“Thơ là tự truyện của khát vọng” (I. Michel Manlpose) . Từ cảm nhận về hai tác phẩm Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương và Tương tư của Nguyễn Bính. Anh chị hãy bình luận về vấn đề được gợi lên từ ý kiến trên.
Bài làm
Trong mấy ý kiến về thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định “làm thơ là đúng lời và chữ, những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ để thể hiện một trạng thái, tâm lý đang rung chuyển khác thường”. Đúng như vậy, đến với thơ ca là đến với ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để ghi lại trạng thái tâm hồn mình đang có những biến chuyển rung động sâu sắc, mạnh mẽ, căng thẳng, những say mê khác thường. Đó có thể là vui, buồn, hờn, giận hoặc đó là những khao khát, ước mơ từ một hiện thực khổ đau cho một tương lai tốt đẹp. Bàn về điều này I. Michel Manlpose cho rằng “thơ là tự truyện của khát vọng” minh chứng rõ nhất cho ý kiến đó chính là hai tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương và “Tương tư” của Nguyễn Bính.
Gorki đã từng quan niệm rằng thơ chính là tâm hồn, thơ là một đỉnh cao của cảm xúc phát khởi từ lòng người, mang trong nó cái tình cảm, cảm xúc ngất ngây của thi nhân. Hiểu theo nghĩa gốc thì thơ là cái bên trong, cái cảm, cái nghĩ của tác giả, là cái chủ quan của nội tâm trước cuộc sống tươi đẹp, hay khổ đau, dường như cũng đồng quan điểm trên ai I. Michel Manlposc cũng cho rằng “thơ là tự truyện” của Khát vọng. Tự truyện là những tác phẩm văn học tự sự mà tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm, khát vọng là những ước mơ, khát khao, mong muốn điều lớn lao tốt đẹp. Với một sự thôi thúc mạnh mẽ như vậy Ý kiến của I. Michel Manlpose muốn khẳng định rằng thơ chính là một câu chuyện nội tâm của thi sĩ, do thi sĩ kể lại mong muốn, ước mơ những điều tốt đẹp hay nói một cách khác thơ có một vai trò to lớn trong đời sống, tình cảm cá nhân của con người. Đó là hiện thực, là ước mơ cho cuộc sống ấy trở nên nhạy cảm phong phú.
Gamratop đã cho rằng thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. Đúng thế đặc trưng của thơ chính là tình cảm, cảm xúc, đó là nền gốc cơ bản để sáng tác ra một bài thơ hay. Nếu không có cảm xúc thì nguôn từ chỉ là những xác chữ nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nói như Ngô Thì Nhậm “thi sĩ phải xúc động, Hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Tình cảm cảm xúc đó là yêu ghét đừng giận và tình cảm lãng mạn đột khởi, hay đó là những khao khát cháy bỏng, nhưng dù là gì thơ cũng là cái đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ “thơ là thư kí trung thành của những trái tim”, (Tố Hữu). Hơn nữa cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc nhạt nhòa, nhàn nhạt. Đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Bởi vì “thơ chỉ tràn ra trong tim khi cuộc sống đã tràn đầy”. Như vậy cái chủ chốt trong thơ chính là cái tôi cá nhân, cái chủ quan của tình cảm, của sống tinh thần.
Nói “thơ là tự truyện của khát vọng” bởi I. Michel Manlpose còn xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “thơ là một tâm hồn, đi tìm những hồn đồng điệu”, bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết nhà thơ. Vì vậy! nếu những tình cảm, cảm xúc hay khát khao được bộc lộ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có ý nghĩa là thơ thiếu sức sống. Điều đó đánh mất dần vai trò chính đáng của thơ ca trong đời sống nội tâm của người đọc. Hai tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương Và “Tương tư” của Nguyễn Bính là hai cảm xúc trái ngược nhau, nhưng từ một hiện thực dù có khác nhau thì đó cũng là khát khao của tình yêu, của hạnh phúc.
Đến với “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương người con gái ngang tàn, nhưng không tránh khỏi những lễ giáo khắt khe của xã hội cũ, khiến cuộc đời long đong bất hạnh. “Tự tình 2” cũng bắt nguồn từ dòng cảm xúc ấy.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
“Đêm khuya” chính là khoảng thời gian mọi vật đã chìm sâu vào bóng tối, đó là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư, trăn trở vừa gợi ra một không gian vắng lặng, yên tĩnh, âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh làm cho không gian thêm quạnh hiu. Thứ âm thanh này xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương không ít
“văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì”.
( Bà lang khóc chồng).
Hay tiếng gà văng vẳng gáy trên ban.
(Tự tình 1).
Tuy chỉ là gợi đùa nhưng cũng gợi ra bao nỗi cô đơn, cay đắng trong không gian vắng lặng ấy con người cảm thấy cô đơn lẻ loi. ở đây Hồ Xuân Hương đã cảm nhận được bước đi vội vã, hối hả, gấp gáp như giục giã, thôi thúc thời gian qua nhịp dồn dập, liên hồi của tiếng trống vang. Đó cũng chính là tâm trạng âu lo, rối bời, buồn bã của con người. ý thức được sự trôi chảy của thời gian, đời người. Thời gian bước đi một cách vô tình, bước qua tuổi trẻ và tình yêu đó là sự rối bời khi trăm mối tả lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi thì còn lại là sự bẽ bàng.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”.
Từ “trơ” đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ, bên cạnh bản lĩnh vẫn là nỗi đau. Nguyễn Du cũng đã từng viết.
“Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”.
( Truyện Kiều).
“Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng, thêm vào đó hai chữ hồng nhan là để nói về dung nhan của người thiếu nữ, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan trơ với nước non, là sự phũ phàng, nó không chỉ giàu rãi mà còn cay đắng. Dù câu thơ chỉ nói một vế “hồng nhan” nhưng vẫn gợi lên sự bạc vậy. Vì vậy nỗi xót xa, cay đắng càng thấm thía, càng ngẫm càng đau.
Nỗi đau của Hồ Xuân Hương càng rõ hơn, càng thấm thía hơn nhưng đã có sự khao khát, sự chia sẻ, mong muốn được đồng cảm.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Tìm đến rượu để giải sầu nhưng cuộc rượu say rồi tỉnh, như cuộc tình có vướng chút cũng tan mau. rượu tan còn say còn là sự rã rời. Tình say giấc mộng để lại bị đắng chát, hương tình thoáng qua chỉ còn để cái phận ẩm, duyên ươn. Cái vòng luẩn quẩn say lại tỉnh gợi lên sự cảm nhận duyên tình, đã trở thành trò đùa của tạo hóa. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết.
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
Dường như Xuân Hương cũng như vậy, nhưng ở bà nỗi đau tràn trề hơn, xót xa hơn với hận đời bạc bẽo, gian truân. Rượu hồng giải quyết được gì? Người phụ nữ bất hạnh ấy tìm đến với trăng, nhưng lại đau đớn thay đó là một vầng trăng lạnh, một vầng trăng bóng xế, không tròn. Tìm đến với trăng như để khao khát sự đồng cảm mãnh liệt, Nhưng trăng lại chiếu soi vào cuộc đời của Hồ Xuân Hương khiến bà nhìn thấy chính mình ở trong đó, càng xót xa tủi cực hơn cho cái thân phận dở dang của mình, vừa buồn đau, vừa say, vừa chán chường. khi tỉnh rượu lúc trăng tàn bóng xế, Xuân Hương lại ê ẩm trong nỗi đau ê chề.
Với một tâm trạng đắng cay như vậy, Hồ Xuân Hương như oán hận đời mình, oán hận lan gia với cả trời đất, hổ thẹn với tự nhiên, khao khát có sức mạnh để vượt qua nỗi đau duyên phận, nỗi đau của kiếp người.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đã mấy hòn”.
Thiên nhiên bằng nỗi niềm phẫn uất của con người, những sinh vật nhỏ bé hèn mọn hơn cả “cỏ nội hoa kèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xuyên mà là xiên ngang mặt đất. Đá đã bám chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt nên để đâm toạc chân mây. Đó là sự phẫn uất của thân phận đất đá, đồng thời cũng là thân phận của tâm trạng phản kháng, thể hiện một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất. Thế nhưng bi kịch của Hồ Xuân Hương là ở chỗ “bà không mảy may có cảm giác thua cuộc, nhưng kết quả là Hồ Xuân Hương đã thua cuộc. Bài “Tự Tình 2” kết lại bằng tâm trạng đau đớn, buồn tủi.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Ngán là chán ngán, ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngắn lắm rồi nỗi đời éo le bạc bẽo, xuân đi rồi xuân lại tạo hóa chơi một vòng tròn luẩn quẩn từ xuân mang hai nghĩa vừa là mùa xuân và là tuổi xuân, mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên với muôn nghìn hoa lá cỏ cây thêm một lần xuân lại là một nỗi buồn lớn hơn.
“Nói làm chi rằng xuân văn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại”.
Hai từ lại trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” từ lại thứ nhất là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân, nghịch cảnh éo le hơn với câu thơ cuối.
“Mảnh tình san sẻ tí con con”.
ở đây không phải khối tình còn mãi với non sông, mà là mảnh tình. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi. Tuy nhiên cái tầm khái quát của nó lại lớn hơn một hoàn cảnh lấy chồng chung. Nó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Qua bài thơ “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương ta thấy ý kiến của I. Michel Manlpose là một ý kiến đúng đắn, khao khát chính là một dòng cảm xúc mới mẻ, mãnh liệt nhất của thi sĩ. Đó là nỗi niềm thăng hoa để cho ra đời những đứa con tinh thần, độc đáo. Thi sĩ phải là con người giàu rung cảm, sống sâu sắc, trọn vẹn với từng khoảnh khắc cuộc đời để có những khao khát mãnh liệt, dồi dào trên nỗi trang thơ. Độc giả tìm đến với thơ ca trước hết cần lắng lòng mình để cảm nhận trọn vẹn nỗi niềm, tâm sự của người nghệ sĩ gửi vào trong trang viết.
“Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiến). Phải chăng vì thế bấy lâu nay trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng tình cảm, khát vọng của thi sĩ luôn được đề cao. “Thơ là tự truyện của khát vọng” đó là lời khẳng định đúng đắn và “Tự Tình 2” đã chứng minh điều đó. Với một sự khao khát, một tâm trạng hết sức nhạy cảm và phong phú Hồ Xuân Hương đã viết nên những dòng thơ này đặc sắc, mà đến ngày hôm nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Xem thêm: Các bài viết về Hồ Xuân Hương và Tự tình II
Bài làm
Trong mấy ý kiến về thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định “làm thơ là đúng lời và chữ, những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ để thể hiện một trạng thái, tâm lý đang rung chuyển khác thường”. Đúng như vậy, đến với thơ ca là đến với ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để ghi lại trạng thái tâm hồn mình đang có những biến chuyển rung động sâu sắc, mạnh mẽ, căng thẳng, những say mê khác thường. Đó có thể là vui, buồn, hờn, giận hoặc đó là những khao khát, ước mơ từ một hiện thực khổ đau cho một tương lai tốt đẹp. Bàn về điều này I. Michel Manlpose cho rằng “thơ là tự truyện của khát vọng” minh chứng rõ nhất cho ý kiến đó chính là hai tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương và “Tương tư” của Nguyễn Bính.
Gorki đã từng quan niệm rằng thơ chính là tâm hồn, thơ là một đỉnh cao của cảm xúc phát khởi từ lòng người, mang trong nó cái tình cảm, cảm xúc ngất ngây của thi nhân. Hiểu theo nghĩa gốc thì thơ là cái bên trong, cái cảm, cái nghĩ của tác giả, là cái chủ quan của nội tâm trước cuộc sống tươi đẹp, hay khổ đau, dường như cũng đồng quan điểm trên ai I. Michel Manlposc cũng cho rằng “thơ là tự truyện” của Khát vọng. Tự truyện là những tác phẩm văn học tự sự mà tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm, khát vọng là những ước mơ, khát khao, mong muốn điều lớn lao tốt đẹp. Với một sự thôi thúc mạnh mẽ như vậy Ý kiến của I. Michel Manlpose muốn khẳng định rằng thơ chính là một câu chuyện nội tâm của thi sĩ, do thi sĩ kể lại mong muốn, ước mơ những điều tốt đẹp hay nói một cách khác thơ có một vai trò to lớn trong đời sống, tình cảm cá nhân của con người. Đó là hiện thực, là ước mơ cho cuộc sống ấy trở nên nhạy cảm phong phú.
Gamratop đã cho rằng thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. Đúng thế đặc trưng của thơ chính là tình cảm, cảm xúc, đó là nền gốc cơ bản để sáng tác ra một bài thơ hay. Nếu không có cảm xúc thì nguôn từ chỉ là những xác chữ nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nói như Ngô Thì Nhậm “thi sĩ phải xúc động, Hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Tình cảm cảm xúc đó là yêu ghét đừng giận và tình cảm lãng mạn đột khởi, hay đó là những khao khát cháy bỏng, nhưng dù là gì thơ cũng là cái đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ “thơ là thư kí trung thành của những trái tim”, (Tố Hữu). Hơn nữa cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc nhạt nhòa, nhàn nhạt. Đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Bởi vì “thơ chỉ tràn ra trong tim khi cuộc sống đã tràn đầy”. Như vậy cái chủ chốt trong thơ chính là cái tôi cá nhân, cái chủ quan của tình cảm, của sống tinh thần.
Nói “thơ là tự truyện của khát vọng” bởi I. Michel Manlpose còn xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “thơ là một tâm hồn, đi tìm những hồn đồng điệu”, bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết nhà thơ. Vì vậy! nếu những tình cảm, cảm xúc hay khát khao được bộc lộ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có ý nghĩa là thơ thiếu sức sống. Điều đó đánh mất dần vai trò chính đáng của thơ ca trong đời sống nội tâm của người đọc. Hai tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương Và “Tương tư” của Nguyễn Bính là hai cảm xúc trái ngược nhau, nhưng từ một hiện thực dù có khác nhau thì đó cũng là khát khao của tình yêu, của hạnh phúc.
Đến với “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương người con gái ngang tàn, nhưng không tránh khỏi những lễ giáo khắt khe của xã hội cũ, khiến cuộc đời long đong bất hạnh. “Tự tình 2” cũng bắt nguồn từ dòng cảm xúc ấy.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
“Đêm khuya” chính là khoảng thời gian mọi vật đã chìm sâu vào bóng tối, đó là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư, trăn trở vừa gợi ra một không gian vắng lặng, yên tĩnh, âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh làm cho không gian thêm quạnh hiu. Thứ âm thanh này xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương không ít
“văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì”.
( Bà lang khóc chồng).
Hay tiếng gà văng vẳng gáy trên ban.
(Tự tình 1).
Tuy chỉ là gợi đùa nhưng cũng gợi ra bao nỗi cô đơn, cay đắng trong không gian vắng lặng ấy con người cảm thấy cô đơn lẻ loi. ở đây Hồ Xuân Hương đã cảm nhận được bước đi vội vã, hối hả, gấp gáp như giục giã, thôi thúc thời gian qua nhịp dồn dập, liên hồi của tiếng trống vang. Đó cũng chính là tâm trạng âu lo, rối bời, buồn bã của con người. ý thức được sự trôi chảy của thời gian, đời người. Thời gian bước đi một cách vô tình, bước qua tuổi trẻ và tình yêu đó là sự rối bời khi trăm mối tả lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi thì còn lại là sự bẽ bàng.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”.
Từ “trơ” đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ, bên cạnh bản lĩnh vẫn là nỗi đau. Nguyễn Du cũng đã từng viết.
“Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”.
( Truyện Kiều).
“Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng, thêm vào đó hai chữ hồng nhan là để nói về dung nhan của người thiếu nữ, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan trơ với nước non, là sự phũ phàng, nó không chỉ giàu rãi mà còn cay đắng. Dù câu thơ chỉ nói một vế “hồng nhan” nhưng vẫn gợi lên sự bạc vậy. Vì vậy nỗi xót xa, cay đắng càng thấm thía, càng ngẫm càng đau.
Nỗi đau của Hồ Xuân Hương càng rõ hơn, càng thấm thía hơn nhưng đã có sự khao khát, sự chia sẻ, mong muốn được đồng cảm.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Tìm đến rượu để giải sầu nhưng cuộc rượu say rồi tỉnh, như cuộc tình có vướng chút cũng tan mau. rượu tan còn say còn là sự rã rời. Tình say giấc mộng để lại bị đắng chát, hương tình thoáng qua chỉ còn để cái phận ẩm, duyên ươn. Cái vòng luẩn quẩn say lại tỉnh gợi lên sự cảm nhận duyên tình, đã trở thành trò đùa của tạo hóa. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết.
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
Dường như Xuân Hương cũng như vậy, nhưng ở bà nỗi đau tràn trề hơn, xót xa hơn với hận đời bạc bẽo, gian truân. Rượu hồng giải quyết được gì? Người phụ nữ bất hạnh ấy tìm đến với trăng, nhưng lại đau đớn thay đó là một vầng trăng lạnh, một vầng trăng bóng xế, không tròn. Tìm đến với trăng như để khao khát sự đồng cảm mãnh liệt, Nhưng trăng lại chiếu soi vào cuộc đời của Hồ Xuân Hương khiến bà nhìn thấy chính mình ở trong đó, càng xót xa tủi cực hơn cho cái thân phận dở dang của mình, vừa buồn đau, vừa say, vừa chán chường. khi tỉnh rượu lúc trăng tàn bóng xế, Xuân Hương lại ê ẩm trong nỗi đau ê chề.
Với một tâm trạng đắng cay như vậy, Hồ Xuân Hương như oán hận đời mình, oán hận lan gia với cả trời đất, hổ thẹn với tự nhiên, khao khát có sức mạnh để vượt qua nỗi đau duyên phận, nỗi đau của kiếp người.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đã mấy hòn”.
Thiên nhiên bằng nỗi niềm phẫn uất của con người, những sinh vật nhỏ bé hèn mọn hơn cả “cỏ nội hoa kèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xuyên mà là xiên ngang mặt đất. Đá đã bám chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt nên để đâm toạc chân mây. Đó là sự phẫn uất của thân phận đất đá, đồng thời cũng là thân phận của tâm trạng phản kháng, thể hiện một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất. Thế nhưng bi kịch của Hồ Xuân Hương là ở chỗ “bà không mảy may có cảm giác thua cuộc, nhưng kết quả là Hồ Xuân Hương đã thua cuộc. Bài “Tự Tình 2” kết lại bằng tâm trạng đau đớn, buồn tủi.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Ngán là chán ngán, ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngắn lắm rồi nỗi đời éo le bạc bẽo, xuân đi rồi xuân lại tạo hóa chơi một vòng tròn luẩn quẩn từ xuân mang hai nghĩa vừa là mùa xuân và là tuổi xuân, mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên với muôn nghìn hoa lá cỏ cây thêm một lần xuân lại là một nỗi buồn lớn hơn.
“Nói làm chi rằng xuân văn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại”.
Hai từ lại trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” từ lại thứ nhất là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân, nghịch cảnh éo le hơn với câu thơ cuối.
“Mảnh tình san sẻ tí con con”.
ở đây không phải khối tình còn mãi với non sông, mà là mảnh tình. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi. Tuy nhiên cái tầm khái quát của nó lại lớn hơn một hoàn cảnh lấy chồng chung. Nó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Qua bài thơ “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương ta thấy ý kiến của I. Michel Manlpose là một ý kiến đúng đắn, khao khát chính là một dòng cảm xúc mới mẻ, mãnh liệt nhất của thi sĩ. Đó là nỗi niềm thăng hoa để cho ra đời những đứa con tinh thần, độc đáo. Thi sĩ phải là con người giàu rung cảm, sống sâu sắc, trọn vẹn với từng khoảnh khắc cuộc đời để có những khao khát mãnh liệt, dồi dào trên nỗi trang thơ. Độc giả tìm đến với thơ ca trước hết cần lắng lòng mình để cảm nhận trọn vẹn nỗi niềm, tâm sự của người nghệ sĩ gửi vào trong trang viết.
“Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiến). Phải chăng vì thế bấy lâu nay trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng tình cảm, khát vọng của thi sĩ luôn được đề cao. “Thơ là tự truyện của khát vọng” đó là lời khẳng định đúng đắn và “Tự Tình 2” đã chứng minh điều đó. Với một sự khao khát, một tâm trạng hết sức nhạy cảm và phong phú Hồ Xuân Hương đã viết nên những dòng thơ này đặc sắc, mà đến ngày hôm nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Xem thêm: Các bài viết về Hồ Xuân Hương và Tự tình II