Khổ thơ sáu miêu tả vẻ đẹp của ngư dân khi kéo lưới.
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng”
- “Sao mờ” là lúc trời gần sáng, mặt trời đang lên. Đó là dấu hiệu báo một ngày mới bắt đầu. Con người đang giành giật với thời gian, chạy đua với thời gian để làm việc và cống hiến. Thời gian trôi càng nhanh, con người lao động càng hăng say.
- Từ “kịp” diễn tả không khí lao động khẩn trương, gấp gáp để hoàn thành chuyến ra khơi.
Họ đang khẩn trương để kéo lưới kịp trời sáng. Một cuộc chạy đua âm thầm đang diễn ra giữa con người và thiên nhiên. Con người thì nhỏ bé, thiên nhiên thì lớn lao vậy mà con người dám chạy đua cùng thiên nhiên.
- Hai câu thơ đã tạo nên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển rộng. Hai chữ "xoăn tay" giàu chất tạo hình khiến cho người đọc hình dung tư thế của những người lao động với cơ bắp cuồn cuộn, họ đang choãi chân, ghì tay để kéo lên những mẻ lưới đầy cá. Đó là tư thế chắc khỏe, cường tráng, tư thế của những người đã khẳng định được vị thế của mình trên biển khơi, vị thế của người làm chủ, người chiến thắng. Câu thơ đã ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, giàu sức sống của ngư dân miền biển.
+ "chùm cá nặng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho thành quả lao động mà người ngư dân thu được sau một đêm vất vả.
- Với phép liên tưởng và tưởng tượng bay bổng nhà thơ đã khắc họa hình ảnh ngư dân trên biển đêm với tư thế làm chủ bình tĩnh, tự tin, họ lao động bằng cả niềm vui, sự lạc quan.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
- “Vẩy bạc, đuôi vàng” vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của các loài cá bằng những màu sắc rực rỡ, lấp lánh giữa ánh bình minh. Hai từ “bạc và vàng” còn gợi lên sự quý giá của những loài cá giống như lời ông cha từng ca ngợi: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”
- Tác giả sử dụng liên tiếp ba động từ “xếp, lên, đón” để diễn tả sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa con người và sự vận hành của thiên nhiên, vũ trụ.
+ “Lưới xếp buồm lên” là hai hình ảnh đối lập. “Lưới xếp” là kết thúc của ngày lao động. “Buồm lên” là đón chào một ngày mới. Cánh buồm giờ đây không phải vô tri vô giác mà trở nên sống động có hồn. Và ẩn chứa đằng sau cánh buồm ấy là sức sống tiềm tàng mãnh liệt đang trỗi dậy. Cánh buồm đang vươn lên để đón nắng hồng. Nắng hồng là nắng bình minh của một ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng. Nắng hồng còn là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc tượng trưng cho cuộc đời mới mà cách mạng đem lại. Câu thơ thể hiện dự cảm của tác giả về tương lai tươi sáng sẽ đến với dân tộc.
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng”
- “Sao mờ” là lúc trời gần sáng, mặt trời đang lên. Đó là dấu hiệu báo một ngày mới bắt đầu. Con người đang giành giật với thời gian, chạy đua với thời gian để làm việc và cống hiến. Thời gian trôi càng nhanh, con người lao động càng hăng say.
- Từ “kịp” diễn tả không khí lao động khẩn trương, gấp gáp để hoàn thành chuyến ra khơi.
Họ đang khẩn trương để kéo lưới kịp trời sáng. Một cuộc chạy đua âm thầm đang diễn ra giữa con người và thiên nhiên. Con người thì nhỏ bé, thiên nhiên thì lớn lao vậy mà con người dám chạy đua cùng thiên nhiên.
- Hai câu thơ đã tạo nên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển rộng. Hai chữ "xoăn tay" giàu chất tạo hình khiến cho người đọc hình dung tư thế của những người lao động với cơ bắp cuồn cuộn, họ đang choãi chân, ghì tay để kéo lên những mẻ lưới đầy cá. Đó là tư thế chắc khỏe, cường tráng, tư thế của những người đã khẳng định được vị thế của mình trên biển khơi, vị thế của người làm chủ, người chiến thắng. Câu thơ đã ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, giàu sức sống của ngư dân miền biển.
+ "chùm cá nặng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho thành quả lao động mà người ngư dân thu được sau một đêm vất vả.
- Với phép liên tưởng và tưởng tượng bay bổng nhà thơ đã khắc họa hình ảnh ngư dân trên biển đêm với tư thế làm chủ bình tĩnh, tự tin, họ lao động bằng cả niềm vui, sự lạc quan.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
- “Vẩy bạc, đuôi vàng” vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của các loài cá bằng những màu sắc rực rỡ, lấp lánh giữa ánh bình minh. Hai từ “bạc và vàng” còn gợi lên sự quý giá của những loài cá giống như lời ông cha từng ca ngợi: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”
- Tác giả sử dụng liên tiếp ba động từ “xếp, lên, đón” để diễn tả sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa con người và sự vận hành của thiên nhiên, vũ trụ.
+ “Lưới xếp buồm lên” là hai hình ảnh đối lập. “Lưới xếp” là kết thúc của ngày lao động. “Buồm lên” là đón chào một ngày mới. Cánh buồm giờ đây không phải vô tri vô giác mà trở nên sống động có hồn. Và ẩn chứa đằng sau cánh buồm ấy là sức sống tiềm tàng mãnh liệt đang trỗi dậy. Cánh buồm đang vươn lên để đón nắng hồng. Nắng hồng là nắng bình minh của một ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng. Nắng hồng còn là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc tượng trưng cho cuộc đời mới mà cách mạng đem lại. Câu thơ thể hiện dự cảm của tác giả về tương lai tươi sáng sẽ đến với dân tộc.