Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cả bà, cả mẹ và cả những người chị gái đều biết hát hò khoan. Không biết tự bao giờ, điệu hò khoan khoan thai, dìu dặt ấy đã ngấm vào nước, vào cát, vào đất và vào cả giọng nói nằng nặng mà hiền từ của người Quảng Bình quê tôi. Chính những điệu hò khoan ngọt ngào trong những đêm trăng tát nước hôm nào đã đưa người dân lam lũ quê tôi đi qua ngọn gió lào rát bỏng và bao khắc nghiệt của thiên nhiên. Điệu hò khoan đưa về cuộc sống bình yên, đưa lại niềm yêu đời và niềm hăng say lao động, cho quê hương ngày một đẹp giàu.
Cái điệu hò khoan ấy lũ trẻ chúng tôi ai ai cũng thuộc làu làu, bởi vì nó được xuất xứ từ thể thơ lục bát, lục bát biến thể hoặc song thất lục bát của dân tộc mình. Điệu hò khoan của trai gái giao duyên cất lên từ những buổi hội làng đầu năm mới ở hai bên bờ sông Kiến Giang, sông Nhật Lệ như càng làm cho mùa xuân căng tràn thêm nhựa sống. Điệu hò khoan còn kết hợp với lối hò vè, lối tự sự, trữ tình nên những câu hò thường ngắn dài từ 30 – 50 chữ,…nên rất dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.
Dường như đã thành quen, mỗi lần nhắc đến hò khoan, người ta thường gọi đó là "Hò khoan Lệ Thuỷ", quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không thể phủ nhận là từ xưa cho đến nay, phong trào hát hò khoan ở vùng quê lúa Lệ Thuỷ đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng có lẽ nếu “gom” tất cả những điệu hò khoan, bài hò khoan ở khắp cả vùng Quảng Bình vào "Hò khoan Lệ Thuỷ" là không công bằng, là phiến diện, là chưa thấy hết được sự phong phú của phong trào hát hò khoan ở nhiều vùng quê trên mảnh đất đầy Quảng Bình. Bởi vì ở Quảng Bình, từ lâu, không chỉ ở Lệ Thuỷ, mà ngay ở Quảng Ninh, Đồng Hới và cả ở làng Đông Dương, Quảng Phương, Quảng Trạch (nơi còn lưu giữ được các lối hát cá trù) cũng có phong trào hát hò khoan rất phát triển.
Về kết cấu, hò khoan thường được diễn xướng theo từng cặp đôi, một điệu gồm có nhiều cặp đôi, một câu do "cái hò", một câu tiếp theo do "con xô" hoạ theo. "Cái hò' là người hát chính, còn hát xô có khi do một người, có khi do một tập thể hát họa theo người hát chính. Nhưng thông thường hát xô đều do nhiều người thực hiện
Sau đây là một ví dụ về câu hò lục bát:
Cái hò: Trách trời nổi trận phong ba
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố…
Cái hò tiếp: Thiếp liều mình thiếp,
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ…hò khoan...
Cái hò: Quyết chèo qua trước chàng
Con xô: Ơ…là…lạ…hố…
Còn đây là một câu hò lục bát biến thể:
Cái hò: Lạy trời cho tôi đậu thám hoa…
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ hố…
Cán hò: Trở về đền công cho bậu (cho em)
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ…hò khoan
Cái hò: Đã có lòng chèo tôi qua con sông này
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố…
Và đây là một điệu hò song thất lục bát kết hợp với nói vè, tự sự:
Cái hò: Em em ơi ! Rượu ngon lưng chén cũng ngon, rượu cặn cũng ngon, thầy mẹ ngồi ở nhà có thương cũng gả, không thương cũng gả, con thiên lý mà, con vạn lý vân
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố...
Cái hò: Biết răng chừ hai họ giao lân, bốn thông gia ngồi lại
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ …hò khoan...
Cái hò: Thiếp gửi thân cho chàng
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố...
Một câu do cái xướng lên, một câu do xô hoạ theo, cứ xen kẽ nhau như thế cho đến hết điệu hò này, chuyển sang điệu hò khác. Khi đã say hát và say nhau, có khi người ta rủ nhau hò cho đến thâu đêm, suốt sáng mà vẫn chưa muốn tan cuộc.
Trong tất cả các câu hò, dù kết cấu khác nhau, nhưng cũng có 3 lần xướng, 3 lần xô. Lần đầu ngắt ở câu âm bằng, lần thứ 2 ngắt ở câu âm trắc giữa từ cuối và lần thứ 3 ngắt hết ở câu âm bằng.
Do trường độ khi hò dài - ngắn, luyến láy khác nhau phù hợp với đặc điểm tính chất của công việc lao động, hay trong sinh hoạt, trong cuộc sống hàng ngày, nên người ta thường chia hò khoan ra các loại như hò mái dài, hò mái ba, hò mái nện, hò mái khoan. Hò mái dài là câu hò thường kéo dài, có nội dung chuyển tải những tình cảm buồn, thương, nuối tiếc của con người trong tình yêu, trong cuộc sống; hò mái ba thường gợi không khí rộn ràng, diễn tả không khí lao động khoẻ khoắn, hăng say; hò mái nện có lối thúc giục nhanh hơn, khẩn trương hơn hò mái ba, thể hiện các động tác mạnh mẽ của người lao động trong cuộc sống hàng ngày, như nện vôi, nện cối, đẩy xe; đập lúa, cuốc đất…; còn hò mái khoan lại vừa trầm hùng, vừa nhộn nhịp, kết hợp với phần tự sự…
Cái điệu hò khoan ấy lũ trẻ chúng tôi ai ai cũng thuộc làu làu, bởi vì nó được xuất xứ từ thể thơ lục bát, lục bát biến thể hoặc song thất lục bát của dân tộc mình. Điệu hò khoan của trai gái giao duyên cất lên từ những buổi hội làng đầu năm mới ở hai bên bờ sông Kiến Giang, sông Nhật Lệ như càng làm cho mùa xuân căng tràn thêm nhựa sống. Điệu hò khoan còn kết hợp với lối hò vè, lối tự sự, trữ tình nên những câu hò thường ngắn dài từ 30 – 50 chữ,…nên rất dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.
Dường như đã thành quen, mỗi lần nhắc đến hò khoan, người ta thường gọi đó là "Hò khoan Lệ Thuỷ", quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không thể phủ nhận là từ xưa cho đến nay, phong trào hát hò khoan ở vùng quê lúa Lệ Thuỷ đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng có lẽ nếu “gom” tất cả những điệu hò khoan, bài hò khoan ở khắp cả vùng Quảng Bình vào "Hò khoan Lệ Thuỷ" là không công bằng, là phiến diện, là chưa thấy hết được sự phong phú của phong trào hát hò khoan ở nhiều vùng quê trên mảnh đất đầy Quảng Bình. Bởi vì ở Quảng Bình, từ lâu, không chỉ ở Lệ Thuỷ, mà ngay ở Quảng Ninh, Đồng Hới và cả ở làng Đông Dương, Quảng Phương, Quảng Trạch (nơi còn lưu giữ được các lối hát cá trù) cũng có phong trào hát hò khoan rất phát triển.
Về kết cấu, hò khoan thường được diễn xướng theo từng cặp đôi, một điệu gồm có nhiều cặp đôi, một câu do "cái hò", một câu tiếp theo do "con xô" hoạ theo. "Cái hò' là người hát chính, còn hát xô có khi do một người, có khi do một tập thể hát họa theo người hát chính. Nhưng thông thường hát xô đều do nhiều người thực hiện
Sau đây là một ví dụ về câu hò lục bát:
Cái hò: Trách trời nổi trận phong ba
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố…
Cái hò tiếp: Thiếp liều mình thiếp,
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ…hò khoan...
Cái hò: Quyết chèo qua trước chàng
Con xô: Ơ…là…lạ…hố…
Còn đây là một câu hò lục bát biến thể:
Cái hò: Lạy trời cho tôi đậu thám hoa…
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ hố…
Cán hò: Trở về đền công cho bậu (cho em)
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ…hò khoan
Cái hò: Đã có lòng chèo tôi qua con sông này
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố…
Và đây là một điệu hò song thất lục bát kết hợp với nói vè, tự sự:
Cái hò: Em em ơi ! Rượu ngon lưng chén cũng ngon, rượu cặn cũng ngon, thầy mẹ ngồi ở nhà có thương cũng gả, không thương cũng gả, con thiên lý mà, con vạn lý vân
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố...
Cái hò: Biết răng chừ hai họ giao lân, bốn thông gia ngồi lại
Con xô: Ơ…hố…khoan…là hố khoan…ơ …hò khoan...
Cái hò: Thiếp gửi thân cho chàng
Con xô: Ơ…ơ…là…lạ…hố...
Một câu do cái xướng lên, một câu do xô hoạ theo, cứ xen kẽ nhau như thế cho đến hết điệu hò này, chuyển sang điệu hò khác. Khi đã say hát và say nhau, có khi người ta rủ nhau hò cho đến thâu đêm, suốt sáng mà vẫn chưa muốn tan cuộc.
Trong tất cả các câu hò, dù kết cấu khác nhau, nhưng cũng có 3 lần xướng, 3 lần xô. Lần đầu ngắt ở câu âm bằng, lần thứ 2 ngắt ở câu âm trắc giữa từ cuối và lần thứ 3 ngắt hết ở câu âm bằng.
Do trường độ khi hò dài - ngắn, luyến láy khác nhau phù hợp với đặc điểm tính chất của công việc lao động, hay trong sinh hoạt, trong cuộc sống hàng ngày, nên người ta thường chia hò khoan ra các loại như hò mái dài, hò mái ba, hò mái nện, hò mái khoan. Hò mái dài là câu hò thường kéo dài, có nội dung chuyển tải những tình cảm buồn, thương, nuối tiếc của con người trong tình yêu, trong cuộc sống; hò mái ba thường gợi không khí rộn ràng, diễn tả không khí lao động khoẻ khoắn, hăng say; hò mái nện có lối thúc giục nhanh hơn, khẩn trương hơn hò mái ba, thể hiện các động tác mạnh mẽ của người lao động trong cuộc sống hàng ngày, như nện vôi, nện cối, đẩy xe; đập lúa, cuốc đất…; còn hò mái khoan lại vừa trầm hùng, vừa nhộn nhịp, kết hợp với phần tự sự…
Hò khoan bao giờ cũng hấp dẫn đối với người dân quê tôi
Thông thường, trong những lần làng tổ chức lễ hội đầu xuân, hay trai thanh gái lịch thôn trên xóm dưới rủ rê nhau ra hai bên bờ sông để du xuân và giao duyên, đối đáp với nhau bằng những làn điệu hò khoan, thì những chàng trai vùng đất lúa Lệ Thủy, Quảng Ninh quê tôi bao giờ cũng “ga lăng” chủ động cất lên một vài câu hò để gợi mời bạn hát. Đó cũng chính là “cái cớ” để những cô gái thôn quê dạn dĩ hơn trong việc hưởng ứng cuộc chơi:
“Này hỡi em ơi ! Tổ quốc ta có rừng vàng biển bạc, có ruộng lạc cấy cày, có đê dày chống lũ, có ca dao, ngạn ngữ, có chuyện cũ Sơn Tinh, có nhân tình Nguyễn Trãi, cho ta thêm thân ái, cho ta tin mãi Tổ quốc ta vĩ đại…em ơi ! Ơ…ơ… là hố…khoan ơi hò khoan…”.
Cũng giống như nhiều vùng quê khác ở Miền Trung, người Quảng Bình có kho phương ngữ rất phong phú, đa dạng, cho nên ngôn ngữ sử dụng trong hò khoan cũng thường “đặc sệt” phương ngữ mà người ở vùng khác khi nghe lần đầu có khi lại không hiểu nghĩa. Ở câu hò sau đây, người hò vừa sử dụng phương ngữ kết hợp với nói lái luyến láy tạo nên nghĩa mới cho câu hò chứa ẩn ý đánh đố người nghe: “Con cá đối nằm trên cối đá/Con mèo cụt nằm ngã mút kèo/Trai nam nhi mà đối được/Em theo cùng về…”. Ở đây, “cá đối” nói lái là “cối đá”, “mèo cụt” nói lái là “mút kèo”, ngoài ra câu hò còn có sự đối vế, luyến láy và ẩn nghĩa, mô tả hoàn cảnh trái ngược nhau của cuộc sống: Cái nguy hiểm và cái bình thản…Thế nhưng trong giây lát, nhờ tài ứng đối, người con trai đã cất giọng hò: “Con tắn hổ nằm trong tổ hắn/Cây cau tươi đứng trước cươi tau/Trai nam nhi đối đặng, theo nhau cùng về…”. Ở đây, “tắn hổ” tiếng địa phương có nghĩa là “rắn hổ” – nhưng “tắn hổ” nói lài là “tổ hắn” có nghĩa là “tổ của nó”, “cươi tau”, tiếng địa phương là “sân nhà tôi”. Những câu hát giao duyên mới ngọt ngào, quyến rũ và làm say lòng người biết bao ! Sau buổi hát như thế, có nhiều đôi trái tài, gái sắc đã nên duyên chồng vợ, rồi họ sinh con đẻ cái và biết dạy cho những đứa trẻ bé bỏng của mình bắt đầu bập bẹ tập hát những điệu hò khoan.
Không chỉ có các điệu hò khoan giao duyên tình tứ, dường như ở các vùng có hò khoan ở Quảng Bình cũng đều lưu truyền những câu hò ẩn chứa lối trêu chọc, gây cười một cách hài hước, tinh nghịch vừa thể hiện tâm hồn lạc quan trước cuộc sống, vừa giúp người lao động quên đi nỗi mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả:
Nữ hò: Cá có đâu mà anh ngồi câu đó/Biết có không mà công khó anh ơi/Anh ra đây em vẹ (chỉ) cho một nơi cá nhiều.
Nam đáp: Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt/Anh biết mất công nhưng mong cất con cá diếc/Để đem về đặt một bên con cá tràu…
Với những câu hò hài hước, chọc ghẹo tinh nghịch như trên thì đôi khi không cần nói lái, nhưng cách diễn đạt theo lối xách mé thanh - tục xen lẫn nhau cũng tạo ra được những tiếng cười hả hê, sảng khoái.
Ngoài những câu hò, điệu hò đã có sẵn do người khác truyền lại, trong quá trình diễn xướng hò khoan, tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo điều kiện, đôi lúc có nhiều câu hò, điệu hò xuất hiện một cách đột ngột, đột biến, thể hiện vốn sống, vốn từ ngữ phong phú và tài năng tiềm ẩn của người bình dân:
Nữ hò: Con rắn hổ đất leo cây thục địa/Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên/Trai nam nhi anh mà đối được/Em xin kết duyên sắt cầm. Thiên là trời, địa là đất, chữ với nghĩa đi liền nhau, vế trên đối vế dưới khá hóc búa, nhưng chàng trai cũng rất bản lĩnh và ứng đối tài tình: Con ngựa ô uống nước hồ mã/Con gà nổ mổ cả nang kê/Trai nam nhi đà đối được/Bậu hãy theo về với anh. Ngựa là mã, mà mã cũng gọi là ngựa, gà có nghĩa là kê, mà kê cũng gọi là gà…Lời đối rất tương xứng và chỉnh so với vế đối đưa ra.
Ngoài các bài hò khoan có đề tài ca ngợi tình yêu cuộc đời, yêu lao động, những câu hò khoan ẩn chứa lối giao duyên tình tứ, hay ẩn chứa lối trên chọc tinh ngịch, đến với hò khoan Quảng Bình ta còn bắt gặp nhiều bài có nội dung ca ngợi tình cảm gia đình, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong làng xã, cộng đồng:
Nữ hò: Em nấu một nồi cơm, cơm thơm bát ngát, đơm đầy ra bốn bát/Thầy một bát, mẹ một bát, anh một bát, em một bát/Sách có câu tứ bát tam nhì/Trai nam nhi mà đối được, vậy thì em thua!
Nam đối: Cây cau ngủ nằm trên bụi ngủ/Thầy ngủ, mẹ ngủ, anh ngủ, em ngủ/Sách có câu tứ ngủ nhị chi/Anh trai đây đà đối được, suy tính làm chi em nờ!
Cho đến nay, tuy chưa có một số liệu thống kê đầy đủ chính xác về các điệu, các bài hò khoan Quảng Bình, nhưng hằng ngày sau những phút giây lao động mệ nhọc, hay trong các lễ hội lớn, trong các đám cưới, người dân quê tôi vẫn lại hát hò khoan và sáng tạo thêm những bài hò khoan mới. Trong đó địa phương có phong trào hát hò khoan phát triển mạnh nhất chính là ở huyện Lệ Thuỷ. Điều đó đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá thật đáng trân trọng, giữ gìn.
Trương Văn Hà
“Này hỡi em ơi ! Tổ quốc ta có rừng vàng biển bạc, có ruộng lạc cấy cày, có đê dày chống lũ, có ca dao, ngạn ngữ, có chuyện cũ Sơn Tinh, có nhân tình Nguyễn Trãi, cho ta thêm thân ái, cho ta tin mãi Tổ quốc ta vĩ đại…em ơi ! Ơ…ơ… là hố…khoan ơi hò khoan…”.
Cũng giống như nhiều vùng quê khác ở Miền Trung, người Quảng Bình có kho phương ngữ rất phong phú, đa dạng, cho nên ngôn ngữ sử dụng trong hò khoan cũng thường “đặc sệt” phương ngữ mà người ở vùng khác khi nghe lần đầu có khi lại không hiểu nghĩa. Ở câu hò sau đây, người hò vừa sử dụng phương ngữ kết hợp với nói lái luyến láy tạo nên nghĩa mới cho câu hò chứa ẩn ý đánh đố người nghe: “Con cá đối nằm trên cối đá/Con mèo cụt nằm ngã mút kèo/Trai nam nhi mà đối được/Em theo cùng về…”. Ở đây, “cá đối” nói lái là “cối đá”, “mèo cụt” nói lái là “mút kèo”, ngoài ra câu hò còn có sự đối vế, luyến láy và ẩn nghĩa, mô tả hoàn cảnh trái ngược nhau của cuộc sống: Cái nguy hiểm và cái bình thản…Thế nhưng trong giây lát, nhờ tài ứng đối, người con trai đã cất giọng hò: “Con tắn hổ nằm trong tổ hắn/Cây cau tươi đứng trước cươi tau/Trai nam nhi đối đặng, theo nhau cùng về…”. Ở đây, “tắn hổ” tiếng địa phương có nghĩa là “rắn hổ” – nhưng “tắn hổ” nói lài là “tổ hắn” có nghĩa là “tổ của nó”, “cươi tau”, tiếng địa phương là “sân nhà tôi”. Những câu hát giao duyên mới ngọt ngào, quyến rũ và làm say lòng người biết bao ! Sau buổi hát như thế, có nhiều đôi trái tài, gái sắc đã nên duyên chồng vợ, rồi họ sinh con đẻ cái và biết dạy cho những đứa trẻ bé bỏng của mình bắt đầu bập bẹ tập hát những điệu hò khoan.
Không chỉ có các điệu hò khoan giao duyên tình tứ, dường như ở các vùng có hò khoan ở Quảng Bình cũng đều lưu truyền những câu hò ẩn chứa lối trêu chọc, gây cười một cách hài hước, tinh nghịch vừa thể hiện tâm hồn lạc quan trước cuộc sống, vừa giúp người lao động quên đi nỗi mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả:
Nữ hò: Cá có đâu mà anh ngồi câu đó/Biết có không mà công khó anh ơi/Anh ra đây em vẹ (chỉ) cho một nơi cá nhiều.
Nam đáp: Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt/Anh biết mất công nhưng mong cất con cá diếc/Để đem về đặt một bên con cá tràu…
Với những câu hò hài hước, chọc ghẹo tinh nghịch như trên thì đôi khi không cần nói lái, nhưng cách diễn đạt theo lối xách mé thanh - tục xen lẫn nhau cũng tạo ra được những tiếng cười hả hê, sảng khoái.
Ngoài những câu hò, điệu hò đã có sẵn do người khác truyền lại, trong quá trình diễn xướng hò khoan, tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo điều kiện, đôi lúc có nhiều câu hò, điệu hò xuất hiện một cách đột ngột, đột biến, thể hiện vốn sống, vốn từ ngữ phong phú và tài năng tiềm ẩn của người bình dân:
Nữ hò: Con rắn hổ đất leo cây thục địa/Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên/Trai nam nhi anh mà đối được/Em xin kết duyên sắt cầm. Thiên là trời, địa là đất, chữ với nghĩa đi liền nhau, vế trên đối vế dưới khá hóc búa, nhưng chàng trai cũng rất bản lĩnh và ứng đối tài tình: Con ngựa ô uống nước hồ mã/Con gà nổ mổ cả nang kê/Trai nam nhi đà đối được/Bậu hãy theo về với anh. Ngựa là mã, mà mã cũng gọi là ngựa, gà có nghĩa là kê, mà kê cũng gọi là gà…Lời đối rất tương xứng và chỉnh so với vế đối đưa ra.
Ngoài các bài hò khoan có đề tài ca ngợi tình yêu cuộc đời, yêu lao động, những câu hò khoan ẩn chứa lối giao duyên tình tứ, hay ẩn chứa lối trên chọc tinh ngịch, đến với hò khoan Quảng Bình ta còn bắt gặp nhiều bài có nội dung ca ngợi tình cảm gia đình, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong làng xã, cộng đồng:
Nữ hò: Em nấu một nồi cơm, cơm thơm bát ngát, đơm đầy ra bốn bát/Thầy một bát, mẹ một bát, anh một bát, em một bát/Sách có câu tứ bát tam nhì/Trai nam nhi mà đối được, vậy thì em thua!
Nam đối: Cây cau ngủ nằm trên bụi ngủ/Thầy ngủ, mẹ ngủ, anh ngủ, em ngủ/Sách có câu tứ ngủ nhị chi/Anh trai đây đà đối được, suy tính làm chi em nờ!
Cho đến nay, tuy chưa có một số liệu thống kê đầy đủ chính xác về các điệu, các bài hò khoan Quảng Bình, nhưng hằng ngày sau những phút giây lao động mệ nhọc, hay trong các lễ hội lớn, trong các đám cưới, người dân quê tôi vẫn lại hát hò khoan và sáng tạo thêm những bài hò khoan mới. Trong đó địa phương có phong trào hát hò khoan phát triển mạnh nhất chính là ở huyện Lệ Thuỷ. Điều đó đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá thật đáng trân trọng, giữ gìn.
Trương Văn Hà
- Từ khóa
- hò khoan quảng bình