Dự thi Chút gì bâng khuâng

Dự thi Chút gì bâng khuâng

B
bino
  • Thành Viên 19
Trời mùa hạ giống như tính cách của nhỏ bạn thân tôi vậy, bất chợt lúc này lúc kia không thể tài nào mà hiểu nổi. Lúc mưa hạt to, hạt nhỏ, rả rích, lộp độp, sấm sét uỳnh uỳnh, chớp làm lóe sáng cả bầu trời đêm khiến mấy bé nhỏ sợ khóc oe oe , mưa thông, suốt mấy ngày làm thối đất thối cát, mẹ tôi than vì tiếc mấy luống rau mới trồng mà mưa nhiều sợ ngập úng rồi chết. Nhưng có lúc thì lại nắng đổ lửa làm nghiêng nón mẹ đi cày đồng trưa về, nắng đến nỗi người ta cảm giác chạm vào cái gì cũng ròn tan, không muốn cử động mà ngồi không thì mồ hôi mồ kê cũng đổ ra từng hột, da tay da chân thì dính nham nháp tạo nên cảm giác rất bức bối, ai ai cũng mong trời đến chiều để ngả dịu đi cái oi ả, mà mặt trời thì lại không chiều lòng người cứ như ông cụ tuổi bảy mươi đạp xe chầm chậm đi từ Đông sang Tây vậy. Như ngày hôm qua mới mưa một trận lớn mà hôm nay mới sáu giờ sáng mà mặt trời đã lên cao qua cả hàng cau nội trồng ở vườn trước nhà.
Ở giữa sân mẹ và nội đã phơi lúa từ độ nào không hay. Trong căn nhà giờ đây chỉ còn mỗi mình tôi, lọ mọ xuống dưới bếp tìm gì đó để ăn cho qua cơn đói. Pha một tô mì mà chưa quá hai phút tôi đã canh me mở ra xem mì chín chưa mặc dù trên bao bì ghi bốn phút mì mới chín. Rồi lật đật mở tủ lạnh mà hồi năm ngoái tôi mua về gửi cho mẹ vì mẹ hay than là đồ ăn để ngoài nóng hay thiu. Tiếng mấy cục đá leng keng va vào thành cốc khiến tôi cảm thấy cũng rất là thích thú. Ăn xong bát mì gói, tôi nằm trên phản vắt chân chữ ngũ, để đọc xong nốt mấy trang cuối cùng của cuốn truyện mà hồi tháng trước mượn nhỏ bạn thân. Đầu óc tôi thì “não cá vàng” cứ hễ mà gấp cuốn truyện lại, ngừng đọc rồi khoảng thời gian nào đó đọc lại thì tôi phải đọc lại hai trang trước thì may ra mới có thể hiểu được diễn biến của câu truyện. Mà nằm một lúc đọc truyện thì cũng thấy chán, tôi nghĩ bụng sang nhà dì Út chơi với thằng Tũn và con Cúc Hương vì hôm nọ tôi cũng đi ké mẹ sang nhà dì nên cũng nhớ mang máng. Với lại đường nhà dì cũng không ngoằn ngoèn nằm ở trong ngõ, trong hẻm nên cũng dễ hỏi đường và tự mò được. Tôi lôi chiếc xe đạp mà hồi trước tôi đi học ở trong nhà kho ra may mà mẹ giữ gìn cẩn thận nên nó vẫn còn dùng ngon ơ.
Tôi lần mò mãi thì mới đến nhà Út. Tôi thoáng nhìn qua hàng rào thì thấy thằng Tũn đang đứng trên đống rơm mặc chiếc áo ba lỗ cộc, cái áo nó ngẵn cũn cỡn để lộ ra cái bụng to của nó, tay nó cầm kiếm được làm bằng tắm bìa cũ, choàng một chiếc khăn hoa màu đỏ nhìn y như tấm khăn trải bàn. Còn Cúc Hương – chị thằng Tũn thì đang đứng ở dưới hét lên kêu Tũn xuống vì đống rơm to và cao nên nó sợ không may ngã thì khổ. Thằng Tũn toang thấy bóng xe đạp của tôi nó liền từ từ tụt từ trên đống rơm xuống. Nó nhìn thấy tôi nói với gương mặt phụng phịu:
- Trời! chị Tín sang mà em cứ tưởng mẹ về.
Con Cúc Hương nghe thấy thì phì cười khoái chí. Tôi thì dựng chân chống xe và lấy trái mít buộc ở đầu xe mà sáng mẹ có dặn trong lúc tôi đang vẫn còn mơ hồ chưa tỉnh ngủ.
- Dì Út có ở nhà không Cúc Hương?
- Mẹ em mới đi sang nhà Bác Tám có chút việc gì đó rồi ạ. Chị vào ngồi chơi xíu lát mẹ em về.
- Chị có mang quả mít này sang cho dì, em cất đi hộ nhé.
Trong lúc hỏi Cúc Hương thì thằng Tũn đã lẻn vào nhà từ lúc nào không hay. Lúc ra nó mang thêm một thanh kiếm khác cũng được làm bằng tấm bìa cũ. Thằng Tũn nó hớn hở chạy về phía tôi rủ tôi chơi cùng. Còn Cúc Hương thì lấy quả mít từ chỗ tôi rồi đem để ở bộ bàn ghế để kê ở giữa nhà, rồi sau đó ngồi trước cửa tiếp tục khâu những chiếc lá đã được làm phẳng và cắt chéo đầu trên. Nó nhỏ mới có chừng mười năm tuổi mà tay thoan thoắt, nhìn trông điệu nghệ lắm như là nghệ nhân làng nghề lâu đời vậy. Chơi với thằng Tũn một lát thì dì Út về.
- Tín mới sang chơi hả?
- Dạ mẹ cháu có biếu dì quả mít cháu nhờ Cúc Hương đặt ở trên bàn ấy ạ.
Rồi dì lấy từ dỏ làn một ít bánh rán kêu hai chị em tôi đi rửa tay rồi vào nhà. Thằng Tũn thấy thế cười tít cả mắt lon ton chạy về phía giếng múc nước rửa tay thật nhanh để vào ăn. Tôi rửa tay xong vào nhà thì thấy Cúc Hương mặc áo dài trắng trông rất đẹp. Nó còn lấy chiếc nón lá mà đã hoàn thành xong đội lên trên đầu, tay để ở trước bụng rồi đi đi lại lại. Tôi đoán nó bắt trước mấy cô thí sinh trong chương trình Hoa hậu Việt Nam mà mẹ với nội tôi mới xem từ hôm quá. Nó trông thấy tôi liền hớn hở khoe:
-Mẹ mới mua cho em bộ áo dài mới nè để hết hè mặc đi khai giảng, đẹp hông anh?
- Ừm đẹp… đẹp lắm. Ơ mà sao dì Út mua áo dài mới sớm thế ạ? Hình như là còn hơn một tháng nữa mới vào năm học chính thì phải?
Dì cười rồi nói: “ Nay được mùa nên dì bấm bụng cắt cho nó bộ áo dài sớm vì sợ đến lúc đi học thì cũng không đủ tiền mua.”. Câu nói ấy cât lên trên khuôn miệng đang mỉm cười đầy lạc quan của dì Út nhưng nó lại khiến cho tôi phải lặng một lúc lâu trầm ngâm suy ngẫm, bâng khuâng. Tôi chợt nghĩ đến câu nói của nhân vật Lương: “Nghèo, cực nhưng mà vui lắm…” trong truyện ngắn của “Bến đò xóm Miễu” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà hồi lâu được một chị đồng nghiệp giới thiệu cho mình. Tôi giờ đây mới ngờ ngợ ra bao nhiêu năm tôi có mở lời đón bố mẹ và nội lên trên thành phố ở với tôi thì mẹ đều từ chối, lấy hết lí do này lí do kia để ở lại bám trụ với mảnh đất này. Dường như những người dân ở nơi đây họ quen sống với việc dậy sớm vào lúc gà gáy, thổi một nồi cơm trắng ăn cho chắc bụng ra đồng, đôi chân lúc nào có lấm lem bùn đất, khô và nứt nẻ mỗi khi đông về. Họ chẳng coi nghèo là cực là khổ như những người khác nghĩ đâu mà đối với họ đó là một niềm vui mất rồi.
***
Tôi ngẩng đầu lên nhìn lại con Cúc Hương trong tà áo dài trắng đang tạo dáng cầm ta trước, tà sau rồi còn lấy tay nghiêng nón bất chợt câu hát của đứa bạn thân thích nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy lại vang vảng bên tai. Nó ngân nga hát cho tôi nghe mỗi khi chúng tôi hạn nhau đi trà sữa cuối tuần, mặc dù nó không bao giờ có thể hát được đúng nhịp nhưng niềm ca hát chắc có lẽ nó sẽ không bao giờ bỏ được.
“Em ước mơ mơ gì, tuổi mười tư, tuổi mười lăm?”
Em ước mơ em đẹp như trăng rằm tươi tắn
Thoa phấn son em mang chiếc áo dài khăn hồng
Em sẽ thi đua cùng với hoa khôi khắp vùng
Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ xinh
Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ xinh”.
(Tuổi mộng mơ- Phạm Duy)
Hồi tôi bằng tuổi nó cũng thích áo dài lắm. Được mẹ mua cho từ sớm nên ngày nào tôi cũng mở tủ quần áo ra để ngắm đi ngắm lại bị mẹ la quá trời nhưng mà lâu lâu lén mẹ mở ra coi một chút xíu rồi đóng vào tôi vẫn thích cái cảm giác đó. Tôi bỗng bâng khuâng nhớ về những kỉ niệm thời học sinh của mình. Là lúc cột tà áo ở bên hông cho thật chặt trèo lên bờ tường để vặt nhãn ở sau trường. Là lúc mà khi cả lúc tôi nháo nhào từng đứa đi học dấu mẹ mang thêm một bộ áo dài nữa để xem áo ai trắng hơn đưa cho con Mỹ Trang- hoa khôi lớp tôi để tham gia cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch” do trường phát động. Không chỉ vậy tôi còn nhớ lại về tình yêu của tuổi hồng- đó là mối tình chỉ được định nghĩ đơn giản là vụng trộm nhìn ánh mắt của ai đó rồi đêm về ôm mơ mộng, là sự cảm nắng đôi chút,….. Thời của tôi bấy giờ thì không có các điện thoại thông minh nhắn tin cho nhau qua các trang mạng xã hội thời genz bây giờ đâu. Lúc ấy ai sang lắm thì có điện thoại bấm mà ngày nay người ta hay gọi vui là “cục gạch” còn chúng tôi chỉ nói chuyện với mấy anh khóa trên bằng việc viết thư để vào ngăn bàn vì chiều sẽ có một lớp khóa trên học ở đây. Rồi còn cả những bộ luật hóc búa dở khóc dở cười mà cô giáo chủ nhiệm lớp tôi ban ra. Nào là ai nói chuyện sẽ phải đi nhặt một nghìn lá phượng rồi đem về đánh số từ một đến một nghìn, tiếp nữa là đi quét sân trường những mà không đơn giản như vậy đâu mà đi quét từng khe rãnh của gạch hoa lát ở sân trường cơ. Và còn rất nhiều những hình phát khác của cô chúng tôi. Rồi trời mùa hè mà có một cơn gió mang theo chút mát mẻ của hơi biển cộng thêm chút nữa là đang vào giờ văn thì đều khiến tụi học sinh chúng tôi man man vào giấc ngủ, thấy chúng tôi ngáp dài ngáp ngắn quá trời cô liền kể cho chúng tôi về những câu chuyện thời sinh viên của cô. Tôi ngờ ngợ nhớ đó là một lớp học “lệch pha” vì cô tôi học khoa văn mà cả lớp chỉ có mỗi một cậu sinh viên là con trai, đó là lớp học mà đã dành được hết học bổng của trường….Mỗi khi nghe cô kể chuyện là chúng tôi đều tỉnh ngủ liền, mắt không dám chớp vì sợ sẽ bỏ lỡ một chi tiết nào của câu chuyện. Câu chuyện đó dường như có một gia vị gì đó rất lôi cuốn và đôi khi làm cả lớp tôi cười một tràng rầm rộ. Rồi lúc đến mùa thi cử chúng tôi cũng đã cố gắng hết mình có những đứa đêm thức học thuộc mấy công thức hình, rồi nhẩm lại mấy trang văn viết kín cả quyển vở a4 mà mắt thâm quầng. Mỗi lần nghĩ về những kí ức tuổi học trò, tôi lại thấy rất vui vẻ vì đã sống hết mình với “cơn mưa rào của thanh xuân” nên cũng chẳng bao giờ hối tiếc một điều chi. Rồi bỗng một… hai … ba kí ức đó đã vụt tan mất trong tâm trí, tôi trở về với thực tại. Thằng Tũn xoa bụng nói với mẹ: “ Mẹ ơi con đói”. Tôi ngạc nhiên: “Trời ơi, nãy em mới ăn hai cái bánh rán mà!!”. Tũn không nói gì mà cười khì khì hai mắt tít cả lên. Dì Út ngoái lại nhìn đồng hồ treo ngăn ngắn ở bức từng phía sau lưng: “Thôi chết đã hơn mười một giờ trưa rồi.” Rồi dì lấy tay khều khều Cúc Hương ra ám hiệu là xuống dưới bếp phụ mẹ nấu cớm. Tôi cũng nhìn đồng hồ rồi cũng vội vàng xin phép dì về nhà.
- Tín nay ở lại ăn cơm với dì một bữa. Nay dì nấu canh tập tàng nấu cùng với tôm đồng ngon lắm.
- Dạ thôi cháu xin về nấu cơm hộ mẹ vì sợ mẹ ở ngoài đồng chưa kịp về.
- Vậy chiều rảnh thì nhớ sang chơi nhé.
Tôi hét lớn : “Dạ….”.
Chút gì bâng khuâng- Văn Học Trẻ.jpg
 
Từ khóa
mùa hè
  • Like
Reactions: Phong Cầm
736
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top