Cuốn “Ðàn ông già, Ðàn bà đẹp” (NXB Văn học) là tập tản văn, truyện ngắn của tác giả Phan An. Với giọng văn hài hước, cách viết nhẩn nha, tác giả luận bàn, chia sẻ về những câu chuyện của đàn ông tuổi trung niên và những người phụ nữ đẹp.
Sách được trình bày, bố cục rất đặc biệt. Phân nửa viết về “Ðàn ông già” và bạn đọc phải lộn ngược cuốn sách từ phía sau để đọc phần còn lại là “Ðàn bà đẹp”. Tác phẩm cũng được thiết kế thành 2 bìa và người đọc muốn đọc phần nào trước cũng được.
Bìa sách ‘Đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim’
Hơn 50 bài viết trong sách là những lát cắt rất đời, những góc nhìn thú vị của một người từng trải. Viết về đàn ông, tác giả nói khá ngắn gọn, đôi khi chỉ là chuyện không đầu không cuối, tản mạn nhưng không vô vị. “Ðàn ông già” trong truyện đang ở độ tuổi U50, cái tuổi mà tác giả ví von một cách hóm hỉnh “Ðàn ông 50 tuổi có thể khiến ngưỡng mộ về trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời, nhưng đàn ông 50 tuổi có nhiều vết tích của tháng năm, đã không còn nhiều ham hố…” (“Ðàn ông, tuổi Lào” – trang 172). Vậy nên, “đàn ông già” sẽ rất khác với đàn ông trẻ trong cách hành xử, sinh hoạt. Cái khác đó mang lại những nụ cười ý nhị và suy ngẫm cho người đọc. Ðặc biệt, cũng như phụ nữ, đàn ông khi lấy vợ sẽ không tránh khỏi những thất vọng khi nhận ra sự khác biệt giữa tình yêu và hôn nhân. Người đọc sẽ tủm tỉm cười hay cười sảng khoái trước những đúc kết kinh nghiệm của một người “đàn ông già la cà lấy vợ”.
Viết về “Ðàn bà đẹp”, tác giả lại rất chăm chút, tỉ mỉ trong câu chữ, bố cục cũng như ý tứ; với những bài viết có tính nghiên cứu hệ thống hoặc những câu chuyện rõ ràng, lớp lang. Có lẽ vì tác giả nhận định phụ nữ phức tạp hơn nam giới chăng? Tác giả phân tích tâm lý những kiểu phụ nữ khác nhau: độc thân, nhẹ dạ, hồn nhiên, ngây thơ… Kèm theo đó những câu chuyện tình ở biển, ở Ðà Lạt hay một nơi nào lãng mạn.
Sự khác biệt của 2 giới thì khỏi phải bàn và có một điều thể hiện rõ sự trái ngược khi uống trà. Tác giả đã có một sự so sánh, đánh giá khá hài hước: đàn ông thích uống trà khi đã già, còn đàn bà thích uống trà thì là người đẹp và có tâm hồn; với những giải thích hợp lý mà vẫn đem lại tiếng cười ý nhị cho độc giả. Hoặc khi nói về “Ðàn bà và quảng cáo”, tác giả không ngại mà khẳng định rằng: “Ðàn ông là cái đầu, đàn bà tuy thấp hơn nhưng là cái cổ, cổ quay đi đâu thì đầu theo đấy” (trang 103).
Cứ thế, những câu chuyện nho nhỏ trong cuộc sống được Phan An kể một cách nhẹ nhàng, không triết lý, dạy đời, không phê phán hay tung hô, mà chỉ như trần thuật lại những điều bình thường trong cuộc sống; với một tâm thế trân trọng nữ giới. Nhưng người đọc lại gật gù, đồng tình với những đúc kết hài hước mang sự chiêm nghiệm của người viết. Tác giả cũng là người sử dụng mạng xã hội hiệu quả và có nhiều câu chuyện được chọn lọc từ facebook; tạo thành nguồn tư liệu được tác giả nắm bắt và tận dụng để làm cho bài viết thêm phong phú, gần gũi và có chất riêng.
Nguồn: Banluanvanhoa.com
Sách được trình bày, bố cục rất đặc biệt. Phân nửa viết về “Ðàn ông già” và bạn đọc phải lộn ngược cuốn sách từ phía sau để đọc phần còn lại là “Ðàn bà đẹp”. Tác phẩm cũng được thiết kế thành 2 bìa và người đọc muốn đọc phần nào trước cũng được.
Bìa sách ‘Đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim’
Hơn 50 bài viết trong sách là những lát cắt rất đời, những góc nhìn thú vị của một người từng trải. Viết về đàn ông, tác giả nói khá ngắn gọn, đôi khi chỉ là chuyện không đầu không cuối, tản mạn nhưng không vô vị. “Ðàn ông già” trong truyện đang ở độ tuổi U50, cái tuổi mà tác giả ví von một cách hóm hỉnh “Ðàn ông 50 tuổi có thể khiến ngưỡng mộ về trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời, nhưng đàn ông 50 tuổi có nhiều vết tích của tháng năm, đã không còn nhiều ham hố…” (“Ðàn ông, tuổi Lào” – trang 172). Vậy nên, “đàn ông già” sẽ rất khác với đàn ông trẻ trong cách hành xử, sinh hoạt. Cái khác đó mang lại những nụ cười ý nhị và suy ngẫm cho người đọc. Ðặc biệt, cũng như phụ nữ, đàn ông khi lấy vợ sẽ không tránh khỏi những thất vọng khi nhận ra sự khác biệt giữa tình yêu và hôn nhân. Người đọc sẽ tủm tỉm cười hay cười sảng khoái trước những đúc kết kinh nghiệm của một người “đàn ông già la cà lấy vợ”.
Viết về “Ðàn bà đẹp”, tác giả lại rất chăm chút, tỉ mỉ trong câu chữ, bố cục cũng như ý tứ; với những bài viết có tính nghiên cứu hệ thống hoặc những câu chuyện rõ ràng, lớp lang. Có lẽ vì tác giả nhận định phụ nữ phức tạp hơn nam giới chăng? Tác giả phân tích tâm lý những kiểu phụ nữ khác nhau: độc thân, nhẹ dạ, hồn nhiên, ngây thơ… Kèm theo đó những câu chuyện tình ở biển, ở Ðà Lạt hay một nơi nào lãng mạn.
Sự khác biệt của 2 giới thì khỏi phải bàn và có một điều thể hiện rõ sự trái ngược khi uống trà. Tác giả đã có một sự so sánh, đánh giá khá hài hước: đàn ông thích uống trà khi đã già, còn đàn bà thích uống trà thì là người đẹp và có tâm hồn; với những giải thích hợp lý mà vẫn đem lại tiếng cười ý nhị cho độc giả. Hoặc khi nói về “Ðàn bà và quảng cáo”, tác giả không ngại mà khẳng định rằng: “Ðàn ông là cái đầu, đàn bà tuy thấp hơn nhưng là cái cổ, cổ quay đi đâu thì đầu theo đấy” (trang 103).
Cứ thế, những câu chuyện nho nhỏ trong cuộc sống được Phan An kể một cách nhẹ nhàng, không triết lý, dạy đời, không phê phán hay tung hô, mà chỉ như trần thuật lại những điều bình thường trong cuộc sống; với một tâm thế trân trọng nữ giới. Nhưng người đọc lại gật gù, đồng tình với những đúc kết hài hước mang sự chiêm nghiệm của người viết. Tác giả cũng là người sử dụng mạng xã hội hiệu quả và có nhiều câu chuyện được chọn lọc từ facebook; tạo thành nguồn tư liệu được tác giả nắm bắt và tận dụng để làm cho bài viết thêm phong phú, gần gũi và có chất riêng.
Nguồn: Banluanvanhoa.com