Khói là chất liệu dệt nên sắc cảnh lịch sử, đặc biệt là Việt Nam. Nó là dải lụa êm dịu cuốn theo dòng sông kí ức. Nó gắn liền với nhân dân ta qua từng giai đoạn; từ những làn mưa bom đạn thời chiến tranh, từ những bếp lửa bập bùng khắc chạng vạng, hay từ những ống khói thời kì công nghiệp hiện nay. Đồng thời, khói cũng lặng lẽ góp mặt trong khung tranh văn hóa của dân tộc ta qua ánh lửa nhẹ êm từ chiếc điếu thuở xưa.
Ta đều biết, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào, nó cũng là một “khúc dạo đầu” không thể thiếu của nhân dân ta, có lẽ bởi vị cay của nó khác với trầu, lại thêm phần gọn gàng và công đoạn chuẩn bị bớt phức tạp hơn. Nó trao ta chút khoái cảm nhẹ nhàng, nó dìu ta vào sông mơ, khơi lên cái lâng lâng để cuộc gặp mặt thêm phần thăng hoa, cảm xúc. Thời nay, ít khi tôi được thấy chiếc điếu xuất hiện thường xuyên; nhưng khi ta nhìn lại thước phim xưa cũ, ta có thể thấy chẳng ai là không biết tới thuốc lào, từ nam thanh nữ tú đến tầng cao lớp thấp, chúng ta làm bạn với điếu cày như một thú vui giản dị, như một tập quán đã nằm sẵn trong văn hóa từ lâu.
Trong mắt tôi, hình ảnh điếu thuốc lào thật đẹp, từ khoảnh khắc nhả khói pha vào bụi nắng vàng nhạt, tan nhẹ vào không trung, đến âm thanh giòn tan khi các cụ rít một hơi thật sâu vào lá phổi. Nắng cứ thế mà chảy xuống, phủ lên chiếc điếu một sắc màu ấm áp tô điểm cho cái khung cảnh dường như bị chậm lại bởi dòng cảm xúc tràn ra cả không gian. Thuốc lào không chỉ ở bên dân ta vào buổi sáng, nó còn cùng ta tâm sự dưới đêm trăng. Khói thuốc thoáng nhuộm ánh trăng, lững lờ pha vào khoảng không tĩnh lặng bị rung lên bởi tiếng rít, lặng trôi trên tách trà vàng lờ mờ như mặt hồ phủ sương đêm.
Có một điều khá thú vị là dù dân ta hút thuốc sành điệu là thế, chế tác ra nhiều loại điếu là thế; nhưng, loại thuốc này vốn không bắt nguồn từ đất Việt Nam ta, Lê Quý Đôn ghi chép rằng từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao ( Lào) mang giống tương tư thảo (cỏ tương tư) đến nước Nam, dân ta mới đem trồng. Từ đó, loại thuốc “quyến rũ” vô cùng này được quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”. Tôi nghĩ cũng vì thế mà loại thuốc này mới mang một cái tên giản dị là thuốc Lào.
Ta đều biết, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào, nó cũng là một “khúc dạo đầu” không thể thiếu của nhân dân ta, có lẽ bởi vị cay của nó khác với trầu, lại thêm phần gọn gàng và công đoạn chuẩn bị bớt phức tạp hơn. Nó trao ta chút khoái cảm nhẹ nhàng, nó dìu ta vào sông mơ, khơi lên cái lâng lâng để cuộc gặp mặt thêm phần thăng hoa, cảm xúc. Thời nay, ít khi tôi được thấy chiếc điếu xuất hiện thường xuyên; nhưng khi ta nhìn lại thước phim xưa cũ, ta có thể thấy chẳng ai là không biết tới thuốc lào, từ nam thanh nữ tú đến tầng cao lớp thấp, chúng ta làm bạn với điếu cày như một thú vui giản dị, như một tập quán đã nằm sẵn trong văn hóa từ lâu.
Trong mắt tôi, hình ảnh điếu thuốc lào thật đẹp, từ khoảnh khắc nhả khói pha vào bụi nắng vàng nhạt, tan nhẹ vào không trung, đến âm thanh giòn tan khi các cụ rít một hơi thật sâu vào lá phổi. Nắng cứ thế mà chảy xuống, phủ lên chiếc điếu một sắc màu ấm áp tô điểm cho cái khung cảnh dường như bị chậm lại bởi dòng cảm xúc tràn ra cả không gian. Thuốc lào không chỉ ở bên dân ta vào buổi sáng, nó còn cùng ta tâm sự dưới đêm trăng. Khói thuốc thoáng nhuộm ánh trăng, lững lờ pha vào khoảng không tĩnh lặng bị rung lên bởi tiếng rít, lặng trôi trên tách trà vàng lờ mờ như mặt hồ phủ sương đêm.
Có một điều khá thú vị là dù dân ta hút thuốc sành điệu là thế, chế tác ra nhiều loại điếu là thế; nhưng, loại thuốc này vốn không bắt nguồn từ đất Việt Nam ta, Lê Quý Đôn ghi chép rằng từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao ( Lào) mang giống tương tư thảo (cỏ tương tư) đến nước Nam, dân ta mới đem trồng. Từ đó, loại thuốc “quyến rũ” vô cùng này được quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”. Tôi nghĩ cũng vì thế mà loại thuốc này mới mang một cái tên giản dị là thuốc Lào.
Thế tại sao dù biết hút thuốc lào không có lợi cho sức khỏe, ông cha ta không ngưng việc hút thuốc lại? Theo tôi, vì ngoài việc mang lại khoái cảm khi hút, ngày xưa dân ta còn yêu thích thuốc lào bởi họ quan niệm rằng hút thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí. Vậy nên thuốc lào ngày càng trở nên phổ biến, người người hút, nhà nhà hút. Nhưng có thời, thuốc lào lại chính là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Đó cũng là lí do vì sao năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), nhà vua đã hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu. Thế nhưng thuốc lào là một văn hóa, và dĩ nhiên đã là văn hóa thì làm sao có thể muốn bỏ là bỏ, muốn triệt là triệt. Trước lệnh cấm của nhà vua, đã có nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để lén lút hút tận hưởng chút “khoái cảm thường niên”, vì thế mà lại càng sinh hoả tai. Về sau, triều đình biết không thể tuyệt được, nên đành bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Từ đó, dân ta có câu:
“Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
Đến tận bây giờ, khi ta dạo quanh một vòng hồ Tây nơi thủ đô nghìn năm văn hiến, dừng chân tại quán cà phê ven đường, làn khói thuốc vẫn sẽ thẫn thờ trôi qua trước đôi mắt. Với người dân, hình ảnh chiếc điếu thuốc dựng cạnh chiếc bàn nhựa, bên trên là tách cà phê đen cùng ấm trà vàng đậm vị dường như đã quá đỗi thân thuộc. Chính âm thanh rít điếu giòn giã ấy đã một phần lặng lẽ góp mặt tô nên góc phố Hà Nội, đồng thời cũng pha vào dòng văn hóa lâu đời nơi đây. Qua lăng kính nơi tôi, khi khói được pha vào không gian, nó nhẹ nhàng tua chậm khung cảnh được rưới màu nắng, phủ mờ khuôn mặt người thưởng thức tưởng như trao cho họ một tấm màn mỏng, khẽ gửi người ấy một chút riêng tư rất đỗi tinh tế.
Ấy mới nói, dù cuốn theo dải băng lịch sử từ thời chiến đến cả thời bình, thuốc lào vẫn luôn là một phần văn hóa dân tộc ta, dù có lẽ nó không mấy nổi bật như trầu cau, hay tỏa sáng như thi ca, thuốc lào vẫn ở đó. Nó nép mình bên chiếc bàn nhỏ, dựng bên cạnh những chiếc ghế gỗ xưa hay trong góc nhà, giúp ta thư giãn một khắc giữa đời sống xô bồ ngoài kia một cách chậm rãi, dịu dàng,...
Ấy mới nói, dù cuốn theo dải băng lịch sử từ thời chiến đến cả thời bình, thuốc lào vẫn luôn là một phần văn hóa dân tộc ta, dù có lẽ nó không mấy nổi bật như trầu cau, hay tỏa sáng như thi ca, thuốc lào vẫn ở đó. Nó nép mình bên chiếc bàn nhỏ, dựng bên cạnh những chiếc ghế gỗ xưa hay trong góc nhà, giúp ta thư giãn một khắc giữa đời sống xô bồ ngoài kia một cách chậm rãi, dịu dàng,...
- Từ khóa
- hà nội