Mưa giăng bên ô cửa sổ, nước mưa hòa cùng với bùn đất làm bất kì ai khi đi qua lối đường nhỏ cũng ít nhiều bẩn ống quần. Thế nhưng người ta cũng chẳng quan tâm, hoặc giả là có thứ còn khiến người ta quan tâm và bận lòng hơn cả. Đoàn người vội vã chạy vào hiên, bước vào gian phòng chăm chú nhìn người nằm trên người.
Người nằm đấy, mái tóc đã bạc trắng, khuôn mặt nhăn nheo lấm chấm đồi mồi. Người ấy đã già rồi, hơi thở thoi thóp bàn tay gầy guộc run lẩy bẩy, dẫu đôi mắt kia còn quyến luyến, muốn được nắm chặt tay người thân cũng chẳng được.
- Mẹ, mẹ đã khỏe hơn chưa?
Người đàn ông đã luống tuổi, cố gắng bước đôi chân đến bên giường bà cụ, nhỏ nhẹ thỏ thẻ như những ngày thơ bé.
Cụ bà gật gật đầu tỏ ý khỏe lắm, đã mấy tháng nay, hai mẹ con họ đều giao tiếp với nhau bằng những lời câm lặng. Cả mấy đứa con, đứa cháu cũng đứng bên cạnh giường để cụ ngắm nghía từng đứa, từng đứa một.
Có tiếng khóc nào đó nức nở nghẹn ngào trong đám người. Tiếng người phụ nữ trẻ nhẹ an ủi:
- Thôi nào, đừng khóc.
Thế mà trên mặt người phụ nữ ấy lại lặng lẽ chảy những giọt nước mắt mặn chát. Cả không khí nặng nề và buồn rầu quá đỗi. Ông bác ngồi trên giường phải nạt con cháu:
- Chúng mày đi ra ngoài kia đi, khóc gì mà khóc.
Bà cụ nằm trên giường chảy dọc nước mắt, cả người cụ run run chẳng biết là do lạnh hay do lo sợ? Trời ngoài kia vậy mà lạnh lắm, từng cơn gió lùa thật sâu vào kẽ tường. Nhưng còn lạnh sao được, con cháu cụ chẳng lỡ để cụ thấm gió rét, mới đầu mùa đã lấy ra máy sưởi để căn phòng tràn đầy hơi ấm.
Lời của ông Nam khiến mọi người chẳng dám hé ra tiếng, ai cũng biết ông Nam khó tính nhất nhà. Ngay lúc này bà cụ Thi ốm nặng, bác sĩ bảo rằng, bảo rằng...sợ là cụ chẳng thể đón Tết được với con cháu.
Ông Nam cầm chắc lấy hai bàn tay mẹ, nhẹ nhàng vỗ về an ủi:
- Con chuyển giống đào đẹp lắm, mẹ phải sống khỏe với con cháu, năm nay mẹ sắp thượng thọ tám mươi rồi đấy.
Bà cụ vẫn trân trân nhìn người đối diện, đôi mắt nâu nhoèn đi vì nước mắt, chẳng sao mà lau được, ông Nam phải cầm khăn tay cẩn thận lau cho cụ.
- Già rồi mà khóc gì nữa, con cháu nó cười cho đấy mẹ. Đứa bé nhất trong nhà giờ nó còn không khóc nữa kìa.
Rồi ông Nam cười, nụ cười gượng gạo và chua chát biết bao. Nhưng mà ngày hôm nay, bà cụ Thi đột nhiên tỉnh lại sau cả tháng nằm liệt giường. Con cháu vừa mừng vừa buồn, dẫu biết đời người sinh - ly - tử - biệt có đủ cả, thế mà giờ phút này họ vẫn chẳng thể dễ dàng chấp nhận được.
Bà cụ nắm chặt lấy tay con, chắp vá từng tiếng khó nhọc:
- Về...cho...cho...về Thá...i...Thái...
Ông Nam mếu máo, nước mắt bắt đầu chảy dọc xuống, chẳng kịp lau. Những giọt nước mặt nóng hổi rơi trên tay ông, rơi cả trên bàn tay gầy guộc chẳng có sức sống của bà cụ.
- Con nhớ rồi, mẹ cứ dặn mãi. Thật là!... Con sẽ đưa mẹ về Thái Bình.
Dường như chỉ chờ câu nói đó, bà cụ Thi giật mạnh người rồi nhắm chặt mắt lại, hơi thở dồn dập rồi dập tắt mãi mãi.
“Bà cụ Thi ra đi vào trung tuần tháng Chạp, chẳng chờ được đến mùa xuân hưởng thọ. Thuở còn ấu thơ, bà cụ sinh ra từ quê lúa Thái Bình, đến năm mười lăm tuổi vì nạn đói năm 1945 mà rời khỏi quê hương. Cụ phải tha hương cùng bố mẹ tới Hà Nội, hơn sáu mươi năm vẫn chưa dám trở về quê cũ. Nguyện vọng duy nhất là để tro cốt mình rải về quê hương!”
Lời điếu văn đầy đau xót và hoài niệm gợi nhớ về những ngày xa xưa. Nhớ tới một thời rất xa, rất xa về trước, vậy mà những con người chứng kiến cảnh năm ấy ngày một già yếu, mắt đã mờ, tay chân đã chậm, đầu óc lúc nhớ lúc quên. Thế mà trong những giây phút cuối đời, vẫn đau đáu trở về quê cũ để nắm được những hạt cát còn dập dình trên dòng sóng mặn, cùng được hò reo vào những cây sú bên bờ biển.
Ngày xưa, ngày xưa, cái ngày xưa ấy, có ai còn nhớ không…
Thi cầm cái rổ tre chạy ra đồng, cả cánh đồng trống hoắc chẳng có lấy một cây lúa, ngay cả một con chuột nhỏ cũng bị người ta giành hết mất. Chú Trị nhìn thấy Thi, cả người con bé hốc hác, mặt xanh xao gầy còm, cánh tay cũng khẳng khiu đến tội nghiệp. Mà tội nghiệp gì chứ, nào có ai trong cái huyện này không gầy ốm đến chờ chết? Đã gần một tháng nay, chưa ai nếm được vị bùi của hạt gạo ra sao rồi.
Thi muốn cất lời, muốn bảo chú Trị cho mình xin một ít củ chuối nhưng con bé lại không dám. Con bé đã mười lăm, cũng đã biết được lần này, nếu mở miệng ra đáp lại chẳng còn là ánh mắt khinh khỉnh nữa mà còn là sự mắng chửi thậm tệ.
Không...chẳng ai còn sức để mắng nữa đâu vì cả cái làng này, ai cũng đuối sức lắm rồi.
Thi mò từng bước về nhà, trên đường sông ngay cả cái cây ngọn cỏ có thể ăn được cũng bị vét cho bằng sạch. Nước sông tanh ngòm một màu vẩn đục, có lẽ là vì ngày nào cũng có người lùng sục xuống bắt từng con cua cái hến, dẫu cho đã ba ngày nay chẳng mò được gì ngoài cát với sỏi, thế mà người ta vẫn cố mò mẫm cho bằng được.
Đường về nhà bốc lên một mùi thối, cả cuống họng Thi tởm lợm như chực trào muốn nôn ra. Hai bên đường đều là những dáng người nằm la liệt xuống đất bẩn, đôi mắt ánh lên nét tuyệt vọng, đau khổ, người nào người nấy đều gầy guộc giơ xương.
- Bố ơi, bố ơi, bố tỉnh dậy đi bố, hu hu hu.
Không có tiếng trả lời, Thi đứng bần thần lại nhìn cả người nhà kia khóc hu hu mà bất lực. Người đàn ông kia đã ngoài sáu mươi, vì cố gắng để dành miếng ăn cuối cùng cho đứa cháu bảy tuổi mà hai hôm nay đã nhịn đói. Tuổi già sức yếu, làm sao mà chịu nổi đây? Trong miệng người đàn ông kia, ắt hẳn chỉ toàn cát và vỏ trấu đắng chát.
Thi đã quen rồi, cô bé vô cảm bước qua chẳng muốn ngoái lại nhìn. Rõ ràng Thi hồi trước không như thế, cô bé yêu từng ngọn cỏ, cái cây, từng dòng nước mát lạnh, thế nhưng đã một tháng nay, số người nằm xuống ngủ đi mãi mãi còn nhiều hơn cả phép tính trên đầu ngón tay. Lần đầu tiên là run sợ, lần thứ hai là lo lắng bất an và lần thứ bao nhiêu, bao nhiêu nữa cũng đã dần làm trái tim cô bé hao mòn.
Tiếng quạ kêu, tiếng khóc, tiếng gió đìu hiu, tất cả sự u ám đang bao trùm lên mảnh đất này. Chẳng ai giấu được sự lo lắng bất an về một cái chết cận kề có thể đến bất cứ khi nào.
Bố mẹ Thi đâu mà lại để cô bé lo sợ thế này? Thi bấu chặt lấy gấu áo, tính đến tính lui chỉ ba hôm nữa là bố mẹ sẽ về, bố mẹ sẽ từ Hà Nội đón bà, em Thi và cả Thi nữa lên. Chỉ hi vọng Hà Nội sẽ không có người kêu đói, sẽ không có tiếng quạ kêu, vì em đã sợ lắm rồi.
Trở về nhà, Thi đã nghe thấy tiếng em trai gào khóc từng tiếng nấc nghẹn. Trời ạ, nó mới có ba tuổi thôi, sao lại khóc lên tiếng đứt ruột đứt gan thế này? Còn nữa, sao lại có tiếng bà nội khóc thật to thế kia?
Trong lúc chạy qua hàng rào, Thi đã nghe tiếng bà nội gào lên:
- Tôi xin các anh, xin các anh trả lại gạo cho tôi.
- Bà đã già rồi, để gạo cho chúng tôi sống thôi.
Trời ơi, ai mà lại nói ra những lời cay đắng mất tính người đến thế này? Tàn nhẫn biết bao khi lại nói với một người già như thế! Quả nhiên, Thi đã nhìn thấy trước sân hai thanh niên giằng lấy thúng gạo duy nhất trong nhà, chúng đứng đấy bặm trợn nhìn bà cụ sáu mươi mặt mày xám ngoét chẳng thốt lên lời.
Bà nội đã già nhưng sức còn khỏe lắm, chỉ là cả một tháng này đã chẳng được ăn uống đủ đầy, bữa rau bữa cháo nên chẳng còn được khỏe như ngày trước. Bà chỉ thẳng vào mặt từng đứa mà căm phẫn nói:
- Thứ trời đánh chúng mày, quân ăn cướp!
Nói rồi bà dần ngất xỉu, Thi vội chạy lại đỡ lấy cố gắng xoa dọc tấm lưng gầy guộc, nhẹ giọng bảo:
- Bà ơi, bà ơi, bà đừng nói nữa, sẽ ngất mất.
Bà cụ thở hổn hển từng hơi, gằn giọng bảo:
- Được rồi, chúng mày ăn cướp cũng được, cướp của bà lão này, bà già rồi nên chẳng tham sống thêm mấy ngày nữa.
Dừng một lát, bà lại chỉ vào thằng bé ba tuổi đang chạy đến, thằng bé khóc nấc lên sợ hãi nhìn cảnh tượng trước mắt.
- Chúng mày còn tí lương tâm thì để lại đây lon gạo cho cháu bà sống, nếu không bà có chết cũng không để chúng mày yên.
Hai thanh niên dường như bắt đầu có chút chần chừ. Chúng cũng đã mấy hôm nay chẳng có hạt gạo nào vào bụng, cố gắng rình xem nhà nào còn chút gạo để lấy trộm. Đúng lúc đi ngang qua gian nhà rộng rãi này, đoán chừng cũng là nhà khá khẩm, lòng tham bắt đầu nổi lên chẳng dứt. Từ ban đầu chỉ muốn trộm một lon gạo nhưng bắt đầu chẳng kiềm được lòng, nhân lúc đường này vắng người, cướp trắng lấy bồ gạo.
Nhìn thằng bé mặt mũi lấm len, tiếng khóc khản đặc chẳng có chút sức sống. Hai thanh niên đong lưng lon gạo, đổ thẳng xuống sân rồi bước chân chạy đi.
Thi đứng vụt dậy, cố gắng giằng lấy bồ gạo kia, miệng hô to:
- Có cướp, có cướp, cứu bà con chúng cháu với!
Thế nhưng sức lực của một cô gái làm sao đủ bằng hai thanh niên. Thi bị chúng đẩy vật xuống sân, ngã chúi xuống đất. Thằng bé thấy chị bị ngã thì chạy vụt ra ôm lấy chị nó.
Bóng hai kẻ kia đã đi xa khỏi hàng rào. Bà nội nhìn Thi mà đôi mắt đầy đau đớn và xót xa, bà giục con bé:
- Thi, cháu mau mau nhặt hết lại những hạt gạo này, kẻo chẳng may…
Thi cũng ngộ ra qua cảnh vừa rồi. Ba bà cháu sức lực yếu ớt, làm sao mà đấu lại được. Cô bé nhặt vội từng hạt thóc vào rổ mà nước mắt tủi hờn cứ chảy dọc xuống.
Bà nội nhìn số gạo ít ỏi còn lại, thở dài một hơi, bảo với cháu gái:
- Con đi nấu cháo cho em ăn đi, bà còn nhịn được.
Thi cúi đầu, cố để những giọt nước mắt kia chảy xuống. Cô bé lấy nước rửa mặt, rửa tay cho em lại vào bếp nhóm lửa. Ánh lửa màu vàng cam sáng bừng bừng chiếu lên khuôn mặt đầy nhem nhuốc của đứa con gái mười lăm.
Thời gian dần trôi qua, đã hai ngày rồi mà bố mẹ vẫn chưa về, Thi cứ đứng ở cửa mà ngóng đợi. Cô bé cũng chẳng dám đi đâu ngoài việc loanh quanh ở góc nhà. Có dây khoai, có tí rễ lá nào ăn được đều cố gắng nấu lên ba bà cháu ăn tạm. Gạo trong lon cứ thế vơi dần, chẳng mấy chốc mà chỉ còn một nắm gạo cuối cùng.
Còn một nắm gạo thôi, trưa nay làm sao mà nấu được đây? Thi nhìn em trai nằm trên chõng, thằng bé chỉ nhoẻn miệng lại cười vu vơ. Cô bé buồn rầu chẳng biết có lên nấu nắm gạo cuối cùng này không? Hay là chạy ra hỏi bà?
Nghĩ thế, cô bé chạy ra sân trước, bà nội đang ngồi tựa vào cột nhà, đôi mắt nhắm chặt thiu thiu ngủ.
- Bà ơi, còn mỗi nắm gạo không biết có để dành ngày mai không?
Con bé không thấy bà trả lời, trong lòng như hụt hẫng một nhịp. Cả người căng cứng, hơi thở dồn dập như sắp tắt thở. Thi lại gần, rón rén, bước chân nhẹ nhàng lại gần bà nội:
- Bà ơi, bà ơi.
Lần này Thi đã nhìn rõ mặt bà rồi, đôi mắt bà nhắm lại, yên tĩnh như đang ngủ. Nhưng cả người bà gầy rộc, chẳng còn một chút hơi thở phập phồng nào nữa.
- Bà ơi, bà ơi, ai cứu bà cháu với, ai cứu bà cháu đi, bà cháu chết mất rồi.
Tiếng Thi khóc òa lên những tiếng nấc nghẹn ngào. Có người đi qua ngôi nhà bắt đầu nhìn vào, họ bàn tán xôn xao nhưng chẳng ai có thể giúp được gì ngoài việc đào đất, chôn người đã khuất.
Không có tiếng trống, không có tiếng kèn, cũng chẳng có nắm xôi mà thờ cúng. Bà nội ra đi lặng lẽ và yên tĩnh như thế, giống như bà chỉ đang ngủ một giấc thôi. Thi ngơ ngẩn nhìn nấm mộ đã được đắp kín, cô bế em về nhà, lặng lẽ chờ đợi.
Nắm gạo cuối cùng đã hết, Thi cào rách đầu ngón tay, đến trầy xước cả bàn tay nhưng cũng không bắt được con chuột. Em trai Thi đang nằm ngủ, Thi sợ thằng bé sẽ chết mất, nếu thế thì chỉ có cô sống ở đây bơ vơ một mình. Thi sợ, nỗi sợ hóa thành hành động cố gắng đào, đào sâu hơn nữa.
Thằng bé khóc réo lên từng hồi vì đói, nó cứ tấm tắc hỏi chị bao giờ đã có cơm ăn. Vậy mà Thi không thể làm gì khác hơn ngoài việc ôm em và khấn cầu cho bố mẹ nhanh về tới nhà.
Trăng lên, đôi mắt nhỏ xinh của em trai nhìn mãi lên vầng trăng. Thằng bé cứ nói mơ, cứ mấp máy như muốn xin điều gì. À, thằng bé bảo rằng đã đến trung thu chưa, sẽ có đèn ông sao sáng lấp lánh. Chốc chốc, thằng bé lại kêu khóc, muốn được ăn cơm, không, chỉ là một chén cháo hoa cũng được.
Nhưng chị nó không thể làm gì ngoài việc ôm chặt lấy em. Cái bóng của hai chị em in trên nền sân, đậm nhạt một cái bóng lưng gầy đìu hiu cố gắng níu giữ lấy sinh mạng. Tiếng khóc từ nhà ai lại vang vọng đâu đây, Thi nghe được tiếng trái tim mình đập thình thịch như chừng chực nổ tung đau đớn.
Một buổi chiều hôm ấy, cái chiều nóng bức và oi nồng khiến người ta cáu giận, em Thi đã không còn khóc, không còn kêu, không còn thở nữa. Cả người nằm yên lặng trên chõng tre, không một chút sinh khí.
Thi cầm cái xẻng, tự tay đào lên từng tấc đất, từng lớp cát. Nhớ thuở yên bình, hai chị em ngồi nặn đất rồi tự nung đến bếp lửa, học vờ làm viên gạch xây nhà. Bây giờ đụn đất ấy vẫn còn, chỉ là cả căn nhà này chẳng có tiếng nói tiếng cười, chỉ im lìm một màu tang thương và bi phẫn.
Người ta chết vì đói, thây nằm ngả ra, quạ kêu đầy đồng. Nhà nào nhà nấy tiếng khóc liên miên chẳng dứt, người già nhường miếng ăn cho người trẻ mà chết, cây cối, động vật cũng bị người ta săn bằng sạch. Quê hương yên bình của Thi thoáng chốc trở thành nơi địa ngục, đày đọa cả những người đang sống và những người đã khuất.
Thi ngồi nép bên tường nhà, yên lặng chờ cái chết đang đến gần với mình. Cả người cô bé xanh xao ốm yếu, chẳng còn sức mà nhấc tay, nhấc chân nữa, chỉ có hơi thở đứt đoạn như sắp tắt lúc nào.
Quê hương những năm tháng ấy là nỗi ám ảnh khôn cùng đối với Thi, thế mà về sau khi được bố mẹ cứu lại, cô bé cùng theo lên Hà Nội, chừng ấy năm tiếp theo của cuộc đời là bấy nhiêu năm chưa dám về quê một lần. Dù rằng quê hương đã thay đổi từng ngày trên ti vi, lúa tốt đầy đồng, trẻ con được ăn kẹo, uống sữa. Mọi thứ đủ đầy ấy vẫn không khiến Thi quên đi nỗi đau đớn năm nào.
Nhưng cuối cùng, bà cụ Thi vẫn muốn trở về, muốn để tro cốt của mình về với quê hương, về với cả những kỉ niệm ấm áp và đau khổ ngày ấy. Người ta chết đi, dẫu có bao lần không đành lòng nhưng những kí ức cuối cùng trên trần thế, vẫn là hình ảnh căn nhà mái ngói hai gian tươi đẹp, hình ảnh cây cau tỏa bóng trước sân và những tiếng cười không bao giờ dứt.
Người nằm đấy, mái tóc đã bạc trắng, khuôn mặt nhăn nheo lấm chấm đồi mồi. Người ấy đã già rồi, hơi thở thoi thóp bàn tay gầy guộc run lẩy bẩy, dẫu đôi mắt kia còn quyến luyến, muốn được nắm chặt tay người thân cũng chẳng được.
- Mẹ, mẹ đã khỏe hơn chưa?
Người đàn ông đã luống tuổi, cố gắng bước đôi chân đến bên giường bà cụ, nhỏ nhẹ thỏ thẻ như những ngày thơ bé.
Cụ bà gật gật đầu tỏ ý khỏe lắm, đã mấy tháng nay, hai mẹ con họ đều giao tiếp với nhau bằng những lời câm lặng. Cả mấy đứa con, đứa cháu cũng đứng bên cạnh giường để cụ ngắm nghía từng đứa, từng đứa một.
Có tiếng khóc nào đó nức nở nghẹn ngào trong đám người. Tiếng người phụ nữ trẻ nhẹ an ủi:
- Thôi nào, đừng khóc.
Thế mà trên mặt người phụ nữ ấy lại lặng lẽ chảy những giọt nước mắt mặn chát. Cả không khí nặng nề và buồn rầu quá đỗi. Ông bác ngồi trên giường phải nạt con cháu:
- Chúng mày đi ra ngoài kia đi, khóc gì mà khóc.
Bà cụ nằm trên giường chảy dọc nước mắt, cả người cụ run run chẳng biết là do lạnh hay do lo sợ? Trời ngoài kia vậy mà lạnh lắm, từng cơn gió lùa thật sâu vào kẽ tường. Nhưng còn lạnh sao được, con cháu cụ chẳng lỡ để cụ thấm gió rét, mới đầu mùa đã lấy ra máy sưởi để căn phòng tràn đầy hơi ấm.
Lời của ông Nam khiến mọi người chẳng dám hé ra tiếng, ai cũng biết ông Nam khó tính nhất nhà. Ngay lúc này bà cụ Thi ốm nặng, bác sĩ bảo rằng, bảo rằng...sợ là cụ chẳng thể đón Tết được với con cháu.
Ông Nam cầm chắc lấy hai bàn tay mẹ, nhẹ nhàng vỗ về an ủi:
- Con chuyển giống đào đẹp lắm, mẹ phải sống khỏe với con cháu, năm nay mẹ sắp thượng thọ tám mươi rồi đấy.
Bà cụ vẫn trân trân nhìn người đối diện, đôi mắt nâu nhoèn đi vì nước mắt, chẳng sao mà lau được, ông Nam phải cầm khăn tay cẩn thận lau cho cụ.
- Già rồi mà khóc gì nữa, con cháu nó cười cho đấy mẹ. Đứa bé nhất trong nhà giờ nó còn không khóc nữa kìa.
Rồi ông Nam cười, nụ cười gượng gạo và chua chát biết bao. Nhưng mà ngày hôm nay, bà cụ Thi đột nhiên tỉnh lại sau cả tháng nằm liệt giường. Con cháu vừa mừng vừa buồn, dẫu biết đời người sinh - ly - tử - biệt có đủ cả, thế mà giờ phút này họ vẫn chẳng thể dễ dàng chấp nhận được.
Bà cụ nắm chặt lấy tay con, chắp vá từng tiếng khó nhọc:
- Về...cho...cho...về Thá...i...Thái...
Ông Nam mếu máo, nước mắt bắt đầu chảy dọc xuống, chẳng kịp lau. Những giọt nước mặt nóng hổi rơi trên tay ông, rơi cả trên bàn tay gầy guộc chẳng có sức sống của bà cụ.
- Con nhớ rồi, mẹ cứ dặn mãi. Thật là!... Con sẽ đưa mẹ về Thái Bình.
Dường như chỉ chờ câu nói đó, bà cụ Thi giật mạnh người rồi nhắm chặt mắt lại, hơi thở dồn dập rồi dập tắt mãi mãi.
“Bà cụ Thi ra đi vào trung tuần tháng Chạp, chẳng chờ được đến mùa xuân hưởng thọ. Thuở còn ấu thơ, bà cụ sinh ra từ quê lúa Thái Bình, đến năm mười lăm tuổi vì nạn đói năm 1945 mà rời khỏi quê hương. Cụ phải tha hương cùng bố mẹ tới Hà Nội, hơn sáu mươi năm vẫn chưa dám trở về quê cũ. Nguyện vọng duy nhất là để tro cốt mình rải về quê hương!”
Lời điếu văn đầy đau xót và hoài niệm gợi nhớ về những ngày xa xưa. Nhớ tới một thời rất xa, rất xa về trước, vậy mà những con người chứng kiến cảnh năm ấy ngày một già yếu, mắt đã mờ, tay chân đã chậm, đầu óc lúc nhớ lúc quên. Thế mà trong những giây phút cuối đời, vẫn đau đáu trở về quê cũ để nắm được những hạt cát còn dập dình trên dòng sóng mặn, cùng được hò reo vào những cây sú bên bờ biển.
Ngày xưa, ngày xưa, cái ngày xưa ấy, có ai còn nhớ không…
Thi cầm cái rổ tre chạy ra đồng, cả cánh đồng trống hoắc chẳng có lấy một cây lúa, ngay cả một con chuột nhỏ cũng bị người ta giành hết mất. Chú Trị nhìn thấy Thi, cả người con bé hốc hác, mặt xanh xao gầy còm, cánh tay cũng khẳng khiu đến tội nghiệp. Mà tội nghiệp gì chứ, nào có ai trong cái huyện này không gầy ốm đến chờ chết? Đã gần một tháng nay, chưa ai nếm được vị bùi của hạt gạo ra sao rồi.
Thi muốn cất lời, muốn bảo chú Trị cho mình xin một ít củ chuối nhưng con bé lại không dám. Con bé đã mười lăm, cũng đã biết được lần này, nếu mở miệng ra đáp lại chẳng còn là ánh mắt khinh khỉnh nữa mà còn là sự mắng chửi thậm tệ.
Không...chẳng ai còn sức để mắng nữa đâu vì cả cái làng này, ai cũng đuối sức lắm rồi.
Thi mò từng bước về nhà, trên đường sông ngay cả cái cây ngọn cỏ có thể ăn được cũng bị vét cho bằng sạch. Nước sông tanh ngòm một màu vẩn đục, có lẽ là vì ngày nào cũng có người lùng sục xuống bắt từng con cua cái hến, dẫu cho đã ba ngày nay chẳng mò được gì ngoài cát với sỏi, thế mà người ta vẫn cố mò mẫm cho bằng được.
Đường về nhà bốc lên một mùi thối, cả cuống họng Thi tởm lợm như chực trào muốn nôn ra. Hai bên đường đều là những dáng người nằm la liệt xuống đất bẩn, đôi mắt ánh lên nét tuyệt vọng, đau khổ, người nào người nấy đều gầy guộc giơ xương.
- Bố ơi, bố ơi, bố tỉnh dậy đi bố, hu hu hu.
Không có tiếng trả lời, Thi đứng bần thần lại nhìn cả người nhà kia khóc hu hu mà bất lực. Người đàn ông kia đã ngoài sáu mươi, vì cố gắng để dành miếng ăn cuối cùng cho đứa cháu bảy tuổi mà hai hôm nay đã nhịn đói. Tuổi già sức yếu, làm sao mà chịu nổi đây? Trong miệng người đàn ông kia, ắt hẳn chỉ toàn cát và vỏ trấu đắng chát.
Thi đã quen rồi, cô bé vô cảm bước qua chẳng muốn ngoái lại nhìn. Rõ ràng Thi hồi trước không như thế, cô bé yêu từng ngọn cỏ, cái cây, từng dòng nước mát lạnh, thế nhưng đã một tháng nay, số người nằm xuống ngủ đi mãi mãi còn nhiều hơn cả phép tính trên đầu ngón tay. Lần đầu tiên là run sợ, lần thứ hai là lo lắng bất an và lần thứ bao nhiêu, bao nhiêu nữa cũng đã dần làm trái tim cô bé hao mòn.
Tiếng quạ kêu, tiếng khóc, tiếng gió đìu hiu, tất cả sự u ám đang bao trùm lên mảnh đất này. Chẳng ai giấu được sự lo lắng bất an về một cái chết cận kề có thể đến bất cứ khi nào.
Bố mẹ Thi đâu mà lại để cô bé lo sợ thế này? Thi bấu chặt lấy gấu áo, tính đến tính lui chỉ ba hôm nữa là bố mẹ sẽ về, bố mẹ sẽ từ Hà Nội đón bà, em Thi và cả Thi nữa lên. Chỉ hi vọng Hà Nội sẽ không có người kêu đói, sẽ không có tiếng quạ kêu, vì em đã sợ lắm rồi.
Trở về nhà, Thi đã nghe thấy tiếng em trai gào khóc từng tiếng nấc nghẹn. Trời ạ, nó mới có ba tuổi thôi, sao lại khóc lên tiếng đứt ruột đứt gan thế này? Còn nữa, sao lại có tiếng bà nội khóc thật to thế kia?
Trong lúc chạy qua hàng rào, Thi đã nghe tiếng bà nội gào lên:
- Tôi xin các anh, xin các anh trả lại gạo cho tôi.
- Bà đã già rồi, để gạo cho chúng tôi sống thôi.
Trời ơi, ai mà lại nói ra những lời cay đắng mất tính người đến thế này? Tàn nhẫn biết bao khi lại nói với một người già như thế! Quả nhiên, Thi đã nhìn thấy trước sân hai thanh niên giằng lấy thúng gạo duy nhất trong nhà, chúng đứng đấy bặm trợn nhìn bà cụ sáu mươi mặt mày xám ngoét chẳng thốt lên lời.
Bà nội đã già nhưng sức còn khỏe lắm, chỉ là cả một tháng này đã chẳng được ăn uống đủ đầy, bữa rau bữa cháo nên chẳng còn được khỏe như ngày trước. Bà chỉ thẳng vào mặt từng đứa mà căm phẫn nói:
- Thứ trời đánh chúng mày, quân ăn cướp!
Nói rồi bà dần ngất xỉu, Thi vội chạy lại đỡ lấy cố gắng xoa dọc tấm lưng gầy guộc, nhẹ giọng bảo:
- Bà ơi, bà ơi, bà đừng nói nữa, sẽ ngất mất.
Bà cụ thở hổn hển từng hơi, gằn giọng bảo:
- Được rồi, chúng mày ăn cướp cũng được, cướp của bà lão này, bà già rồi nên chẳng tham sống thêm mấy ngày nữa.
Dừng một lát, bà lại chỉ vào thằng bé ba tuổi đang chạy đến, thằng bé khóc nấc lên sợ hãi nhìn cảnh tượng trước mắt.
- Chúng mày còn tí lương tâm thì để lại đây lon gạo cho cháu bà sống, nếu không bà có chết cũng không để chúng mày yên.
Hai thanh niên dường như bắt đầu có chút chần chừ. Chúng cũng đã mấy hôm nay chẳng có hạt gạo nào vào bụng, cố gắng rình xem nhà nào còn chút gạo để lấy trộm. Đúng lúc đi ngang qua gian nhà rộng rãi này, đoán chừng cũng là nhà khá khẩm, lòng tham bắt đầu nổi lên chẳng dứt. Từ ban đầu chỉ muốn trộm một lon gạo nhưng bắt đầu chẳng kiềm được lòng, nhân lúc đường này vắng người, cướp trắng lấy bồ gạo.
Nhìn thằng bé mặt mũi lấm len, tiếng khóc khản đặc chẳng có chút sức sống. Hai thanh niên đong lưng lon gạo, đổ thẳng xuống sân rồi bước chân chạy đi.
Thi đứng vụt dậy, cố gắng giằng lấy bồ gạo kia, miệng hô to:
- Có cướp, có cướp, cứu bà con chúng cháu với!
Thế nhưng sức lực của một cô gái làm sao đủ bằng hai thanh niên. Thi bị chúng đẩy vật xuống sân, ngã chúi xuống đất. Thằng bé thấy chị bị ngã thì chạy vụt ra ôm lấy chị nó.
Bóng hai kẻ kia đã đi xa khỏi hàng rào. Bà nội nhìn Thi mà đôi mắt đầy đau đớn và xót xa, bà giục con bé:
- Thi, cháu mau mau nhặt hết lại những hạt gạo này, kẻo chẳng may…
Thi cũng ngộ ra qua cảnh vừa rồi. Ba bà cháu sức lực yếu ớt, làm sao mà đấu lại được. Cô bé nhặt vội từng hạt thóc vào rổ mà nước mắt tủi hờn cứ chảy dọc xuống.
Bà nội nhìn số gạo ít ỏi còn lại, thở dài một hơi, bảo với cháu gái:
- Con đi nấu cháo cho em ăn đi, bà còn nhịn được.
Thi cúi đầu, cố để những giọt nước mắt kia chảy xuống. Cô bé lấy nước rửa mặt, rửa tay cho em lại vào bếp nhóm lửa. Ánh lửa màu vàng cam sáng bừng bừng chiếu lên khuôn mặt đầy nhem nhuốc của đứa con gái mười lăm.
Thời gian dần trôi qua, đã hai ngày rồi mà bố mẹ vẫn chưa về, Thi cứ đứng ở cửa mà ngóng đợi. Cô bé cũng chẳng dám đi đâu ngoài việc loanh quanh ở góc nhà. Có dây khoai, có tí rễ lá nào ăn được đều cố gắng nấu lên ba bà cháu ăn tạm. Gạo trong lon cứ thế vơi dần, chẳng mấy chốc mà chỉ còn một nắm gạo cuối cùng.
Còn một nắm gạo thôi, trưa nay làm sao mà nấu được đây? Thi nhìn em trai nằm trên chõng, thằng bé chỉ nhoẻn miệng lại cười vu vơ. Cô bé buồn rầu chẳng biết có lên nấu nắm gạo cuối cùng này không? Hay là chạy ra hỏi bà?
Nghĩ thế, cô bé chạy ra sân trước, bà nội đang ngồi tựa vào cột nhà, đôi mắt nhắm chặt thiu thiu ngủ.
- Bà ơi, còn mỗi nắm gạo không biết có để dành ngày mai không?
Con bé không thấy bà trả lời, trong lòng như hụt hẫng một nhịp. Cả người căng cứng, hơi thở dồn dập như sắp tắt thở. Thi lại gần, rón rén, bước chân nhẹ nhàng lại gần bà nội:
- Bà ơi, bà ơi.
Lần này Thi đã nhìn rõ mặt bà rồi, đôi mắt bà nhắm lại, yên tĩnh như đang ngủ. Nhưng cả người bà gầy rộc, chẳng còn một chút hơi thở phập phồng nào nữa.
- Bà ơi, bà ơi, ai cứu bà cháu với, ai cứu bà cháu đi, bà cháu chết mất rồi.
Tiếng Thi khóc òa lên những tiếng nấc nghẹn ngào. Có người đi qua ngôi nhà bắt đầu nhìn vào, họ bàn tán xôn xao nhưng chẳng ai có thể giúp được gì ngoài việc đào đất, chôn người đã khuất.
Không có tiếng trống, không có tiếng kèn, cũng chẳng có nắm xôi mà thờ cúng. Bà nội ra đi lặng lẽ và yên tĩnh như thế, giống như bà chỉ đang ngủ một giấc thôi. Thi ngơ ngẩn nhìn nấm mộ đã được đắp kín, cô bế em về nhà, lặng lẽ chờ đợi.
Nắm gạo cuối cùng đã hết, Thi cào rách đầu ngón tay, đến trầy xước cả bàn tay nhưng cũng không bắt được con chuột. Em trai Thi đang nằm ngủ, Thi sợ thằng bé sẽ chết mất, nếu thế thì chỉ có cô sống ở đây bơ vơ một mình. Thi sợ, nỗi sợ hóa thành hành động cố gắng đào, đào sâu hơn nữa.
Thằng bé khóc réo lên từng hồi vì đói, nó cứ tấm tắc hỏi chị bao giờ đã có cơm ăn. Vậy mà Thi không thể làm gì khác hơn ngoài việc ôm em và khấn cầu cho bố mẹ nhanh về tới nhà.
Trăng lên, đôi mắt nhỏ xinh của em trai nhìn mãi lên vầng trăng. Thằng bé cứ nói mơ, cứ mấp máy như muốn xin điều gì. À, thằng bé bảo rằng đã đến trung thu chưa, sẽ có đèn ông sao sáng lấp lánh. Chốc chốc, thằng bé lại kêu khóc, muốn được ăn cơm, không, chỉ là một chén cháo hoa cũng được.
Nhưng chị nó không thể làm gì ngoài việc ôm chặt lấy em. Cái bóng của hai chị em in trên nền sân, đậm nhạt một cái bóng lưng gầy đìu hiu cố gắng níu giữ lấy sinh mạng. Tiếng khóc từ nhà ai lại vang vọng đâu đây, Thi nghe được tiếng trái tim mình đập thình thịch như chừng chực nổ tung đau đớn.
Một buổi chiều hôm ấy, cái chiều nóng bức và oi nồng khiến người ta cáu giận, em Thi đã không còn khóc, không còn kêu, không còn thở nữa. Cả người nằm yên lặng trên chõng tre, không một chút sinh khí.
Thi cầm cái xẻng, tự tay đào lên từng tấc đất, từng lớp cát. Nhớ thuở yên bình, hai chị em ngồi nặn đất rồi tự nung đến bếp lửa, học vờ làm viên gạch xây nhà. Bây giờ đụn đất ấy vẫn còn, chỉ là cả căn nhà này chẳng có tiếng nói tiếng cười, chỉ im lìm một màu tang thương và bi phẫn.
Người ta chết vì đói, thây nằm ngả ra, quạ kêu đầy đồng. Nhà nào nhà nấy tiếng khóc liên miên chẳng dứt, người già nhường miếng ăn cho người trẻ mà chết, cây cối, động vật cũng bị người ta săn bằng sạch. Quê hương yên bình của Thi thoáng chốc trở thành nơi địa ngục, đày đọa cả những người đang sống và những người đã khuất.
Thi ngồi nép bên tường nhà, yên lặng chờ cái chết đang đến gần với mình. Cả người cô bé xanh xao ốm yếu, chẳng còn sức mà nhấc tay, nhấc chân nữa, chỉ có hơi thở đứt đoạn như sắp tắt lúc nào.
Quê hương những năm tháng ấy là nỗi ám ảnh khôn cùng đối với Thi, thế mà về sau khi được bố mẹ cứu lại, cô bé cùng theo lên Hà Nội, chừng ấy năm tiếp theo của cuộc đời là bấy nhiêu năm chưa dám về quê một lần. Dù rằng quê hương đã thay đổi từng ngày trên ti vi, lúa tốt đầy đồng, trẻ con được ăn kẹo, uống sữa. Mọi thứ đủ đầy ấy vẫn không khiến Thi quên đi nỗi đau đớn năm nào.
Nhưng cuối cùng, bà cụ Thi vẫn muốn trở về, muốn để tro cốt của mình về với quê hương, về với cả những kỉ niệm ấm áp và đau khổ ngày ấy. Người ta chết đi, dẫu có bao lần không đành lòng nhưng những kí ức cuối cùng trên trần thế, vẫn là hình ảnh căn nhà mái ngói hai gian tươi đẹp, hình ảnh cây cau tỏa bóng trước sân và những tiếng cười không bao giờ dứt.