Chuyến tàu 1h30′ chậm mất hai tiếng vì trật bánh trên đường ray. Mọi người ngán ngẩm rời khỏi nhà ga. Một chiều mùa đông xám xịt ảm đạm.
Em ngồi yên trên chiếc ghế phòng chờ, không lo lắng mệt mỏi như bao người khác, đôi chân em đã quá mỏi.
Em đã dừng lại ở Hongkong, ở Singapore, ở Nhật, ở Mỹ, đã chạy dọc miền đất nước, đã đi xa, rất xa.
“Em hạnh phúc với hình dạng bây giờ chứ?” Lời anh lại thoảng như gió qua tai.
Cũng là một chiều mùa đông ảm đạm như thế với em. Em cười tít:
“Vui chứ, ít nhất là em đã có thể thỏa mãn giấc mơ đi vòng quanh thế giới.”
Kéo balo một mình ra sân bay, thế là em đi…Một mình…Rời khỏi cuộc sống anh đơn giản hơn em nghĩ rất nhiều. Dễ gì mà bỏ cuộc sống hằng ngày để thưởng cho mình một chuyến đi, ý nghĩ ấy đã tan nhanh hơn cả mây khói.
Chiều trên ga tàu tỉnh lẻ buồn thiu. Đồng hồ chậm rãi nhích từng giây phút được. Một buổi chiều chậm chạp.
-Tàu trật bánh, khổ thật- Người phụ nữ beo béo thở dài bắt chuyện với em- Lỡ hết việc mất thôi.
-Tàu của mình cũng cũ quá rồi cô ạ, tàu từ thời Pháp… Sự cố cũng không tránh khỏi.
-Ừ, vậy là đỡ đấy, có khi tàu chậm mất hai ngày vì ở trong bị lụt. Cậu đang làm gì thế? Trông cậu xinh trai quá. Cậu ăn một miếng nhé, Bi, bẻ ra cho chú ấy nào.
Người phụ nữ xởi lởi mời em một mẩu bánh mì, rồi kéo con trai vào lòng. Miếng bánh thơm lừng, dịu ngọt gợi lại cho em một điều gì đó đã rất xa. Câu chuyện cuốn đi với bao lo lắng thường nhật của người phụ nữ: lo tiền bạc, lo gia đình, lo chi tiêu, tiền nong, cơm áo gạo tiền, lo chồng lo con, những nỗi lo mà em không thể có. Cậu con trai chui vào lòng mẹ mở to mắt nhìn em.
-Ôi cô, có những việc cũng phải cho qua thôi. Mình cứ mặc kệ, chuyện phải đến thì đến thôi có lo cũng chẳng được gì.
-Ừ, cũng có lúc, cô phải quên đi… Cậu còn trẻ quá mà đi được nhiều nơi thật. Giỏi thật đấy, cậu đã đi những đâu vậy? Thằng Bi dốt lắm cơ, ráng học hành lên để được chú nhé.
Người mẹ khẽ mắng yêu đứa con nhưng Bi không hiểu, nó khẽ nhăn mặt, cái điệu nhăn mặt giống hệt anh.
Có tiếng leng keng của cái thìa khuấy cà phê ở căng tin ga tàu, một người đàn ông cố rướn nhận lấy cốc cà phê từ bà bán hàng, tiếng keng keng mỗi sáng của ông phó chủ nhiệm khoa, cái vị đắng chát của cà phê nguyên chất đọng lại ở môi em. Anh cũng thích thứ cà phê ấy, cà phê thật đặc cho anh, bao giờ pha cà phê, em cũng phải thử để xem cà phê như thế được chưa. Lần đầu tiên em phải nếm vị đắng và là lần đầu tiên, em say mê cái vị ngọt ấy.
“-Thành viên nữ duy nhất trong nhóm ta đấy nhé- Ông phó chủ nhiệm khuôn mặt hiền lành như ông Di Lặc, cười to, giới thiệu em với tất cả mọi người trong nhóm, Thư này, anh Hà, anh Kiên, còn đây là Hùng. Phong là trợ lý của tôi, vừa mới tốt nghiệp đại học xong, chắc Thư biết rồi, nhất khóa k59 của trường . Nhắc nhở thêm là cả nhóm chưa ai có người yêu cả. ”
Cả nhóm rộ lên vây quanh em. Con bạn em bảo con gái theo cái ngành nghiên cứu khô khốc này hình như có… đặc quyền ấy, đặc quyền… chảnh. Em không để ý đến tay trợ lý bởi anh không đứng trong nhóm. Ngồi trên chiếc bàn làm việc, trên tay cầm một xấp tài liệu, anh chúi mũi vào đọc, chỉ nhướn mắt lên một chút, thế thôi.”
Một tiếng như tiếng còi tàu không biết ở đâu vọng lại, mọi người trên sân ga giật mình nhỏm nhìn đường ray. Tiếng ấy vảng lên như đến một nơi xa xăm nào đó rồi tắt ngấm trong không trung. Mọi người ngán ngẩm, sốt ruột tựa lại vào thành ghế. Một buổi chiều quá dài…
“Anh Hà Nội gốc, con bạn em bảo dân Hà Nội với tỉnh lẻ hình như có đặc quyền…chảnh. Khi tham gia làm luận án người em sợ nhất là anh và mọi người có vẻ cũng thế. “Tên đó uống kẻng lắm”, anh Hà thì thào khi thấy em pha cà phê cho cả nhóm, “Trong đầu hắn không có khái niệm “điều kiện nới lỏng với phụ nữ” đâu”, anh Kiên khẽ bảo khi thấy anh yêu cầu cả em ở lại tiếp tục công việc. Anh ít nói, khó tính và khó gần. như thế đấy.
-Cô vào đây, anh khô khan gọi sau khi đọc sau luận án của em. Cái giọng điệu khiến em giật thót bao lần. Vứt xoạch cái luận án lên bàn, anh nói:
-Viết lại. Cô viết cái nhăng cuội gì vậy
-Dạ, em ngạc nhiên và bất mãn. Một tay trợ lý vừa mới ra trường mà luôn nói với mình cái giọng kẻ cả như thế. Mà nói với ai? Với mình ư, một người chí ít cũng chưa bao giờ bị phàn nàn một tiếng về học tập, một sinh viên chí ít cũng là một trong những sinh viên xuất sắc của khóa.
-Tôi đã đánh dấu những sai sót, cô về xem lại. Xem xét kĩ rồi có gì hỏi thầy phó chủ nhiệm.
-Dạ.
Tối về, em khá ngạc nhiên là sao anh nắm chắc kiến thức thế, cả bài luận án chi chít dấu chữ đỏ. Dù khó chịu thật nhưng em cũng phải chịu là anh đã đúng. Thật trong thâm tâm, trong cả nhóm, em nể mỗi anh.”
Bốn giờ, sân ga nhốn nháo, giờ tàu đã về. Tiếng loa thông báo đều đều yêu cầu quý khách ra khỏi sân ga kéo em về thực tại.
-Cô, để cháu xách cho.
Người phụ nữ đưa cho em cái túi nặng, hơi lăn tăn:
-Có nặng lắm không. Trông cháu thư sinh thế kia…
-Cháu con trai mà cô, nặng nhọc gì, cô còn bế em.
Gió lạnh đầu mùa luồn lách qua đám người. Chuyến tàu về Hà Nội chưa đến. 4h15′ rồi 4h30′, con tàu vẫn chưa xuất hiện, vài người kéo lại áo khoác. Bi cũng được mẹ kéo lại, quàng thêm cái khăn len. Mắt thằng bé trong veo cứ ngỏng bằng được ngó con tàu đến.
-Tàu nó…xịt lốp, cháu chờ làm gì, ai đó nói vui.
Mọi người đều cười. Ít nhất thì thời gian chờ đợi cũng như được rút ngắn đi. Hà Nội xa xăm quá, mọi người chờ đã quá lâu rồi…
“ Em gặp anh liên tục. Nhiều hơn em nghĩ rất nhiều. Phòng thí nghiệm luôn có người cho đến 10 giờ tối, em và anh làm chung một phòng nhưng chẳng bao giờ nói chuyện. Đúng một lần, ngày đầu tiên khi thấy em, anh ngạc nhiên:
-Cô đến làm gì?
-Em hoàn thành luận án. Lần sau em viết, mong được anh sửa giúp cho.
-Sao tôi phải giúp cô? Anh buông thõng, Lần trước chẳng qua là thầy nhờ nên tôi mới đọc thôi.
Em nói thành tâm mà chỉ nhận được có thế. Anh theo đuổi một dự án cho người nước ngoài nên có lẽ anh bận không có thì giờ. Em hơi hẫng đành tự an ủi mình, ít nhất thì em cũng phải được anh công nhận là người trong nhóm chứ không phải là kẻ có trình độ thấp đang cầu xin sự giúp đỡ .
Anh đầu phòng và em cuối phòng, mỗi người hoạt động độc lập không ai ảnh hưởng đến ai, từ chỗ em có thể nhìn thẳng đến chỗ anh, kẻ khó ưa đang làm động lực của mình. Những ngày học tập ấy thật sự mệt mỏi, em về nhà lúc 10h đêm và nghiên cứu thêm đến nửa đêm. Một vài cơn đau đã xuất hiện ở vùng bụng. Con bạn em chép miệng:
-Mày ăn ngủ không điều độ lại đau dạ dày đấy mà. Con gái giỏi quá như mày cũng có để làm gì đâu. Mày bằng đấy năm xuất sắc thế là đủ rồi. Con gái không đủ đầu óc để làm chuyên môn giỏi như con trai nhưng lại có khả năng làm nhiều việc hơn con trai. Mày tự ái cái chết gì. Mấy ai đầu óc như hắn mà cứ cố theo làm gì. Hắn giỏi kệ hắn, giỏi cũng có cạp đất mà ăn được à? Càng ngày càng xanh xao đi đấy, trông có khác bộ xương trong phòng thí nghiệm không?
Em chỉ cười, rồi từng ngày từng ngày một, em quen dần cái lịch làm việc như điên, quen dần thứ cà phê thật đặc, quen với việc đi về một mình không còn con bạn đón nữa, quen dần với cách nhìn anh thật lâu.
Và như thế, từng ngày tình yêu ghé đến đây…
Anh vẫn biết em nhìn anh, anh thản nhiên nhìn lại dù chỉ là thoáng qua vì có lẽ anh thấy rõ trong mắt em cái sự khó chịu từ bài luận án đấy. Không rõ thật từ lúc nào em thấy mình phải nhìn anh lâu hơn thường lệ cũng không rõ từ lúc nào em lại muốn lang thang lúc thành phố đã chìm trong giấc ngủ, chỉ là một chút thôi, được bên anh một chút, được trải lòng mình một chút. Trên những con đường vắng vẻ, dưới những ánh đèn vàng huy hoàng, em hạnh phúc với nỗi niềm nhỏ bé của riêng mình.
Tình yêu đôi khi thật kì lạ, nó đến và được ta níu giữ lại và thế là trở thành con rối trong tay nó dù con bạn em vẫn nhắc nhở liên tục rằng mày đang gầy đi rõ, rằng đừng có động vào cái tên “ quý sờ tộc”, dù em hiểu rằng là mình chỉ như một con bù nhìn lặng câm chỉ biết nhìn anh.
-Em giỏi chỉ sau mỗi Phong thôi đấy, Thư, anh Hà xuýt xoa nhìn bản luận án, hơn đứt bọn anh. Ai dám bảo em là sinh viên chưa ra trường
-Cháu gầy hơn nhiều rồi đấy, ông “Di Lặc” gật gù, sau đợt này tẩm bỏ nhiều vào, bù khoảng lỗ, hao tổn thịt mỡ.
-Làm đêm hả em, không sợ à? Anh Kiên hỏi, anh nghe nói khu này có ma. Cô đi đêm lắm có ngày gặp ma chưa?
-Dạ không, có anh Phong ở đấy nên thật cũng không sợ anh ạ.
-Sao Phong lại ở đấy? anh Hà ngạc nhiên.
-Để lam cái dự án nước ngoài nào đó đây anh.
-Nó xong lâu rồi mà, ông “Di lặc” nhún vai, xong đầu tháng trước… Cái thằng, còn nghiên cứu quái quỉ gì nữa đâu.
Trái tim em bỗng đập loạn lên một điều không thể tả…”
Đoàn tàu cuối cùng cũng đã đến, tiếng còi u u vang lên trên bầu trời đã nhá nhem. Tháng mùa đông, nhanh hết một ngày thế.
-Mẹ ơi, trời đi tránh rét-Bi líu lưỡi.
-Ừ, trời đi tránh rét, Người phụ nữ thở hắt, đi lên tàu tránh rét nào.
Hai mẹ con cô ấy lên toa khác, người mẹ tất tả kéo cậu con, Bi chỉ kịp vẫy tay chào em. Đôi mắt nó đen như cà phê phin, có gì ấy của thằng bé thật giống anh.
Em không biết tự bao giờ mình luôn cố tìm trong những khuôn mặt lạ lẫm mà mình gặp những đặc điểm giống như người thân của mình nhưng dù thế vẫn không thể xóa bỏ sự thật đây không phải là Hà Nội, đây không phải nhà mình.
Chuyến tàu băng băng thẳng tiến Hà Nội, những mái nhà xiêu vẹo lướt qua ô cửa, các căn nhà lần lượt lên đèn nhấp nhoáng. Em sắp về sau khi đã bỏ chạy thật xa. Kẻ yếu thế luôn là kẻ phải bỏ chạy, chạy lang thang một vòng tròn rồi lại trở về với đất mẹ …
Chúng ta luôn phải trả giá cho những bài học trong cuộc sống, đó là cái giá mà chúng ta tự nguyện trả nhưng giá mà chúng ta biết mặc cả thì chúng ta đã không phải trả một cái giá quá đắt như vậy.
“Cuối tháng sau, em biết mình bị ung thư, hậu quả cho một thời gian rất dài không biết chăm sóc bản thân và bỏ qua lời con bạn đi khám sức khỏe định kì. Ung thư tử cung. Cái giá quá đắt, khối u đã quá to.
Bác sĩ chẳng giấu điều gì. Cắt bỏ hết, tử cung, buồng trứng,… nhưng cũng không có gì là đảm bảo rằng em sẽ sống được thêm bao lâu. Con người hay thật, các tế bào tự phá hoại chính mình rồi đầu độc chính cơ thể mình.
Em bình tĩnh đón nhận tin ấy, sự bình tĩnh đi kèm với một nấm mồ đã sẵn sàng. Bác sĩ cũng hiểu điều đó, họ an ủi khá nhiều. Họ cũng hiểu là ung thư ấy, cái thứ bệnh sến mủn trong phim ấy khác nào bản án tử hình với phụ nữ đâu, tỉ lệ mổ thành công không cao, một phần cũng là loại phẫu thuật khó nhưng lí do chủ yếu là tinh thần của bệnh nhân. Họ đã chết sẵn rồi.
Anh không đến theo nhóm tới thăm em. Đơn giản là vì anh đang ở nước ngoài để thực hiện dự án của riêng anh. Đó là cái dự án anh làm trong thời gian em làm luận án. À, thì ra thế, em hụt hẫng, không phải em kéo anh lại lâu trong phòng thí nghiệm thế…Từng lời mỗi người trong nhóm nói có gì đó bóc tỉa dần trái tim em. Thỏang qua đâu đây là mùi cà phê quen thuộc, một vị đắng ngắt ở cổ họng, em quờ tay lấy cốc nước. Em đã giữ cái gì đâu để nó trở thành của em. Không, em hoàn toàn bình thản. Lục lọi lại trong đám tranh vẽ hồi nhỏ, em vô tình thấy một bức tranh vẽ chú phi công mới nhận ra rằng có một thời mình thích làm con trai đến thế. Phiêu du khắp nơi và quên hết mọi điều”.
Gió rít mạnh ngoài cửa. Gió mùa đang tăng cường xuống miền Bắc nước ta, cái thứ gió chẳng dễ chịu gì đang cuộn khói bụi bên ngoài cửa kính. Các cửa ô đã sáng trưng đèn, Hà Nội đang gần lắm, trong tiếng còi uuuu phát ra từ đầu tàu, Hà Nội mơ màng như một câu chuyện cổ tích.
Anh trong một buổi chiều tối đến thăm em. Người đầy bụi và mái tóc còn chưa kịp xuôi. Lần đầu tiên em thấy một người điềm tĩnh như anh cáu gắt với cô y tá. Anh kéo cái ghế lại gần em, khẽ buông tiếng thở dài:
-Anh nghe thầy bảo…
-Em biết bệnh của mình, ung thư tử cung, khối u đã di căn, không thể giữ lại được, cắt bỏ hết, buồng trứng, tử cung- Em trả lời bình thản an tâm hơn em nghĩ-… Ngày mai là mổ. Không sao hết, có anh ở đây…
Em nhận ra mình bỗng lỡ lời. Cắn chặt miệng lại rồi lại thấy như mình vừa bỏ qua một điều gì đó. Liệu người sắp chết có thể có quyền vòi vĩnh một chút không?
-Em hạnh phúc với hình dạng đó chứ?
Câu hỏi buông lửng, em sẽ là ai sau đó. Em sẽ không còn là em, em là con trai hay con gái, người em bỗng run lên nếu cái bức tranh phi công không hiện ra trước mắt thì có lẽ nước mắt đã chảy ra chan hòa. Em cười tít:
-Sau phẫu thuật, để tóc thành con trai luôn. Vui chứ, ít nhất là em đã có thể thỏa mãn giấc mơ đi vòng quanh thế giới.
-Em học thói nói dối ở đâu vậy?- Anh buông thõng câu hỏi, cắt đứt cái câu trả lời dối trá của em. Em gượng cười.
Anh cúi sát xuống giường, kéo em lại gần. Hơi ấm từ anh bọc lấy nỗi đau của em… Nước mắt em cố kìm nén bỗng tuôn trào. . Em đâu thể phủ nhận anh níu kéo em lại cho đến lúc này, nếu không, em đã ngã từ tầng năm xuống trước khi phải đón chờ cái kết bi thảm cho mình… Mai là ngày cuối em còn là em, em có khả năng giữ anh lại? Bàn tay em buông lơi như là một lời vĩnh biệt.
“Đừng chết”, anh khẽ thì thào bên tai. Nhưng em và anh đều biết thế là hết.
-Vâng.”
-Anh lấy hộ em cái ba lô- cô sinh viên với mắt kính tròn xoe ngồi cạnh nhờ em giúp.
-Để anh xách hộ xuống tàu cho.
Con tàu đã kết thúc một chuyến đi dài của nó. Sân ga nhộn nhịp đông vui hơn hẳn ga tàu tỉnh lẻ kia. Một ngày đông dài đã hết, những cơn gió luồn lách khắp nơi như báo hiệu một ngày mai rét hơn sẽ đến . Em rảo bước về phía cổng tàu, cố hoạt động thật nhanh cho ấm người, không thể đứng cóng cho chết rét được, ngừng hoạt động mới thật sự là chết.
Anh vẫn còn ở Hà Nội chứ ….
Em ngồi yên trên chiếc ghế phòng chờ, không lo lắng mệt mỏi như bao người khác, đôi chân em đã quá mỏi.
Em đã dừng lại ở Hongkong, ở Singapore, ở Nhật, ở Mỹ, đã chạy dọc miền đất nước, đã đi xa, rất xa.
“Em hạnh phúc với hình dạng bây giờ chứ?” Lời anh lại thoảng như gió qua tai.
Cũng là một chiều mùa đông ảm đạm như thế với em. Em cười tít:
“Vui chứ, ít nhất là em đã có thể thỏa mãn giấc mơ đi vòng quanh thế giới.”
Kéo balo một mình ra sân bay, thế là em đi…Một mình…Rời khỏi cuộc sống anh đơn giản hơn em nghĩ rất nhiều. Dễ gì mà bỏ cuộc sống hằng ngày để thưởng cho mình một chuyến đi, ý nghĩ ấy đã tan nhanh hơn cả mây khói.
Chiều trên ga tàu tỉnh lẻ buồn thiu. Đồng hồ chậm rãi nhích từng giây phút được. Một buổi chiều chậm chạp.
-Tàu trật bánh, khổ thật- Người phụ nữ beo béo thở dài bắt chuyện với em- Lỡ hết việc mất thôi.
-Tàu của mình cũng cũ quá rồi cô ạ, tàu từ thời Pháp… Sự cố cũng không tránh khỏi.
-Ừ, vậy là đỡ đấy, có khi tàu chậm mất hai ngày vì ở trong bị lụt. Cậu đang làm gì thế? Trông cậu xinh trai quá. Cậu ăn một miếng nhé, Bi, bẻ ra cho chú ấy nào.
Người phụ nữ xởi lởi mời em một mẩu bánh mì, rồi kéo con trai vào lòng. Miếng bánh thơm lừng, dịu ngọt gợi lại cho em một điều gì đó đã rất xa. Câu chuyện cuốn đi với bao lo lắng thường nhật của người phụ nữ: lo tiền bạc, lo gia đình, lo chi tiêu, tiền nong, cơm áo gạo tiền, lo chồng lo con, những nỗi lo mà em không thể có. Cậu con trai chui vào lòng mẹ mở to mắt nhìn em.
-Ôi cô, có những việc cũng phải cho qua thôi. Mình cứ mặc kệ, chuyện phải đến thì đến thôi có lo cũng chẳng được gì.
-Ừ, cũng có lúc, cô phải quên đi… Cậu còn trẻ quá mà đi được nhiều nơi thật. Giỏi thật đấy, cậu đã đi những đâu vậy? Thằng Bi dốt lắm cơ, ráng học hành lên để được chú nhé.
Người mẹ khẽ mắng yêu đứa con nhưng Bi không hiểu, nó khẽ nhăn mặt, cái điệu nhăn mặt giống hệt anh.
Có tiếng leng keng của cái thìa khuấy cà phê ở căng tin ga tàu, một người đàn ông cố rướn nhận lấy cốc cà phê từ bà bán hàng, tiếng keng keng mỗi sáng của ông phó chủ nhiệm khoa, cái vị đắng chát của cà phê nguyên chất đọng lại ở môi em. Anh cũng thích thứ cà phê ấy, cà phê thật đặc cho anh, bao giờ pha cà phê, em cũng phải thử để xem cà phê như thế được chưa. Lần đầu tiên em phải nếm vị đắng và là lần đầu tiên, em say mê cái vị ngọt ấy.
“-Thành viên nữ duy nhất trong nhóm ta đấy nhé- Ông phó chủ nhiệm khuôn mặt hiền lành như ông Di Lặc, cười to, giới thiệu em với tất cả mọi người trong nhóm, Thư này, anh Hà, anh Kiên, còn đây là Hùng. Phong là trợ lý của tôi, vừa mới tốt nghiệp đại học xong, chắc Thư biết rồi, nhất khóa k59 của trường . Nhắc nhở thêm là cả nhóm chưa ai có người yêu cả. ”
Cả nhóm rộ lên vây quanh em. Con bạn em bảo con gái theo cái ngành nghiên cứu khô khốc này hình như có… đặc quyền ấy, đặc quyền… chảnh. Em không để ý đến tay trợ lý bởi anh không đứng trong nhóm. Ngồi trên chiếc bàn làm việc, trên tay cầm một xấp tài liệu, anh chúi mũi vào đọc, chỉ nhướn mắt lên một chút, thế thôi.”
Một tiếng như tiếng còi tàu không biết ở đâu vọng lại, mọi người trên sân ga giật mình nhỏm nhìn đường ray. Tiếng ấy vảng lên như đến một nơi xa xăm nào đó rồi tắt ngấm trong không trung. Mọi người ngán ngẩm, sốt ruột tựa lại vào thành ghế. Một buổi chiều quá dài…
“Anh Hà Nội gốc, con bạn em bảo dân Hà Nội với tỉnh lẻ hình như có đặc quyền…chảnh. Khi tham gia làm luận án người em sợ nhất là anh và mọi người có vẻ cũng thế. “Tên đó uống kẻng lắm”, anh Hà thì thào khi thấy em pha cà phê cho cả nhóm, “Trong đầu hắn không có khái niệm “điều kiện nới lỏng với phụ nữ” đâu”, anh Kiên khẽ bảo khi thấy anh yêu cầu cả em ở lại tiếp tục công việc. Anh ít nói, khó tính và khó gần. như thế đấy.
-Cô vào đây, anh khô khan gọi sau khi đọc sau luận án của em. Cái giọng điệu khiến em giật thót bao lần. Vứt xoạch cái luận án lên bàn, anh nói:
-Viết lại. Cô viết cái nhăng cuội gì vậy
-Dạ, em ngạc nhiên và bất mãn. Một tay trợ lý vừa mới ra trường mà luôn nói với mình cái giọng kẻ cả như thế. Mà nói với ai? Với mình ư, một người chí ít cũng chưa bao giờ bị phàn nàn một tiếng về học tập, một sinh viên chí ít cũng là một trong những sinh viên xuất sắc của khóa.
-Tôi đã đánh dấu những sai sót, cô về xem lại. Xem xét kĩ rồi có gì hỏi thầy phó chủ nhiệm.
-Dạ.
Tối về, em khá ngạc nhiên là sao anh nắm chắc kiến thức thế, cả bài luận án chi chít dấu chữ đỏ. Dù khó chịu thật nhưng em cũng phải chịu là anh đã đúng. Thật trong thâm tâm, trong cả nhóm, em nể mỗi anh.”
Bốn giờ, sân ga nhốn nháo, giờ tàu đã về. Tiếng loa thông báo đều đều yêu cầu quý khách ra khỏi sân ga kéo em về thực tại.
-Cô, để cháu xách cho.
Người phụ nữ đưa cho em cái túi nặng, hơi lăn tăn:
-Có nặng lắm không. Trông cháu thư sinh thế kia…
-Cháu con trai mà cô, nặng nhọc gì, cô còn bế em.
Gió lạnh đầu mùa luồn lách qua đám người. Chuyến tàu về Hà Nội chưa đến. 4h15′ rồi 4h30′, con tàu vẫn chưa xuất hiện, vài người kéo lại áo khoác. Bi cũng được mẹ kéo lại, quàng thêm cái khăn len. Mắt thằng bé trong veo cứ ngỏng bằng được ngó con tàu đến.
-Tàu nó…xịt lốp, cháu chờ làm gì, ai đó nói vui.
Mọi người đều cười. Ít nhất thì thời gian chờ đợi cũng như được rút ngắn đi. Hà Nội xa xăm quá, mọi người chờ đã quá lâu rồi…
“ Em gặp anh liên tục. Nhiều hơn em nghĩ rất nhiều. Phòng thí nghiệm luôn có người cho đến 10 giờ tối, em và anh làm chung một phòng nhưng chẳng bao giờ nói chuyện. Đúng một lần, ngày đầu tiên khi thấy em, anh ngạc nhiên:
-Cô đến làm gì?
-Em hoàn thành luận án. Lần sau em viết, mong được anh sửa giúp cho.
-Sao tôi phải giúp cô? Anh buông thõng, Lần trước chẳng qua là thầy nhờ nên tôi mới đọc thôi.
Em nói thành tâm mà chỉ nhận được có thế. Anh theo đuổi một dự án cho người nước ngoài nên có lẽ anh bận không có thì giờ. Em hơi hẫng đành tự an ủi mình, ít nhất thì em cũng phải được anh công nhận là người trong nhóm chứ không phải là kẻ có trình độ thấp đang cầu xin sự giúp đỡ .
Anh đầu phòng và em cuối phòng, mỗi người hoạt động độc lập không ai ảnh hưởng đến ai, từ chỗ em có thể nhìn thẳng đến chỗ anh, kẻ khó ưa đang làm động lực của mình. Những ngày học tập ấy thật sự mệt mỏi, em về nhà lúc 10h đêm và nghiên cứu thêm đến nửa đêm. Một vài cơn đau đã xuất hiện ở vùng bụng. Con bạn em chép miệng:
-Mày ăn ngủ không điều độ lại đau dạ dày đấy mà. Con gái giỏi quá như mày cũng có để làm gì đâu. Mày bằng đấy năm xuất sắc thế là đủ rồi. Con gái không đủ đầu óc để làm chuyên môn giỏi như con trai nhưng lại có khả năng làm nhiều việc hơn con trai. Mày tự ái cái chết gì. Mấy ai đầu óc như hắn mà cứ cố theo làm gì. Hắn giỏi kệ hắn, giỏi cũng có cạp đất mà ăn được à? Càng ngày càng xanh xao đi đấy, trông có khác bộ xương trong phòng thí nghiệm không?
Em chỉ cười, rồi từng ngày từng ngày một, em quen dần cái lịch làm việc như điên, quen dần thứ cà phê thật đặc, quen với việc đi về một mình không còn con bạn đón nữa, quen dần với cách nhìn anh thật lâu.
Và như thế, từng ngày tình yêu ghé đến đây…
Anh vẫn biết em nhìn anh, anh thản nhiên nhìn lại dù chỉ là thoáng qua vì có lẽ anh thấy rõ trong mắt em cái sự khó chịu từ bài luận án đấy. Không rõ thật từ lúc nào em thấy mình phải nhìn anh lâu hơn thường lệ cũng không rõ từ lúc nào em lại muốn lang thang lúc thành phố đã chìm trong giấc ngủ, chỉ là một chút thôi, được bên anh một chút, được trải lòng mình một chút. Trên những con đường vắng vẻ, dưới những ánh đèn vàng huy hoàng, em hạnh phúc với nỗi niềm nhỏ bé của riêng mình.
Tình yêu đôi khi thật kì lạ, nó đến và được ta níu giữ lại và thế là trở thành con rối trong tay nó dù con bạn em vẫn nhắc nhở liên tục rằng mày đang gầy đi rõ, rằng đừng có động vào cái tên “ quý sờ tộc”, dù em hiểu rằng là mình chỉ như một con bù nhìn lặng câm chỉ biết nhìn anh.
-Em giỏi chỉ sau mỗi Phong thôi đấy, Thư, anh Hà xuýt xoa nhìn bản luận án, hơn đứt bọn anh. Ai dám bảo em là sinh viên chưa ra trường
-Cháu gầy hơn nhiều rồi đấy, ông “Di Lặc” gật gù, sau đợt này tẩm bỏ nhiều vào, bù khoảng lỗ, hao tổn thịt mỡ.
-Làm đêm hả em, không sợ à? Anh Kiên hỏi, anh nghe nói khu này có ma. Cô đi đêm lắm có ngày gặp ma chưa?
-Dạ không, có anh Phong ở đấy nên thật cũng không sợ anh ạ.
-Sao Phong lại ở đấy? anh Hà ngạc nhiên.
-Để lam cái dự án nước ngoài nào đó đây anh.
-Nó xong lâu rồi mà, ông “Di lặc” nhún vai, xong đầu tháng trước… Cái thằng, còn nghiên cứu quái quỉ gì nữa đâu.
Trái tim em bỗng đập loạn lên một điều không thể tả…”
Đoàn tàu cuối cùng cũng đã đến, tiếng còi u u vang lên trên bầu trời đã nhá nhem. Tháng mùa đông, nhanh hết một ngày thế.
-Mẹ ơi, trời đi tránh rét-Bi líu lưỡi.
-Ừ, trời đi tránh rét, Người phụ nữ thở hắt, đi lên tàu tránh rét nào.
Hai mẹ con cô ấy lên toa khác, người mẹ tất tả kéo cậu con, Bi chỉ kịp vẫy tay chào em. Đôi mắt nó đen như cà phê phin, có gì ấy của thằng bé thật giống anh.
Em không biết tự bao giờ mình luôn cố tìm trong những khuôn mặt lạ lẫm mà mình gặp những đặc điểm giống như người thân của mình nhưng dù thế vẫn không thể xóa bỏ sự thật đây không phải là Hà Nội, đây không phải nhà mình.
Chuyến tàu băng băng thẳng tiến Hà Nội, những mái nhà xiêu vẹo lướt qua ô cửa, các căn nhà lần lượt lên đèn nhấp nhoáng. Em sắp về sau khi đã bỏ chạy thật xa. Kẻ yếu thế luôn là kẻ phải bỏ chạy, chạy lang thang một vòng tròn rồi lại trở về với đất mẹ …
Chúng ta luôn phải trả giá cho những bài học trong cuộc sống, đó là cái giá mà chúng ta tự nguyện trả nhưng giá mà chúng ta biết mặc cả thì chúng ta đã không phải trả một cái giá quá đắt như vậy.
“Cuối tháng sau, em biết mình bị ung thư, hậu quả cho một thời gian rất dài không biết chăm sóc bản thân và bỏ qua lời con bạn đi khám sức khỏe định kì. Ung thư tử cung. Cái giá quá đắt, khối u đã quá to.
Bác sĩ chẳng giấu điều gì. Cắt bỏ hết, tử cung, buồng trứng,… nhưng cũng không có gì là đảm bảo rằng em sẽ sống được thêm bao lâu. Con người hay thật, các tế bào tự phá hoại chính mình rồi đầu độc chính cơ thể mình.
Em bình tĩnh đón nhận tin ấy, sự bình tĩnh đi kèm với một nấm mồ đã sẵn sàng. Bác sĩ cũng hiểu điều đó, họ an ủi khá nhiều. Họ cũng hiểu là ung thư ấy, cái thứ bệnh sến mủn trong phim ấy khác nào bản án tử hình với phụ nữ đâu, tỉ lệ mổ thành công không cao, một phần cũng là loại phẫu thuật khó nhưng lí do chủ yếu là tinh thần của bệnh nhân. Họ đã chết sẵn rồi.
Anh không đến theo nhóm tới thăm em. Đơn giản là vì anh đang ở nước ngoài để thực hiện dự án của riêng anh. Đó là cái dự án anh làm trong thời gian em làm luận án. À, thì ra thế, em hụt hẫng, không phải em kéo anh lại lâu trong phòng thí nghiệm thế…Từng lời mỗi người trong nhóm nói có gì đó bóc tỉa dần trái tim em. Thỏang qua đâu đây là mùi cà phê quen thuộc, một vị đắng ngắt ở cổ họng, em quờ tay lấy cốc nước. Em đã giữ cái gì đâu để nó trở thành của em. Không, em hoàn toàn bình thản. Lục lọi lại trong đám tranh vẽ hồi nhỏ, em vô tình thấy một bức tranh vẽ chú phi công mới nhận ra rằng có một thời mình thích làm con trai đến thế. Phiêu du khắp nơi và quên hết mọi điều”.
Gió rít mạnh ngoài cửa. Gió mùa đang tăng cường xuống miền Bắc nước ta, cái thứ gió chẳng dễ chịu gì đang cuộn khói bụi bên ngoài cửa kính. Các cửa ô đã sáng trưng đèn, Hà Nội đang gần lắm, trong tiếng còi uuuu phát ra từ đầu tàu, Hà Nội mơ màng như một câu chuyện cổ tích.
Anh trong một buổi chiều tối đến thăm em. Người đầy bụi và mái tóc còn chưa kịp xuôi. Lần đầu tiên em thấy một người điềm tĩnh như anh cáu gắt với cô y tá. Anh kéo cái ghế lại gần em, khẽ buông tiếng thở dài:
-Anh nghe thầy bảo…
-Em biết bệnh của mình, ung thư tử cung, khối u đã di căn, không thể giữ lại được, cắt bỏ hết, buồng trứng, tử cung- Em trả lời bình thản an tâm hơn em nghĩ-… Ngày mai là mổ. Không sao hết, có anh ở đây…
Em nhận ra mình bỗng lỡ lời. Cắn chặt miệng lại rồi lại thấy như mình vừa bỏ qua một điều gì đó. Liệu người sắp chết có thể có quyền vòi vĩnh một chút không?
-Em hạnh phúc với hình dạng đó chứ?
Câu hỏi buông lửng, em sẽ là ai sau đó. Em sẽ không còn là em, em là con trai hay con gái, người em bỗng run lên nếu cái bức tranh phi công không hiện ra trước mắt thì có lẽ nước mắt đã chảy ra chan hòa. Em cười tít:
-Sau phẫu thuật, để tóc thành con trai luôn. Vui chứ, ít nhất là em đã có thể thỏa mãn giấc mơ đi vòng quanh thế giới.
-Em học thói nói dối ở đâu vậy?- Anh buông thõng câu hỏi, cắt đứt cái câu trả lời dối trá của em. Em gượng cười.
Anh cúi sát xuống giường, kéo em lại gần. Hơi ấm từ anh bọc lấy nỗi đau của em… Nước mắt em cố kìm nén bỗng tuôn trào. . Em đâu thể phủ nhận anh níu kéo em lại cho đến lúc này, nếu không, em đã ngã từ tầng năm xuống trước khi phải đón chờ cái kết bi thảm cho mình… Mai là ngày cuối em còn là em, em có khả năng giữ anh lại? Bàn tay em buông lơi như là một lời vĩnh biệt.
“Đừng chết”, anh khẽ thì thào bên tai. Nhưng em và anh đều biết thế là hết.
-Vâng.”
-Anh lấy hộ em cái ba lô- cô sinh viên với mắt kính tròn xoe ngồi cạnh nhờ em giúp.
-Để anh xách hộ xuống tàu cho.
Con tàu đã kết thúc một chuyến đi dài của nó. Sân ga nhộn nhịp đông vui hơn hẳn ga tàu tỉnh lẻ kia. Một ngày đông dài đã hết, những cơn gió luồn lách khắp nơi như báo hiệu một ngày mai rét hơn sẽ đến . Em rảo bước về phía cổng tàu, cố hoạt động thật nhanh cho ấm người, không thể đứng cóng cho chết rét được, ngừng hoạt động mới thật sự là chết.
Anh vẫn còn ở Hà Nội chứ ….