Tham gia cuộc thi viết tháng 12: “Người lính trong tim tôi”
Niềm tự hào chân chính khi nghĩ về các thế hệ chiến sĩ mang quân phục đã đồng hành với dân tộc dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, viết nên những bản anh hùng ca tuyệt vời nhưng cũng thấm đẫm biết bao mồ hôi và máu. Sự hy sinh của những người lính cách mạng vô cùng to lớn, không kể hết, không tính hết, tôi dám khẳng định điều đó. Trong chiến tranh, điều ấy ai cũng thấy rõ, không cần tranh luận bàn cãi. Chẳng phải vô cớ khi Nguyễn Đình Thi đã dựng nên hình tượng dân tộc Việt Nam Rũ bùn đứng dậy sáng lòa từ tư thế tấn công của người lính xung kích và Vũ Cao thì ngợi ca Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường, rồi Lê Anh Xuân đã khắc tạc bức phù điêu bất hủ Dáng đứng Việt Nam bay lên bát ngát những mùa xuân từ hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân ngoan cường đánh giặc trong Tết Mậu Thân 1968. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân vật trung tâm của văn học Việt Nam là Bộ đội Cụ Hồ. Hình tượng người lính xuyên suốt trong văn học kháng chiến lý giải vị trí, vai trò không gì thay thế được của họ trong hiện thực xã hội bi tráng mà dân tộc đã trải qua. Tự hào bao nhiêu thì đau xót bấy nhiêu, đâu chỉ trên chiến trường sinh tử mà ngay cả trong đời thường chênh vênh như Hữu Thỉnh từng thốt lên: Một đời người mà chiến chinh nhiều quá/ Em níu giường, níu chiếu đợi anh... Đấy là chiến tranh, còn thời bình thì sao? Có phải người lính được hưởng những đặc ân trong sự nhàn tản, nhẹ nhàng, dễ chịu như ai đó từng nghĩ, từng phát biểu?
"Xin tri ân những con người thầm lặng". Ảnh sưu tầm
Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát và đi qua biết bao nhọc nhằn khó khăn của những ngày tháng bao cấp. Thời điểm mà những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước.
Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều chẳng còn trẻ, vợ con chưa có, bố mẹ đã già, một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà tha thiết.
Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, đáng sợ nhất lại là nỗi cô đơn. Sao tôi cứ hình dung về một nỗi buồn mênh mang khi chiều đông đến, có người lính đứng trên ngọn đồi nhìn xuống bản làng nhà cửa trù phú, khát khao một bữa cơm gia đình, một vòng tay yêu thương ấm áp.
Thiết nghĩ, nên nhắc lại đôi chút về quá khứ chưa xa xôi mấy. Sau giờ phút lịch sử huy hoàng ngày 30-4-1975, tưởng chừng cánh cửa hòa bình đã mở rộng ra lâu dài với dải đất cong cong hình chữ S này, những người lính trận từng “vào sinh ra tử” sẽ được thảnh thơi trên Tổ quốc từ đây sạch làu bóng ngoại xâm phương Tây. Những người mẹ đợi con. Những người vợ đợi chồng. Những đứa con đợi bố. Sẽ có những chiến binh được trở về nơi mình đã ra đi trong mùa hoa gạo thanh bình sau dằng dặc năm tháng chia ly. Không! Liên tiếp xảy ra mấy cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc. Cả dân tộc gồng mình đánh giặc mới và những người lính vẫn phải có mặt ở tuyến đầu. Tiếp tục thiếu thốn, tiếp tục gian lao, tiếp tục khốc liệt, tiếp tục hy sinh. Rồi, cũng những người lính tiếp tục làm lá chắn, làm ngọn cờ, làm cột mốc, làm bia chủ quyền trên mỗi dặm biên cương, mỗi vuông hải đảo. Nói sao hết những gian lao, vất vả của đồng đội, kể sao xuể những thiếu thốn, hy sinh của anh em. Biết đất nước còn nghèo nên người lính cũng không kêu ca, đòi hỏi. Tôi nghĩ, những gì Tổ quốc dành cho người lính hôm nay xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của họ.
Tôi biết đến những chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài và âm thầm cống hiến. Dẫu bữa cơm còn đạm bạc, dẫu đêm đông giá buốt hay mưa gió sấm sét sáng lòa cả một vùng trời, họ vẫn vững vàng và kiên gan cống hiến. Ở nơi xa xôi ấy vẫn thấp thoáng màu hoa thược dược, đồng tiền, mười giờ rực rỡ. Họ trồng hoa, đun ấm chè như sẵn sàng cho bất kì người khách nào bất ngờ ghé thăm…
Ngoài trời đêm đã rất khuya, vẫn còn biết bao người lính đang thầm lặng bảo vệ và gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Là nơi đầu sóng ngọn gió ngoài biển Đông, là nơi địa đầu đất nước, là nơi biên giới xa xôi, vẫn có những người lính âm thầm đã ngã xuống, ngay cả trong thời bình. Không còn đạn lạc, chẳng có sốt rét rừng, có những người lính vẫn hi sinh vì cứu một em nhỏ giữa dòng nước lũ, vì bảo vệ một hòn đảo mỗi khi triều lên là chìm sâu trong nước, vì đuổi bắt tội phạm giữa đêm khuya… Trước đây tôi chưa bao giờ hình dung được hiện thực tàn khốc đến nhường ấy, mà giờ đây, khi đứng trước vong linh các chiến sĩ trẻ, lại cảm thấy như chạm vào nơi đau thương nhất của cuộc đời.
Để xứng đáng là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, những người lính thời bình âm thầm chịu đựng muôn vàn gian khổ, nguy nan, thiếu thốn và cả những thiệt thòi nữa. Nơi nào khó khăn nhất, có người lính. Chỗ nào gian nguy nhất, người lính có mặt. Khi Tổ quốc cần, nhân dân cần, người lính tiên phong gánh vác nhiệm vụ dù có phải chịu thiệt thòi, hy sinh. Quân đội luôn luôn được đặt hàng đầu trong thế trận quốc phòng toàn dân để giữ vững chủ quyền đất nước, không bị bất ngờ trước mọi cuộc tấn công của kẻ thù. Mỗi giọt mồ hôi đổ xuống trên thao trường, giảng đường, nơi bám trụ, chặng hành quân đều vì mục đích đó. Sông núi, bầu trời, mặt biển của Tổ quốc, những tài sản vô giá ông cha để lại phải được giữ gìn, bảo vệ. Đó là điều thiêng liêng nhất trong trái tim người lính. Vì thế mà Đảng, Nhà nước ta xác định rõ ràng rằng hoạt động trong quân đội là thuộc dạng lao động đặc biệt. Khi nguy cơ của những xung đột thế giới, khu vực còn quá nhiều và chủ quyền đất nước đang đòi hỏi những kế sách, lực lượng, phương tiện để gìn giữ thì không thể xem những hoạt động quốc phòng là bình thường được. Nó phải được gắn vào tính đặc thù của Quân đội ta. Tất cả được đặt trong chiến lược giữ nước lâu dài.
"Người lính trong tim tôi". Ảnh sưu tầm
Tháng 12 nơi mùa đông miền Bắc gió lạnh tê người, tôi bắt gặp người phụ nữ trẻ, người trở dạ, bố mẹ ở quê xa chưa lên kịp, chồng là bộ đội, cô một mình tự bắt taxi đến bệnh viện. Nhìn ánh mắt cương quyết và nỗi đau cố kìm lại của người phụ nữ ấy, tôi bỗng hiểu đó là sự hi sinh. Có biết bao người phụ nữ đang hi sinh một cách thầm lặng như thế, như hậu phương vững chắc của những người chiến sĩ đang công tác xa nhà? Tôi cảm phục trước sự mạnh mẽ của những người phụ nữ ấy biết bao nhiêu, khi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài của người vợ trẻ mới cưới một anh lính hải quân, chăn gối chưa nồng đã cách biệt cả năm trời.
Nhưng tôi tự hào biết bao vì giờ đây, vẫn luôn có những thanh niên yêu thích các học viện của Quân đội, như niềm khao khát cống hiến cho Tổ quốc, như lòng yêu nước tràn đầy trong tim. Sự cống hiến ấy không hề nhỏ, là cách biệt gia đình, là nơi thao trường huấn luyện nắng đỏ lửa hay trời sương giá, là sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ.
HƯƠNG VỊ CỦA TỔ QUỐC
“Đời người lính rày đây, mai đó
Chuyện dầm sương, mưa gió thường ngày
Đêm về nhìn áng mây bay
Nhớ em, nỗi nhớ càng ray rứt lòng”
“Đời người lính rày đây, mai đó
Chuyện dầm sương, mưa gió thường ngày
Đêm về nhìn áng mây bay
Nhớ em, nỗi nhớ càng ray rứt lòng”
Niềm tự hào chân chính khi nghĩ về các thế hệ chiến sĩ mang quân phục đã đồng hành với dân tộc dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, viết nên những bản anh hùng ca tuyệt vời nhưng cũng thấm đẫm biết bao mồ hôi và máu. Sự hy sinh của những người lính cách mạng vô cùng to lớn, không kể hết, không tính hết, tôi dám khẳng định điều đó. Trong chiến tranh, điều ấy ai cũng thấy rõ, không cần tranh luận bàn cãi. Chẳng phải vô cớ khi Nguyễn Đình Thi đã dựng nên hình tượng dân tộc Việt Nam Rũ bùn đứng dậy sáng lòa từ tư thế tấn công của người lính xung kích và Vũ Cao thì ngợi ca Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường, rồi Lê Anh Xuân đã khắc tạc bức phù điêu bất hủ Dáng đứng Việt Nam bay lên bát ngát những mùa xuân từ hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân ngoan cường đánh giặc trong Tết Mậu Thân 1968. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân vật trung tâm của văn học Việt Nam là Bộ đội Cụ Hồ. Hình tượng người lính xuyên suốt trong văn học kháng chiến lý giải vị trí, vai trò không gì thay thế được của họ trong hiện thực xã hội bi tráng mà dân tộc đã trải qua. Tự hào bao nhiêu thì đau xót bấy nhiêu, đâu chỉ trên chiến trường sinh tử mà ngay cả trong đời thường chênh vênh như Hữu Thỉnh từng thốt lên: Một đời người mà chiến chinh nhiều quá/ Em níu giường, níu chiếu đợi anh... Đấy là chiến tranh, còn thời bình thì sao? Có phải người lính được hưởng những đặc ân trong sự nhàn tản, nhẹ nhàng, dễ chịu như ai đó từng nghĩ, từng phát biểu?
"Xin tri ân những con người thầm lặng". Ảnh sưu tầm
Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát và đi qua biết bao nhọc nhằn khó khăn của những ngày tháng bao cấp. Thời điểm mà những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước.
Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều chẳng còn trẻ, vợ con chưa có, bố mẹ đã già, một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà tha thiết.
“Ngoài biên giới ngoại xâm rình rập
Nghiệp quân hành luyện tập thường xuyên
Để cho biển đảo bình yên
Ngày đêm canh gác trấn biên giữ đồn”
Nghiệp quân hành luyện tập thường xuyên
Để cho biển đảo bình yên
Ngày đêm canh gác trấn biên giữ đồn”
Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, đáng sợ nhất lại là nỗi cô đơn. Sao tôi cứ hình dung về một nỗi buồn mênh mang khi chiều đông đến, có người lính đứng trên ngọn đồi nhìn xuống bản làng nhà cửa trù phú, khát khao một bữa cơm gia đình, một vòng tay yêu thương ấm áp.
Thiết nghĩ, nên nhắc lại đôi chút về quá khứ chưa xa xôi mấy. Sau giờ phút lịch sử huy hoàng ngày 30-4-1975, tưởng chừng cánh cửa hòa bình đã mở rộng ra lâu dài với dải đất cong cong hình chữ S này, những người lính trận từng “vào sinh ra tử” sẽ được thảnh thơi trên Tổ quốc từ đây sạch làu bóng ngoại xâm phương Tây. Những người mẹ đợi con. Những người vợ đợi chồng. Những đứa con đợi bố. Sẽ có những chiến binh được trở về nơi mình đã ra đi trong mùa hoa gạo thanh bình sau dằng dặc năm tháng chia ly. Không! Liên tiếp xảy ra mấy cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc. Cả dân tộc gồng mình đánh giặc mới và những người lính vẫn phải có mặt ở tuyến đầu. Tiếp tục thiếu thốn, tiếp tục gian lao, tiếp tục khốc liệt, tiếp tục hy sinh. Rồi, cũng những người lính tiếp tục làm lá chắn, làm ngọn cờ, làm cột mốc, làm bia chủ quyền trên mỗi dặm biên cương, mỗi vuông hải đảo. Nói sao hết những gian lao, vất vả của đồng đội, kể sao xuể những thiếu thốn, hy sinh của anh em. Biết đất nước còn nghèo nên người lính cũng không kêu ca, đòi hỏi. Tôi nghĩ, những gì Tổ quốc dành cho người lính hôm nay xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của họ.
“Giữa biển cả sóng dồn dập vỗ
Trên bầu trời mưa đổ, sương sa
Vọng canh không bóng người qua
Nhớ em, nỗi nhớ diết da dường nào”
Trên bầu trời mưa đổ, sương sa
Vọng canh không bóng người qua
Nhớ em, nỗi nhớ diết da dường nào”
Tôi biết đến những chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài và âm thầm cống hiến. Dẫu bữa cơm còn đạm bạc, dẫu đêm đông giá buốt hay mưa gió sấm sét sáng lòa cả một vùng trời, họ vẫn vững vàng và kiên gan cống hiến. Ở nơi xa xôi ấy vẫn thấp thoáng màu hoa thược dược, đồng tiền, mười giờ rực rỡ. Họ trồng hoa, đun ấm chè như sẵn sàng cho bất kì người khách nào bất ngờ ghé thăm…
Ngoài trời đêm đã rất khuya, vẫn còn biết bao người lính đang thầm lặng bảo vệ và gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Là nơi đầu sóng ngọn gió ngoài biển Đông, là nơi địa đầu đất nước, là nơi biên giới xa xôi, vẫn có những người lính âm thầm đã ngã xuống, ngay cả trong thời bình. Không còn đạn lạc, chẳng có sốt rét rừng, có những người lính vẫn hi sinh vì cứu một em nhỏ giữa dòng nước lũ, vì bảo vệ một hòn đảo mỗi khi triều lên là chìm sâu trong nước, vì đuổi bắt tội phạm giữa đêm khuya… Trước đây tôi chưa bao giờ hình dung được hiện thực tàn khốc đến nhường ấy, mà giờ đây, khi đứng trước vong linh các chiến sĩ trẻ, lại cảm thấy như chạm vào nơi đau thương nhất của cuộc đời.
“Ôi hoà bình, hai tiếng tưởng xa xôi
Đến bất chợt, niềm vui sao nhanh quá
Nhưng mất mát, đau thương không thể xoá
Theo mãi trong đời, người lính chúng ta...”
Đến bất chợt, niềm vui sao nhanh quá
Nhưng mất mát, đau thương không thể xoá
Theo mãi trong đời, người lính chúng ta...”
Để xứng đáng là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, những người lính thời bình âm thầm chịu đựng muôn vàn gian khổ, nguy nan, thiếu thốn và cả những thiệt thòi nữa. Nơi nào khó khăn nhất, có người lính. Chỗ nào gian nguy nhất, người lính có mặt. Khi Tổ quốc cần, nhân dân cần, người lính tiên phong gánh vác nhiệm vụ dù có phải chịu thiệt thòi, hy sinh. Quân đội luôn luôn được đặt hàng đầu trong thế trận quốc phòng toàn dân để giữ vững chủ quyền đất nước, không bị bất ngờ trước mọi cuộc tấn công của kẻ thù. Mỗi giọt mồ hôi đổ xuống trên thao trường, giảng đường, nơi bám trụ, chặng hành quân đều vì mục đích đó. Sông núi, bầu trời, mặt biển của Tổ quốc, những tài sản vô giá ông cha để lại phải được giữ gìn, bảo vệ. Đó là điều thiêng liêng nhất trong trái tim người lính. Vì thế mà Đảng, Nhà nước ta xác định rõ ràng rằng hoạt động trong quân đội là thuộc dạng lao động đặc biệt. Khi nguy cơ của những xung đột thế giới, khu vực còn quá nhiều và chủ quyền đất nước đang đòi hỏi những kế sách, lực lượng, phương tiện để gìn giữ thì không thể xem những hoạt động quốc phòng là bình thường được. Nó phải được gắn vào tính đặc thù của Quân đội ta. Tất cả được đặt trong chiến lược giữ nước lâu dài.
"Người lính trong tim tôi". Ảnh sưu tầm
Tháng 12 nơi mùa đông miền Bắc gió lạnh tê người, tôi bắt gặp người phụ nữ trẻ, người trở dạ, bố mẹ ở quê xa chưa lên kịp, chồng là bộ đội, cô một mình tự bắt taxi đến bệnh viện. Nhìn ánh mắt cương quyết và nỗi đau cố kìm lại của người phụ nữ ấy, tôi bỗng hiểu đó là sự hi sinh. Có biết bao người phụ nữ đang hi sinh một cách thầm lặng như thế, như hậu phương vững chắc của những người chiến sĩ đang công tác xa nhà? Tôi cảm phục trước sự mạnh mẽ của những người phụ nữ ấy biết bao nhiêu, khi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài của người vợ trẻ mới cưới một anh lính hải quân, chăn gối chưa nồng đã cách biệt cả năm trời.
Nhưng tôi tự hào biết bao vì giờ đây, vẫn luôn có những thanh niên yêu thích các học viện của Quân đội, như niềm khao khát cống hiến cho Tổ quốc, như lòng yêu nước tràn đầy trong tim. Sự cống hiến ấy không hề nhỏ, là cách biệt gia đình, là nơi thao trường huấn luyện nắng đỏ lửa hay trời sương giá, là sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ.
“Xin đặt lên mộ Đồng đội, những vòng hoa
Những chiến công, dành các anh tất cả
Cuộc sống sau này, bộn bề vất vả
Không thể quên, người đã ngã hôm nay...”
Những chiến công, dành các anh tất cả
Cuộc sống sau này, bộn bề vất vả
Không thể quên, người đã ngã hôm nay...”