Tg Lương Hòa
Hồi ký chiến tranh
QUẢNG TRỊ 81 NGÀY ĐÊM Bằng giờ 49 năm về trước. Ngày 28/6/1972 Trận địa đại đội tôi nằm trên sườn đồi 38 cách Q.L.1A đoạn Cầu Mỹ Chánh - Ngã 3 Bãi Đá khoảng chừng chưa đầy km. Mắt thường cũng có thể nhìn thấy rất rõ diễn biến của cuộc hành quân tái chiếm Quảng Tri của Quân lực VNCH. Từ hướng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế tiến ra huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Có thể nói rằng, đây là cuộc hành quân bài bản nhất, hiện đại nhất, mà từ trước tới giờ tôi cũng chưa từng nhìn thấy 1 thước phim nào, hay 1 tấm hình nào có thật như những gì tôi đã nhìn thấy...
Mở đầu là những loạt đại pháo từ hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ bắn vào. Là những loạt bom từ trên máy bay bổ nhào rơi xuống. Cứ thế và cứ thế hàng ngày trời bom, hàng ngày trời pháo đạn, chúng thi nhau cầy sới 2 bên đường, cái gọi là dọn đường cho cuộc hành quân: " Lam Sơn 1972 '' hay gọi cụ thể hơn là: Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị của Quân lực VNCH
Trên sườn cao điểm 38, tôi nhìn rõ từng tốp máy bay chở quân, rồng rắn nối đuôi nhau dài hàng km. Từng đoàn xe quân lương cũng nổi đuôi nhau dài hàng km hướng về thị trấn Hải Lăng. Rồi tiếng chong chóng của trục thăng, cứ phành phạch, phành phạch như muốn xé tan bầu trời Quảng Trị vốn chưa được bình yên. Rồi tiếng xích xa tăng địch như muốn nghiên lát con đường Quốc lộ số 1 vốn lắm thương đau.
Không khí láo loạn như muốn hủy diệt tinh thần: " Việt cộng " chúng tôi ngay từ phút mới ban đầu.
Địch nhanh chóng chiếm lĩnh từng cao điểm dễ như chẻ tre, vì không có 1 sức kháng cự nào của bộ đội. Địch dùng chiến thuật sâu đo, để rồi quyết chiếm thành cổ Quảng Trị thời gian là 2 tuần lễ mà người Mỹ đã ra lệnh cho Quân đội VNCH phải thực hiện với bằng mọi giá.
Ngày thứ 2 cũng giống như ngày thứ nhất, cũng hàng cây số trục thăng, cũng hàng cây số xe quân sự bổ xung sức mạnh và tăng cường tinh thần cho lính ngày hôm qua.
Đúng 4 h sáng ngày 30/6 lệnh của Trung đoàn tôi phát hỏa. Toàn bộ hỏa lực của Trung đoàn tới tấp như mưa rào mùa hạ và chính xác vào các mục tiêu mà trinh sát của Trung đoàn đã báo cáo lúc tối qua. Đúng 15 phút lã pháo cấp tập, bỗng 3 viên đạn pháo hiệu đỏ lừ từ sở chỉ huy Trung đoàn trên cao điểm 38 vút lên cao, đó là hiệu lệnh cho toàn bộ pháo binh ngừng bắn, bộ binh xung phong. Tiếng AK của bộ đội rền vang cả một vùng trời, rồi bỗng dưng thưa dần, thưa dần và rồi tắt ngấm. Lạ nhỉ? sao không thấy đối phương phản kháng? Đối phương chết hết rồi sao? hay đối phương họ bảo nhau phản chiến? Không phải, tất cả đều không phải, mà là Trung đoàn tôi đã bị sai lầm to. Sai lầm 1 nước cờ quá lớn, quá tồi tệ và quá đau thương... Trung đoàn 102 của tôi đã trúng kế nghi binh của QĐ VNCH.
Bắt đầu xe tăng đối phương nổ máy. Họ từ vị trí khác tấn công. Lúc này tiếng súng AK ko còn nữa. Thay bằng tiếng súng Mỹ rền trời, nghe là biết đau thương...! Nghiệt ngã quá trời, giờ trời lại sáng. Từng tốp trục thăng nghiêng mình soi ngó tìm " Việt cộng " đang lẩn trốn trong rừng. Nó cũng không tha gì kể cả những anh đã bị thương nặng đang đau đớn kêu mang mong người tới cứu. Nó vẫn bắn giết chẳng cần biết xót thương!.
Một chiếc trục thăng kia bỗng lao thẳng về phía trận địa đại đội tôi. Tôi vội chui vào hầm. Cành lá ngụy trang cám trên thành công sự cuốn theo cùng đất đỏ như 1 cơn gió lốc bất ngờ ập tới. Ui! Tôi đứng Tim, ko lẽ nó lại ko nhìn thấy chúng tôi? Mấy anh không kịp chui sâu vào hầm còn nói nhìn rõ phi công cơ mà? May mà đại đội pháo 12ly7 của C16 sát bên không nổ súng. Bắn thì tôi tin chắc rằng hạ thủ được ngay. Nhưng tôi cũng tin chắc rằng C16, C14, C15 chung quanh cao điểm 38 và sở chỉ huy của Trung đoàn sẽ bị trả thù thiệt hại nặng nề mà không ai có thể lường trươc được.
Một ngày căng thẳng đã trôi qua. Đêm nay cả Trung đoàn tôi ai cũng buồn rười rượi không sao ngủ nổi. Bao nhiêu hy vọng đã trở thành thất vọng. Cả mấy trăm các anh bộ binh của Trung đoàn 102 ra đi không ngày trở lai...! Các anh mãi mãi tuổi 20 trên mảnh đất đầy nắng nóng và cát bụi này.
Ôi! Các bà mẹ của các anh chiến sỹ Trung đoàn 102 Thủ đô ở ngoài kia đâu có biết hôm nay? Đâu còn giang rộng vòng tay trông chờ đón con trai, đón người chồng, đón người cha trở về sau ngày đất nước hết chiến tranh? Than ôi...! Thật quá buồn...! Ngày mai nữa thôi có đến hàng trăm tờ giấy báo tử đau xé lòng người về tới hậu phương...! Buồn chán đến tột cùng trong lòng những người đồng đội còn đang sống xót như tôi.
Nhớ lại con đường này cách đây 2 tháng, sau ngày 28/4 Đông Hà thất thủ, toàn bộ quân đội VNCH bỏ chạy khỏi Quảng Trị. Cũng cái con đường này còn nguyên vẹn hàng trăm xác phụ nữ, cụ già, em nhỏ trúng pháo kích của bộ đội (Dân chạy theo Quân đội SG di tản vô Thừa Thiên Huế). Xác vẫn phơi mình trên mặt đường nhựa nắng nóng như phơi trên giàn hỏa thiêu. Hai tháng trời rồi mà chưa có được ai chôn. Thương lắm! Máu của ai? Của những người như con! Như mẹ! Phải chăng có sự linh thiêng quả báo nào ư? Không. không lẽ nào như thế được. Chúng con không có tội. Chúng con không biết thù oán ai, càng không biết thù oán đồng bào. Chúng con không muốn đổ máu. Chúng con chỉ là nạn nhân của một chiến tuyến mà thôi.
Tối 02/7 Trung đoàn tôi bỏ lại đăng sau con đường máu đổ: " Đại Lộ Kinh Hoàng " lùi sâu vô rừng Trường phước. Tới 1 trườn đồi làm nơi hậu cứ. Tôi và anh bạn Lê Đình Lân vừa làm xong 1 cái hầm chữ A tương đôi đàng hoàng. Chưa kip ngả lưng thì anh Tiểu đội trưởng Nguyễn Quang Sủng tới cửa hầm:
-Tổ Hoà về đủ chưa?
-Da! còn Sáng chưa về ạ!
Anh đưa tôi khẩu súng AK
-Cậu quay lại tìm Sáng ngay.
Tôi vừa ra khỏi hậu cứ đã nhìn thấy bóng dáng cao cao thất thểu:
-Đưa tao Ba lô, lẹ lên tới nơi rồi.
Tôi khoác ba lô giùm Sáng. Nó vừa tới cửa hầm, nó vội chui vô và làm 1 giấc ngủ ngon lành. Anh Lân vẫn còn thao thức không ngủ nổi : " Nóng quá không ngủ được anh Hòa ơi! hay là 2 anh em mình đào thêm cái hầm nữa đi ".
Nói rồi 2 thằng tôi ngồi nhổm dậy đào vội cái hầm khác kẻo trời lại sáng. Hầm của 2 thằng tôi cách hầm thằng Sáng chừng 10 mét. Hai thằng tôi vừa đặt lưng nằm chưa kịp ngủ thì 3 loạt bom b 52 trúng vào hậu cứ. Hầm Sáng trúng bom. Hầm anh Nuôi đơn vị trúng bom. Anh Sáng lính 71 Nam Định. Anh phạm văn Tâm lính 68 Tứ kỳ Hải Dương, Anh Phùng Quang Lâm lính 65, quê Phù Ninh, Vĩnh Phú, cả 3 anh một đêm xấu số bất ngờ ra đi không lời từ biệt!
Ngày 5/7 lệnh Trung đoàn: " Ai có bộ quần áo nào tốt nhất thì mặc vào, tư trang còn lại vùi chôn ". Tôi biết ngay là có chuyện gì rồi...Cả Trung đoàn tôi nằm gọn trong vòng vây của địch. Lân và tôi nhìn nhau tuyệt vọng. Đầu óc tôi cứ lung bung nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người thân...Và nghĩ sao sống được bây giờ? Bỗng Lân rút trong cái bót ra 2 tờ truyền đơn có hình người phụ nữ trẻ trung mặc đồ theo kiểu phụ nữ miền Bắc. Bên cạnh người phụ nữ ấy là 1 em nhỏ và ông bà già. Cả nhà đang ngội quây quần bên chiếc mâm cơm. Có 1 chiếc chén đã đơm cơm và 1 đôi đũa bỏ ko, như muốn đợi chờ người ở chiến trường trở về xum hợp. Một câu thơ lục bát:
" Anh ơi nước mắt tràn trề
bao giờ dời Cộng anh về với em! ".
Chiếc truyền đơn nhỏ bằng tờ vé số bây giờ. Lân nhặt được ở trong rừng Cam lộ. Lân giữ làm bùa hộ mệnh, phòng khi bị bắt làm tù binh. Lân đưa cho tôi 1 tờ và nói nhỏ với tôi: " Mình đừng dại gì mà chết ". Tôi hiểu lắm chứ Lân ơi! Dưới khung chữ truyền đơn là hàng chữ nhỏ: " giấy này coi như thay giấy thông hành ".
Hôm nay cả đại đội 14 cối 82 ly của đơn vị tôi, cùng đại đội 15 ĐKZ và đại đội 16 phòng không 12ly7 kề vai, sát cánh tử thủ xung quanh Trung đoàn bộ. Sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Bỗng anh Sủng giật mình nhìn thấy một Đại đội lính trên đỉnh đồi. Cách trận địa tôi chừng chưa tới 200 m. Cách Trung đoàn bộ cũng ngần đấy mét. Ko biết là ta hay là địch? Anh Sủng liền lệnh cho chúng tôi quay lòng pháo lấy thước tầm 150 m. Đồng thời anh bảo thông tin quay máy điện thoại hỏi sở chỉ huy Trung đoàn là ta hay là địch? Sở chỉ huy Trung đoàn trả lời: " Chờ trinh sát báo về đã ".
Lát sau nghe điện báo khẩn cấp : " Địch đấy, bắn ngay đi ".
Khẩu pháo của tôi rung lên bần bật, liên tiếp cấp tập mấy chục viên đạn. Mặc cho phía bên kia nó cũng quyết liệt bắn tới tấp trả lại trận địa tôi hàng ngàn quả đạn pháo. Thông tin hữu tuyến đứt dây, không sao nối được vì pháo địch đang nổ rền trên thành công sự " hết đạn rồi anh Sủng ơi!"
Tôi vừa nói rút lời thì may sao 3 phát pháo tín hiệu ngay trước mắt bỗng vút lên cao. Tiếng AK và tiếng b40 của đại đội 20 Đặc công kip thời tiếp cận ứng cứu. Chỉ trong chớp nhoáng, đại đội thám báo đã bị tiêu diệt gọn.
Lệnh của Trung đoàn khẩn trương lui quân theo con suối nhỏ, mọi người thở phào nhẹ nhõm. May quá, thoát khỏi những ngày ngẹt thở căng thẳng lo âu trong vòng vây của địch mỗi ngày thêm nhỏ hẹp.
Tôi nhớ lắm, tối đó là tối thứ 7 của trung tuần tháng 7. Ngày ấy, hàng tuần đài tiếng nói VN trình diễn: Chương trình sân khấu truyền thanh. Máu văn nghệ tự nhiên của tôi trỗi dậy. Tôi chui ra khỏi cửa hầm tính sang bên hầm đại trưởng Tường nghe diễn kịch. Anh Lân kéo mạnh áo sau lưng làm tôi trượt chân ngã ngửa người : " Thôi mày đừng đi nữa, ở nhà 1 mình tao buồn lắm " thật là may mắn cho tôi...
Bỗng 1 quả bom cuối cùng sau 3 loạt b.52 rơi trúng hầm Đại trưởng. Anh Tường Đại trưởng, người Vĩnh phú. Anh Hoà tân binh lính Nam sách, Hải Hưng . Anh Thịch pháo thủ sang nghe Đài diễn kịch. Cả 3 anh xấu số nằm nghỉ vĩnh hằng trong khu rừng già hoang hu Trường phước!
Trời vừa hửng sáng, anh Sủng vừa đi chôn cất mấy anh về, anh Sủng vác bó cuốc xẻng tới hầm tôi: " Cậu đem xuống suối rửa sạch đi ".
Tôi ôm bó cuốc xẻng đi qua C15. Thằng bạn tên Lưa nhìn thấy bóng dáng tôi, nó vội chui ra khỏi hầm ôm chầm lấy tôi khóc:
-Thế mà bọn nó bảo mày chết rồi.
Tôi nói với Lưa:
-Đó là thằng Hoà tân binh.
Lưa vội cầm tay tôi nói nhỏ:
-Tối nay mày đảo ngũ cùng bọn tao nhé!
-Ôi không được, tao thà chết chứ không dám đâu.
Nó còn nói:
-Sợ đ... gì. Thiếu úy Đại phó Canh C20 còn dẫn lính của ông ấy đảo ngũ nữa kìa.
Cuối cùng tôi phải giải thích cho Lưa thông cảm:
-Gia đình tao là thành phần địa chủ, tao mà đảo ngũ có mà địa phương nó đem bố mẹ tao ra cạo trọc đầu như hồi đấu tố CCRĐ thì cực lắm.
Nó nói thêm câu:
-May phải đi, không đi là chết, mày chọn đi? Tao cho mày cái địa bàn này mày đi sau nhé.
Nói xong, nó và mấy thằng bạn khoác Balô đảo ngũ liền chẳng cần chờ tối.
(Chiếc địa bàn USA RMY tôi còn giữ đến ngày hôm nay để làm kỷ niệm tình bạn).
Hôm sau đại đội tôi nhận lệch hành quân và bắn pháo lên cao điểm 105.
Đúng ngày cuối tuần tháng 7 tôi đang ở ngoài trân địa. Anh Thùy chính trị viên phó đại đội nhắn gọi tôi phải về gấp nhận lênh công tác mới. Anh Thuỳ nói với tôi: " Trung đoàn Quyết định em về làm Tiểu đội trưởng C12 của Tiểu đoàn 9 ".
Thực sự tôi rất buồn và ko muốn đi, bởi tôi đã có thời gian dài ở C14 từ chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 71. Bạn bè đồng hương, đồng ngũ chơi với nhau thân thiết từ lâu, tôi không muốn xa tụi nó, nhưng đã gọi là " Mệnh Lệnh " thì tôi phải biết chấp hành.
Tôi theo anh Thùy vượt qua bao cánh rừng già nhan nhản những hố bom. Biết bao nhiêu những nấm mồ đồng đội cỏ dại không sao mọc nổi với đạn bom cầy sới. Về tới C12 Nhìn gia tài của C12 thật chán ngấy: b ĐKZ và b 12ly7 mất hết không còn khấu nào. b Cối 82 chỉ còn 1 khẩu. Tất cả quân số đơn vị dồn vào phục vụ cho 1 khẩu pháo 82 ly. Cán bộ chỉ còn mỗi anh Hữu là Trung đội trưởng ĐKZ kiêm chỉ huy đơn vị và 3 anh Tiểu đội trưởng cối 82 là Tâm, Thành và thêm tôi nữa. Lính tráng đều là tân binh non choẹt nhút nhát. Trình độ pháo bình thua xa anh em đơn vị cũ C14 của tôi. Từ nay 3 thằng tiểu đội trưởng thay nhau chỉ huy chiến đấu.
Đầu tháng 8 cả sư đoàn hành quân xuống núi. Vừa ra khỏi bìa rừng trúng ngay trận pháo bầy, thoát chết. Chớm tới làng Như lệ trúng ngay trận pháo bầy thứ 2. Tôi đội cái Ba lô lên đầu thu hình vào bờ ruộng chờ may rủi. Mảnh pháo vù vù, soẹt soẹt qua mang tai kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ. Pháo bầy vừa rứt, may mắn thoát chết. Trời tối đen như mực giờ ko biết đi hướng nào? Thằng nào chết, thằng nào bị thương có nhìn thấy gì đâu? Đại đội tôi tan tác hết rồi. Thằng Học, thằng Thứ nó nhìn thấy tôi :
-Đi hướng nào anh Hòa ơi!
Tôi nói :
-Chúng mày theo tao, ở đây không biết phương hướng rất dễ bị lọt vào ổ biệt kích.
Tôi dẫn 2 anh bạn chạy ngược lại là chắc ăn. Chạy ngược chừng 100 m thấy con sông. Bỗng nhìn thấy 2 anh bạn lính trẻ mò xuống sông lấy nước:
-Đây là đâu ông bạn?
Họ dừng lại nhìn tôi :
-Đây là Trung đoàn bộ 36.
-Ồ thế thì cùng 1 sư đoàn 308 của ta rồi.
Tôi giải thích cho 2 anh bạn nghe vì sao 3 chúng tôi ở đây, giờ chẳng biết đi đâu. Hai Anh bạn đó là lính Thông Tin của Trung đoàn bộ E.36 họ thật nhiệt tình. Họ chỉ tay về phía bụm tre gai sát mép sông:
-Các ông nghỉ ở kia kìa thoải mái chọn hầm, đến bữa tôi đem cơm cho ăn nhé.
Hóa ra đây là làng Như Lệ. Nhà cửa, cây cối chẳng còn gì gọi là dấu tích làng quê. Hầm nào cũng làm bằng ri phi trường giã chiến và phủ dầy bao cát Mỹ. Ba thằng tôi chui vào làm 1 giấc ngủ ngon lành không biết trời trăng mây gió. Đến khi anh bạn tối qua gặp ở bờ sông mang 3 nắm cơm tới đánh thức dậy. Ui! không biết mơ hay thật, có cả thịt bò tươi ngọn quá. Thì ra trận pháo tối qua trúng đàn bò vô chủ đang lang thang cầu bất, cầu bơ không may gặp pháo kích. Ăn xong bữa cơm sáng, tôi lên gặp thủ trưởng E 36 trình bây nguyên vọng tìm về đơn vị. Thủ trưởng E 36 nói với tôi : " Các cậu phải ở đây chờ tôi liên lạc ".
Ba thằng tôi tranh thủ đi lục lọi trong các can hầm nhà dân, tìm xem có gì lấy được sài cứ lấy. Chẳng còn gì ngoài mấy bao ớt khô cay sè sắp mốc. Tự nhiên tôi lại nhớ về ngày ở thị xã Quảng Tri... Lúc ấy thị xã còn nguyên...Phố phường còn nguyên...Thao hồ lục lọi.
Trưa nay thằng Học nó bàn với tôi: " Hay là anh em mình ra Bắc đi, minh lạc đơn vị chứ có phải mình đảo ngũ đâu? ". Nó còn chỉ tay về chiếc ô tô zin 2 cầu phủ đầy cành lá ngụy trang đậu bên bờ Thạch Hãn: " Mình lên xe ô tô kia kìa ".
Ừ, đúng là 1 cơ hội đảo ngũ và có lý đấy chứ.
Đêm nay tôi không sao ngủ được, cứ luân quẩn trong đầu câu nói của thằng Học...Tôi nằm ở cửa hầm, nghe sóng sông Thạch hãn vỗ rì rào...Thi thoảng cơn gió nhẹ thổi qua mát rượi... Tự nhiên tôi thèm khát khoảng trời bình yên...Tôi nằm ngửa mặt lên trời, bầu trời lung linh chòm sao Bắc đẩu...Ôi! thực sự tôi buồn! Tôi nhớ về miền Bắc...! Mắt tôi như có bóng hình cha mẹ...! Như có người anh! người chị! người em! Tôi nghe đâu đây như có tiếng trẻ nô đùa? Bầy cháu yêu thương con anh trai và con chị gái...! Ôi! sao tôi buồn nhớ đến nẫu lòng đến thế...! Mắt tôi ngấn lệ nhợt nhòa...!
Trời bắt đầu sáng, tôi lội xuống bờ sông, úp mặt lên mặt nước, lâu rồi hôm nay tôi mới rửa mặt. Trở về hầm lục trong ba nô lấy ra quyển Nhật ký. Hôm nay tôi không ghi nhật ký. Tôi xé tờ giấy trắng đặt bút viết thư gửi về gia đình. Khó khăn lắm tôi mới viết nổi lá thư này. Là những lời chân thật từ trong trái tim tôi... Thật như những lời trăng trối trước lúc đi xa... Sau rồi tôi gấp gọn cho vào phong bì tự gấp. Tôi đưa cho thằng Học: " Tao không thể đảo ngũ được, bởi gia đình tao là thành phần địa chủ, tao sợ chính quyền địa phương hành hạ cha mẹ tao thêm 1 lần nữa ".
Thằng Học, thằng Thứ quê nó ở HTX đánh cá Lập lễ, Thuỷ nguyên Hải Phòng. Nó sẽ đưa thư này tới tay anh trai tôi là điều chắc chắn. Anh trai tôi đang là cán bộ Hải Quan, Hải phòng, rồi tôi thở phào nhẹ nhõm coi như mình vừa làm xong 1 công việc cho gia đình.
Ở đây phong cảnh thật lên thơ. Không khí bên sông thật trong lành. Có cả hoa cỏ dai nở tươi roi rói. Một góc bình yên ven sông thật lãng mạn... Ngẫu hứng tôi cất lên tiếng hát thật to: " Nhìn trời cao... trong xanh lồng lộng...Bông hoa rừng thơm mát...Phải đất nước cho ta...Mẹ yêu con...Gửi tình trong hoa bát ngát...". Thằng Học, thằng Thứ vỗ tay cười vang, bất chớp bọn thám báo làng Tích Tường bên nghe thấy.
Thằng Học, thằng Thứ tranh nhau nói:
-Anh đọc cho em chép với! Anh đọc cho em chép với!
Tôi nhìn 2 thằng yêu chúng nó quá:
- Hì...Hì...Thực tình tớ vừa nghe trên đài hát lúc qua cửa hầm Thủ trưởng Trung đoàn 36. Tớ mới nghe có 1 lần nên tớ chưa thuộc hết.
Rồi cũng đêm qua, tự nhiên tôi nhớ về 1 bóng Hồng... " Người con gái Sông La..." Giờ này không biết Nàng ở nơi đâu? Cô ấy hát hay lắm, đã từng 2 lần đoạt giải nhất thi ca tiếng hát Nghệ Tĩnh, có giấy báo của đài tiếng nói VN mời ra HN học, tiếc thay vì hoàn cảnh mà gia đình không muốn cho nàng thoát ly ra Hà Nội.
Chúng tôi mới quen nhau và cũng mới yêu nhau chưa trọn 1 ngày đã phải chia ly... Biền biệt từ bấy đến giờ. Tôi vô chiến trường đường 9 Nam Lào, nàng ở lại hậu phương. Những cánh thư bay đi, những cánh thư bay trở lại, nối lại 2 khung trời để rồi những thương...! Những nhớ...! Tôi còn giữ trọn những lá thư trong chiếc Ba lô này. Mối tình đầu cháy bỏng, nồng nàn, sâu lắng, rất hồn nhiên rất trong trắng và rất ngây thơ...Lá thơ cuối cùng nàng viết cho tôi : " Em đang ở Khâm Muộn bên Lào, phục vụ đoàn văn công đường dây 559... ".
Bỗng tôi giật mình như có bàn tay ai đập mạnh trên vai, tôi ngoảnh lại:
-Em chào thủ trưởng ạ!
Thủ trưởng E36 tươi cười gật đầu chỉ phía cánh tay:
-Tối nay 3 cậu cứ thẳng đường này mà đi, khi nào tới con cầu sắt bị sụp đổ, gọi là cầu Tích Tường, thấy có con đường chán ngang là rẽ phải, đi mấy phút sau sẽ tới khu nhà thờ La Vang, đó chính là Tiểu đoàn 9 của các cậu đấy!.
Trời đã nhá nhem. Tôi giơ 2 cánh tay ôm xiết lấy 2 thằng:
-Thôi chúc 2 đứa ở lai đi may mắn nhé!
Tôi vừa bước chân, Thứ và Học cũng theo tôi luôn:
-Anh đưa nòng pháo để em vác.
Tôi ngạc nhiên tròn xoe 2 con mắt nhìn 2 đứa:
-Thế không ra Bắc nữa à?
Học đưa trả lại tôi lá thư:
-Không đành anh ạ!
Vậy là 2 đứa nó đã đổi ý. Thực tình tôi không biết nói sao, nếu khuyên 2 thằng nó ở lại đơn vi lỡ không may nó chết thì mình thêm ray rứt. Cho nên tôi không dám khuyên chúng nó đi và cũng chẳng dám khuyên chúng nó ở lại.
Tạm biệt E 36! Chúng tôi đi nhanh như ma đuổi. khoảng mấy chục phút sau chúng tôi đã tìm về tới đơn vị. Trung đội trưởng Hữu mừng như muốn khóc:
-Tao lại mới báo tử chúng mày lên Tiểu đoàn bộ, thôi được rồi để tao gọi điện báo cáo lại.
Tiểu đội trưởng Tâm vác cái nòng pháo đem ra ngoài trận địa, mấy phút sau tôi đã nghe thấy tiếng pháo nổ đầu lòng. Tiếng pháo bên kia phản lại nổ chát chúa mang tại. Lại nghe tin báo về: " Tâm bị thương rồi ". Tiểu đội trưởng Thành ra thay thế. Nơi đây sát nhà thờ La Vang. Lúc nào tai tôi cũng nghe pháo nổ và tiếng xe tăng địch gầm rú, sẵn sang tiến quân nghiên lát chúng tôi. Khi nào im ắng tiếng pháo, chính là lúc bọn Thám Báo đang mò mẫn trà trộn. Tinh thần cảnh giác ở đây hết sức thận trọng.
Ba ngày sau Tiểu đội trưởng Mai văn Thành lại bị thương, giờ chỉ còn duy nhất mình tôi biết về kỹ thuật bắn cối 82.
Lênh Tiểu đoàn lại hành quân di chuyển. Tôi nhận lệnh bắn vào khu Đồi Thông. Mấy ngày chiến đấu ác liệt không phân thắng bại, giờ lại lênh dy chuyển nơi khác, chạy cứ như chạy giặc, bởi nơi đây ngày đêm ác liệt vô cùng. Tính mạng chúng tôi mỏng manh còn hơn ngàn cân treo trên sợi tóc. Chỉ cần 1 mảnh vải to bằng vành mũ tài meo ở cửa hầm, một vài tiếng sau không cháy thì cũng nát tước như băm. Ở đây không có 1 cây cỏ nào mọc nổi với đạn bom.
Tránh vỏ dưa thi gặp phải vỏ dừa. Hồi ở rừng Trường phước thì b 52 ngày đêm trút xuống đầu người lính. Ngày đêm pháo bầy cứ như tra tấn. Về đây vùng địch hậu sống chung với người lính Cộng Hòa không có b 52 nhưng sợ mất mạng như chơi, trống trơn tứ bề, ló mặt ra là chết ngay. Không có mấy khi đêm nào là không có đi chôn tử sỹ, đi cáng thương binh. Tuần nào cũng bổ xung tân binh mà vẫn cứ thiếu. Có ai đã từng ở khu vực này năm 1972 mới thấy ác liệt tới chừng nào... Bầu trời thì lúc nào cũng ong ong, tái tái đủ các loại tiếng ồn ào gầm thét của máy bay Mỹ. Mặt đất thì lúc nào cũng lóe lửa chớp nhằng rung lên như động đất. Có ai tin không? Chết rồi chôn dưới đất tưởng đã nghỉ yên, vậy mà bom lại cầy, pháo lại bới, râu ông nọ, cắm cằm bà kia chôn lần thứ 2, thứ 3 là chuyện quá bình thường.
Đêm nay trận địa khẩu đội tôi đặt tại ngay sau cái lô cốt bằng bê tông của Mỹ. Nghe nói đây là khu trại Gia Long của quân đội VNCH bỏ lại. Nghe vậy thôi chứ có thấy chữ nghĩa nghĩa dấu tích gì đâu? ngoài mấy cái lô cốt lởm chởm sứt mẻ mảnh bom, mảnh pháo và những vòng hàng rào kẽm gai, bùng nhùng. Mục tiêu bắn là khu nhà Mái Bằng.
Đúng 4 h sáng ngày 02/9 tôi hô khẩu lệnh bắn thử 1 viên để tính cự ly. 1 tiếng nổ " ùng " vang, 1 ụ khói bốc lên. Đạn hơi gần. Tôi hô bắn quả thứ 2 trúng luôn nhà Mái Bằng. Tôi vừa đưa ống nhòm lên bao cát thùng phi thì bất ngờ: " Đoành... Đoành... " sát bên tay trái tôi chừng 3 mét. Tôi gục xuống nhưng vẫn cố nhoài bò vào trong lô cốt. Anh bạn thông tin của Tiểu đoàn đi theo pháo bị thương sau gáy. Thông tin coi như mất liên lạc. Tất cả anh em chúng tôi chui hết vào lô cốt. Mọi người bịt tai há miệng hứng chịu trăm nghìn viên đạn pháo oành oành, chát chúa trên đầu. Không thấy chúng tôi nổ pháo bắn trả như những mọi khi, hẳn rằng địch đã suy đoán bắn trúng mục tiêu. Cả ngày hôm nay từ 4 giờ sáng cho tới 4 giờ chiều mệt nhoài sống trong bom đạn. Có nhiều trái bom của máy bay A 37 bổ nhào thả ngay sát lô cốt. Chiếc lô cốt như chao nghiêng, chao ngả. Sợ nhất vẫn là pháo tăng bắn thẳng. Chỉ cần 1 viên chui lọt vào miệng lỗ Châu mai thì thôi cả đơn vị tôi sẽ đen thui hơn côt kèo nhà bếp.
Lúc sau tôi nghe như có tiếng trục thăng. Hình như nó chở biệt kích tới? Nhưng ko phải, mà là một tiếng ngot ngào trong trẻo của 1 người con gái kêu gọi chúng tôi ra đầu hàng, sẽ đc hưởng chính sách khoan hồng của chánh phủ VNCH.
Trời bắt đầu tối. Trung đội trưởng Hữu cho đơn vị rút lui về hậu cứ.
Gần hết đêm rồi mà sao không thấy người tới chuyển thương.
Ngày thứ 2 lại đến. Lại những trận bom, trận pháo thi nhau trút vào hậu cứ.
Trời bắt đầu tối. Mệt mỏi, đói và khát. Thằng Thứ cầm 3 chiếc bình tông đi kiếm nước. Tình cờ nó phát hiện hầm Tiểu đoàn Trưởng nằm sát sau hầm 3 anh em tôi. Tôi nhờ Thứ, Học cõng tôi tới gặp Tiểu đoàn Trưởng. Vừa thấy bóng tôi, thân hình trắng toát băng bông :
-Ồ Hòa bị thương khi nào?
-Da! em bị từ khi bắn quả thứ 2.
-vậy sao ko thấy anh Hữu báo cáo tôi nhỉ?
Có lẽ chỉ mình tôi hiểu nổi (......). Sau đó Thủ tưởng Tiểu đoàn chỉ tay về phía chiếc hầm lộ thiên lối vào hậu cứ:
-Hai cậu cõng Hòa ra nằm đó, tý nữa tôi cho người cáng đi viện.
Cái hầm trơ trọi không phải là không có lóc. Mấy tấm ri phi trường rã chiến lợp chéo chéo nghiêng về 1 phía, nhưng lại rất may cho tôi.
Lát sau thằng Học cà nhắc, cà nhắc lê cái chân bị thương tới:
-Anh Hòa ơi! thằng Thứ chết rồi.
Nó còn nói thêm:
-Nghe tiếng kêu cứu, Thằng Trầm hầm kế bên chạy sang cũng bị trúng quả pháo bay mất cái đầu.
Ôi! Đau đớn quá! Tội thương cho thằng Trầm. Nó là thằng lính tân binh ngoan nhất và đũng cảm nhất đơn vị. Tội nghiệp cho thằng Thứ, nhờ nó và nhờ thằng Học dừu tôi lên gặp Tiểu đoàn lúc nãy, nếu không chắc tôi cũng chung số phận với nó mất rồi.
Lúc sau anh Hữu cử 6 người cáng tôi và Học đi quân y bệnh xá Trung đoàn. Mấy chục phút sau anh em đơn vị đã cáng tôi tới bờ Thạch Hãn. Tôi ngoảnh lại nhìn theo đồng đội thay như lời chào từ biệt. Bỗng tôi nhìn thấy hết lính tráng đơn vị? Vậy là chúng nó theo sau tôi trốn hết ra M.B. Cũng tại bởi thằng nào cũng sợ Tiểu đoàn chuyển tụi nó sang đơn vị bộ binh. Sang đại đội bộ bình thì dễ chết như chơi. Bởi vậy không ai là muốn chết. Đơn vị giờ chỉ còn duy nhất Trung đội Trưởng Hữu và anh y tá. Mấy người lính C17 Công binh khênh tôi xuống 1 chiếc xuồng cao su. Khó khăn lắm mới vượt nổi qua dòng sông Thạch Hãn. Mùa này nước vẫn đang chảy xiết.
Trời vừa sáng, người y tá bệnh xá Trung đoàn đeo cái túi cứu thương tới hầm sử lý thay rửa băng và tiêm kháng sinh cho tôi. A! hóa ra thằng Vũ Quốc Trị nó là con Cậu Thùy bên quê Ngoại An Trạch của tôi:
-Ôi! thế mà tụi lính C14 nó nói Anh chết rồi.
Tôi nói cho nó hiểu:
-Tao về làm tiểu đội trưởng C12 có kịp chào hỏi thằng nào C14 đâu, cho nên tụi nó bảo mày tao chết là phải rồi.
Trị rút gói thuốc lá Sông Hồng mời tôi hút. Chẳng biết thằng lính tân binh nào ở MB mới vô Quảng Trị mới cho nó một bao. 2 anh em lâu ngày gặp nhau mừng mừng, tủi tủi hàm huyên bao chuyện buồn vui. Hút hết bao thuốc lá. Nó nhẹ tay bóc vỏ duỗi phẳng phiu nó lấy bút bi viết thư nhờ tôi gửi về thăm gia đình nó.
Tối ngày sau tôi chuyển viện lên Sư đoàn. Viện nằm sâu trong rừng Phượng hoàng. Nằm cùng hầm tôi là anh bạn thương binh cụt 2 cánh tay, mù 2 con mắt. Anh bạn la thét đau đơn cả đêm tôi ko thể tài nào ngủ được, thật tội thương anh bạn vô cùng.
Nhìn ngay cạch hầm tôi là hàng trăm ngôi mộ mới tinh thằng hàng ngang dọc. Thế đấy, về tới đây rồi mà các anh vẫn còn phải chết, tội nghiệp ghê!
Tối hôm sau nữa y tá viện Sư đoàn khênh băng ca cho tôi nằm trên thùng ô tô chuyển về bệnh viện QK. tại Cam Chính, Cam lộ. Ở đây phân làm 2 khu. Khu bất động và khu ko bất động. Về đây có nhiều thương binh quá, về đây tôi mới biết, Quảng Trị nhỏ bé nhưng có tới 6 Sư đoàn chủ lực tham chiến, là f312 ở Lào kéo sang, là f325 ở Hà bắc kéo vào, đâu phải chỉ có f308 của tôi cùng f320, f304, f324 hồi giờ vẫn kề vai sát cánh bên nhau. Chưa nói đến Trung đoàn pháo Bông lau, 1 Lữ đoàn Tặng thiết giáp, Trung đoàn địa phương quân và các Tiểu đoàn Đặc Công, công binh, TNXP, dân công hỏa tuyên... Nhiều, nhiều lắm...
Về đây tôi mới gặp Đại trưởng Cộng C14 cũ, anh cũng bị thương. Gặp tôi anh nói: " Cậu đi được ngày hôm trước, hôm sau thì Sủng hy sinh tại cao điểm 105. Mấy ngày sau thì Sửu đồng ngũ với cậu, Sơn pháo thủ cũng hy sinh. Cuối tháng 7 đơn vị hành quân xuống núi, dọc đường hành quân, bất ngờ bị 3 loạt B52 cắt ngang đội hình đại đội, làm chính trị viên Đối hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương. Đại đội hành quân mới tới chân cầu Tích Tường thì gặp trận pháo bầy, làm anh Thùy mới thay quyền anh Đối cũng hy sinh " .
Nghe anh Cộng kể làm tối nhói lòng tê tái...! Ôi các anh, những người bạn thân thiết của tôi...Đã từng trải qua cuộc trường trinh hành quân vượt trường vào chiến dịch đường 9 nam Lào 1971... Thật bao nhiều kỷ niêm...
Tới hôm nay chiến trường Quảng trin 1972 sao mà tàn ác thế...! Các anh những người bạn của tôi, từng chia bùi sẻ ngọt vượt sông Bến Hải hôm nào... Miếng lương khô bẻ đôi những hôm đói lả không cơm. Hụm nước nắp binh san sẻ chia fay nhau hôm chốt cao điểm khát khô cháy họng. Nhiều đêm không ngủ nhớ nhà...! Ôm nhau cay cay khóe mắt...!
Về đây mọi thứ với tôi thật là xa lạ: Lâu rồi hôm nay tôi mới được nằm trên cánh võng đua đưa cũng thấy ngạc nhiên là lạ... Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy bóng dáng cụ già, bóng dáng em nhỏ. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy ngôi nhà quê ẩn mình sau lũy tre xanh. Lâu lắm rồi sáng nay tôi được nghe con gà trống gáy đánh thức ông mặt trời ngủ dậy... Tự nhiên tôi buồn đến là lạ...Tôi ước mong đất nước mình mau được hòa bình, không còn phải cảnh chiến tranh tang tóc chia ly... Tôi thèm khát, giá như chỗ nào đất nước mình cũng được thanh bình mãi mãi như thế này thì có phải tốt ko?
Mấy ngày sau tôi đc chuyển ra M.B.
Mất 2 ngày băng rừng, lội suối mới tới thượng nguồn sông Bến Hải. Tới đây tự nhiên chân tôi như chùn bước. Tôi đứng lặng người nhìn đôi bờ ngăn cách...Tự nhiên tôi nhớ về ngày ấy...! Ngày ấy 30/3 cách đây vừa tròn 5 tháng rưỡi. Cả Sư đoàn tôi hành quân vô chiến trường Quảng Trị lội sông Bến Hải khúc chỗ này...Giờ đây cũng chỗ khúc sông này...Nhiều anh không thấy lội trở về...!
Quảng Trị: (28/6/72 - 16/9/72)
Ảnh sưu tầm
Hồi ký chiến tranh
QUẢNG TRỊ 81 NGÀY ĐÊM Bằng giờ 49 năm về trước. Ngày 28/6/1972 Trận địa đại đội tôi nằm trên sườn đồi 38 cách Q.L.1A đoạn Cầu Mỹ Chánh - Ngã 3 Bãi Đá khoảng chừng chưa đầy km. Mắt thường cũng có thể nhìn thấy rất rõ diễn biến của cuộc hành quân tái chiếm Quảng Tri của Quân lực VNCH. Từ hướng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế tiến ra huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Có thể nói rằng, đây là cuộc hành quân bài bản nhất, hiện đại nhất, mà từ trước tới giờ tôi cũng chưa từng nhìn thấy 1 thước phim nào, hay 1 tấm hình nào có thật như những gì tôi đã nhìn thấy...
Mở đầu là những loạt đại pháo từ hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương của Mỹ bắn vào. Là những loạt bom từ trên máy bay bổ nhào rơi xuống. Cứ thế và cứ thế hàng ngày trời bom, hàng ngày trời pháo đạn, chúng thi nhau cầy sới 2 bên đường, cái gọi là dọn đường cho cuộc hành quân: " Lam Sơn 1972 '' hay gọi cụ thể hơn là: Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị của Quân lực VNCH
Trên sườn cao điểm 38, tôi nhìn rõ từng tốp máy bay chở quân, rồng rắn nối đuôi nhau dài hàng km. Từng đoàn xe quân lương cũng nổi đuôi nhau dài hàng km hướng về thị trấn Hải Lăng. Rồi tiếng chong chóng của trục thăng, cứ phành phạch, phành phạch như muốn xé tan bầu trời Quảng Trị vốn chưa được bình yên. Rồi tiếng xích xa tăng địch như muốn nghiên lát con đường Quốc lộ số 1 vốn lắm thương đau.
Không khí láo loạn như muốn hủy diệt tinh thần: " Việt cộng " chúng tôi ngay từ phút mới ban đầu.
Địch nhanh chóng chiếm lĩnh từng cao điểm dễ như chẻ tre, vì không có 1 sức kháng cự nào của bộ đội. Địch dùng chiến thuật sâu đo, để rồi quyết chiếm thành cổ Quảng Trị thời gian là 2 tuần lễ mà người Mỹ đã ra lệnh cho Quân đội VNCH phải thực hiện với bằng mọi giá.
Ngày thứ 2 cũng giống như ngày thứ nhất, cũng hàng cây số trục thăng, cũng hàng cây số xe quân sự bổ xung sức mạnh và tăng cường tinh thần cho lính ngày hôm qua.
Đúng 4 h sáng ngày 30/6 lệnh của Trung đoàn tôi phát hỏa. Toàn bộ hỏa lực của Trung đoàn tới tấp như mưa rào mùa hạ và chính xác vào các mục tiêu mà trinh sát của Trung đoàn đã báo cáo lúc tối qua. Đúng 15 phút lã pháo cấp tập, bỗng 3 viên đạn pháo hiệu đỏ lừ từ sở chỉ huy Trung đoàn trên cao điểm 38 vút lên cao, đó là hiệu lệnh cho toàn bộ pháo binh ngừng bắn, bộ binh xung phong. Tiếng AK của bộ đội rền vang cả một vùng trời, rồi bỗng dưng thưa dần, thưa dần và rồi tắt ngấm. Lạ nhỉ? sao không thấy đối phương phản kháng? Đối phương chết hết rồi sao? hay đối phương họ bảo nhau phản chiến? Không phải, tất cả đều không phải, mà là Trung đoàn tôi đã bị sai lầm to. Sai lầm 1 nước cờ quá lớn, quá tồi tệ và quá đau thương... Trung đoàn 102 của tôi đã trúng kế nghi binh của QĐ VNCH.
Bắt đầu xe tăng đối phương nổ máy. Họ từ vị trí khác tấn công. Lúc này tiếng súng AK ko còn nữa. Thay bằng tiếng súng Mỹ rền trời, nghe là biết đau thương...! Nghiệt ngã quá trời, giờ trời lại sáng. Từng tốp trục thăng nghiêng mình soi ngó tìm " Việt cộng " đang lẩn trốn trong rừng. Nó cũng không tha gì kể cả những anh đã bị thương nặng đang đau đớn kêu mang mong người tới cứu. Nó vẫn bắn giết chẳng cần biết xót thương!.
Một chiếc trục thăng kia bỗng lao thẳng về phía trận địa đại đội tôi. Tôi vội chui vào hầm. Cành lá ngụy trang cám trên thành công sự cuốn theo cùng đất đỏ như 1 cơn gió lốc bất ngờ ập tới. Ui! Tôi đứng Tim, ko lẽ nó lại ko nhìn thấy chúng tôi? Mấy anh không kịp chui sâu vào hầm còn nói nhìn rõ phi công cơ mà? May mà đại đội pháo 12ly7 của C16 sát bên không nổ súng. Bắn thì tôi tin chắc rằng hạ thủ được ngay. Nhưng tôi cũng tin chắc rằng C16, C14, C15 chung quanh cao điểm 38 và sở chỉ huy của Trung đoàn sẽ bị trả thù thiệt hại nặng nề mà không ai có thể lường trươc được.
Một ngày căng thẳng đã trôi qua. Đêm nay cả Trung đoàn tôi ai cũng buồn rười rượi không sao ngủ nổi. Bao nhiêu hy vọng đã trở thành thất vọng. Cả mấy trăm các anh bộ binh của Trung đoàn 102 ra đi không ngày trở lai...! Các anh mãi mãi tuổi 20 trên mảnh đất đầy nắng nóng và cát bụi này.
Ôi! Các bà mẹ của các anh chiến sỹ Trung đoàn 102 Thủ đô ở ngoài kia đâu có biết hôm nay? Đâu còn giang rộng vòng tay trông chờ đón con trai, đón người chồng, đón người cha trở về sau ngày đất nước hết chiến tranh? Than ôi...! Thật quá buồn...! Ngày mai nữa thôi có đến hàng trăm tờ giấy báo tử đau xé lòng người về tới hậu phương...! Buồn chán đến tột cùng trong lòng những người đồng đội còn đang sống xót như tôi.
Nhớ lại con đường này cách đây 2 tháng, sau ngày 28/4 Đông Hà thất thủ, toàn bộ quân đội VNCH bỏ chạy khỏi Quảng Trị. Cũng cái con đường này còn nguyên vẹn hàng trăm xác phụ nữ, cụ già, em nhỏ trúng pháo kích của bộ đội (Dân chạy theo Quân đội SG di tản vô Thừa Thiên Huế). Xác vẫn phơi mình trên mặt đường nhựa nắng nóng như phơi trên giàn hỏa thiêu. Hai tháng trời rồi mà chưa có được ai chôn. Thương lắm! Máu của ai? Của những người như con! Như mẹ! Phải chăng có sự linh thiêng quả báo nào ư? Không. không lẽ nào như thế được. Chúng con không có tội. Chúng con không biết thù oán ai, càng không biết thù oán đồng bào. Chúng con không muốn đổ máu. Chúng con chỉ là nạn nhân của một chiến tuyến mà thôi.
Tối 02/7 Trung đoàn tôi bỏ lại đăng sau con đường máu đổ: " Đại Lộ Kinh Hoàng " lùi sâu vô rừng Trường phước. Tới 1 trườn đồi làm nơi hậu cứ. Tôi và anh bạn Lê Đình Lân vừa làm xong 1 cái hầm chữ A tương đôi đàng hoàng. Chưa kip ngả lưng thì anh Tiểu đội trưởng Nguyễn Quang Sủng tới cửa hầm:
-Tổ Hoà về đủ chưa?
-Da! còn Sáng chưa về ạ!
Anh đưa tôi khẩu súng AK
-Cậu quay lại tìm Sáng ngay.
Tôi vừa ra khỏi hậu cứ đã nhìn thấy bóng dáng cao cao thất thểu:
-Đưa tao Ba lô, lẹ lên tới nơi rồi.
Tôi khoác ba lô giùm Sáng. Nó vừa tới cửa hầm, nó vội chui vô và làm 1 giấc ngủ ngon lành. Anh Lân vẫn còn thao thức không ngủ nổi : " Nóng quá không ngủ được anh Hòa ơi! hay là 2 anh em mình đào thêm cái hầm nữa đi ".
Nói rồi 2 thằng tôi ngồi nhổm dậy đào vội cái hầm khác kẻo trời lại sáng. Hầm của 2 thằng tôi cách hầm thằng Sáng chừng 10 mét. Hai thằng tôi vừa đặt lưng nằm chưa kịp ngủ thì 3 loạt bom b 52 trúng vào hậu cứ. Hầm Sáng trúng bom. Hầm anh Nuôi đơn vị trúng bom. Anh Sáng lính 71 Nam Định. Anh phạm văn Tâm lính 68 Tứ kỳ Hải Dương, Anh Phùng Quang Lâm lính 65, quê Phù Ninh, Vĩnh Phú, cả 3 anh một đêm xấu số bất ngờ ra đi không lời từ biệt!
Ngày 5/7 lệnh Trung đoàn: " Ai có bộ quần áo nào tốt nhất thì mặc vào, tư trang còn lại vùi chôn ". Tôi biết ngay là có chuyện gì rồi...Cả Trung đoàn tôi nằm gọn trong vòng vây của địch. Lân và tôi nhìn nhau tuyệt vọng. Đầu óc tôi cứ lung bung nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người thân...Và nghĩ sao sống được bây giờ? Bỗng Lân rút trong cái bót ra 2 tờ truyền đơn có hình người phụ nữ trẻ trung mặc đồ theo kiểu phụ nữ miền Bắc. Bên cạnh người phụ nữ ấy là 1 em nhỏ và ông bà già. Cả nhà đang ngội quây quần bên chiếc mâm cơm. Có 1 chiếc chén đã đơm cơm và 1 đôi đũa bỏ ko, như muốn đợi chờ người ở chiến trường trở về xum hợp. Một câu thơ lục bát:
" Anh ơi nước mắt tràn trề
bao giờ dời Cộng anh về với em! ".
Chiếc truyền đơn nhỏ bằng tờ vé số bây giờ. Lân nhặt được ở trong rừng Cam lộ. Lân giữ làm bùa hộ mệnh, phòng khi bị bắt làm tù binh. Lân đưa cho tôi 1 tờ và nói nhỏ với tôi: " Mình đừng dại gì mà chết ". Tôi hiểu lắm chứ Lân ơi! Dưới khung chữ truyền đơn là hàng chữ nhỏ: " giấy này coi như thay giấy thông hành ".
Hôm nay cả đại đội 14 cối 82 ly của đơn vị tôi, cùng đại đội 15 ĐKZ và đại đội 16 phòng không 12ly7 kề vai, sát cánh tử thủ xung quanh Trung đoàn bộ. Sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Bỗng anh Sủng giật mình nhìn thấy một Đại đội lính trên đỉnh đồi. Cách trận địa tôi chừng chưa tới 200 m. Cách Trung đoàn bộ cũng ngần đấy mét. Ko biết là ta hay là địch? Anh Sủng liền lệnh cho chúng tôi quay lòng pháo lấy thước tầm 150 m. Đồng thời anh bảo thông tin quay máy điện thoại hỏi sở chỉ huy Trung đoàn là ta hay là địch? Sở chỉ huy Trung đoàn trả lời: " Chờ trinh sát báo về đã ".
Lát sau nghe điện báo khẩn cấp : " Địch đấy, bắn ngay đi ".
Khẩu pháo của tôi rung lên bần bật, liên tiếp cấp tập mấy chục viên đạn. Mặc cho phía bên kia nó cũng quyết liệt bắn tới tấp trả lại trận địa tôi hàng ngàn quả đạn pháo. Thông tin hữu tuyến đứt dây, không sao nối được vì pháo địch đang nổ rền trên thành công sự " hết đạn rồi anh Sủng ơi!"
Tôi vừa nói rút lời thì may sao 3 phát pháo tín hiệu ngay trước mắt bỗng vút lên cao. Tiếng AK và tiếng b40 của đại đội 20 Đặc công kip thời tiếp cận ứng cứu. Chỉ trong chớp nhoáng, đại đội thám báo đã bị tiêu diệt gọn.
Lệnh của Trung đoàn khẩn trương lui quân theo con suối nhỏ, mọi người thở phào nhẹ nhõm. May quá, thoát khỏi những ngày ngẹt thở căng thẳng lo âu trong vòng vây của địch mỗi ngày thêm nhỏ hẹp.
Tôi nhớ lắm, tối đó là tối thứ 7 của trung tuần tháng 7. Ngày ấy, hàng tuần đài tiếng nói VN trình diễn: Chương trình sân khấu truyền thanh. Máu văn nghệ tự nhiên của tôi trỗi dậy. Tôi chui ra khỏi cửa hầm tính sang bên hầm đại trưởng Tường nghe diễn kịch. Anh Lân kéo mạnh áo sau lưng làm tôi trượt chân ngã ngửa người : " Thôi mày đừng đi nữa, ở nhà 1 mình tao buồn lắm " thật là may mắn cho tôi...
Bỗng 1 quả bom cuối cùng sau 3 loạt b.52 rơi trúng hầm Đại trưởng. Anh Tường Đại trưởng, người Vĩnh phú. Anh Hoà tân binh lính Nam sách, Hải Hưng . Anh Thịch pháo thủ sang nghe Đài diễn kịch. Cả 3 anh xấu số nằm nghỉ vĩnh hằng trong khu rừng già hoang hu Trường phước!
Trời vừa hửng sáng, anh Sủng vừa đi chôn cất mấy anh về, anh Sủng vác bó cuốc xẻng tới hầm tôi: " Cậu đem xuống suối rửa sạch đi ".
Tôi ôm bó cuốc xẻng đi qua C15. Thằng bạn tên Lưa nhìn thấy bóng dáng tôi, nó vội chui ra khỏi hầm ôm chầm lấy tôi khóc:
-Thế mà bọn nó bảo mày chết rồi.
Tôi nói với Lưa:
-Đó là thằng Hoà tân binh.
Lưa vội cầm tay tôi nói nhỏ:
-Tối nay mày đảo ngũ cùng bọn tao nhé!
-Ôi không được, tao thà chết chứ không dám đâu.
Nó còn nói:
-Sợ đ... gì. Thiếu úy Đại phó Canh C20 còn dẫn lính của ông ấy đảo ngũ nữa kìa.
Cuối cùng tôi phải giải thích cho Lưa thông cảm:
-Gia đình tao là thành phần địa chủ, tao mà đảo ngũ có mà địa phương nó đem bố mẹ tao ra cạo trọc đầu như hồi đấu tố CCRĐ thì cực lắm.
Nó nói thêm câu:
-May phải đi, không đi là chết, mày chọn đi? Tao cho mày cái địa bàn này mày đi sau nhé.
Nói xong, nó và mấy thằng bạn khoác Balô đảo ngũ liền chẳng cần chờ tối.
(Chiếc địa bàn USA RMY tôi còn giữ đến ngày hôm nay để làm kỷ niệm tình bạn).
Hôm sau đại đội tôi nhận lệch hành quân và bắn pháo lên cao điểm 105.
Đúng ngày cuối tuần tháng 7 tôi đang ở ngoài trân địa. Anh Thùy chính trị viên phó đại đội nhắn gọi tôi phải về gấp nhận lênh công tác mới. Anh Thuỳ nói với tôi: " Trung đoàn Quyết định em về làm Tiểu đội trưởng C12 của Tiểu đoàn 9 ".
Thực sự tôi rất buồn và ko muốn đi, bởi tôi đã có thời gian dài ở C14 từ chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 71. Bạn bè đồng hương, đồng ngũ chơi với nhau thân thiết từ lâu, tôi không muốn xa tụi nó, nhưng đã gọi là " Mệnh Lệnh " thì tôi phải biết chấp hành.
Tôi theo anh Thùy vượt qua bao cánh rừng già nhan nhản những hố bom. Biết bao nhiêu những nấm mồ đồng đội cỏ dại không sao mọc nổi với đạn bom cầy sới. Về tới C12 Nhìn gia tài của C12 thật chán ngấy: b ĐKZ và b 12ly7 mất hết không còn khấu nào. b Cối 82 chỉ còn 1 khẩu. Tất cả quân số đơn vị dồn vào phục vụ cho 1 khẩu pháo 82 ly. Cán bộ chỉ còn mỗi anh Hữu là Trung đội trưởng ĐKZ kiêm chỉ huy đơn vị và 3 anh Tiểu đội trưởng cối 82 là Tâm, Thành và thêm tôi nữa. Lính tráng đều là tân binh non choẹt nhút nhát. Trình độ pháo bình thua xa anh em đơn vị cũ C14 của tôi. Từ nay 3 thằng tiểu đội trưởng thay nhau chỉ huy chiến đấu.
Đầu tháng 8 cả sư đoàn hành quân xuống núi. Vừa ra khỏi bìa rừng trúng ngay trận pháo bầy, thoát chết. Chớm tới làng Như lệ trúng ngay trận pháo bầy thứ 2. Tôi đội cái Ba lô lên đầu thu hình vào bờ ruộng chờ may rủi. Mảnh pháo vù vù, soẹt soẹt qua mang tai kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ. Pháo bầy vừa rứt, may mắn thoát chết. Trời tối đen như mực giờ ko biết đi hướng nào? Thằng nào chết, thằng nào bị thương có nhìn thấy gì đâu? Đại đội tôi tan tác hết rồi. Thằng Học, thằng Thứ nó nhìn thấy tôi :
-Đi hướng nào anh Hòa ơi!
Tôi nói :
-Chúng mày theo tao, ở đây không biết phương hướng rất dễ bị lọt vào ổ biệt kích.
Tôi dẫn 2 anh bạn chạy ngược lại là chắc ăn. Chạy ngược chừng 100 m thấy con sông. Bỗng nhìn thấy 2 anh bạn lính trẻ mò xuống sông lấy nước:
-Đây là đâu ông bạn?
Họ dừng lại nhìn tôi :
-Đây là Trung đoàn bộ 36.
-Ồ thế thì cùng 1 sư đoàn 308 của ta rồi.
Tôi giải thích cho 2 anh bạn nghe vì sao 3 chúng tôi ở đây, giờ chẳng biết đi đâu. Hai Anh bạn đó là lính Thông Tin của Trung đoàn bộ E.36 họ thật nhiệt tình. Họ chỉ tay về phía bụm tre gai sát mép sông:
-Các ông nghỉ ở kia kìa thoải mái chọn hầm, đến bữa tôi đem cơm cho ăn nhé.
Hóa ra đây là làng Như Lệ. Nhà cửa, cây cối chẳng còn gì gọi là dấu tích làng quê. Hầm nào cũng làm bằng ri phi trường giã chiến và phủ dầy bao cát Mỹ. Ba thằng tôi chui vào làm 1 giấc ngủ ngon lành không biết trời trăng mây gió. Đến khi anh bạn tối qua gặp ở bờ sông mang 3 nắm cơm tới đánh thức dậy. Ui! không biết mơ hay thật, có cả thịt bò tươi ngọn quá. Thì ra trận pháo tối qua trúng đàn bò vô chủ đang lang thang cầu bất, cầu bơ không may gặp pháo kích. Ăn xong bữa cơm sáng, tôi lên gặp thủ trưởng E 36 trình bây nguyên vọng tìm về đơn vị. Thủ trưởng E 36 nói với tôi : " Các cậu phải ở đây chờ tôi liên lạc ".
Ba thằng tôi tranh thủ đi lục lọi trong các can hầm nhà dân, tìm xem có gì lấy được sài cứ lấy. Chẳng còn gì ngoài mấy bao ớt khô cay sè sắp mốc. Tự nhiên tôi lại nhớ về ngày ở thị xã Quảng Tri... Lúc ấy thị xã còn nguyên...Phố phường còn nguyên...Thao hồ lục lọi.
Trưa nay thằng Học nó bàn với tôi: " Hay là anh em mình ra Bắc đi, minh lạc đơn vị chứ có phải mình đảo ngũ đâu? ". Nó còn chỉ tay về chiếc ô tô zin 2 cầu phủ đầy cành lá ngụy trang đậu bên bờ Thạch Hãn: " Mình lên xe ô tô kia kìa ".
Ừ, đúng là 1 cơ hội đảo ngũ và có lý đấy chứ.
Đêm nay tôi không sao ngủ được, cứ luân quẩn trong đầu câu nói của thằng Học...Tôi nằm ở cửa hầm, nghe sóng sông Thạch hãn vỗ rì rào...Thi thoảng cơn gió nhẹ thổi qua mát rượi... Tự nhiên tôi thèm khát khoảng trời bình yên...Tôi nằm ngửa mặt lên trời, bầu trời lung linh chòm sao Bắc đẩu...Ôi! thực sự tôi buồn! Tôi nhớ về miền Bắc...! Mắt tôi như có bóng hình cha mẹ...! Như có người anh! người chị! người em! Tôi nghe đâu đây như có tiếng trẻ nô đùa? Bầy cháu yêu thương con anh trai và con chị gái...! Ôi! sao tôi buồn nhớ đến nẫu lòng đến thế...! Mắt tôi ngấn lệ nhợt nhòa...!
Trời bắt đầu sáng, tôi lội xuống bờ sông, úp mặt lên mặt nước, lâu rồi hôm nay tôi mới rửa mặt. Trở về hầm lục trong ba nô lấy ra quyển Nhật ký. Hôm nay tôi không ghi nhật ký. Tôi xé tờ giấy trắng đặt bút viết thư gửi về gia đình. Khó khăn lắm tôi mới viết nổi lá thư này. Là những lời chân thật từ trong trái tim tôi... Thật như những lời trăng trối trước lúc đi xa... Sau rồi tôi gấp gọn cho vào phong bì tự gấp. Tôi đưa cho thằng Học: " Tao không thể đảo ngũ được, bởi gia đình tao là thành phần địa chủ, tao sợ chính quyền địa phương hành hạ cha mẹ tao thêm 1 lần nữa ".
Thằng Học, thằng Thứ quê nó ở HTX đánh cá Lập lễ, Thuỷ nguyên Hải Phòng. Nó sẽ đưa thư này tới tay anh trai tôi là điều chắc chắn. Anh trai tôi đang là cán bộ Hải Quan, Hải phòng, rồi tôi thở phào nhẹ nhõm coi như mình vừa làm xong 1 công việc cho gia đình.
Ở đây phong cảnh thật lên thơ. Không khí bên sông thật trong lành. Có cả hoa cỏ dai nở tươi roi rói. Một góc bình yên ven sông thật lãng mạn... Ngẫu hứng tôi cất lên tiếng hát thật to: " Nhìn trời cao... trong xanh lồng lộng...Bông hoa rừng thơm mát...Phải đất nước cho ta...Mẹ yêu con...Gửi tình trong hoa bát ngát...". Thằng Học, thằng Thứ vỗ tay cười vang, bất chớp bọn thám báo làng Tích Tường bên nghe thấy.
Thằng Học, thằng Thứ tranh nhau nói:
-Anh đọc cho em chép với! Anh đọc cho em chép với!
Tôi nhìn 2 thằng yêu chúng nó quá:
- Hì...Hì...Thực tình tớ vừa nghe trên đài hát lúc qua cửa hầm Thủ trưởng Trung đoàn 36. Tớ mới nghe có 1 lần nên tớ chưa thuộc hết.
Rồi cũng đêm qua, tự nhiên tôi nhớ về 1 bóng Hồng... " Người con gái Sông La..." Giờ này không biết Nàng ở nơi đâu? Cô ấy hát hay lắm, đã từng 2 lần đoạt giải nhất thi ca tiếng hát Nghệ Tĩnh, có giấy báo của đài tiếng nói VN mời ra HN học, tiếc thay vì hoàn cảnh mà gia đình không muốn cho nàng thoát ly ra Hà Nội.
Chúng tôi mới quen nhau và cũng mới yêu nhau chưa trọn 1 ngày đã phải chia ly... Biền biệt từ bấy đến giờ. Tôi vô chiến trường đường 9 Nam Lào, nàng ở lại hậu phương. Những cánh thư bay đi, những cánh thư bay trở lại, nối lại 2 khung trời để rồi những thương...! Những nhớ...! Tôi còn giữ trọn những lá thư trong chiếc Ba lô này. Mối tình đầu cháy bỏng, nồng nàn, sâu lắng, rất hồn nhiên rất trong trắng và rất ngây thơ...Lá thơ cuối cùng nàng viết cho tôi : " Em đang ở Khâm Muộn bên Lào, phục vụ đoàn văn công đường dây 559... ".
Bỗng tôi giật mình như có bàn tay ai đập mạnh trên vai, tôi ngoảnh lại:
-Em chào thủ trưởng ạ!
Thủ trưởng E36 tươi cười gật đầu chỉ phía cánh tay:
-Tối nay 3 cậu cứ thẳng đường này mà đi, khi nào tới con cầu sắt bị sụp đổ, gọi là cầu Tích Tường, thấy có con đường chán ngang là rẽ phải, đi mấy phút sau sẽ tới khu nhà thờ La Vang, đó chính là Tiểu đoàn 9 của các cậu đấy!.
Trời đã nhá nhem. Tôi giơ 2 cánh tay ôm xiết lấy 2 thằng:
-Thôi chúc 2 đứa ở lai đi may mắn nhé!
Tôi vừa bước chân, Thứ và Học cũng theo tôi luôn:
-Anh đưa nòng pháo để em vác.
Tôi ngạc nhiên tròn xoe 2 con mắt nhìn 2 đứa:
-Thế không ra Bắc nữa à?
Học đưa trả lại tôi lá thư:
-Không đành anh ạ!
Vậy là 2 đứa nó đã đổi ý. Thực tình tôi không biết nói sao, nếu khuyên 2 thằng nó ở lại đơn vi lỡ không may nó chết thì mình thêm ray rứt. Cho nên tôi không dám khuyên chúng nó đi và cũng chẳng dám khuyên chúng nó ở lại.
Tạm biệt E 36! Chúng tôi đi nhanh như ma đuổi. khoảng mấy chục phút sau chúng tôi đã tìm về tới đơn vị. Trung đội trưởng Hữu mừng như muốn khóc:
-Tao lại mới báo tử chúng mày lên Tiểu đoàn bộ, thôi được rồi để tao gọi điện báo cáo lại.
Tiểu đội trưởng Tâm vác cái nòng pháo đem ra ngoài trận địa, mấy phút sau tôi đã nghe thấy tiếng pháo nổ đầu lòng. Tiếng pháo bên kia phản lại nổ chát chúa mang tại. Lại nghe tin báo về: " Tâm bị thương rồi ". Tiểu đội trưởng Thành ra thay thế. Nơi đây sát nhà thờ La Vang. Lúc nào tai tôi cũng nghe pháo nổ và tiếng xe tăng địch gầm rú, sẵn sang tiến quân nghiên lát chúng tôi. Khi nào im ắng tiếng pháo, chính là lúc bọn Thám Báo đang mò mẫn trà trộn. Tinh thần cảnh giác ở đây hết sức thận trọng.
Ba ngày sau Tiểu đội trưởng Mai văn Thành lại bị thương, giờ chỉ còn duy nhất mình tôi biết về kỹ thuật bắn cối 82.
Lênh Tiểu đoàn lại hành quân di chuyển. Tôi nhận lệnh bắn vào khu Đồi Thông. Mấy ngày chiến đấu ác liệt không phân thắng bại, giờ lại lênh dy chuyển nơi khác, chạy cứ như chạy giặc, bởi nơi đây ngày đêm ác liệt vô cùng. Tính mạng chúng tôi mỏng manh còn hơn ngàn cân treo trên sợi tóc. Chỉ cần 1 mảnh vải to bằng vành mũ tài meo ở cửa hầm, một vài tiếng sau không cháy thì cũng nát tước như băm. Ở đây không có 1 cây cỏ nào mọc nổi với đạn bom.
Tránh vỏ dưa thi gặp phải vỏ dừa. Hồi ở rừng Trường phước thì b 52 ngày đêm trút xuống đầu người lính. Ngày đêm pháo bầy cứ như tra tấn. Về đây vùng địch hậu sống chung với người lính Cộng Hòa không có b 52 nhưng sợ mất mạng như chơi, trống trơn tứ bề, ló mặt ra là chết ngay. Không có mấy khi đêm nào là không có đi chôn tử sỹ, đi cáng thương binh. Tuần nào cũng bổ xung tân binh mà vẫn cứ thiếu. Có ai đã từng ở khu vực này năm 1972 mới thấy ác liệt tới chừng nào... Bầu trời thì lúc nào cũng ong ong, tái tái đủ các loại tiếng ồn ào gầm thét của máy bay Mỹ. Mặt đất thì lúc nào cũng lóe lửa chớp nhằng rung lên như động đất. Có ai tin không? Chết rồi chôn dưới đất tưởng đã nghỉ yên, vậy mà bom lại cầy, pháo lại bới, râu ông nọ, cắm cằm bà kia chôn lần thứ 2, thứ 3 là chuyện quá bình thường.
Đêm nay trận địa khẩu đội tôi đặt tại ngay sau cái lô cốt bằng bê tông của Mỹ. Nghe nói đây là khu trại Gia Long của quân đội VNCH bỏ lại. Nghe vậy thôi chứ có thấy chữ nghĩa nghĩa dấu tích gì đâu? ngoài mấy cái lô cốt lởm chởm sứt mẻ mảnh bom, mảnh pháo và những vòng hàng rào kẽm gai, bùng nhùng. Mục tiêu bắn là khu nhà Mái Bằng.
Đúng 4 h sáng ngày 02/9 tôi hô khẩu lệnh bắn thử 1 viên để tính cự ly. 1 tiếng nổ " ùng " vang, 1 ụ khói bốc lên. Đạn hơi gần. Tôi hô bắn quả thứ 2 trúng luôn nhà Mái Bằng. Tôi vừa đưa ống nhòm lên bao cát thùng phi thì bất ngờ: " Đoành... Đoành... " sát bên tay trái tôi chừng 3 mét. Tôi gục xuống nhưng vẫn cố nhoài bò vào trong lô cốt. Anh bạn thông tin của Tiểu đoàn đi theo pháo bị thương sau gáy. Thông tin coi như mất liên lạc. Tất cả anh em chúng tôi chui hết vào lô cốt. Mọi người bịt tai há miệng hứng chịu trăm nghìn viên đạn pháo oành oành, chát chúa trên đầu. Không thấy chúng tôi nổ pháo bắn trả như những mọi khi, hẳn rằng địch đã suy đoán bắn trúng mục tiêu. Cả ngày hôm nay từ 4 giờ sáng cho tới 4 giờ chiều mệt nhoài sống trong bom đạn. Có nhiều trái bom của máy bay A 37 bổ nhào thả ngay sát lô cốt. Chiếc lô cốt như chao nghiêng, chao ngả. Sợ nhất vẫn là pháo tăng bắn thẳng. Chỉ cần 1 viên chui lọt vào miệng lỗ Châu mai thì thôi cả đơn vị tôi sẽ đen thui hơn côt kèo nhà bếp.
Lúc sau tôi nghe như có tiếng trục thăng. Hình như nó chở biệt kích tới? Nhưng ko phải, mà là một tiếng ngot ngào trong trẻo của 1 người con gái kêu gọi chúng tôi ra đầu hàng, sẽ đc hưởng chính sách khoan hồng của chánh phủ VNCH.
Trời bắt đầu tối. Trung đội trưởng Hữu cho đơn vị rút lui về hậu cứ.
Gần hết đêm rồi mà sao không thấy người tới chuyển thương.
Ngày thứ 2 lại đến. Lại những trận bom, trận pháo thi nhau trút vào hậu cứ.
Trời bắt đầu tối. Mệt mỏi, đói và khát. Thằng Thứ cầm 3 chiếc bình tông đi kiếm nước. Tình cờ nó phát hiện hầm Tiểu đoàn Trưởng nằm sát sau hầm 3 anh em tôi. Tôi nhờ Thứ, Học cõng tôi tới gặp Tiểu đoàn Trưởng. Vừa thấy bóng tôi, thân hình trắng toát băng bông :
-Ồ Hòa bị thương khi nào?
-Da! em bị từ khi bắn quả thứ 2.
-vậy sao ko thấy anh Hữu báo cáo tôi nhỉ?
Có lẽ chỉ mình tôi hiểu nổi (......). Sau đó Thủ tưởng Tiểu đoàn chỉ tay về phía chiếc hầm lộ thiên lối vào hậu cứ:
-Hai cậu cõng Hòa ra nằm đó, tý nữa tôi cho người cáng đi viện.
Cái hầm trơ trọi không phải là không có lóc. Mấy tấm ri phi trường rã chiến lợp chéo chéo nghiêng về 1 phía, nhưng lại rất may cho tôi.
Lát sau thằng Học cà nhắc, cà nhắc lê cái chân bị thương tới:
-Anh Hòa ơi! thằng Thứ chết rồi.
Nó còn nói thêm:
-Nghe tiếng kêu cứu, Thằng Trầm hầm kế bên chạy sang cũng bị trúng quả pháo bay mất cái đầu.
Ôi! Đau đớn quá! Tội thương cho thằng Trầm. Nó là thằng lính tân binh ngoan nhất và đũng cảm nhất đơn vị. Tội nghiệp cho thằng Thứ, nhờ nó và nhờ thằng Học dừu tôi lên gặp Tiểu đoàn lúc nãy, nếu không chắc tôi cũng chung số phận với nó mất rồi.
Lúc sau anh Hữu cử 6 người cáng tôi và Học đi quân y bệnh xá Trung đoàn. Mấy chục phút sau anh em đơn vị đã cáng tôi tới bờ Thạch Hãn. Tôi ngoảnh lại nhìn theo đồng đội thay như lời chào từ biệt. Bỗng tôi nhìn thấy hết lính tráng đơn vị? Vậy là chúng nó theo sau tôi trốn hết ra M.B. Cũng tại bởi thằng nào cũng sợ Tiểu đoàn chuyển tụi nó sang đơn vị bộ binh. Sang đại đội bộ bình thì dễ chết như chơi. Bởi vậy không ai là muốn chết. Đơn vị giờ chỉ còn duy nhất Trung đội Trưởng Hữu và anh y tá. Mấy người lính C17 Công binh khênh tôi xuống 1 chiếc xuồng cao su. Khó khăn lắm mới vượt nổi qua dòng sông Thạch Hãn. Mùa này nước vẫn đang chảy xiết.
Trời vừa sáng, người y tá bệnh xá Trung đoàn đeo cái túi cứu thương tới hầm sử lý thay rửa băng và tiêm kháng sinh cho tôi. A! hóa ra thằng Vũ Quốc Trị nó là con Cậu Thùy bên quê Ngoại An Trạch của tôi:
-Ôi! thế mà tụi lính C14 nó nói Anh chết rồi.
Tôi nói cho nó hiểu:
-Tao về làm tiểu đội trưởng C12 có kịp chào hỏi thằng nào C14 đâu, cho nên tụi nó bảo mày tao chết là phải rồi.
Trị rút gói thuốc lá Sông Hồng mời tôi hút. Chẳng biết thằng lính tân binh nào ở MB mới vô Quảng Trị mới cho nó một bao. 2 anh em lâu ngày gặp nhau mừng mừng, tủi tủi hàm huyên bao chuyện buồn vui. Hút hết bao thuốc lá. Nó nhẹ tay bóc vỏ duỗi phẳng phiu nó lấy bút bi viết thư nhờ tôi gửi về thăm gia đình nó.
Tối ngày sau tôi chuyển viện lên Sư đoàn. Viện nằm sâu trong rừng Phượng hoàng. Nằm cùng hầm tôi là anh bạn thương binh cụt 2 cánh tay, mù 2 con mắt. Anh bạn la thét đau đơn cả đêm tôi ko thể tài nào ngủ được, thật tội thương anh bạn vô cùng.
Nhìn ngay cạch hầm tôi là hàng trăm ngôi mộ mới tinh thằng hàng ngang dọc. Thế đấy, về tới đây rồi mà các anh vẫn còn phải chết, tội nghiệp ghê!
Tối hôm sau nữa y tá viện Sư đoàn khênh băng ca cho tôi nằm trên thùng ô tô chuyển về bệnh viện QK. tại Cam Chính, Cam lộ. Ở đây phân làm 2 khu. Khu bất động và khu ko bất động. Về đây có nhiều thương binh quá, về đây tôi mới biết, Quảng Trị nhỏ bé nhưng có tới 6 Sư đoàn chủ lực tham chiến, là f312 ở Lào kéo sang, là f325 ở Hà bắc kéo vào, đâu phải chỉ có f308 của tôi cùng f320, f304, f324 hồi giờ vẫn kề vai sát cánh bên nhau. Chưa nói đến Trung đoàn pháo Bông lau, 1 Lữ đoàn Tặng thiết giáp, Trung đoàn địa phương quân và các Tiểu đoàn Đặc Công, công binh, TNXP, dân công hỏa tuyên... Nhiều, nhiều lắm...
Về đây tôi mới gặp Đại trưởng Cộng C14 cũ, anh cũng bị thương. Gặp tôi anh nói: " Cậu đi được ngày hôm trước, hôm sau thì Sủng hy sinh tại cao điểm 105. Mấy ngày sau thì Sửu đồng ngũ với cậu, Sơn pháo thủ cũng hy sinh. Cuối tháng 7 đơn vị hành quân xuống núi, dọc đường hành quân, bất ngờ bị 3 loạt B52 cắt ngang đội hình đại đội, làm chính trị viên Đối hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương. Đại đội hành quân mới tới chân cầu Tích Tường thì gặp trận pháo bầy, làm anh Thùy mới thay quyền anh Đối cũng hy sinh " .
Nghe anh Cộng kể làm tối nhói lòng tê tái...! Ôi các anh, những người bạn thân thiết của tôi...Đã từng trải qua cuộc trường trinh hành quân vượt trường vào chiến dịch đường 9 nam Lào 1971... Thật bao nhiều kỷ niêm...
Tới hôm nay chiến trường Quảng trin 1972 sao mà tàn ác thế...! Các anh những người bạn của tôi, từng chia bùi sẻ ngọt vượt sông Bến Hải hôm nào... Miếng lương khô bẻ đôi những hôm đói lả không cơm. Hụm nước nắp binh san sẻ chia fay nhau hôm chốt cao điểm khát khô cháy họng. Nhiều đêm không ngủ nhớ nhà...! Ôm nhau cay cay khóe mắt...!
Về đây mọi thứ với tôi thật là xa lạ: Lâu rồi hôm nay tôi mới được nằm trên cánh võng đua đưa cũng thấy ngạc nhiên là lạ... Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy bóng dáng cụ già, bóng dáng em nhỏ. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy ngôi nhà quê ẩn mình sau lũy tre xanh. Lâu lắm rồi sáng nay tôi được nghe con gà trống gáy đánh thức ông mặt trời ngủ dậy... Tự nhiên tôi buồn đến là lạ...Tôi ước mong đất nước mình mau được hòa bình, không còn phải cảnh chiến tranh tang tóc chia ly... Tôi thèm khát, giá như chỗ nào đất nước mình cũng được thanh bình mãi mãi như thế này thì có phải tốt ko?
Mấy ngày sau tôi đc chuyển ra M.B.
Mất 2 ngày băng rừng, lội suối mới tới thượng nguồn sông Bến Hải. Tới đây tự nhiên chân tôi như chùn bước. Tôi đứng lặng người nhìn đôi bờ ngăn cách...Tự nhiên tôi nhớ về ngày ấy...! Ngày ấy 30/3 cách đây vừa tròn 5 tháng rưỡi. Cả Sư đoàn tôi hành quân vô chiến trường Quảng Trị lội sông Bến Hải khúc chỗ này...Giờ đây cũng chỗ khúc sông này...Nhiều anh không thấy lội trở về...!
Quảng Trị: (28/6/72 - 16/9/72)
Ảnh sưu tầm