Hướng dẫn Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 - Nghệ An năm học 2021 - 2022

Hướng dẫn Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 - Nghệ An năm học 2021 - 2022

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Sáng nay, 3/6/2021 các bạn học sinh khối lớp 9 tỉnh Nghệ An đã tham gia kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn. Chắc hẳn, các bạn đang hồi hộp chờ đợi đáp án và ssieerm thi của mình. Dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 tỉnh Nghệ An, mời các bạn cùng tham khảo

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2021 Nghệ An
Câu 1.
a. Từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm: "nhưng"
b. Từ láy: xào xạc
c. Cây chính là tượng trưng cho cha mẹ, bởi vậy ta có thể hiểu cha mẹ là mái ấm, là nơi che chở, sinh dưỡng và nuôi con khôn lớn trưởng thành, để con có thể tự tin bước vào cuộc sống của chính mình.
d. Các em tự lụa chọn thông điệp mà mình muốn nhất:
Gợi ý:
- Dù con có đi đâu chăng nữa thì bố mẹ luôn đợi con ở phía sau.
- Bố mẹ hãy cho con cái khoảng trời riêng của mình.

Câu 2.
Giới thiệu vấn đề:
Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng trong mỗi cuộc sống.
Bàn luận
1. Giải thích
- Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác đặc biệt là bố mẹ của mình.
2. Bàn luận
- Biểu hiện của tính tự lập
+ Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục
+ Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài
+ Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình
- Vì sao phải có tính tự lập?
+ Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
+ Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
+ Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
+ Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
+ Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
+ Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển
- Hiện trạng tính tự lập trong giới trẻ hiện nay
+ Học sinh đang thiếu dần tính tự lập vì mọi chuyện đều có bố mẹ lo.
+ Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm vào những kết quả mà bố mẹ đã đưa sẵn, không chịu làm việc mà chỉ muốn hưởng.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Chăm chỉ rèn luyện học tập
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập
Kết thúc vấn đề: Hãy rèn luyện để trở thành một người có tính tự lập vì "Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn..."

Câu 3.
a) Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
+ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
+ “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
- Khái quát nội dung khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
b) Thân bài
* Luận điểm 1
: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn
- Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

- Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.
- Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” -> Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bỏng của mình.
- Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.
=> Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.
* Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
- Tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"

- Tác giả kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa.
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"

- Động từ "ken, cài" ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

- Rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
-> Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chung dòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.
=> Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
- Cách nói phù hợp với người miền núi.
- Thể thơ tự do phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ.
- Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung khổ 1 bài Nói với con
- Nêu cảm nhận của em.
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
1K
1
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top