Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 9. Có đáp án chi tiết.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 9. Có đáp án chi tiết.

T
Tieuthuyet
  • Cộng tác viên 30
ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 9
NĂM HỌC 2017 -2018
THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1.( 2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Ngữ văn 9 - tập I)

a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  • Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó.
  • Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:
- Ông nói sấm, bà nói chớp
- Đi thưa, về trình
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )
Câu 2. ( 5 điểm)
Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể.

- Nguồn : Sưu tầm.
Các thầy cô xem thêm trong tài liệu đính kèm.
 
Từ khóa Từ khóa
có đáp án học kì 1 ngữ văn 9 đề kiểm tra
  • Love
Reactions: maituantu
3K
1
7
Trả lời
Đề 2:
Câu 1:
(2,0 đ)
Đọc phần trích sau:
Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:”Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”.
(“Lão Hạc” – Nam Cao)
Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên.
Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm)
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

(Ca dao)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(“Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên.
Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau:
1/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm.
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
2/ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Từ “lửa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “lủa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển?
Phân tích sự chuyển nghĩa của từ “Nhóm” đó.
Câu 4: (2,0 đ)
Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên.
Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “nhi đồng” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em.
- Nguồn : Sưu tầm
 
Đề số 3:
Câu 1: (2,0 đ)
Đọc phần trích sau:
Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:”Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi”.
  1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên.
  2. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây:
Một đèo...một đèo...lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

(“Đèo Ba Dội”- Hồ Xuân Hương)
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên.
Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó.
Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau:
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển?
Phân tích sự chuyển nghĩa của những từ “Nhóm” đó.
Câu 4: (2,0 đ)
Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên.
Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Phu nhân của tôi hôm nay đang đi lên rẫy làm nương.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “phu nhân” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em.
- Nguồn : Sưu tầm
 
đáp án đề 1 đâu ạ em xin với
 

Đang có mặt