Nếu có ai đó hỏi thứ nguy hiểm nhất của đàn bà con gái là gì thì câu trả lời không gì khác ngoài sắc đẹp. Sự cám dỗ và mê hoặc được các đấng mày râu, nam nhi đại trượng phu dũng mãnh thì không thể nào xem thường. Vẻ nghiêng nước nghiêng thành của Tây Thi, sắc đẹp nữ thần của Helen thành Troy, hoa ghen liễu hờn của Kiều... đều đem lại những hậu quả và sức tàn phá còn hơn những thảm họa tự nhiên hay bất kì đội quân nào mang tới. Phải chăng cái đẹp thường mang đến những cái bất hạnh hay nỗi buồn nào đó? Hãy tìm câu trả lời qua một cuốn sách mang tên Đẹp và Buồn.
Nhắc đến đại văn hào Yasunari Kawabata, một tài năng xuất chúng tại xứ sở hoa anh đào là không thể không nhắc đến những biểu tượng về cái đẹp và văn hoá phương đông mà ông mang lại. Dù ẩn hiện, nhưng những cây đàn koto, những bức hoạ, những con sông, ngọn núi... đều đã được nhà văn gói ghém và miêu tả trong những tác phẩm của mình. Xứ Phù Tang sau này cũng được chính Kawabata viết nên để tôn vinh nên những cái đẹp cùng suy nghĩ của ông. Với những tác phẩm để đời như Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Cố đô... tên tuổi của ông đã trở thành hình tượng bất hủ tại xứ mặt trời mọc. Điển hình trong số đó là Xứ tuyết, tác phẩm đã đem đến cho nhà văn thiên tài giải Nobel văn học.
Trong số các tác phẩm của nhà Kawabata, đẹp và buồn có lẽ là một trong những tiểu thuyết mang đậm tính nghệ thuật và bi thương nhất. Nội dung cuốn sách kể về một cuộc hội ngộ với tình xưa của một nhà văn tên là Oki với Otoko, người nay đã thành một nghệ sĩ sống ẩn dật. Otoko có một ngươig học trò là Keiko đồng thời cũng đóng vai trò người bảo hộ. Keiko là một người con gái rất độc đoán và gọi là nham hiểm nhưng cái đáng sợ nhất chính là nét đẹp quyến rũ, tinh khiết mà cô dùng để đạt được mục đích của mình. Keiko có một mối tình trái luân lý với chính người phụ nữ bảo hộ mình là Otoko. Do tình yêu đến điên rồ mù quáng mà cô gái độ tuổi thanh xuân này quyết định sẽ trả thù những ai khiến người mình yêu đau khổ. Chuyện tình trong quá khứ của Otoko và nhà văn Oki hiện nay đã khiến cho người cô yêu mất đi đứa con đầu lòng. Và chỉ vì trả thù mà ác quỷ mang bộ mặt xinh đẹp này quyết định quyến rũ không chỉ nhà văn mà cả con trai ông. Cái “ buồn” được Kawabata thể hiện trong tác phẩm một cách cực kì tinh tế theo nhiều cách khác nhau.
Cái đẹp của tuổi xuân và tình yêu, của những sông hồ và bức tranh điểm những nét tiêu biểu trong tác phẩm sáng tác của Kawabata. Cô gái độ tuổi thiếu nữ chưa tròn 18 tuổi hiện lên như một nàng tiên xinh đẹp trong những cái đẹp xứ Phù Tang. Thế nhưng cái buồn lại át đi những giá trị của cô gái độc đoán và ích kỉ với những suy nghĩ đê hèn. Sự nhỏ nhen mong muốn chiếm hữu, sự thù ghét với người đã gây đau khổ cho người mình yêu khiến Keiko trở thành ác quỷ. Vẻ đẹp ngây thơ quyến rũ bị sắc buồn bao trùm khiến cô không từ mọi thủ đoạn để bắt Oki chịu đựng đau khổ như chính cô giáo cũng như người mình yêu chịu đựng. Oki đã lấy của Otoko một đứa con thì Keiko cũng sẽ lấy đi thứ tương tự, đó là con trai của ông. Cái sự mù quáng đó không biết xuất phát từ đâu, nó khiến cho những bức danh họa nhuốm màu buồn của sự thù hận và hậu quả mang lại. Cái đó xuất phát từ tâm mỗi con người, nói là vì lợi ích nhưng thực chất là do sự ích kỷ ghen ghét từ con quỷ trong Keiko. Otoko dù có khuyên can hay nói thế nào thì cái màu buồn của tang thương vẫn không thể dừng lại. Cả hai cha con đối với Keiko đều chỉ là đồ chơi như cách Nana đã làm với trong tác phẩm của Emile Zola.
Buồn làm sao khi cái đẹp được sử dụng vào mục đích xấu! Buồn làm sao khi cảnh vật nhuốm sắc buồn! Cũng buồn làm sao khi không có được tình yêu đúng nghĩa và hưởng những tháng ngày hạnh phúc của tuổi xuân chỉ có một lần. Dẫu cho vợ của Oki nhận ra bộ mặt ác quỷ của Keiko hay khuyên can thế nào thì con trai ông vẫn không nghe mà bị mê hoặc bởi cái đẹp của sự chết chóc. Chi tiết cuối tác phẩm là giọt nước mắt khó hiểu của ác quỷ mang bộ mặt thiên thần. Đó là sự mãn nguyện khi hoàn tất cuộc trả thù, hay sự hối hận?
Hoà mình vào trong cái đẹp nơi phương đông là cảm giác chung khi đọc chất văn chương của Kawabata. Nỗi buồn phảng phất xứ tuyết hay vẻ đẹp của giá băng chết chóc là những gì cuốn sách này mang lại. Lật từng trang bản sẽ thấy những bản ngã của sự suy đồi, những cái đẹp pha với cái buồn mang độc thương hiệu Kawabata. Tác giả có lẽ đang muốn viết lại một thanh xuân tươi đẹp mà lầm lỡ cũng như muốn nhắn nhủ người đọc không nên đánh mất hay tạo lỗi lầm. Sẽ có một câu hỏi được đặt ra khi bạn đọc xong tác phẩm từ nhà văn đoạt giải Nobel này:
“ Phải chăng khi đi tìm kiếm cái đẹp, ta phải chấp nhận những sự u buồn mà nó mang lại? “
-----
Viết bởi Oba Ashoka
Nhắc đến đại văn hào Yasunari Kawabata, một tài năng xuất chúng tại xứ sở hoa anh đào là không thể không nhắc đến những biểu tượng về cái đẹp và văn hoá phương đông mà ông mang lại. Dù ẩn hiện, nhưng những cây đàn koto, những bức hoạ, những con sông, ngọn núi... đều đã được nhà văn gói ghém và miêu tả trong những tác phẩm của mình. Xứ Phù Tang sau này cũng được chính Kawabata viết nên để tôn vinh nên những cái đẹp cùng suy nghĩ của ông. Với những tác phẩm để đời như Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Cố đô... tên tuổi của ông đã trở thành hình tượng bất hủ tại xứ mặt trời mọc. Điển hình trong số đó là Xứ tuyết, tác phẩm đã đem đến cho nhà văn thiên tài giải Nobel văn học.
Trong số các tác phẩm của nhà Kawabata, đẹp và buồn có lẽ là một trong những tiểu thuyết mang đậm tính nghệ thuật và bi thương nhất. Nội dung cuốn sách kể về một cuộc hội ngộ với tình xưa của một nhà văn tên là Oki với Otoko, người nay đã thành một nghệ sĩ sống ẩn dật. Otoko có một ngươig học trò là Keiko đồng thời cũng đóng vai trò người bảo hộ. Keiko là một người con gái rất độc đoán và gọi là nham hiểm nhưng cái đáng sợ nhất chính là nét đẹp quyến rũ, tinh khiết mà cô dùng để đạt được mục đích của mình. Keiko có một mối tình trái luân lý với chính người phụ nữ bảo hộ mình là Otoko. Do tình yêu đến điên rồ mù quáng mà cô gái độ tuổi thanh xuân này quyết định sẽ trả thù những ai khiến người mình yêu đau khổ. Chuyện tình trong quá khứ của Otoko và nhà văn Oki hiện nay đã khiến cho người cô yêu mất đi đứa con đầu lòng. Và chỉ vì trả thù mà ác quỷ mang bộ mặt xinh đẹp này quyết định quyến rũ không chỉ nhà văn mà cả con trai ông. Cái “ buồn” được Kawabata thể hiện trong tác phẩm một cách cực kì tinh tế theo nhiều cách khác nhau.
Cái đẹp của tuổi xuân và tình yêu, của những sông hồ và bức tranh điểm những nét tiêu biểu trong tác phẩm sáng tác của Kawabata. Cô gái độ tuổi thiếu nữ chưa tròn 18 tuổi hiện lên như một nàng tiên xinh đẹp trong những cái đẹp xứ Phù Tang. Thế nhưng cái buồn lại át đi những giá trị của cô gái độc đoán và ích kỉ với những suy nghĩ đê hèn. Sự nhỏ nhen mong muốn chiếm hữu, sự thù ghét với người đã gây đau khổ cho người mình yêu khiến Keiko trở thành ác quỷ. Vẻ đẹp ngây thơ quyến rũ bị sắc buồn bao trùm khiến cô không từ mọi thủ đoạn để bắt Oki chịu đựng đau khổ như chính cô giáo cũng như người mình yêu chịu đựng. Oki đã lấy của Otoko một đứa con thì Keiko cũng sẽ lấy đi thứ tương tự, đó là con trai của ông. Cái sự mù quáng đó không biết xuất phát từ đâu, nó khiến cho những bức danh họa nhuốm màu buồn của sự thù hận và hậu quả mang lại. Cái đó xuất phát từ tâm mỗi con người, nói là vì lợi ích nhưng thực chất là do sự ích kỷ ghen ghét từ con quỷ trong Keiko. Otoko dù có khuyên can hay nói thế nào thì cái màu buồn của tang thương vẫn không thể dừng lại. Cả hai cha con đối với Keiko đều chỉ là đồ chơi như cách Nana đã làm với trong tác phẩm của Emile Zola.
Buồn làm sao khi cái đẹp được sử dụng vào mục đích xấu! Buồn làm sao khi cảnh vật nhuốm sắc buồn! Cũng buồn làm sao khi không có được tình yêu đúng nghĩa và hưởng những tháng ngày hạnh phúc của tuổi xuân chỉ có một lần. Dẫu cho vợ của Oki nhận ra bộ mặt ác quỷ của Keiko hay khuyên can thế nào thì con trai ông vẫn không nghe mà bị mê hoặc bởi cái đẹp của sự chết chóc. Chi tiết cuối tác phẩm là giọt nước mắt khó hiểu của ác quỷ mang bộ mặt thiên thần. Đó là sự mãn nguyện khi hoàn tất cuộc trả thù, hay sự hối hận?
Hoà mình vào trong cái đẹp nơi phương đông là cảm giác chung khi đọc chất văn chương của Kawabata. Nỗi buồn phảng phất xứ tuyết hay vẻ đẹp của giá băng chết chóc là những gì cuốn sách này mang lại. Lật từng trang bản sẽ thấy những bản ngã của sự suy đồi, những cái đẹp pha với cái buồn mang độc thương hiệu Kawabata. Tác giả có lẽ đang muốn viết lại một thanh xuân tươi đẹp mà lầm lỡ cũng như muốn nhắn nhủ người đọc không nên đánh mất hay tạo lỗi lầm. Sẽ có một câu hỏi được đặt ra khi bạn đọc xong tác phẩm từ nhà văn đoạt giải Nobel này:
“ Phải chăng khi đi tìm kiếm cái đẹp, ta phải chấp nhận những sự u buồn mà nó mang lại? “
-----
Viết bởi Oba Ashoka