cây thiếu nước suốt thời gian dài. Mái tóc cháy nắng đổi màu nâu xỉn, rối bù. Vợ chú trông gian hàng xén phía ngoài chợ Bao Vinh, hai vợ chồng có một đứa con gái đi lấy chồng ngoài Nam Định mỗi năm lại về một lần.
- Làm điếu mày! - Chú Bo chìa bao thuốc Sài Gòn ra mời Đen.
- Vâng. Cháu xin ạ!
Mưa vẫn kéo dài, càng lúc càng to. Nước thoát không kịp, dâng ngập cả mặt đường bên ngoài xưởng.
- Hôm nay cháu nghỉ sớm chú ạ. - Đen nói.
- Sao đấy? Bận gì à?
- Vâng. Có chút chuyện riêng phải giải quyết.
Chú Bo khum miệng thổi “phù” một tiếng nhè nhẹ. Khói trắng tuôn ra chầm chậm nơi hàm răng ố vàng.
- Mày nói lão ấy chưa? Không lại trừ tiền công thì khổ. - Chú hỏi.
- Cháu gặp hồi sáng rồi. Cũng gay go lắm, xin mãi mới được. Cứ một hai nói mày nghỉ thì hàng không vào kho kịp thời hạn.
Chú Bo cười khùng khục, nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống ngay dưới chân.
- Mỗi trò đó mà cứ diễn mãi. Lão già rửng mỡ, chỉ biết bóc lột anh em để nuôi gái. Hai hôm trước, lúc nghỉ trưa tao thấy lão dẫn đâu về một ả tóc vàng môi đỏ nhìn phát ói.
Đen ậm ừ cho xong chuyện rồi im lặng hút thuốc. Mưa nhẹ dần, rả rích trên mái tôn nóc xưởng.
Đen mang một chiếc áo pull màu nâu đã cũ nhưng nhìn sạch sẽ, diện quần jean bạc phếch. Gã lấy tạm chút nước vuốt mái tóc gọn gàng rồi đi vào nhà sách. Cửa kính sáng loáng với tay nắm có bắt vít vào gương.
Cô nhân viên quầy sách thấy gã có vẻ lúng túng không biết tìm thứ gì liền tiến tới gần hỏi.
- Chào anh! Tôi có thể giúp gì cho anh không ạ?
Gã gãi đầu, cười nói.
- Chỗ nào bán vòng đeo tay cho con gái vậy cô?
Cô nhân viên mỉm cười đáp.
- À, gian hàng phụ kiện. Xin mời anh đi lên lầu hai, rẽ trái là thấy.
Đen lên tầng trên, lượn một vòng chầm chậm dọc gian hàng. Hàng loạt chiếc vòng đeo tay đủ kích cỡ, màu sắc, giá cả được trưng bày trong tủ kính. Có chiếc đan bằng lụa đỏ, chiếc được kết từ các hạt pha lê trong suốt. Gã rẽ phía cuối gian, đi sang quầy bên cạnh. Ánh mắt gã dừng lại ở một chiếc vòng màu bạc, những chiếc lá tầm gửi nhỏ xíu bằng nhôm được chạm khắc tinh xảo. “Đẹp quá!”. Đen thầm nhủ rồi liếc nhìn giá. Bốn trăm năm mươi nghìn. Gã ngẩn ngơ. Trong túi gã còn bốn trăm bảy mươi nghìn, nếu mua thì mấy ngày tới tiền ăn của hai cha con không còn đồng nào.
Hai mươi phút sau, gã bước ra khỏi nhà sách, trên tay cầm gói quà với giấy bao màu hồng hình những cây nấm. Gã đành cuốc bộ gần mười cây số về nhà. Với hai mươi nghìn còn lại, Đen không thể bắt xe ôm được. Thế nhưng, nghĩ đến niềm vui của bé Mây khi nhận món quà, gã chấp nhận mọi thứ có thể xảy đến trong thời gian tới. Suốt mấy năm qua, không phải tất cả những việc gã làm đều vì bé Mây hay sao? Đời Đen đã thế, gã sẽ dành hết tình yêu thương cho Mây, cho đứa con tội nghiệp và đáng thương của gã.
Chiếc vòng tầm gửi
- Kì Phong -
Hơn một tiếng đồng hồ sau, Đen về đến nhà. Ô hay! Sao cửa mở toang hoác thế kia? Lúc đi làm Đen nhớ mình đã đóng và cột chặt cửa lại rồi cơ mà. Linh cảm điều chẳng lành, Đen vội vã bước nhanh vào bên trong. Tiếng khóc nhỏ nhẹ vang lên ở sau nhà, nơi giường bé Mây nằm. Đen vén tấm màn, một cảnh tượng khó tin hiện ra trước mắt gã. Hai dáng người quen thuộc ngồi ở cạnh giường. Một người phe phẩy chiếc quạt nan phía trên đầu bé Mây, một người trò chuyện với con gái gã.
Là ba mẹ của Đen. Ông bà nội bé Mây đột nhiên xuất hiện khiến Đen nghĩ mình đang mơ. Gã nắm tay tự đấm vào má mình. Đau. Là thật, kia là hai người thân thương, đấng sinh thành của gã mà suốt bao nhiêu năm qua Đen chưa một lần gặp lại. Gã đứng như trời trồng, hộp quà trên tay rớt xuống nền nhà.
- Kìa ba mẹ! Sao ba mẹ biết ba con chúng con ở đây thế?
- Cái thằng này! Mày đi biền biệt bao năm qua, gặp lại ba mẹ đã không hỏi thăm lấy một câu mà nói thế à? - Ông Kỷ - ba Đen gắt.
- Ngồi xuống đây con. Vừa đi đâu về đấy? - Mẹ gã nhẹ nhàng hơn.
Đen kéo chiếc ghế gỗ ngồi xuống cạnh ba mẹ. Bé Mây nhìn gã cười toe toét.
- Ba ơi! Nãy ông bà nội mua cho con nhiều quà lắm ấy. Có chiếc váy hồng đẹp lắm đó ba.
- Ừ ừ. Bé Mây ngoan lắm, đã chào ông bà nội chưa con? - Gã hỏi.
- Cha bố anh. Nó hiếu thảo hơn anh nhiều lắm đấy. Xem lại mình đi, thua cả đứa con nít.
Đen cúi đầu nín thinh nghe bố mắng. Mẹ gã vuốt ve gương mặt bé Mây, móc bánh kẹo từ túi xách ra cho nó. Thấy hai bà cháu như vậy, gã cũng bất giác mỉm cười. Một sự hạnh phúc vô hình len lỏi trong tấm thân vạm vỡ, ngấm vào tận sâu trong trái tim khô héo của Đen.
- Bấy lâu nay hai ba con mày sống thế nào? Mày bỏ đi để tao với mẹ mày ở nhà thế à. Tuổi già sớm hôm hiu quạnh, mong có cháu để vui vầy mà mày nỡ làm thế hả Đen. Mày ác nhân cũng vừa vừa thôi chứ. - Ba của gã lại tiếp tục trách móc.
Đen chỉ biết im lặng, không dám hé răng nói lại lời nào. Một lúc thật lâu, gã cúi gằm mặt xuống, nước mắt tuôn trào không ngừng. Bất ngờ gặp lại ba mẹ trong hoàn cảnh như bây giờ, cảm xúc vui buồn lẫn lộn thay nhau dâng lên trong trái tim Đen. Đột ngột, vỡ òa, không thể nói bằng lời. Bao nhiêu năm qua, gã trốn quê hương, bỏ xứ đi tìm vùng đất mới. Mặc gió sương vùi dập, mặc đau khổ muôn trùng, Đen chôn chặt quá khứ những mong thời gian có thể xóa đi những vết thương tưởng chừng không bao giờ lành lại được. Nhưng gã đã lầm, càng cố tình quên đi thì những kí ức ấy lại càng sống động.
Đen bất chợt buông người, quỳ xuống trên nền đất ẩm ướt.
- Ba mẹ, con xin lỗi. Con trai bất hiếu, mong ba mẹ tha thứ.
Bé Mây thấy gã như vậy, ngạc nhiên hỏi.
- Sao ba lại quỳ thế ạ?
Ông nội Mây mỉm cười nói với cháu.
- Ba con phạm lỗi nên ông chuẩn bị đánh đòn Mây ạ.
- Không, ông đừng đánh ba. Ba tội nghiệp lắm. - Mây tưởng ông nói thật nên bắt đầu mếu máo.
Bà nội Mây cúi người ôm lấy cháu.
- Mây ngoan nào, đừng khóc. Không ai đánh đòn ba hết.
Ba Đen chống tay đứng dậy, chậm chạp tiến tới gần gã.
- Đứng lên đi. Về nhà con nhé, về với ba mẹ. Nghèo khó vất vả vẫn có thể rau cháo nuôi nhau, nương tựa mà sống qua ngày. Còn hơn ở đất khách quê người như thế này, vừa khổ thân con lại khổ cả con bé. Ba mẹ nhớ nó lắm.
Đen ôm lấy ba mình. Mùi âm ấm từ chiếc áo nâu phảng phất, dậy lên cả bầu trời tuổi thơ của gã. Nơi mà những tháng ngày gắn liền với bùn đất, lò lửa và những viên gạch.
- Nhưng làm sao ba mẹ biết hai ba con ở đây mà đến thế ạ?
Mẹ Đen mỉm cười đáp.
- Năm đó con bỏ đi không nói một lời. Cũng may bà vú nhớ có lần con hỏi về xóm chợ Bao Vinh, cách đây một tháng bà ấy tới nhà mình chơi. Ba mẹ hỏi ra mới biết nên đi tìm thử, ngờ đâu đúng thật.
- Dạ. Thế ba mẹ đi thế này nhà cửa ra sao ạ? - Đen hỏi.
- Gửi chú Hai Béo trông hộ rồi. Nhưng mà tao với mẹ mày đến thì thấy cửa đóng im ỉm, cột dây như thế lỡ người khác vào có khó gì. Rồi mày đi suốt thế, lỡ bé Mây ở nhà có chuyện gì thì sao?
- Ba mẹ yên tâm, chẳng ai ngó đến căn nhà này đâu. Con đi làm cũng để sẵn thức ăn gần nơi bé Mây nằm rồi. Làm kiếm đôi đồng mà sống thôi chứ chả ai nuôi ạ.
- Con khờ của mẹ. Về nhà đi, ba mẹ già rồi nhưng nuôi cháu và kiếm việc cho con trai thì vẫn làm được. Về con nhé!
- Dạ vâng. Để con suy nghĩ rồi thu xếp xem sao đã ạ. À, bé Mây ơi, ba mua quà sinh nhật cho con nè.
Sực nhớ ra, Đen nhìn con gái rồi mỉm cười rất tươi. Ngay giờ phút này, tâm hồn của gã đàn ông với vẻ ngoài xù xì, gai góc chợt mềm dịu và ôn hòa đến lạ.
Gã xé lớp giấy bao quà, mở hộp lấy ra một chiếc vòng tay sáng loáng màu bạc. Những lá tầm gửi bé xíu, tinh xảo chạm khắc trên vòng trông như đang vẫy chào những người đang hiện diện ở đó, bên trong căn nhà mục nát, ẩm ướt. Đen đến bên giường con, quỳ xuống. Bé Mây tít mắt ra chiều hạnh phúc, trong suy nghĩ lạc quan nhất, nó cũng không ngờ có cả ông bà nội cùng đến dự sinh nhật của mình. Mây nhìn ba đeo chiếc vòng vào cổ tay mình, rồi ngước sang ông bà nội. Cả hai người nhìn nó hiền lành, phúc hậu như ông tiên bà tiên trong truyện cổ tích.
- Chúc mừng sinh nhật!
Ảnh: Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz
Bài dự thi viết "Nhà trong Phố"
Tác giả: Kì Phong
Tác giả: Kì Phong