Nhiều người có thắc mắc "Có nên hiến máu không?" một phần là vì lo ngại sức khỏe, một phần khác lo ngại các bác sĩ, bệnh viện thậm chí quốc gia "trục lợi" trên "máu" của mình. Vậy, thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người nhìn nhận rõ ràng về hiến máu và kinh doanh máu.
Về hiến máu.
Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể với rất nhiều chức năng mang tính tồn vong. Dân gian có câu “tao chơi khô máu với mày”, “khô máu” nghĩa là chết - đủ hiểu sự quan trọng của máu là cỡ nào.
Có muôn vàn lý do để cơ thể khô máu (do tai nạn, do phẫu thuật, vân vân và mây mây) vì vậy lượng máu dự phòng ở các bệnh viện luôn thiếu.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang hàng ngày cân não tìm ra một chất có thể thay thế được máu tự nhiên tuy nhiên kết quả vẫn chỉ hết sức khiêm tốn. Máu tự nhiên vẫn là lựa chọn phổ biến cho đến nay trong điều trị thiếu hụt máu.
Máu dự trữ ở đâu ra? Đó là từ Người bán máu và Người hiến máu. Hôm nay, tôi nói về Hiến máu
Nhiều người trong mỗi lần đối thoại các vấn đề liên quan đến lợi ích, hay bắt đầu bằng chữ “Ngu gì”? Bánh mì từ thiện ngu gì không lấy vài chục ổ? Ngu gì không chen ngang khi sắp hàng tính tiền trong siêu thị?
Và trong lĩnh vực này, người ta sẽ than vãn “Ngu gì hiến máu khi bọn bác sĩ lấy máu nhân đạo của mình đi bán với giá cao cho bệnh nhân”…
Hiến máu (Blood Donation) không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần mà liên quan đến kéo dài sinh mệnh ai đó, liên quan đến làm thiện hơn là tiền bạc.
Khi ra khỏi cơ thể, máu của đồng bào sẽ đi đâu?
Đầu tiên, thật buồn phải thông báo cho mọi người rằng không phải tất cả máu được hút ra từ cơ thể của chúng ta đều được sử dụng để bơm vào người khác. Các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là: sàng lọc -> sản xuất -> bảo quản -> phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ người nhóm máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.
Đồng bào chìa tay hoan hỷ cho bác sĩ hút máu, sau đó đồng bào về up hình khoe facebook hoặc thầm lặng chẳng nói với ai thì đồng bào cũng đã thực hiện xong hạnh Bố thí - Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, theo Phật giáo đó là thí “nội tài” là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Máu đồng bào đã vào kho, còn lại là việc của các bác sĩ và chuyên viên đưa đến cho người dùng theo đúng quy trình khoa học.
Như tôi đã nói ở trên, giọt máu từ tay “đồng bào khỏe” chỉ mới là nguồn nguyên liệu bước đầu cho một quá trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt trước khi đến tới “đồng bào yếu” và quy trình này vô cùng tốn kém.
Nói về kinh tế
Toàn bộ quy trình nếu tính đúng khi mỗi đơn vị máu trải qua tất cả các công đoạn xử lý đến tay người bệnh có giá không dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh chỉ phải trả 450 đến 810 nghìn đồng tùy vào nhu cầu. Thật ngạc nhiên rằng Nhà nước vẫn đang hàng ngày bù lỗ cho từng đơn vị máu được bán ra cho bênh nhân cần. Ý nghĩa của câu “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” nó nằm ở chỗ ấy. Số tiền bệnh nhân phải đóng là để duy trì cho chính giọt máu kia được “sống” qua bao nhiêu giai đoạn chứ không phải Bộ Y tế bán máu ăn lời, xin đồng bào minh xét.
Thực tế, người hay "chửi" Bộ Y tế lại thường là chưa bao giờ hiến máu vì một khi đã ngờ vực chẳng ai lại đâm đầu vào làm hết. Những người đó cho rằng nhà nước đang “lợi dụng” người hiến máu, chỉ thấy âm mưu sau hành động. Với trí tuệ dao động quanh miệng giếng và sự thù hận máu tươi tột độ, một ngày nào đó trong bàn ăn, chúng sẽ đập bàn và hét lên: “Sao Chính quyền lại cho phép bỏ máu vào tiết canh thế này”.
Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.
Câu trả lời cho câu hỏi "Có nên hiến máu không" cũng giống như bạn tự hỏi "Thấy chết có nên cứu không", "Có nên làm việc thiện không" mà thôi. Và chắc chắn, tôi tin mọi người đã có câu trả lời cho mình.
From: Anh Ba Sài Gòn
(đã được biên tập lại do lời lẽ tác giả dùng quá sắc bén ^^)
Về hiến máu.
Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể với rất nhiều chức năng mang tính tồn vong. Dân gian có câu “tao chơi khô máu với mày”, “khô máu” nghĩa là chết - đủ hiểu sự quan trọng của máu là cỡ nào.
Có muôn vàn lý do để cơ thể khô máu (do tai nạn, do phẫu thuật, vân vân và mây mây) vì vậy lượng máu dự phòng ở các bệnh viện luôn thiếu.
Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang hàng ngày cân não tìm ra một chất có thể thay thế được máu tự nhiên tuy nhiên kết quả vẫn chỉ hết sức khiêm tốn. Máu tự nhiên vẫn là lựa chọn phổ biến cho đến nay trong điều trị thiếu hụt máu.
Máu dự trữ ở đâu ra? Đó là từ Người bán máu và Người hiến máu. Hôm nay, tôi nói về Hiến máu
Nhiều người trong mỗi lần đối thoại các vấn đề liên quan đến lợi ích, hay bắt đầu bằng chữ “Ngu gì”? Bánh mì từ thiện ngu gì không lấy vài chục ổ? Ngu gì không chen ngang khi sắp hàng tính tiền trong siêu thị?
Và trong lĩnh vực này, người ta sẽ than vãn “Ngu gì hiến máu khi bọn bác sĩ lấy máu nhân đạo của mình đi bán với giá cao cho bệnh nhân”…
Hiến máu (Blood Donation) không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần mà liên quan đến kéo dài sinh mệnh ai đó, liên quan đến làm thiện hơn là tiền bạc.
Khi ra khỏi cơ thể, máu của đồng bào sẽ đi đâu?
Đầu tiên, thật buồn phải thông báo cho mọi người rằng không phải tất cả máu được hút ra từ cơ thể của chúng ta đều được sử dụng để bơm vào người khác. Các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là: sàng lọc -> sản xuất -> bảo quản -> phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ người nhóm máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.
Đồng bào chìa tay hoan hỷ cho bác sĩ hút máu, sau đó đồng bào về up hình khoe facebook hoặc thầm lặng chẳng nói với ai thì đồng bào cũng đã thực hiện xong hạnh Bố thí - Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, theo Phật giáo đó là thí “nội tài” là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Máu đồng bào đã vào kho, còn lại là việc của các bác sĩ và chuyên viên đưa đến cho người dùng theo đúng quy trình khoa học.
Như tôi đã nói ở trên, giọt máu từ tay “đồng bào khỏe” chỉ mới là nguồn nguyên liệu bước đầu cho một quá trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt trước khi đến tới “đồng bào yếu” và quy trình này vô cùng tốn kém.
Nói về kinh tế
Toàn bộ quy trình nếu tính đúng khi mỗi đơn vị máu trải qua tất cả các công đoạn xử lý đến tay người bệnh có giá không dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh chỉ phải trả 450 đến 810 nghìn đồng tùy vào nhu cầu. Thật ngạc nhiên rằng Nhà nước vẫn đang hàng ngày bù lỗ cho từng đơn vị máu được bán ra cho bênh nhân cần. Ý nghĩa của câu “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” nó nằm ở chỗ ấy. Số tiền bệnh nhân phải đóng là để duy trì cho chính giọt máu kia được “sống” qua bao nhiêu giai đoạn chứ không phải Bộ Y tế bán máu ăn lời, xin đồng bào minh xét.
Thực tế, người hay "chửi" Bộ Y tế lại thường là chưa bao giờ hiến máu vì một khi đã ngờ vực chẳng ai lại đâm đầu vào làm hết. Những người đó cho rằng nhà nước đang “lợi dụng” người hiến máu, chỉ thấy âm mưu sau hành động. Với trí tuệ dao động quanh miệng giếng và sự thù hận máu tươi tột độ, một ngày nào đó trong bàn ăn, chúng sẽ đập bàn và hét lên: “Sao Chính quyền lại cho phép bỏ máu vào tiết canh thế này”.
Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.
Câu trả lời cho câu hỏi "Có nên hiến máu không" cũng giống như bạn tự hỏi "Thấy chết có nên cứu không", "Có nên làm việc thiện không" mà thôi. Và chắc chắn, tôi tin mọi người đã có câu trả lời cho mình.
From: Anh Ba Sài Gòn
(đã được biên tập lại do lời lẽ tác giả dùng quá sắc bén ^^)
- Từ khóa
- bán máu hiến máu huyết học kinh doanh máu tự thiện