Đề 5: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích sau: (...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó

Đề 5: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích sau: (...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó

hưnga
hưnga
Mở bài:Giới thiệu vấn đề NL

Tham khảo:

Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng bất diệt. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được sự thay đổi trong tâm trạng của bé Thu trước vfa sau khi em nhận ra ông Sáu là cha. Sự thay đổi ấy được thể hiện rõ nét nhất là trong bữa ăn cơm ông Sáu gắp cho con cái trứng cá và khi Thu đã nhận ra cha nhưng cha em lại phải trở lại chiến trường.



II. Thân bài:

Khái quát


- Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Truyện kể về tình cảnh éo le của cha con ông Sáu để từ đó khẳng định rằng: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết được.

- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu nhận cha vì vết theo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết.

- Thu đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiệu ra, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường.

- Ở khu căn cứ, bao nỗi nhớ thương con sông dồn vào việc làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ nguy. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn.

2.Sự thay đổi trong tâm trạng của bé Thu ở hai đoạn truyện

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.


+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"


+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

3.Đánh giá:

- Nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, đầy cảm động, cách xây dựng tình uống éo le

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

C. Kết bài:

Có thể nói rằng “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện vô cùng cảm động. Tác phẩm ấy đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng kể chuyện của nhà văn, càng thêm trân trọng hơn tình cảm gia đình, thêm xót xa cho những hi sinh mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến. Từ câu chuyện của cha con anh Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về tình cảm gia đình, về trách nhiệm với quê hương đất nước. Chúng ta nhận ra rằng mình phải sống sao cho xứng đáng với quá khứ, với lịch sử của dân tộc. Và có lẽ chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử, “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.
 
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top