Tiếng gà gáy vang inh ỏi khắp xóm đã vô tình đánh thức chàng thanh niên tên Tín sau một giấc ngủ dài. Cậu nheo mặt, oằn mình vài cái rồi từ từ mở đôi mắt sưng bụp trông như đã không ngủ nhiều đêm. Trong cơn mê man chưa tỉnh ngủ, cậu cảm thấy có điều gì đó thật lạ. Trước mắt mắt cậu là một cái trần nhà đã cũ kĩ có vài lỗ thủng, nơi cậu đang nằm là một khung giường lót chiếu, âm thanh cậu đang nghe như đang ở một nơi ngoại ô. Cho đến khi cậu ngồi bật dậy thì mọi thứ đã trở về với cảm giác thân thuộc. "Thì ra đây là phòng mình". Ấy thế mà cậu cứ tưởng mình đã bị bắt cóc đưa đi đâu rồi đấy chứ. Tín đánh một cái ngáp thật dài, đứng dậy ưỡn người vươn vai rồi từ từ rời khỏi phòng.
Ra khỏi phòng, Tín xuống bếp và không thấy ai ở đó, cậu quay lên rồi mon men theo ánh nắng yếu ớt in trên hành lang để ra tới phòng khách, tiến đến cửa và nhìn ra ngoài sân, cậu thấy bố mình đang loay hoay tưới và cắt tỉa mấy chậu cây cảnh. Tín lò mò kiếm đôi dép, mang vào rồi đi ra chỗ của bố. Dáng vẻ của cậu trông thật lờ đờ và uể oải, cứ như là hôm qua cậu đã thức thâu đêm để cố gắng hoàn thành một việc gì đó vậy. Cậu vừa ngáp ngắn ngáp dài, vừa bắt chuyện với bố mình:
- Sao hôm nay bố dậy sớm thế? Nghe thấy tiếng con mình, ông Dũng cũng đáp:
- Mày dậy rồi đó hả? Hôm qua lại thức khuya nữa hay sao mà trông mày cứ lừ đừ thế kia.
Một cảm giác kì lạ vụt qua khi Tín nghe thấy bố nhắc đến từ "hôm qua". Cậu cũng thắc mắc ngày hôm qua cậu đã làm gì vì trong đầu cậu lúc này chẳng có một chút kí ức nào cả, kể cả hôm qua, hôm kia hay thậm chí là của một năm trước. Tín cảm thấy chuyện này vừa ổn lại vừa không ổn, cậu ngập ngừng, bối rối tìm câu hỏi để lãng tránh.
- Dạ thì... Mà mẹ đâu rồi bố ạ? Con không thấy ở dưới bếp.
- À, mẹ mày...
Ông Dũng chưa nói hết câu thì một tiếng chuông xe kêu lên vui tai ở ngoài cửa. Ra đó là bà Dung và chị Hạnh, mẹ và chị của Tín vừa đi chợ về. Tín tiến tới mở cửa cho mẹ và chị mình vào nhà.
- Mẹ với chị mới đi chợ về ạ?
Mẹ cậu bước xuống xe, hai tay cầm nhiều chiếc túi đầy và nặng trịch. Cậu đi tới và đỡ lấy đồ giúp mẹ, một mùi hương thơm ngon xộc thẳng vào mũi cậu, vừa nghe thấy thôi thì cậu đã biết ngay đó là món gì. Cậu hí hửng tỏ vẻ vui mừng như một đứa con nít:
- Là bún bò nè!
Bà Dung nhìn vẻ mặt hí hửng của con mình, khẽ cười một cái rồi đi vào nhà:
- Làm gì ngủ tới giờ này mới dậy vậy hả ông nhỏ. Xách mấy cái này phụ má xuống bếp rồi má rồi dọn ra cho con ăn.
Tín "dạ" một cái rõ to rồi lẽo đẽo theo sau mẹ mình suốt bếp. Cậu ngồi yên xuống bàn, khoanh tay chờ món ăn ưa thích của mình, cậu đánh một cái nhìn xung quanh căn bếp đã cũ, lại một cảm giác thân thuộc chạy ngang qua người cậu: nào là cái tủ chén đã bị lệch một cửa; nào là bồn nước bị rỉ; nào là mấy con dao đã mòn; nào là tấm thớt, cái bàn, cái ghế đã mục; nào là chiếc tạp dề đã lấm lem dầu mỡ; và là cái bầu không khí ấm cúng ngay nơi bàn ăn;... Bữa ăn sáng đã được chuẩn bị, mẹ nhẹ nhàng đặt tô bún bò lên bàn, Tín ríu rít cảm ơn bà rồi cầm đũa lên gắp một mạch hai ba đũa, bởi cái mùi hương từ tô bún bò ấy đã khiến cậu bị mê hoặc và nó như như thể thôi thúc cậu rằng hãy ăn thật nhiều khi còn có thể. Cậu nói với mẹ mình bằng một giọng tiếc nuối:
- Lâu rồi con mới được ăn lại món này...
Sau khi chén xong, Tín dọn tô và đũa mình vừa ăn xong xuống bồn nước để rửa như thói quen, bà Dung thấy vậy liền cản cậu lại và bảo là để đấy bà lo. Nghe thấy thế, Tín ôm và thơm vào má bà một cái rồi tỏ vẻ nịnh nọt:
- Mẹ của con là nhất!
- Thôi đi ông, gớm chết!
- Hì hì.
Cậu để mọi thứ lại cho mẹ mình dọn dẹp rồi đi lên nhà trước, cậu thấy bố đang ngồi đọc báo trên một chiếc ghế bố xập xệ, còn chị Hà thì đang chuẩn bị đồ đạc để làm việc gì đó vậy. Trông họ vẫn vô tư như ngày nào nhỉ, cái khung cảnh này khiến Tín cảm thấy thật đáng yêu. Cái tô bún bò to bự kia đã khiến cho cái bụng cậu căng tròn, cậu vừa đi vừa xoa bụng y như mấy nhân vật hoạt hình trông thật ngộ nghĩnh, chị Hạnh thấy thế liền tủm tỉm cười khiến cho cậu em mình xấu hổ phải trở lại bình thường ngay lập tức. Tín thắc mắc việc chị mình chuẩn bị làm thì được chị ngỏ ý dẫn theo, cậu hớn hở nhận lời và đi theo. Chị Hạnh dẫn Tín ra một cánh đồng ở phía sau nhà, ấy thì ra là bắt cua để đem ra chợ bán. Cách chị hướng dẫn bắt cua khiến cho cậu không thể cưỡng lại công việc thú vị này nên khi chị vừa nói xong, cậu liền lao đầu vào làm. Vì là lần đầu nên cậu đã bị cua kẹp nhiều lần đến nỗi đỏ cả tay, ấy thế mà cậu chẳng hề nản chí với công việc này, ngược lại còn khiến cậu rất vui, vui hơn bao giờ hết.
Sau vài giờ lao động mệt mỏi, cái bụng no căng tròn ban nãy kia cũng trở lại với cơn đói cồn cào, Tín về nhà và than thở về cơn đói đang reo lên ầm ĩ, cậu đi thẳng xuống bếp và gặp một cảnh tượng thật đẹp. Tấm lưng mẹ gầy gò của mẹ ở ngay góc bếp đang đứng cắt từng miếng thịt, miếng hành và hình ảnh bố đang ngồi xổm lặt từng cọng rau muống. Lại nữa, Tín nghĩ, cái cảm giác thân thương ấy lại xuất hiện trong tâm trí của mình qua khung cảnh đó. Cậu bất chợt nhận thấy gò má của mình đã ươn ướt tự lúc nào. "Chuyện gì thế này?", cậu không thể hiểu nổi những cảm giác cậu đang trải qua. Là nhớ? Hay là thương? Cậu đưa tay lên lau khô đi những dòng nước mắt ấy và chạy ùa vào giúp bố mẹ làm bữa trưa. Nhưng Tín chẳng hề hay biết rằng, nơi khóe mắt cậu vẫn còn đỏ hoe, chắc là do hành mẹ Dung cắt nhỉ?
- Mày kêu tao chi thế?
Thằng Sửu háo hứng ngỏ lời:
- Đi đá banh không? Tụi thằng Hợp rủ á.
Nghe thấy thế, Tín dứt khoát trả lời:
- Đi chứ!
Trên chiếc xe đạp cũ kĩ kêu cót két của thằng Sửu, nó chở cậu đi băng những cánh đồng lớn bạt ngàn gió ngút. Từng cơn gió thổi ùa vào từng ngóc ngách giác quan của cậu để cậu có thể cảm nhận nó một cách chân thật. Cậu thấy có một chút mát mẻ nơi mái tóc, một chút cay cay nơi khóe mắt và một chút đắng nơi vành môi khô rạp. Sau một đoạn đường dài thì cả hai cũng đã tới nơi. Mọi người hò hét, vẫy gọi Tín và Sửu để cùng nhập cuộc. Mọi người háo hứng cùng nhau hòa vào cuộc vui dưới ánh nắng chiều tà cùng với bầu không khí của vùng ngoại ô. Sau một cuộc vui ai nấy cũng đều mệt, họ bắt đầu chia tay nhau và hẹn gặp lại vào ngày mai. Lời tạm biệt sau một cuộc vui khiến Tín nghĩ rằng, liệu cậu có thể có một ngày mai như thế này không? Tín và Sửu lại lên chiếc xe cũ kĩ kêu cót két ấy để về nhà, hai người họ lại băng ngang qua những cánh đồng rộng lớn kia. Trước mắt cậu là cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Mặt trời đang dần lặn xuống nơi bên kia chân trời, điểm tô vào cảnh tượng tuyệt đẹp đó là những cánh diều đang bay lượn lờ tự do, tự tại. Tín lại tự hỏi, có phải ông mặt trời kia cũng đang trở về nhà sau một ngày soi sáng cho nhân loại? Nghĩ cũng phải, ai cũng phải mệt mà, bởi thế con người ai cũng cần về nhà để nghỉ ngơi. Nhưng còn những cánh diều kia, liệu chúng có bay mãi được không?
Bên ngoài trời bây giờ đã tối sầm, nhà ai nấy cũng bắt đầu sáng đèn. Tín tắm rửa sạch sẽ rồi đi lên nhà trước cùng với cả nhà. Cậu thấy mọi người đang cùng nhau ngồi xem truyền hình một cách vô tư và sảng khoái. Bố thì vẫn ngồi trên chiếc ghế bố xập xệ đó với đôi mắt đang dần lim dim chìm vào giấc ngủ, mẹ thì đang ngồi chăm chú lên chiếc ti vi đã nhá nhem bụi, còn chị thì ngồi nhổ tóc sâu cho một mái đầu đang bạc dần. Với khung cảnh này, Tín không còn cảm thấy những cảm giác kì lạ kia nữa, vì cậu đã thân thương với mọi thứ mà cậu đang thấy lúc này. Cậu bẽn lẽn tiến tới chỗ mọi người và lặng lẽ ngồi cạnh chị và mẹ. Tín lúc này thấy thật yên bình.
Đêm đến, ai nấy cũng đã chìm vào giấc ngủ, nhưng riêng Tín thì lại không thể ngủ được. Cậu ngồi trước sân nhà, ngắm nhìn vầng trăng đang sáng kia. Tín đã nhớ lại mọi thứ, những thứ của "ngày hôm qua". Cậu nhận thức được rằng đây chỉ là một giấc mơ. Vì thế mà cậu lại chẳng biết hôm qua ra sao và sẽ có ngày mai hay không. Cậu mơ thấy mình đang ở nhà, còn sự thật thì cậu đang ở một nơi rất xa, một nơi chẳng có bún bò, chẳng có cánh đồng bao la, chẳng có những cơn gió mát mẻ, chẳng có đám bạn cùng nhau hẹn hò, chẳng có ông mặt trời hiện rõ trước mắt, chẳng có những cánh diều, chẳng có ba Dũng, mẹ Dung và chị Hạnh... Những gì nơi đó có được chỉ là nỗi nhớ và tuyệt vọng, gánh nặng chồng chất trên cái thân thể yếu ớt này. Ở nơi đó Tín đã quá mệt mỏi. Cậu muốn được trở về nhà như lúc này.
Lúc này, không phải cậu không thể ngủ, mà là cậu không muốn ngủ. Vì khi ngủ, cậu sẽ lại thức. Lúc đó, cậu sẽ chẳng còn ở nhà nữa.
Ra khỏi phòng, Tín xuống bếp và không thấy ai ở đó, cậu quay lên rồi mon men theo ánh nắng yếu ớt in trên hành lang để ra tới phòng khách, tiến đến cửa và nhìn ra ngoài sân, cậu thấy bố mình đang loay hoay tưới và cắt tỉa mấy chậu cây cảnh. Tín lò mò kiếm đôi dép, mang vào rồi đi ra chỗ của bố. Dáng vẻ của cậu trông thật lờ đờ và uể oải, cứ như là hôm qua cậu đã thức thâu đêm để cố gắng hoàn thành một việc gì đó vậy. Cậu vừa ngáp ngắn ngáp dài, vừa bắt chuyện với bố mình:
- Sao hôm nay bố dậy sớm thế? Nghe thấy tiếng con mình, ông Dũng cũng đáp:
- Mày dậy rồi đó hả? Hôm qua lại thức khuya nữa hay sao mà trông mày cứ lừ đừ thế kia.
Một cảm giác kì lạ vụt qua khi Tín nghe thấy bố nhắc đến từ "hôm qua". Cậu cũng thắc mắc ngày hôm qua cậu đã làm gì vì trong đầu cậu lúc này chẳng có một chút kí ức nào cả, kể cả hôm qua, hôm kia hay thậm chí là của một năm trước. Tín cảm thấy chuyện này vừa ổn lại vừa không ổn, cậu ngập ngừng, bối rối tìm câu hỏi để lãng tránh.
- Dạ thì... Mà mẹ đâu rồi bố ạ? Con không thấy ở dưới bếp.
- À, mẹ mày...
Ông Dũng chưa nói hết câu thì một tiếng chuông xe kêu lên vui tai ở ngoài cửa. Ra đó là bà Dung và chị Hạnh, mẹ và chị của Tín vừa đi chợ về. Tín tiến tới mở cửa cho mẹ và chị mình vào nhà.
- Mẹ với chị mới đi chợ về ạ?
Mẹ cậu bước xuống xe, hai tay cầm nhiều chiếc túi đầy và nặng trịch. Cậu đi tới và đỡ lấy đồ giúp mẹ, một mùi hương thơm ngon xộc thẳng vào mũi cậu, vừa nghe thấy thôi thì cậu đã biết ngay đó là món gì. Cậu hí hửng tỏ vẻ vui mừng như một đứa con nít:
- Là bún bò nè!
Bà Dung nhìn vẻ mặt hí hửng của con mình, khẽ cười một cái rồi đi vào nhà:
- Làm gì ngủ tới giờ này mới dậy vậy hả ông nhỏ. Xách mấy cái này phụ má xuống bếp rồi má rồi dọn ra cho con ăn.
Tín "dạ" một cái rõ to rồi lẽo đẽo theo sau mẹ mình suốt bếp. Cậu ngồi yên xuống bàn, khoanh tay chờ món ăn ưa thích của mình, cậu đánh một cái nhìn xung quanh căn bếp đã cũ, lại một cảm giác thân thuộc chạy ngang qua người cậu: nào là cái tủ chén đã bị lệch một cửa; nào là bồn nước bị rỉ; nào là mấy con dao đã mòn; nào là tấm thớt, cái bàn, cái ghế đã mục; nào là chiếc tạp dề đã lấm lem dầu mỡ; và là cái bầu không khí ấm cúng ngay nơi bàn ăn;... Bữa ăn sáng đã được chuẩn bị, mẹ nhẹ nhàng đặt tô bún bò lên bàn, Tín ríu rít cảm ơn bà rồi cầm đũa lên gắp một mạch hai ba đũa, bởi cái mùi hương từ tô bún bò ấy đã khiến cậu bị mê hoặc và nó như như thể thôi thúc cậu rằng hãy ăn thật nhiều khi còn có thể. Cậu nói với mẹ mình bằng một giọng tiếc nuối:
- Lâu rồi con mới được ăn lại món này...
Sau khi chén xong, Tín dọn tô và đũa mình vừa ăn xong xuống bồn nước để rửa như thói quen, bà Dung thấy vậy liền cản cậu lại và bảo là để đấy bà lo. Nghe thấy thế, Tín ôm và thơm vào má bà một cái rồi tỏ vẻ nịnh nọt:
- Mẹ của con là nhất!
- Thôi đi ông, gớm chết!
- Hì hì.
Cậu để mọi thứ lại cho mẹ mình dọn dẹp rồi đi lên nhà trước, cậu thấy bố đang ngồi đọc báo trên một chiếc ghế bố xập xệ, còn chị Hà thì đang chuẩn bị đồ đạc để làm việc gì đó vậy. Trông họ vẫn vô tư như ngày nào nhỉ, cái khung cảnh này khiến Tín cảm thấy thật đáng yêu. Cái tô bún bò to bự kia đã khiến cho cái bụng cậu căng tròn, cậu vừa đi vừa xoa bụng y như mấy nhân vật hoạt hình trông thật ngộ nghĩnh, chị Hạnh thấy thế liền tủm tỉm cười khiến cho cậu em mình xấu hổ phải trở lại bình thường ngay lập tức. Tín thắc mắc việc chị mình chuẩn bị làm thì được chị ngỏ ý dẫn theo, cậu hớn hở nhận lời và đi theo. Chị Hạnh dẫn Tín ra một cánh đồng ở phía sau nhà, ấy thì ra là bắt cua để đem ra chợ bán. Cách chị hướng dẫn bắt cua khiến cho cậu không thể cưỡng lại công việc thú vị này nên khi chị vừa nói xong, cậu liền lao đầu vào làm. Vì là lần đầu nên cậu đã bị cua kẹp nhiều lần đến nỗi đỏ cả tay, ấy thế mà cậu chẳng hề nản chí với công việc này, ngược lại còn khiến cậu rất vui, vui hơn bao giờ hết.
Sau vài giờ lao động mệt mỏi, cái bụng no căng tròn ban nãy kia cũng trở lại với cơn đói cồn cào, Tín về nhà và than thở về cơn đói đang reo lên ầm ĩ, cậu đi thẳng xuống bếp và gặp một cảnh tượng thật đẹp. Tấm lưng mẹ gầy gò của mẹ ở ngay góc bếp đang đứng cắt từng miếng thịt, miếng hành và hình ảnh bố đang ngồi xổm lặt từng cọng rau muống. Lại nữa, Tín nghĩ, cái cảm giác thân thương ấy lại xuất hiện trong tâm trí của mình qua khung cảnh đó. Cậu bất chợt nhận thấy gò má của mình đã ươn ướt tự lúc nào. "Chuyện gì thế này?", cậu không thể hiểu nổi những cảm giác cậu đang trải qua. Là nhớ? Hay là thương? Cậu đưa tay lên lau khô đi những dòng nước mắt ấy và chạy ùa vào giúp bố mẹ làm bữa trưa. Nhưng Tín chẳng hề hay biết rằng, nơi khóe mắt cậu vẫn còn đỏ hoe, chắc là do hành mẹ Dung cắt nhỉ?
Truyện ngắn "Khi mở mắt, tôi thấy mình đã về nhà" - Văn học trẻ (Nguồn ảnh: Pinterest)
Một vài giờ chiều sau đó, một tiếng kêu "Tín ơi" inh ỏi của ai đó vang khắp nhà, Tín vừa ngủ trưa dậy còn mê man, vừa đi vừa dụi mắt, cậu cố đưa mắt nhìn xem đó là ai. Thì ra là thằng Sửu, con của bà Tư Sang nhà đối diện. Nó cứ đứng nhún nhảy rồi vãy vẫy hai cái tay trước cửa nhà Tín như mấy đứa tăng động. Tín thấy vậy, bảo thằng Sửu thôi đi và đánh một cái thở dài. Cậu đi ra và hỏi chuyện:- Mày kêu tao chi thế?
Thằng Sửu háo hứng ngỏ lời:
- Đi đá banh không? Tụi thằng Hợp rủ á.
Nghe thấy thế, Tín dứt khoát trả lời:
- Đi chứ!
Trên chiếc xe đạp cũ kĩ kêu cót két của thằng Sửu, nó chở cậu đi băng những cánh đồng lớn bạt ngàn gió ngút. Từng cơn gió thổi ùa vào từng ngóc ngách giác quan của cậu để cậu có thể cảm nhận nó một cách chân thật. Cậu thấy có một chút mát mẻ nơi mái tóc, một chút cay cay nơi khóe mắt và một chút đắng nơi vành môi khô rạp. Sau một đoạn đường dài thì cả hai cũng đã tới nơi. Mọi người hò hét, vẫy gọi Tín và Sửu để cùng nhập cuộc. Mọi người háo hứng cùng nhau hòa vào cuộc vui dưới ánh nắng chiều tà cùng với bầu không khí của vùng ngoại ô. Sau một cuộc vui ai nấy cũng đều mệt, họ bắt đầu chia tay nhau và hẹn gặp lại vào ngày mai. Lời tạm biệt sau một cuộc vui khiến Tín nghĩ rằng, liệu cậu có thể có một ngày mai như thế này không? Tín và Sửu lại lên chiếc xe cũ kĩ kêu cót két ấy để về nhà, hai người họ lại băng ngang qua những cánh đồng rộng lớn kia. Trước mắt cậu là cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Mặt trời đang dần lặn xuống nơi bên kia chân trời, điểm tô vào cảnh tượng tuyệt đẹp đó là những cánh diều đang bay lượn lờ tự do, tự tại. Tín lại tự hỏi, có phải ông mặt trời kia cũng đang trở về nhà sau một ngày soi sáng cho nhân loại? Nghĩ cũng phải, ai cũng phải mệt mà, bởi thế con người ai cũng cần về nhà để nghỉ ngơi. Nhưng còn những cánh diều kia, liệu chúng có bay mãi được không?
Bên ngoài trời bây giờ đã tối sầm, nhà ai nấy cũng bắt đầu sáng đèn. Tín tắm rửa sạch sẽ rồi đi lên nhà trước cùng với cả nhà. Cậu thấy mọi người đang cùng nhau ngồi xem truyền hình một cách vô tư và sảng khoái. Bố thì vẫn ngồi trên chiếc ghế bố xập xệ đó với đôi mắt đang dần lim dim chìm vào giấc ngủ, mẹ thì đang ngồi chăm chú lên chiếc ti vi đã nhá nhem bụi, còn chị thì ngồi nhổ tóc sâu cho một mái đầu đang bạc dần. Với khung cảnh này, Tín không còn cảm thấy những cảm giác kì lạ kia nữa, vì cậu đã thân thương với mọi thứ mà cậu đang thấy lúc này. Cậu bẽn lẽn tiến tới chỗ mọi người và lặng lẽ ngồi cạnh chị và mẹ. Tín lúc này thấy thật yên bình.
Đêm đến, ai nấy cũng đã chìm vào giấc ngủ, nhưng riêng Tín thì lại không thể ngủ được. Cậu ngồi trước sân nhà, ngắm nhìn vầng trăng đang sáng kia. Tín đã nhớ lại mọi thứ, những thứ của "ngày hôm qua". Cậu nhận thức được rằng đây chỉ là một giấc mơ. Vì thế mà cậu lại chẳng biết hôm qua ra sao và sẽ có ngày mai hay không. Cậu mơ thấy mình đang ở nhà, còn sự thật thì cậu đang ở một nơi rất xa, một nơi chẳng có bún bò, chẳng có cánh đồng bao la, chẳng có những cơn gió mát mẻ, chẳng có đám bạn cùng nhau hẹn hò, chẳng có ông mặt trời hiện rõ trước mắt, chẳng có những cánh diều, chẳng có ba Dũng, mẹ Dung và chị Hạnh... Những gì nơi đó có được chỉ là nỗi nhớ và tuyệt vọng, gánh nặng chồng chất trên cái thân thể yếu ớt này. Ở nơi đó Tín đã quá mệt mỏi. Cậu muốn được trở về nhà như lúc này.
Lúc này, không phải cậu không thể ngủ, mà là cậu không muốn ngủ. Vì khi ngủ, cậu sẽ lại thức. Lúc đó, cậu sẽ chẳng còn ở nhà nữa.
- Từ khóa
- giấc ngủ dài nha tiếng gà gáy tro ve