Khổ 3

Khổ 3

hưnga
hưnga
Ở khổ thơ thứ ba hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng lớn:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng


- Hai câu thơ đã mở ra không gian mênh mông, rộng lớn có chiều cao của bầu trời, có chiều dài, rộng của biển cả.

- Giữa không gian ấy, con thuyền không hề nhỏ bé mà trở nên kì vĩ, lớn lao, con người trong tư thế chinh phục biển cả.

- Từ những hình ảnh tả thực thuyền, gió, buồm, trăng, mây, biển tác giả đã tạo ra những hình ảnh thi vị, lãng mạn.

+ Con thuyền có gió là người cầm lái, có trăng là cánh buồm lướt giữa mây trời và bồng bềnh sóng nước.

+ Cách nói khoa trương, phóng đại và biện pháp nhân hóa “thuyền ta lái gió“ gợi tả gió khơi lồng lộng, gió đẩy thuyền lướt sóng ra khơi

+ Buồm trăng là hình ảnh ẩn dụ nên thơ giúp ta cảm nhận được con thuyền đi qua khoảng sáng của vầng trăng. Cánh buồm cong cong hình trăng khuyết được nhuộm vàng bởi ánh trăng nên tác giả tưởng tượng đó chính là buồm trăng.

- Động từ lướt đã nhấn mạnh tốc độ phi thường, khí thế băng băng, dũng mãnh của con thuyền. Con thuyền khi lên cao, lúc lại xuống thấp theo từng con sóng bạc đầu nên ta có cảm giác con thuyền ấy vừa bay trên mây, vừa lướt trên biển. Con thuyền như mang cả sinh lực của đất trời, được thiên nhiên giúp sức để đánh cá trên biển.

- Với bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, hai câu đã làm nổi bật vẻ đẹp của con thuyền cũng như sức mạnh của con người trên nền vũ trụ bao la và sự kì vĩ. Thiên nhiên và con người gắn bó hòa hợp trong quá trình lao động.

“Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”


- Công việc đánh bắt cá không chỉ cần sức lực mà còn cần trí tuệ và kinh nhiệm.

+ Bằng kinh nghiệm, họ ra đậu dặm xa để dò bụng biển nghĩa là tìm kiếm những nơi nhiều cá để dễ đánh bắt.

+ Bằng trí tuệ, họ dàn đan thế trận để đánh bắt cá. Với ngư dân công việc đánh bắt cá được ví như một trận chiến đấu trên mặt trận lao động sản xuất. Những ngư dân là chiến sĩ, còn vũ khí của họ là lưới để vây giăng.

- Huy Cận đã sử dụng một loạt các động từ mạnh ra, đậu, dò, dàn đan, vây, giăng để gợi tả không khí lao động hăng say, nhiệt tình, khẩn trương và sôi nổi của những con người yêu nghề, yêu biển. Họ đang tích cực lao động sản xuất để làm giàu cho Tổ quốc, xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho chiến trường miền Nam.

- Hai câu thơ đã làm nổi bật tư thế chủ động của con người đang chinh phục thiên nhiên và biển cả.
 
75
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top