Margaret Mitchell - Nhà văn chỉ viết một cuốn sách trong đời và cũng là cuốn sách khiến cả thế giới chấn động!
“Cuốn theo chiều gió” – một tác phẩm mà chắc chắn dù chưa đọc thì bạn cũng đã nghe tên của nó. Và tác giả cuốn sách, cũng chỉ có duy nhất một cuốn sách này trong đời.
Margaret Mitchell , tên đầy đủ là Margaret Munnerlyn Mitchell Marsh, sinh ngày 8/11 năm 1900 trong một gia đình trí thức ở Atlanta, thuộc bang Georgia (Hoa Kỳ). Bố bà là Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Atlanta. Sau khi tốt nghiệp Trường trung học Whasington Seminary (nay là Westminster Schools), Margaret theo học y khoa tại Trường đại học Smith, nhưng bà đã phải bỏ dở giữa chừng để trở về quê nhà chăm sóc bố và anh trai sau khi người mẹ qua đời vì đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu năm 1918.
Năm 1922, Margaret kết hôn với Red Upshaw và làm phóng viên cho tờ Atlanta Journal với bút danh Peggy Mitchell. Bà cũng là một người ham đọc sách và đã viết rất nhiều câu chuyện và vở kịch trong suốt thời trẻ của mình. Cuộc sống nhanh chóng biến thành địa ngục khi Upshaw lộ nguyên hình là một kẻ nát rượu và buôn rượu lậu. Họ chia tay nhau chỉ một thời gian ngắn sau khi cưới và tới tháng 7/1925, Margaret đã tái hôn với John Robert Marsh - người từng là phù rể trong đám cưới của bà với Upshaw, bấy giờ đang hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Năm 1926, một tai nạn bất ngờ đã khiến nhà văn tương lai phải vĩnh viễn bỏ nghề báo. Bà sống lặng lẽ và thu mình trong "Ổ rác" - tên bà đặt cho gian phòng nhỏ của mình trong căn hộ ở đại lộ Crescent. Là một phụ nữ giàu nghị lực và ưa hoạt động, trong những ngày nghỉ dưỡng thương trong "Ổ rác" của mình, Margaret đã nhờ chồng mượn sách từ thư viện Atlanta để đọc cho đỡ buồn.
Vào mùa xuân năm 1926, một chấn thương ở mắt cá chân, trầm trọng hơn do chứng viêm khớp khiến bà phải từ chức trên tờ báo. Martgaret Mitchell bắt đầu khởi thảo "Cuốn theo chiều gió" khi bà nằm trên giường bệnh . Augusta Dearborn - một người bạn của hai vợ chồng - kể lại: "Một hôm, John ôm theo một chồng sách về phòng vợ và nói: "Anh đã mang về cho em toàn bộ số sách mà em có thể đọc từ thư viện rồi đấy. Em hãy viết cái gì đó cho riêng mình đi".
Khi Margaret hỏi chồng nên viết về cái gì, Marsh đã trả lời bằng một câu ngắn gọn: "Viết những gì mà em biết". Suốt tuổi thơ, Margaret đã được nghe nhiều cựu binh kể về cuộc nội chiến ở Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, đặc biệt, bà rất ấn tượng với những câu chuyện của họ hàng bên ngoại. Bà lấy đó làm đề tài chính cho cuốn sách của mình. Bà chuyển sang viết tiểu thuyết về Nội chiến và Tái thiết theo quan điểm miền Nam. Bà đặt câu chuyện tại quê hương Georgia của mình vì bà biết rất nhiều lịch sử của nó từ những câu chuyện gia đình đã nghe từ bé đến lớn lên; bà cũng cảm thấy rằng Virginia đã nhận được quá nhiều sự chú ý trong các bài tường thuật về Nội chiến trước đây.
Thoạt đầu, Margaret chỉ viết như để tiêu khiển cho riêng mình. Cách viết cũng lạ: Chương cuối cùng được viết trước tiên, và các chương còn lại được viết một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên giúp bà chỉnh sửa bản thảo. Vào năm 1929, khi vết thương ở chân của Margaret đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong thì cũng là lúc tác giả của nó mất đi niềm say mê để hoàn thành trọn vẹn tác phẩm của mình.
Như bản thảo ban đầu, cuốn tiểu thuyết kể về Pansy O'Hara (về sau đổi tên thành Scarllet), một cô gái hư hỏng và có ý chí mạnh mẽ, trưởng thành ngay khi cuộc sống của gia đình cô trên một đồn điền bông bị chiến tranh tàn phá. Trong khoảng thời gian chín năm, Mitchell làm việc không thường xuyên trong cuốn tiểu thuyết của mình, sáng tác các tập không theo trình tự và thường soạn thảo nhiều phiên bản của các cảnh đơn lẻ.
Bản thảo đã được công ty xuất bản Macmillan chú ý thông qua sự giới thiệu của phó tổng biên tập Lois Dwight Cole, một người bạn thân của Mitchell. Cole vẫn chưa đọc cuốn tiểu thuyết chưa đặt tên và chưa hoàn thành nhưng đã tin tưởng vào khả năng kể chuyện của Mitchell và thuyết phục Harold Latham, tổng biên tập của Macmillan, rằng nó chắc chắn rất đáng đọc. Trong một chuyến thăm đến Atlanta vào mùa xuân năm 1935, Latham đã thuyết phục Mitchell gửi bản thảo đang viết dở của bà để được xem xét.
Mặc dù bản đệ trình của Mitchell bao gồm một loạt các chương nháp vô tổ chức, nhưng công ty Macmillan đã nhìn thấy tiềm năng trong bài viết của bà và vào mùa hè năm đó, đã đề nghị một hợp đồng xuất bản. Bà đã dành bảy tháng tiếp theo trong trạng thái điên cuồng để cố gắng hoàn thành câu chuyện, kiểm tra thực tế từng chi tiết lịch sử được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết và quyết định tên sách.
Cuốn tiểu thuyết của Mitchell được xuất bản với tên gọi “Cuốn theo chiều gió” vào ngày 30 tháng 6 năm 1936. Câu chuyện về sự sống sót của Scarlett giữa sự tàn khốc của chiến tranh và đã gây chấn động trong lòng độc giả trên khắp thế giới.
Cuốn tiểu thuyết đã mang về cho Mitchell một Giải thưởng Sách Quốc gia và Giải Thưởng Pulitzer năm 1937. Trở thành tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời đại. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày. Đây cũng là tác phẩm có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với trên 200,000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất cho tới ngày nay.
Bộ phim phỏng tác theo tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được trình chiếu vào năm 1939, với nữ tài tử Vivien Leigh đóng vai Scarlett O' Hara còn thủ vai Rhett Butler là nam tài tử Clark Gable. Đây là một bộ phim xuất sắc trong lịch sử Điện Ảnh của Hollywood và đã nhận được 8 phần thưởng điện ảnh cao quý (Academy Awards).
Nhiều năm sau khi “Cuốn theo chiều gió” phát hành, Mitchell khẳng định vì cuốn sách đã gây ra sự biến động lớn trong cuộc sống của bà, bà không có ý định viết lại. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1940, bà thay đổi suy nghĩ và cân nhắc các ý tưởng cho một cuốn tiểu thuyết mới. Đáng tiếc, vào ngày 11 tháng 8 năm 1949, Mitchell đang băng qua đường trên đường tới một rạp chiếu phim thì bị một chiếc taxi chạy quá tốc độ đâm phải. Bà qua đời sau đó 5 ngày ở tuổi 48.
Trên thực tế, có một bản thảo khác chưa từng được công bố của bà -bản thảo của một cuốn tiểu thuyết ngắn (novella) có tên là Lost Laysen, kể về một chuyện tình tại miền Nam Thái Bình Dương. Bản thảo này được chuyển tới Viện Bảo Tàng "Road to Tara" tại Atlanta và nơi này đã xác nhận cuốn truyện kể trên là thực sự của tác giả Margaret Mitchell. Bà đã viết nó và gửi cho ông Henry Love Angel trong thập niên 20. Bà chưa từng nhắc tới nó, có lẽ vì chưa từng nghĩ tác phẩm của mình có thể nổi tiếng. Những tờ rời của bản thảo này được coi là tiền thân của cuốn "Cuốn theo chiều gió" nổi tiếng. Cuộc gặp gỡ với Latham là một định mệnh giúp cho cả thế giới được chiêm ngưỡng một tuyệt tác.
Xem thêm nhiều tác giả nổi tiếng thế giới và trong nước TẠI ĐÂY
“Cuốn theo chiều gió” – một tác phẩm mà chắc chắn dù chưa đọc thì bạn cũng đã nghe tên của nó. Và tác giả cuốn sách, cũng chỉ có duy nhất một cuốn sách này trong đời.
Margaret Mitchell , tên đầy đủ là Margaret Munnerlyn Mitchell Marsh, sinh ngày 8/11 năm 1900 trong một gia đình trí thức ở Atlanta, thuộc bang Georgia (Hoa Kỳ). Bố bà là Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Atlanta. Sau khi tốt nghiệp Trường trung học Whasington Seminary (nay là Westminster Schools), Margaret theo học y khoa tại Trường đại học Smith, nhưng bà đã phải bỏ dở giữa chừng để trở về quê nhà chăm sóc bố và anh trai sau khi người mẹ qua đời vì đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu năm 1918.
Năm 1922, Margaret kết hôn với Red Upshaw và làm phóng viên cho tờ Atlanta Journal với bút danh Peggy Mitchell. Bà cũng là một người ham đọc sách và đã viết rất nhiều câu chuyện và vở kịch trong suốt thời trẻ của mình. Cuộc sống nhanh chóng biến thành địa ngục khi Upshaw lộ nguyên hình là một kẻ nát rượu và buôn rượu lậu. Họ chia tay nhau chỉ một thời gian ngắn sau khi cưới và tới tháng 7/1925, Margaret đã tái hôn với John Robert Marsh - người từng là phù rể trong đám cưới của bà với Upshaw, bấy giờ đang hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Năm 1926, một tai nạn bất ngờ đã khiến nhà văn tương lai phải vĩnh viễn bỏ nghề báo. Bà sống lặng lẽ và thu mình trong "Ổ rác" - tên bà đặt cho gian phòng nhỏ của mình trong căn hộ ở đại lộ Crescent. Là một phụ nữ giàu nghị lực và ưa hoạt động, trong những ngày nghỉ dưỡng thương trong "Ổ rác" của mình, Margaret đã nhờ chồng mượn sách từ thư viện Atlanta để đọc cho đỡ buồn.
Vào mùa xuân năm 1926, một chấn thương ở mắt cá chân, trầm trọng hơn do chứng viêm khớp khiến bà phải từ chức trên tờ báo. Martgaret Mitchell bắt đầu khởi thảo "Cuốn theo chiều gió" khi bà nằm trên giường bệnh . Augusta Dearborn - một người bạn của hai vợ chồng - kể lại: "Một hôm, John ôm theo một chồng sách về phòng vợ và nói: "Anh đã mang về cho em toàn bộ số sách mà em có thể đọc từ thư viện rồi đấy. Em hãy viết cái gì đó cho riêng mình đi".
Khi Margaret hỏi chồng nên viết về cái gì, Marsh đã trả lời bằng một câu ngắn gọn: "Viết những gì mà em biết". Suốt tuổi thơ, Margaret đã được nghe nhiều cựu binh kể về cuộc nội chiến ở Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, đặc biệt, bà rất ấn tượng với những câu chuyện của họ hàng bên ngoại. Bà lấy đó làm đề tài chính cho cuốn sách của mình. Bà chuyển sang viết tiểu thuyết về Nội chiến và Tái thiết theo quan điểm miền Nam. Bà đặt câu chuyện tại quê hương Georgia của mình vì bà biết rất nhiều lịch sử của nó từ những câu chuyện gia đình đã nghe từ bé đến lớn lên; bà cũng cảm thấy rằng Virginia đã nhận được quá nhiều sự chú ý trong các bài tường thuật về Nội chiến trước đây.
Thoạt đầu, Margaret chỉ viết như để tiêu khiển cho riêng mình. Cách viết cũng lạ: Chương cuối cùng được viết trước tiên, và các chương còn lại được viết một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên giúp bà chỉnh sửa bản thảo. Vào năm 1929, khi vết thương ở chân của Margaret đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong thì cũng là lúc tác giả của nó mất đi niềm say mê để hoàn thành trọn vẹn tác phẩm của mình.
Như bản thảo ban đầu, cuốn tiểu thuyết kể về Pansy O'Hara (về sau đổi tên thành Scarllet), một cô gái hư hỏng và có ý chí mạnh mẽ, trưởng thành ngay khi cuộc sống của gia đình cô trên một đồn điền bông bị chiến tranh tàn phá. Trong khoảng thời gian chín năm, Mitchell làm việc không thường xuyên trong cuốn tiểu thuyết của mình, sáng tác các tập không theo trình tự và thường soạn thảo nhiều phiên bản của các cảnh đơn lẻ.
Bản thảo đã được công ty xuất bản Macmillan chú ý thông qua sự giới thiệu của phó tổng biên tập Lois Dwight Cole, một người bạn thân của Mitchell. Cole vẫn chưa đọc cuốn tiểu thuyết chưa đặt tên và chưa hoàn thành nhưng đã tin tưởng vào khả năng kể chuyện của Mitchell và thuyết phục Harold Latham, tổng biên tập của Macmillan, rằng nó chắc chắn rất đáng đọc. Trong một chuyến thăm đến Atlanta vào mùa xuân năm 1935, Latham đã thuyết phục Mitchell gửi bản thảo đang viết dở của bà để được xem xét.
Mặc dù bản đệ trình của Mitchell bao gồm một loạt các chương nháp vô tổ chức, nhưng công ty Macmillan đã nhìn thấy tiềm năng trong bài viết của bà và vào mùa hè năm đó, đã đề nghị một hợp đồng xuất bản. Bà đã dành bảy tháng tiếp theo trong trạng thái điên cuồng để cố gắng hoàn thành câu chuyện, kiểm tra thực tế từng chi tiết lịch sử được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết và quyết định tên sách.
Cuốn tiểu thuyết của Mitchell được xuất bản với tên gọi “Cuốn theo chiều gió” vào ngày 30 tháng 6 năm 1936. Câu chuyện về sự sống sót của Scarlett giữa sự tàn khốc của chiến tranh và đã gây chấn động trong lòng độc giả trên khắp thế giới.
Cuốn tiểu thuyết đã mang về cho Mitchell một Giải thưởng Sách Quốc gia và Giải Thưởng Pulitzer năm 1937. Trở thành tác phẩm danh tiếng nhất của mọi thời đại. Trong vòng 6 tháng, 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày. Đây cũng là tác phẩm có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. Riêng bản tiếng Anh, tác phẩm này đã được bán ra với trên 200,000 cuốn mỗi năm và còn là một trong các tiểu thuyết bán chạy nhất cho tới ngày nay.
Bộ phim phỏng tác theo tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được trình chiếu vào năm 1939, với nữ tài tử Vivien Leigh đóng vai Scarlett O' Hara còn thủ vai Rhett Butler là nam tài tử Clark Gable. Đây là một bộ phim xuất sắc trong lịch sử Điện Ảnh của Hollywood và đã nhận được 8 phần thưởng điện ảnh cao quý (Academy Awards).
Nhiều năm sau khi “Cuốn theo chiều gió” phát hành, Mitchell khẳng định vì cuốn sách đã gây ra sự biến động lớn trong cuộc sống của bà, bà không có ý định viết lại. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1940, bà thay đổi suy nghĩ và cân nhắc các ý tưởng cho một cuốn tiểu thuyết mới. Đáng tiếc, vào ngày 11 tháng 8 năm 1949, Mitchell đang băng qua đường trên đường tới một rạp chiếu phim thì bị một chiếc taxi chạy quá tốc độ đâm phải. Bà qua đời sau đó 5 ngày ở tuổi 48.
Trên thực tế, có một bản thảo khác chưa từng được công bố của bà -bản thảo của một cuốn tiểu thuyết ngắn (novella) có tên là Lost Laysen, kể về một chuyện tình tại miền Nam Thái Bình Dương. Bản thảo này được chuyển tới Viện Bảo Tàng "Road to Tara" tại Atlanta và nơi này đã xác nhận cuốn truyện kể trên là thực sự của tác giả Margaret Mitchell. Bà đã viết nó và gửi cho ông Henry Love Angel trong thập niên 20. Bà chưa từng nhắc tới nó, có lẽ vì chưa từng nghĩ tác phẩm của mình có thể nổi tiếng. Những tờ rời của bản thảo này được coi là tiền thân của cuốn "Cuốn theo chiều gió" nổi tiếng. Cuộc gặp gỡ với Latham là một định mệnh giúp cho cả thế giới được chiêm ngưỡng một tuyệt tác.
Xem thêm nhiều tác giả nổi tiếng thế giới và trong nước TẠI ĐÂY