Đặc điểm của văn tự sự là gì?

Đặc điểm của văn tự sự là gì?

Bich Khoa
Bich Khoa
  • CLB VHT thành viên 33
Văn tự sự đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Vậy văn tự sự là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của văn tự sự là gì?

Khái niệm văn tự sự

Văn tự sự là phương thức biểu đạt được dùng để kể hoặc tường thuật lại các sự kiện theo một trình tự nhất định, nối tiếp nhau tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Hà Giang 3.jpg

Đặc điểm chính của văn tự sự là việc kể lại câu chuyện với các tình tiết được sắp xếp, chắp nối liền mạch, tạo thành một bố cục hoàn chỉnh có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài.

Khác với văn miêu tả, văn tự sự yêu cầu người viết phải thể hiện được sự liền mạch giữa các điểm chính của bài viết, đem lại một câu chuyện, một sự việc được tường thuật đầy đủ.

Kỹ năng nổi bật văn tự sự, người viết phải có kỹ năng dẫn chuyện, trình bày vấn đề một cách liền mạch, xuyên suốt, các vấn đề được chắp nối với nhau bằng những nút thắt, tình tiết hấp dẫn. Qua đó, bài văn tự sự mới thực sự hay và lôi cuốn người đọc.

Nguồn gốc của văn tự sự là gì?​


Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học thế giới, có lẽ thể loại văn tự sự tồn tại sớm nhất, từ những mẩu chuyện kể, văn học dân gian. Các câu chuyện giàu sức tạo hình, thể hiện được bố cục mở thân kết, đem lại sự hấp dẫn, gay cấn đã được nhiều thế hệ người Việt đón nhận và tán dương. Tuân thủ theo nguyên tắc của văn tự sự, nhiều thế hệ tác giả đã xây dựng được nhiều cốt truyện khác nhau, với nhiều mục đích và phương thức trình bày, từ đó tạo thành 12 thể loại văn học dân gian nổi tiếng của người Việt Nam.

Cho tới giai đoạn hình thành chữ viết ở thế kỷ X, văn học dân gian chuyển mình thành văn học viết, và dòng văn tự sự được sử dụng liên tục, với nhiều mục đích khác nhau. Nổi bật nhất là dòng văn học kỳ bí, được dùng để kể lại những tích xưa, những câu chuyện rùng rợn trong dân gian truyền khẩu với nhau. Đôi lúc trong quá trình viết, tác giả cũng thêm thắt những tình tiết rùng rợn, càng làm cho bài văn thêm đáng sợ.

Chức năng của văn tự sự là gì?​


Văn tự sự kể lại những câu chuyện theo bố cục trình tự​


Đối với các câu chuyện, dù độ dài ngắn có khác nhau, thì văn tự sự vẫn được dùng để kể lại những câu chuyện theo bố cục trình tự nhất định. Là phương thức biểu đạt xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm văn học, văn tự sự được dùng để tái hiện lại ý tưởng của người viết, bằng cách xây dựng một hệ thống có đầy đủ các tình tiết, nhân vật, cốt truyện.

Sự tiện lợi của văn xuôi còn đến từ việc người viết có thể tùy ý thiết kế cốt truyện theo cách mình muốn. Chỉ cần đảm bảo các yếu tố mở, thân, kết và các tuyến nhân vật phù hợp, diễn giải các câu chuyện kể dưới dạng mạch văn, tác phẩm đã trở thành thể loại văn tự sự.

Chúng ta có thể lầm lẫn văn xuôi với văn tự sự, bởi trong giai đoạn văn học trung đại, văn xuôi được sử dụng liên tục trong các loại văn bản hành chính của triều đình. Tuy nhiên, văn xuôi được dùng để gọi chung các tác phẩm hành văn tự nhiên dựa theo lối văn nói, tuân thủ ngữ pháp chặt chẽ. Trong khi đó, văn tự sự chú trọng vào hệ thống nhân vật, các tình tiết xây dựng cốt truyện. Có thể nói, văn xuôi là thể loại văn học bao hàm văn tự sự.

Văn tự sự được sử dụng để lưu truyền những câu chuyện kể khác nhau​


Sự phát triển của văn học viết đã giúp chúng ta lưu trữ rất nhiều truyện kể dân gian khác nhau, thậm chí sáng tác và bổ sung thêm vào kho tàng văn học chung. Nhìn chung, văn tự sự được sử dụng để trình bày lại các tác phẩm văn học dân gian dưới dạng chữ viết, giúp các thế hệ đời sau lưu trữ và nhìn lại các sản phẩm văn học được tích trữ từ nhiều thế hệ trước. Các thể loại văn học đầu tiên như truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đều sử dụng phương thức tự sự để kể và tường thuật lại các câu chuyện dân gian. Sau này, các thể loại văn học khác như ngụ ngôn, truyện cười cũng dùng hình thức tự sự để truyền tải thông điệp dễ dàng đến công chúng.

Dấu hiệu nhận biết văn tự sự là gì?​


Một trong những bài tập đầu tiên khi tiếp xúc với chương trình Ngữ Văn chính là phân biệt các phương thức biểu đạt, phổ biến nhất là bài tập nhận biết văn tự sự. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn còn lẫn lộn giữa các phương thức biểu đạt, và nghệ thuật biểu đạt, khiến nhiều học sinh mất điểm oan ức. Dưới đây sẽ là ba dấu hiệu cơ bản nhất giúp chúng ta phân biệt và làm rõ được văn tự sự là gì.

Câu chuyện có đủ ba phần, mở, thân, kết​


Khác với văn miêu tả chỉ chú trọng vào việc đặc tả và biểu đạt sự vật hiện tượng, văn tự sự phải có đủ các phần cần thiết, từ mở bài, thân bài và kết bài, nhằm hình thành một cốt truyện hoàn chỉnh, nhằm khắc họa hình ảnh chân thực của con người hoặc cuộc sống. Trong đó:

Mở bài: Đối với thể loại văn tự sự, mở bài là nơi giới thiệu sơ lược các tuyến nhân vật xuất hiện, đồng thời bối cảnh xã hội của câu chuyện. Để giữ cho số chữ tối thiểu, các tác phẩm văn học dân gian thường mở bài bằng 1 đến 2 câu ngắn gọn, bao quát bối cảnh của câu chuyện. Ở Mở Bài, ngôi xưng hô sẽ là yếu tố quan trọng để định hình toàn bộ bài văn tự sự, việc lựa chọn khéo léo ngôi xưng hô sẽ tạo ra một cảm giác tổng quát cho bài văn tự sự.

Thân bài: Ở thân bài, các diễn biến của câu chuyện được đề cập và tiếp nối nhau đến cùng. Đó có thể là các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay), hoặc trình tự không gian (từ ngoài vào trong/từ sơ sài đến chi tiết), hoặc cũng có thể là sự phát triển của các nhân vật. Các yếu tố này sẽ làm cho bài văn tự sự có thêm chiều sâu.

Kết bài: các vấn đề phải được giải quyết ở thân bài đến kết bài, ở đoạn kết người viết có thể lồng ghép bài học hoặc một lời dẫn đơn giản để kết thúc bài văn.

Các vấn đề tiếp nối nhau liền mạch dẫn đến cái kết​


Để bài văn tự sự trở nên hay và mạch lạc hơn, người viết cần nghĩ đến các diễn biến nổi bật trong câu chuyện làm điểm nhấn, sau đó sáng tạo thêm những tình tiết bổ sung, làm cho câu chuyện thêm liền mạch và đi đến hồi kết.

Các vấn đề đặt ra trong văn tự sự phải được giải quyết bởi chính các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Khi ta làm văn nghị luận, quan điểm cá nhân có thể được sử dụng để viết và luận bàn đề bài và luận cứ ta đưa ra. Tuy nhiên, văn tự sự không nên có sự lạm bàn của tác giả, chỉ nên là quan điểm của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm.

Lối hành văn mềm mại uyển chuyển​


Là phương thức biểu đạt thử thách khả năng kể chuyện của người viết, văn tự sự yêu cầu người viết phải đảm bảo ngữ pháp, đồng thời linh hoạt sử dụng thêm nhiều phương thức biểu đạt khác, nhằm biến câu chuyện trở nên thu hút và mạch lạc hơn. Chúng ta có thể xem văn tự sự là một cái sườn hệ thống lại câu chuyện, từ mở đầu, các nút thắt cao trào, cho đến cái kết cuối. Việc điểm xuyết thêm các phương thức khác như miêu tả, biểu cảm sẽ làm cho bài văn mềm mại, trau chuốt hơn.

Tong Hop
 
Từ khóa Từ khóa
khái niệm văn tự sự tự sự tường thuật văn tự sự đặc điểm văn tự sự
  • Like
Reactions: Văn Học Trẻ
12
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.