Diện mạo thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX -Triều Anh

Triều Anh
Triều AnhTriều Anh đã được xác minh
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
376ffb77736aab34f27b.jpg

Ảnh: Sách hay -Văn học trẻ

Cuối thế kỷ XIX là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tiến trình của lịch sử văn học dân tộc. Trong vòng khoảng 50 năm, những biến động đời sống, chính trị, kinh tế,...đã làm thay đổi cả diện mạo văn học. Thơ văn yêu nước với âm hưởng bi tráng phát triển mạnh mẽ. Thơ trào phúng phát triển thành một dòng riêng với nhiều tác giả tác phẩm nổi bật. Đây là giai đoạn mà tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa ngày càng xuất hiện nhiều trong thơ ca. Các nhà thơ thường thể hiện sự căm ghét kẻ thù, căm ghét bọn quan lại xấu xa và các đối tượng xấu trong xã hội vào trong thơ bằng một giọng điệu châm biếm, đả kích.

Do đó, từ giữa thế kỷ XIX thơ trào phúng phát triển mạnh mẽ và trở thành một dòng riêng biệt. Nguyên nhân của việc thơ trào phúng của giai đoạn này trở thành một dòng riêng là do sự thay đổi lớn trong hình thái xã hội. Bọn thực dân Pháp sang xâm lược kéo theo đó là những biến động dữ dội của đất nước. Từ xã hội phong kiến, xã hội Việt Nam chuyển sang thực dân nửa phong kiến. Các truyền thống trân quý của dân tộc cũng bị thay đổi và mất mát dần. Xã hội xuất hiện ngày càng nhiều bọn quan lại chỉ biết theo Tây mà làm việc càn quấy với nhân dân. Bọn cơ hội lợi dụng thời cơ để kiếm lợi xuất hiện nhanh như nấm. Chính hoàn cảnh lịch sử xã hội này là cơ sở cho tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích xuất hiện nhiều trong thơ. Vì vậy, hơn bao giờ hết, thơ trào phúng phát triển vượt trội cả về số lượng tác phẩm và lực lượng sáng tác. Nếu như ở Bắc Kỳ có đại diện của thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX là Nguyễn Khuyến (1838 - 1909), Trần Tế Xương (1870 - 1907), Kép Trà (1873 - 1928), Nguyễn Thiện Kế (1858 - 1917); ở Trung Kỳ có các nhà thơ trào phúng nổi bật như Tú Quỳ (1828 - 1926), Phan Điện (1874 - 1945) thì ở Nam Kỳ có Phan Văn Trị (1830 - 1910), Học Lạc (1842 - 1915), Nhiêu Tâm (1840 - 1911)... Có thể thấy, ở Nam Bộ, chưa bao giờ trong lịch sử văn học, thơ trào phúng lại nở rộ đến vậy. Bất kỳ ai cũng có thể làm dăm ba câu thơ trào phúng với nhiều đề tài khác nhau lấy từ trong thực tế cuộc sống. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể, có thể thấy đội ngũ sáng tác thơ trào phúng ở Nam Bộ lúc này chủ yếu vẫn là các nhà nho. Ảnh hưởng từ cuộc xâm lăng và cuộc đại cải cách về văn hóa của thực dân Pháp, nhà nho từ vị trí của các Sanh Học, có địa vị nhất định trong xã hội trở thành tầng lớp bình dân. Do đó các nhà nho lúc này bị phân hóa sâu sắc. Đông đảo nhất là lớp nhà nho có tinh thần dân tộc. Trong họ luôn sục sôi ý chí căm thù giặc. Họ giàu lòng yêu nước, luôn kiên quyết không đội trời chung với giặc. Những sáng tác của các nhà nho này phần lớn là thơ văn yêu nước nhưng vẫn có một số tác phẩm trào phúng đặc sắc đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Đó là những đóng góp có giá trị tiêu biểu cho thơ trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
(còn tiếp)
Tác giả: Dương Thuý Phượng
 
Từ khóa Từ khóa
bùi hữu nghĩa diện mạo thơ trào phúng diện mạo thơ trào phúng nam bộ cuối thế kỉ xix học lạc nhiêu tâm phan văn trị thơ trào phúng thơ trào phúng nam bộ văn học trào phúng
667
2
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.