* Mở đầu bài thơ, Huy Cận khắc họa bức tranh hoàng hôn trên mặt biển:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
+ Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo mới lạ “mặt trời” so sánh với “hòn lửa”. Mặt trời cuối ngày đang từ từ lặn xuống biển như một quả cầu lửa đỏ rực. Phép so sánh gợi ra một khung cảnh rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ – một cảnh tượng thật kì vĩ.
+ Sóng và đêm là hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ cũng biết đóng cửa, cài then giống như con người. Nghệ thuật nhân hóa: cài then, sập cửa nhấn mạnh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống.
+ Với sự liên tưởng phong phú nhà thơ giúp ta hình dung được vũ trụ vào đêm giống như một ngôi nhà khổng lồ. Những con sóng lăn tăn trên mặt biểu giống như những chiếc then cài đóng sập cánh cửa màn đêm.
+ Biển đêm vốn bí ẩn, đáng sợ, thậm chí là cuồng nộ nhưng giờ đây cũng trở nên gần gũi, ấm áp, thân thương. Vũ trụ và thiên nhiên bao la lúc này chẳng khác nào một ngôi nhà rộng lớn còn những người ngư dân chính là các thành viên của gia đình. Thiên nhiên và con người vô cùng gần gũi, gắn bó và hoà hợp.
- Như vậy, chỉ bằng hai câu thơ Huy Cận đã miêu tả không gian mênh mông, rộng lớn nhưng không hề cô đơn, rợn ngợp. Cảnh vũ trụ vào đêm vừa hùng vĩ tráng lệ lại rất gần gũi, ấm áp với con người.
* Khi vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi cũng là lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Những ngư dân hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, lạc quan và yêu nghề.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Trên mặt biển mênh mông ấy không phải là một con thuyền cô đơn, lẻ loi mà là cả đoàn thuyền.
- Từ lại diễn tả công việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại. Đây không phải là chuyến ra khơi đầu tiên mà là một trong rất nhiều chuyến ra khơi.
- Hay nhất trong câu thơ là hình ảnh câu hát. Đó có thể là tiếng hát có thật, ngư dân cất cao tiếng hát làm âm vang mặt biển, xao động cả bầu trời, xua đi vất vả gian lao. Câu hát của người lao động như có sức mạnh cùng với gió làm căng buồm đẩy con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Như vậy, câu hát đã làm toát lên sức mạnh về thể chất cũng như tinh thần của ngư dân miền biển luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống lao động.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
+ Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo mới lạ “mặt trời” so sánh với “hòn lửa”. Mặt trời cuối ngày đang từ từ lặn xuống biển như một quả cầu lửa đỏ rực. Phép so sánh gợi ra một khung cảnh rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ – một cảnh tượng thật kì vĩ.
+ Sóng và đêm là hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ cũng biết đóng cửa, cài then giống như con người. Nghệ thuật nhân hóa: cài then, sập cửa nhấn mạnh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống.
+ Với sự liên tưởng phong phú nhà thơ giúp ta hình dung được vũ trụ vào đêm giống như một ngôi nhà khổng lồ. Những con sóng lăn tăn trên mặt biểu giống như những chiếc then cài đóng sập cánh cửa màn đêm.
+ Biển đêm vốn bí ẩn, đáng sợ, thậm chí là cuồng nộ nhưng giờ đây cũng trở nên gần gũi, ấm áp, thân thương. Vũ trụ và thiên nhiên bao la lúc này chẳng khác nào một ngôi nhà rộng lớn còn những người ngư dân chính là các thành viên của gia đình. Thiên nhiên và con người vô cùng gần gũi, gắn bó và hoà hợp.
- Như vậy, chỉ bằng hai câu thơ Huy Cận đã miêu tả không gian mênh mông, rộng lớn nhưng không hề cô đơn, rợn ngợp. Cảnh vũ trụ vào đêm vừa hùng vĩ tráng lệ lại rất gần gũi, ấm áp với con người.
* Khi vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi cũng là lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Những ngư dân hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, lạc quan và yêu nghề.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Trên mặt biển mênh mông ấy không phải là một con thuyền cô đơn, lẻ loi mà là cả đoàn thuyền.
- Từ lại diễn tả công việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại. Đây không phải là chuyến ra khơi đầu tiên mà là một trong rất nhiều chuyến ra khơi.
- Hay nhất trong câu thơ là hình ảnh câu hát. Đó có thể là tiếng hát có thật, ngư dân cất cao tiếng hát làm âm vang mặt biển, xao động cả bầu trời, xua đi vất vả gian lao. Câu hát của người lao động như có sức mạnh cùng với gió làm căng buồm đẩy con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Như vậy, câu hát đã làm toát lên sức mạnh về thể chất cũng như tinh thần của ngư dân miền biển luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống lao động.