Hướng dẫn Lập dàn ý và viết đoạn văn về lòng tự trọng của con người

Hướng dẫn Lập dàn ý và viết đoạn văn về lòng tự trọng của con người

Trong kho tàng những phẩm chất quý báu của truyền thống dân tộc, lòng tự trọng là một giá trị đạo đức sáng ngời cần có ở mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”.

Trong phạm vi nội dung của bài viết này, mời các bạn cùng tham khảo dàn ý bàn về lòng tự trọng của con người.


Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (7).png


Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lòng tự trọng của con người

Dàn ý chi tiết


Mở đoạnDẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: “Lòng tự trọng của con người”.
Thân đoạn
Giải thích
Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
Bàn luận vấn đề
Ý 1: Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập, biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách.
Ý 2: Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người, trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người.
Ý 3: Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
Ý 4: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực
Chứng minh:
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù.
Kết đoạnThế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.


Đoạn văn mẫu

Trong kho tàng những phẩm chất quý báu của truyền thống dân tộc, lòng tự trọng là một giá trị đạo đức sáng ngời cần có ở mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập, biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách. Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người, trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam

Chứ không làm vua nước Bắc”

Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Các bạn có mong muốn chia sẻ quan điểm các bạn cho chúng tôi không? Hãy để lại quan điểm của các bạn ngay dưới bài viết này nhé!
 
790
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top