Chiều nay không có nắng đổ, chỉ thấy mây tím đi tìm gió lộng chìm vào trời đỏ. Tôi nằm dài cạnh bờ sông, tha thẩn ngắm nhìn những cánh hoa phó mặc cho làn nước cuốn trôi. Vắt tay lên trán, tôi tự hỏi: “ Rồi hoa sẽ trôi về đâu? Có bến bờ nào bình yên để đỗ lại? “. Nước mắt chợt tuôn ra nơi đáy lòng khô khốc. Tôi tức mình nhặt viên đá ném xuống dòng sông. Trong màn trắng đục nhạt nhòa, tôi thấy bao giận hờn vô cớ, bao tủi hờn mà con sông quê đang phải gánh chịu, ấy vậy mà nó vẫn bao dung cuốn đi tất cả. Dẫu biết rằng đã vô tình ném đi nhiều thứ quý giá, tôi vẫn không một lần quay lại để tìm. Bởi tôi không muốn, bởi có mò lại được nữa đâu. Tôi không biết...
Tự dưng tôi thấy nhớ dáng người gầy trong chiếc áo nâu sờn cũ, đứng bên đồng nắng chang chang nghiêng nghiêng nón lá. Tôi nhớ mẹ. Người đàn bà đỏ má với những cái tát giận dữ của bố trong cơn say. Người đàn bà nặng lòng với nhiều thiếu thốn. Người đàn bà không thể chịu nổi cuộc sống, cứ như vậy mà ra đi. Bỏ tôi rồi! Muốn nhớ rồi lại thôi. Muốn quên mà lệ nhòe cứ ướt mi, ướt cả những nỗi cồn cào trong tâm thức.
Trên đồi cao, giữa đại ngàn hoa dại, Lan ngồi nhìn về một hướng nào đó xa xa, để con bò lười biếng nằm lim dim đôi mắt. Tôi đến và ngồi bên cạnh Lan, như thói quen, cô không từ chối.
- Sao mắt mũi đỏ thế kia?
- Không có gì.
- Nhớ mẹ lắm phải không?
- Không. Buồn lắm!
Cả 2 chìm vào im lặng, chỉ còn nghe tiếng gió hú trên những cánh đồng. Lan lại nhìn về hướng xa xa. Không biết Lan nhìn cái gì nhỉ? Những ngôi mộ bỏ hoang chi chít cỏ mọc, những ngôi mà mái ngói khang trang, nhìn mây, nhìn trời hay giản đơn chỉ là một loài hoa dại? Điều tôi có thể chắc chắn được là đôi mắt Lan rất đẹp. Đẹp mà lúc nào cũng như ấn chứa một nỗi buồn thẳm sâu, mà nếu sợ nói ra, bao xúc cảm sẽ vỡ òa trong đáy mắt. Chắc là từ khi mẹ Lan mất đi, mùa xuân đã chẳng còn trong ánh mắt mùa thu. Lan cũng trầm tính hơn hẳn. Nhưng có lẽ Lan chưa bao giờ thôi yêu một loài hoa cúc vàng. Loài hoa mọc hoang dại chẳng cần chăm sóc nâng niu mà nó vẫn sống. Trải qua bão táp mưa sa vẫn ngẩng cao đầu rạng rỡ xua tan mọi u ám không gian. Bàn chân Lan không bao giờ dẫm lên loài hoa ấy. Con bò của Lan không bao giờ làm nát loài hoa ấy. Và tôi cũng đắm say dải cúc vàng nở mênh mang trên cánh đồng của những nỗi buồn vô hạn.
- Nhìn gì thế?
Tôi khẽ giật mình khép lại dòng cảm xúc miên man về cô gái kia. Nhìn đám hoa cúc vàng, tôi lại nhìn Lan, tôi chỉ mỉm cười. Lan cũng cười, nụ cười đẹp đến nao lòng, nụ cười hiếm hoi trên thân gầy hanh hao nắng gió đồng nội.
Hơn một năm sau, bố tôi lấy vợ mới. Bố thường hay gằn giọng:
- Phải gọi là mẹ. Đây là mẹ mày. Rõ chưa?
Những lúc như thế, tôi im lặng. Tôi không muốn gọi người phụ nữ xa lạ kia là mẹ. Tôi tin rằng mẹ vẫn còn ở đâu đó thôi. Nhưng là một thế giới rộng lớn tôi không thể nắm bắt được. Mẹ ở đâu?
Một hôm dì gọi tôi vào hỏi chuyện:
- Chi, mẹ mày đâu rồi, mày có muốn đi tìm mẹ mày không?
- Không. Thế nào mẹ cháu cũng về mà.
Dì ta vẫn cái giọng ngọt xớt làm người ta chán ghét:
- Úi dào, giờ này chắc mẹ mày phát tài rồi, không về đâu. Có cái lá thư, đồng quà cũng không gửi về được cho con, thì làm sao mà có ý định về được. Chi nhỉ?
Tôi mím chặt môi, cúi gằm mặt xuống. Lòng tôi quặn thắt như có thứ gì bóp nghẹt, tôi cố nắm chặt tay để giữ lấy chút chống cự cuối cùng. Nhưng nước mắt cứ ròng ròng hai hàng rơi xuống. Tại sao cứ phải xúc phạm đến mẹ tôi? Nhìn thấy bộ dạng này chắc dì vui lắm nhỉ? Rốt cuộc tôi đã làm gì sai chứ?
- Thôi, khóc làm gì. Mẹ mày theo đại gia rồi, có khi còn chửa đẻ với người ta không chừng.
Cổ họng tôi nghẹn ứ. Tôi cố nuốt vào giọt mặn đắng. Còn dì tôi cứ đứng nói nói cười cười, tỏ vẻ quan tâm khiến tôi không thể nào chịu nổi. Tôi vung tay làm đổ hết cốc trên bàn, những mảnh thủy tinh rơi tung tóe dưới sàn cũng như lòng tôi: vỡ vụn.
- Im đi!
Tôi hét lớn rồi vụt chạy.
Tôi đạp xe băng qua cánh đồng sang nhà ngoại, mặc nước mắt không ngớt buông rơi. Tôi đạp nhanh, nhanh hơn nữa, tôi muốn đuổi theo mẹ, theo cơn gió đồng. Gió ơi... mau thổi sạch những dòng lệ đáng ghét, thổi đi ký ức về mẹ, thổi hết đi!
Ở nhà ngoại, khóc với ngoại. Ngoại ôm tôi, lòng ngoại ấm, tay ngoại nhăn nheo thô ráp vuốt lên mái tóc tôi, ru tôi trong nỗi nghẹn ngào khôn tả:
“ Gió đưa, à ơi, gió đưa cây cải về trời
rau răm ở lại chịu lời đắng cay
gió đưa ơi à ơi à
cây cải mà về đâu, rau răm ở lại
lòng sầu năm canh
con ơi là ơi, con ngủ đi con... “
Đêm nay ngàn sao sáng quắc. Trăng như ánh nhìn của chị Hằng dịu dàng trải xuống nhân gian màu bàng bạc trong vắt. Tôi nghe gió thoảng cuốn hương cau cùng những lời ru của bà vào khoảng trời bình yên lặng gió. Tôi biết rằng, chỉ ngày mai thôi, bố tôi sẽ đến, cướp đi chút yên ả này.
Tôi cất giọng khàn khàn hỏi ngoại cái điều mà lòng luôn tìm kiếm:
- Mẹ... mẹ con đâu rồi?
Giọng ngoại run run:
- Mẹ con cũng khổ lắm! Mẹ con lên thành phố được một ông lái tàu về hưu cưới về làm vợ. Nhưng không lâu sau ông ta ra đi. Mẹ con bị đuổi khỏi nhà, lang thang làm đủ nghề để kiếm sống. Giờ không biết đang ở đâu.
- Mẹ có về thăm ngoại không hở ngoại?
Ngoại lặng im. Tôi nghe tiếng sùi sụt. Hình như có giọt nước mắt nào vừa chảy xuống má tôi, nóng hổi, xót xa. Có lẽ mẹ sự người ta dè bỉu, người ta ném đá. Mẹ không về.
Ngày hôm sau, gà gáy được ba hồi, nắng chưa lên quá nửa, bố tôi sang ngoại tìm và kéo tôi về. Tôi đứng núp sau lưng ngoại, nắm chặt vạt áo mỏng không buông. Nhưng cuối cùng vẫn bị lôi lên xe trong khóe mắt đỏ hoen của ngoại.
Khi về nhà, tôi bị bố lôi ra đánh một trận.
- Cho mày láo toét này! Dám trốn đi này!
Từng đợt roi quất vào mông, vào đùi làm hằn lên những con lươn đau điếng. Đây không phải trận đòn đầu tiên, cũng chưa chắc đã là trận đòn đau nhất. Tôi cắn răng ngăn bản thân không được rơi lệ. Dì nhìn tôi bằng ánh mắt sắc như dao, buông ra những lời cay nghiệt:
- Mất dạy như nó mai sau làm được cái gì, chắc chỉ có chửi cha mắng mẹ.
Sau đó, tôi ôm đau thương, bước vào căn phòng bé nhỏ, ngồi bệt xuống đất lạnh. Nhìn qua ô cửa sổ đầy nắng, tôi nhìn trong vô thức, nhìn xa xăm, vô định. Ước gì mình lớn thật nhanh. Ước gì mình rời khỏi cái nhà này. Ước gì...
Thời gian thoi đưa như giày xéo tâm hồn mong manh thưở tấm bé. Tôi đi thi Đại học. Ngày ấy trời mưa lớn. Chỉ có ngoại và Lan đứng chung một chiếc ô với bao niềm tin dõi theo tôi bước vào phòng thi. Tôi cầm bút, đem bao nỗi nhớ mẹ, đòn roi của bố, lời mỉa mai của dì:
- Con gái học lắm chỉ tốn công. Cũng như cái lũ vịt giời, bé thì ăn hại, lớn thì bay đi.
cùng hi vọng lớn lao của hai con người vẫn đứng ngoài kia, tôi viết, viết nhiều, viết lên con đường tương lai.
Rồi vào một hôm mưa tạnh mây tan, con đường ấy đầy áng sáng rực rỡ, ánh sáng của sự đổi thay, của một cuộc sống tốt hơn: tôi đỗ Đại học. Cầm giấy nhập học trên tay, tôi đạp xe băng qua cánh đồng đến nhà ngoại. Qua luống rau muống xanh, tôi hét lớn:
- Ngoại ơi, con đỗ Đại học rồi!
Tôi chạy tới ôm ngoại thật chặt. Ngoại cũng ôm và xoa xoa vào tấm lưng tôi.
- Ngoại có vui không ngoại?
Ánh mắt ngoại long lanh, rạng rỡ nhìn tôi. Ngoại cười. Hàm răng đen nhánh:
- Ngoại mừng, mừng lắm!
Lại qua cánh đồng lộng gió, tôi chạy đến chỗ Lan. Cô cầm giấy nhập học hồi lâu, ngạc nhiên, vui mừng nhưng rồi nét mặt lại ánh lên vẻ buồn buồn.
- Chi lên thành phố rồi có nhớ Lan không?
- Nhớ chứ, làm sao mà quên Lan được.
- Thật không?
- Thật mà!
Ngày tạm biệt miền quê, ngoại dúi vào tay tôi một túi đen dày cộm. Tôi mở ra thì toàn những đồng tiền lẻ nhàu cũ được xếp nhăn nắp. Đến giờ tôi mới nhận ra bao năm qua ngoại đã phải vất vả tuổi già nhặt nhạnh từng đồng, dành hết hi vọng cho đứa cháu thân yêu. Lòng tôi rưng rưng cái gì khó gọi thành tên.
- Này là ngoại cho con ăn học.
- Thôi, ngoại ơi, ngoại để mà ăn. Con lên thành phố, con sẽ đi làm thêm, ngoại không cần phải lo.
Tôi vội vàng đút vào túi ngoại nhưng ngoại cứ nằng nặc đẩy ra, nên tôi đành nhận tấm chân tình thiêng liêng ấy. Tôi ôm ngoại, mùi trầu thoang thoảng giờ lại thơm đến là, cái mùi hương mà đến giờ tôi còn nhớ, còn yêu.
Còn về phần Lan, cô tặng tôi một bó đầy hoa cúc vàng được gói gọn gàng trong tờ giấy báo. Lan nắm lấy tay tôi, hơi ấm truyền đến nơi con tim. Tôi như nghe được dòng máu nóng chảy trong người cô, có cảm giác tình thân của một gia đình. Ở nơi Lan, tôi thấy mình được yêu thương, ở nơi Lan, tôi thấy mình được tồn tại. Có lẽ, dù xã hội này có đáng sợ thế nào, Lan sẽ không bao giờ buông tay. Và tôi sẽ không cảm giờ quên cái nắm tay ấm nồng ấy.
Xe lăn bánh. Tôi xa khỏi quê hương. Hai người một già một trẻ lọt thỏm giữa không gian bao la. Hai con người ấy vẫy tay theo xe tôi. Tôi chẳng còn nhìn rõ trên nét mặt là nụ cười hay là mắt ướt. Nhưng có một điều tôi chắc chắn, họ vẫn luôn ở đó, hi vọng và chờ mong tôi về.
Nhưng lòng tôi chưa khi nào thôi khao khát tìm mẹ. Tôi đã đi lang thang biết bao ngả đường, gặng hỏi bao gánh hàng rong, nhưng tin tức về mẹ cứ ở nơi nào đó mãi xa. Mẹ ở đâu? Một thành phố khác? Nơi mà chẳng ai biết được. Mẹ ở đâu giữa muôn trùng những quay cuồng của cuộc sống? Trong biển người giàu sang hay lạc vào dòng người tha phương cầu thực? Cho tôi được thấy mẹ, một lần thôi cũng được. Nhưng rồi tôi cứ thất vọng hết lần này đến lần khác. Có lẽ chẳng bao giờ tìm được mẹ nữa. Tôi cũng không còn lang thang khắp các ngả.
Buổi tối hôm ấy, vừa đạp xe từ quán làm thêm về được một lúc, tôi sực nhớ ra mình để quên tập tài liệu, liền quay lại lấy. Khi vừa dừng xe bên đường, qua ô cửa của tiệm quần áo bên cạnh, tôi chợt nhận ra một dáng hình quen thuộc. Người phụ nữ ấy gầy trong chiếc áo dài màu vàng thướt tha. Có lẽ hôm nay là một ngày quan trọng. Khuôn mặt người ấy được phủ lên một lớp trang điểm, trên môi luôn thường trực nụ cười tươi tắn. Không ai khác đó chính mà mẹ tôi. Làm sao có thể quên được gương mặt ấy, gương mặt mà tôi khát khao và kiếm tìm cả một thời tuổi dại. Dù thời gian có bôi xóa bao nhiêu, dù mẹ có đổi thay như thế nào, tôi vẫn có thể nhận ra.
Tôi rợn cả tóc gáy, cả người lạnh toát, tim tôi đập liên hồi, có thế lực siêu nhiên nào đó đưa đôi chân tôi tiến tới.
- Mẹ... mẹ ơi!
Tôi òa khóc nức nở như đứa trẻ con sà vào lồng ngực mẹ. Mùi nước hoa sực nức xộc vào cánh mũi. Tôi ôm tấm thân gầy ấy thật chặt, sợ buông ra rồi, mẹ lại biến mất, cả đời không tìm được nữa.
- Nín đi con! Mẹ đây rồi mà.
Mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi, giọng cũng sùi sụt theo. Mẹ ôm tôi, vuốt lưng tôi, tựa đầu vào vai tôi an ủi. Cái cảm giác ấm áp mà tâm hồn tội nghiệp này thiếu thốn bây lâu, cảm giác mà tôi chỉ dám ghen tị với những đứa trẻ khác nay lại hiện hữu đầy tràn. Mẹ như con mưa mát lành xoa dịu những cánh đồng cạn khô, là liều thuốc chữa lành bao tổn thương kéo dài theo năm tháng. Tôi càng khóc to hơn, như trút ra tất cả ất ức, nhớ mong mà bản thân phải kìm nén, phải giấu đi tận sâu thẳm nơi con tim mình. Nếu phút giây này kéo dài thêm một chút thì tốt nhỉ? Thời gian dừng lại cũng được, nước mắt cạn khô cũng chẳng sao, chỉ cần cho tôi được khóc, cho tôi ôm mẹ như thế này, một chút nữa thôi...
- Mẹ ơi, đi về thôi mẹ!
Có giọng nói trẻ con háo hức vọng ra từ tiệm quần áo. Mẹ giậy nảy mình và tôi có thể nghe thấy tiếng tim mẹ đập dồn dập. Mẹ vội móc ra một cái túi rất dày và đưa cho tôi.
- Con cầm lấy đi. Đây là số tiền mẹ tích cóp được. Con về lo cho ngoại giúp mẹ nghe Chi!
- Mẹ ơi, mẹ về đi! Ngoại cần mẹ, con cần mẹ.
Tôi bàng hoàng, thảng thốt. Tôi nắm lấy tay mẹ, đôi tay thô ráp với nhọc nhằn năm tháng. Tôi vuốt ve những giọt nước mắt lăn dài trên bàn tay. Nhưng mẹ lại đẩy nhẹ tôi ra và nói:
- Mẹ xin lỗi...
Mẹ chỉnh lại quần áo và đi về phía người đàn ông to cao cùng cô con gái nhỏ đang cầm cơ man là quần áo mới. Ở góc tối, tôi chỉ thấy mắt mẹ long lanh trong ánh đèn xe, một giọt lệ mỏi mệt rơi xuống. Người đàn ông ôm eo mẹ vào trong xe rồi lao vào ngõ tối sâu thẳm. Đến một thành phố khác hoặc nơi nào đó tốt hơn.
Trái tim tôi vụn vỡ, có thứ gì đã sụp đổ trong tôi. Hình tượng người mẹ hằng yêu thương hay tôi không thể chấp nhận sự phản bội? Tôi chẳng rõ nữa... Cứ nghĩ phút tương phùng có thể hạnh phúc bên nhau, ai ngờ chỉ là sự hẫng hụt ê chề. Lúc ấy tôi đã định chạy theo xe, định gọi đến khàn cả tiếng chỉ mong người phụ nữ trong kia nghe thấy, để mẹ ở lại với tôi. Nhưng rồi tôi nhận ra đó là điều ngu ngốc, nhận ra bản thân đã lãng phí quá nhiều nước mắt, chịu quá nhiều nỗi đau, kiên trì, hi vọng.
Tôi vô hồn đi dưới ánh đèn điện nhấp nhoáng của thành phố. Gió lạnh bao giờ đã đóng băng hồn, đóng băng dòng lệ vương mi. Trong một phút nào đấy, lời của dì tôi nhắc lại:
- Thôi, khóc làm gì. Mẹ mày theo đại gia rồi, có khi còn chửa đẻ với người ta không chừng.
Nhưng rồi câu nói ấy cũng nhanh chóng im bặt, như thành phố đêm nay. Tôi buông một tiếng cười khểnh. Cười số phận trêu người. Cười kẻ xấu số trong vở kịch cuộc đời. Cười vì khổ tâm chẳng khóc được nữa. Ước gì được ngủ một giấc thật sâu, tỉnh dậy rồi không cần phải nhớ. Ước gì chìm trong ảo cảnh, mơ hạnh phúc thật dài. Ít ra sẽ không có đoạn hồi ức đau thương, không phải khổ nhiều đến thế. Mẹ đã không còn là mẹ của ngày xưa, tôi nghĩ vậy. Và tôi cũng chẳng còn đủ bao dung và nhân từ để gìn giữ những gì đã đổ vỡ, trái tim không còn đầy để chịu nỗi thê lương.
Sau này tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Ai mà không mưu cầu hạnh phúc, ai mà chẳng muốn sống một cuộc đời vô lo? Mẹ cũng thế! Mẹ đã bỏ đồng quê để đến thành phố lớn, bỏ người chồng rượu chè u uất để có cuộc sống tốt hơn. Nay mẹ đã có một gia đình mới của riêng mẹ. Nơi ấy đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Dẫu vẫn còn những lắng lo bộn bề, nhưng chắc tâm hồn mẹ cũng đậu được bến an yên. Có lẽ đây cũng là một điều tốt! Giờ thì tôi phải tìm gia đình của mình, chính là ngoại và đứa em gái – Lan – dưới quê. Thôi cố chút rồi về với ngoại, về với Lan cho bớt chênh vênh. Còn chuyện của ngày hôm qua, cứ để nó chìm vào quá khứ, không cần nở hoa, không cần nghĩ đến.
Vài năm sau, tôi trở về nằm cạnh dòng sông năm xưa. Cái nắng vẫn còn đó, áng mây trời vẫn lững lờ trôi, hương hoa cỏ dại vẫn sực lòng cho đầy những thương mến. Chợt có dáng ai hao gầy đi về vào một chiều hun hút gió, nón lá che nghiêng... Có khi nào là mẹ tôi?
Tự dưng tôi thấy nhớ dáng người gầy trong chiếc áo nâu sờn cũ, đứng bên đồng nắng chang chang nghiêng nghiêng nón lá. Tôi nhớ mẹ. Người đàn bà đỏ má với những cái tát giận dữ của bố trong cơn say. Người đàn bà nặng lòng với nhiều thiếu thốn. Người đàn bà không thể chịu nổi cuộc sống, cứ như vậy mà ra đi. Bỏ tôi rồi! Muốn nhớ rồi lại thôi. Muốn quên mà lệ nhòe cứ ướt mi, ướt cả những nỗi cồn cào trong tâm thức.
Trên đồi cao, giữa đại ngàn hoa dại, Lan ngồi nhìn về một hướng nào đó xa xa, để con bò lười biếng nằm lim dim đôi mắt. Tôi đến và ngồi bên cạnh Lan, như thói quen, cô không từ chối.
- Sao mắt mũi đỏ thế kia?
- Không có gì.
- Nhớ mẹ lắm phải không?
- Không. Buồn lắm!
Cả 2 chìm vào im lặng, chỉ còn nghe tiếng gió hú trên những cánh đồng. Lan lại nhìn về hướng xa xa. Không biết Lan nhìn cái gì nhỉ? Những ngôi mộ bỏ hoang chi chít cỏ mọc, những ngôi mà mái ngói khang trang, nhìn mây, nhìn trời hay giản đơn chỉ là một loài hoa dại? Điều tôi có thể chắc chắn được là đôi mắt Lan rất đẹp. Đẹp mà lúc nào cũng như ấn chứa một nỗi buồn thẳm sâu, mà nếu sợ nói ra, bao xúc cảm sẽ vỡ òa trong đáy mắt. Chắc là từ khi mẹ Lan mất đi, mùa xuân đã chẳng còn trong ánh mắt mùa thu. Lan cũng trầm tính hơn hẳn. Nhưng có lẽ Lan chưa bao giờ thôi yêu một loài hoa cúc vàng. Loài hoa mọc hoang dại chẳng cần chăm sóc nâng niu mà nó vẫn sống. Trải qua bão táp mưa sa vẫn ngẩng cao đầu rạng rỡ xua tan mọi u ám không gian. Bàn chân Lan không bao giờ dẫm lên loài hoa ấy. Con bò của Lan không bao giờ làm nát loài hoa ấy. Và tôi cũng đắm say dải cúc vàng nở mênh mang trên cánh đồng của những nỗi buồn vô hạn.
- Nhìn gì thế?
Tôi khẽ giật mình khép lại dòng cảm xúc miên man về cô gái kia. Nhìn đám hoa cúc vàng, tôi lại nhìn Lan, tôi chỉ mỉm cười. Lan cũng cười, nụ cười đẹp đến nao lòng, nụ cười hiếm hoi trên thân gầy hanh hao nắng gió đồng nội.
Hơn một năm sau, bố tôi lấy vợ mới. Bố thường hay gằn giọng:
- Phải gọi là mẹ. Đây là mẹ mày. Rõ chưa?
Những lúc như thế, tôi im lặng. Tôi không muốn gọi người phụ nữ xa lạ kia là mẹ. Tôi tin rằng mẹ vẫn còn ở đâu đó thôi. Nhưng là một thế giới rộng lớn tôi không thể nắm bắt được. Mẹ ở đâu?
Một hôm dì gọi tôi vào hỏi chuyện:
- Chi, mẹ mày đâu rồi, mày có muốn đi tìm mẹ mày không?
- Không. Thế nào mẹ cháu cũng về mà.
Dì ta vẫn cái giọng ngọt xớt làm người ta chán ghét:
- Úi dào, giờ này chắc mẹ mày phát tài rồi, không về đâu. Có cái lá thư, đồng quà cũng không gửi về được cho con, thì làm sao mà có ý định về được. Chi nhỉ?
Tôi mím chặt môi, cúi gằm mặt xuống. Lòng tôi quặn thắt như có thứ gì bóp nghẹt, tôi cố nắm chặt tay để giữ lấy chút chống cự cuối cùng. Nhưng nước mắt cứ ròng ròng hai hàng rơi xuống. Tại sao cứ phải xúc phạm đến mẹ tôi? Nhìn thấy bộ dạng này chắc dì vui lắm nhỉ? Rốt cuộc tôi đã làm gì sai chứ?
- Thôi, khóc làm gì. Mẹ mày theo đại gia rồi, có khi còn chửa đẻ với người ta không chừng.
Cổ họng tôi nghẹn ứ. Tôi cố nuốt vào giọt mặn đắng. Còn dì tôi cứ đứng nói nói cười cười, tỏ vẻ quan tâm khiến tôi không thể nào chịu nổi. Tôi vung tay làm đổ hết cốc trên bàn, những mảnh thủy tinh rơi tung tóe dưới sàn cũng như lòng tôi: vỡ vụn.
- Im đi!
Tôi hét lớn rồi vụt chạy.
Tôi đạp xe băng qua cánh đồng sang nhà ngoại, mặc nước mắt không ngớt buông rơi. Tôi đạp nhanh, nhanh hơn nữa, tôi muốn đuổi theo mẹ, theo cơn gió đồng. Gió ơi... mau thổi sạch những dòng lệ đáng ghét, thổi đi ký ức về mẹ, thổi hết đi!
Ở nhà ngoại, khóc với ngoại. Ngoại ôm tôi, lòng ngoại ấm, tay ngoại nhăn nheo thô ráp vuốt lên mái tóc tôi, ru tôi trong nỗi nghẹn ngào khôn tả:
“ Gió đưa, à ơi, gió đưa cây cải về trời
rau răm ở lại chịu lời đắng cay
gió đưa ơi à ơi à
cây cải mà về đâu, rau răm ở lại
lòng sầu năm canh
con ơi là ơi, con ngủ đi con... “
Đêm nay ngàn sao sáng quắc. Trăng như ánh nhìn của chị Hằng dịu dàng trải xuống nhân gian màu bàng bạc trong vắt. Tôi nghe gió thoảng cuốn hương cau cùng những lời ru của bà vào khoảng trời bình yên lặng gió. Tôi biết rằng, chỉ ngày mai thôi, bố tôi sẽ đến, cướp đi chút yên ả này.
Tôi cất giọng khàn khàn hỏi ngoại cái điều mà lòng luôn tìm kiếm:
- Mẹ... mẹ con đâu rồi?
Giọng ngoại run run:
- Mẹ con cũng khổ lắm! Mẹ con lên thành phố được một ông lái tàu về hưu cưới về làm vợ. Nhưng không lâu sau ông ta ra đi. Mẹ con bị đuổi khỏi nhà, lang thang làm đủ nghề để kiếm sống. Giờ không biết đang ở đâu.
- Mẹ có về thăm ngoại không hở ngoại?
Ngoại lặng im. Tôi nghe tiếng sùi sụt. Hình như có giọt nước mắt nào vừa chảy xuống má tôi, nóng hổi, xót xa. Có lẽ mẹ sự người ta dè bỉu, người ta ném đá. Mẹ không về.
Ngày hôm sau, gà gáy được ba hồi, nắng chưa lên quá nửa, bố tôi sang ngoại tìm và kéo tôi về. Tôi đứng núp sau lưng ngoại, nắm chặt vạt áo mỏng không buông. Nhưng cuối cùng vẫn bị lôi lên xe trong khóe mắt đỏ hoen của ngoại.
Khi về nhà, tôi bị bố lôi ra đánh một trận.
- Cho mày láo toét này! Dám trốn đi này!
Từng đợt roi quất vào mông, vào đùi làm hằn lên những con lươn đau điếng. Đây không phải trận đòn đầu tiên, cũng chưa chắc đã là trận đòn đau nhất. Tôi cắn răng ngăn bản thân không được rơi lệ. Dì nhìn tôi bằng ánh mắt sắc như dao, buông ra những lời cay nghiệt:
- Mất dạy như nó mai sau làm được cái gì, chắc chỉ có chửi cha mắng mẹ.
Sau đó, tôi ôm đau thương, bước vào căn phòng bé nhỏ, ngồi bệt xuống đất lạnh. Nhìn qua ô cửa sổ đầy nắng, tôi nhìn trong vô thức, nhìn xa xăm, vô định. Ước gì mình lớn thật nhanh. Ước gì mình rời khỏi cái nhà này. Ước gì...
Thời gian thoi đưa như giày xéo tâm hồn mong manh thưở tấm bé. Tôi đi thi Đại học. Ngày ấy trời mưa lớn. Chỉ có ngoại và Lan đứng chung một chiếc ô với bao niềm tin dõi theo tôi bước vào phòng thi. Tôi cầm bút, đem bao nỗi nhớ mẹ, đòn roi của bố, lời mỉa mai của dì:
- Con gái học lắm chỉ tốn công. Cũng như cái lũ vịt giời, bé thì ăn hại, lớn thì bay đi.
cùng hi vọng lớn lao của hai con người vẫn đứng ngoài kia, tôi viết, viết nhiều, viết lên con đường tương lai.
Rồi vào một hôm mưa tạnh mây tan, con đường ấy đầy áng sáng rực rỡ, ánh sáng của sự đổi thay, của một cuộc sống tốt hơn: tôi đỗ Đại học. Cầm giấy nhập học trên tay, tôi đạp xe băng qua cánh đồng đến nhà ngoại. Qua luống rau muống xanh, tôi hét lớn:
- Ngoại ơi, con đỗ Đại học rồi!
Tôi chạy tới ôm ngoại thật chặt. Ngoại cũng ôm và xoa xoa vào tấm lưng tôi.
- Ngoại có vui không ngoại?
Ánh mắt ngoại long lanh, rạng rỡ nhìn tôi. Ngoại cười. Hàm răng đen nhánh:
- Ngoại mừng, mừng lắm!
Lại qua cánh đồng lộng gió, tôi chạy đến chỗ Lan. Cô cầm giấy nhập học hồi lâu, ngạc nhiên, vui mừng nhưng rồi nét mặt lại ánh lên vẻ buồn buồn.
- Chi lên thành phố rồi có nhớ Lan không?
- Nhớ chứ, làm sao mà quên Lan được.
- Thật không?
- Thật mà!
Ngày tạm biệt miền quê, ngoại dúi vào tay tôi một túi đen dày cộm. Tôi mở ra thì toàn những đồng tiền lẻ nhàu cũ được xếp nhăn nắp. Đến giờ tôi mới nhận ra bao năm qua ngoại đã phải vất vả tuổi già nhặt nhạnh từng đồng, dành hết hi vọng cho đứa cháu thân yêu. Lòng tôi rưng rưng cái gì khó gọi thành tên.
- Này là ngoại cho con ăn học.
- Thôi, ngoại ơi, ngoại để mà ăn. Con lên thành phố, con sẽ đi làm thêm, ngoại không cần phải lo.
Tôi vội vàng đút vào túi ngoại nhưng ngoại cứ nằng nặc đẩy ra, nên tôi đành nhận tấm chân tình thiêng liêng ấy. Tôi ôm ngoại, mùi trầu thoang thoảng giờ lại thơm đến là, cái mùi hương mà đến giờ tôi còn nhớ, còn yêu.
Còn về phần Lan, cô tặng tôi một bó đầy hoa cúc vàng được gói gọn gàng trong tờ giấy báo. Lan nắm lấy tay tôi, hơi ấm truyền đến nơi con tim. Tôi như nghe được dòng máu nóng chảy trong người cô, có cảm giác tình thân của một gia đình. Ở nơi Lan, tôi thấy mình được yêu thương, ở nơi Lan, tôi thấy mình được tồn tại. Có lẽ, dù xã hội này có đáng sợ thế nào, Lan sẽ không bao giờ buông tay. Và tôi sẽ không cảm giờ quên cái nắm tay ấm nồng ấy.
Xe lăn bánh. Tôi xa khỏi quê hương. Hai người một già một trẻ lọt thỏm giữa không gian bao la. Hai con người ấy vẫy tay theo xe tôi. Tôi chẳng còn nhìn rõ trên nét mặt là nụ cười hay là mắt ướt. Nhưng có một điều tôi chắc chắn, họ vẫn luôn ở đó, hi vọng và chờ mong tôi về.
Nhưng lòng tôi chưa khi nào thôi khao khát tìm mẹ. Tôi đã đi lang thang biết bao ngả đường, gặng hỏi bao gánh hàng rong, nhưng tin tức về mẹ cứ ở nơi nào đó mãi xa. Mẹ ở đâu? Một thành phố khác? Nơi mà chẳng ai biết được. Mẹ ở đâu giữa muôn trùng những quay cuồng của cuộc sống? Trong biển người giàu sang hay lạc vào dòng người tha phương cầu thực? Cho tôi được thấy mẹ, một lần thôi cũng được. Nhưng rồi tôi cứ thất vọng hết lần này đến lần khác. Có lẽ chẳng bao giờ tìm được mẹ nữa. Tôi cũng không còn lang thang khắp các ngả.
Buổi tối hôm ấy, vừa đạp xe từ quán làm thêm về được một lúc, tôi sực nhớ ra mình để quên tập tài liệu, liền quay lại lấy. Khi vừa dừng xe bên đường, qua ô cửa của tiệm quần áo bên cạnh, tôi chợt nhận ra một dáng hình quen thuộc. Người phụ nữ ấy gầy trong chiếc áo dài màu vàng thướt tha. Có lẽ hôm nay là một ngày quan trọng. Khuôn mặt người ấy được phủ lên một lớp trang điểm, trên môi luôn thường trực nụ cười tươi tắn. Không ai khác đó chính mà mẹ tôi. Làm sao có thể quên được gương mặt ấy, gương mặt mà tôi khát khao và kiếm tìm cả một thời tuổi dại. Dù thời gian có bôi xóa bao nhiêu, dù mẹ có đổi thay như thế nào, tôi vẫn có thể nhận ra.
Tôi rợn cả tóc gáy, cả người lạnh toát, tim tôi đập liên hồi, có thế lực siêu nhiên nào đó đưa đôi chân tôi tiến tới.
- Mẹ... mẹ ơi!
Tôi òa khóc nức nở như đứa trẻ con sà vào lồng ngực mẹ. Mùi nước hoa sực nức xộc vào cánh mũi. Tôi ôm tấm thân gầy ấy thật chặt, sợ buông ra rồi, mẹ lại biến mất, cả đời không tìm được nữa.
- Nín đi con! Mẹ đây rồi mà.
Mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi, giọng cũng sùi sụt theo. Mẹ ôm tôi, vuốt lưng tôi, tựa đầu vào vai tôi an ủi. Cái cảm giác ấm áp mà tâm hồn tội nghiệp này thiếu thốn bây lâu, cảm giác mà tôi chỉ dám ghen tị với những đứa trẻ khác nay lại hiện hữu đầy tràn. Mẹ như con mưa mát lành xoa dịu những cánh đồng cạn khô, là liều thuốc chữa lành bao tổn thương kéo dài theo năm tháng. Tôi càng khóc to hơn, như trút ra tất cả ất ức, nhớ mong mà bản thân phải kìm nén, phải giấu đi tận sâu thẳm nơi con tim mình. Nếu phút giây này kéo dài thêm một chút thì tốt nhỉ? Thời gian dừng lại cũng được, nước mắt cạn khô cũng chẳng sao, chỉ cần cho tôi được khóc, cho tôi ôm mẹ như thế này, một chút nữa thôi...
- Mẹ ơi, đi về thôi mẹ!
Có giọng nói trẻ con háo hức vọng ra từ tiệm quần áo. Mẹ giậy nảy mình và tôi có thể nghe thấy tiếng tim mẹ đập dồn dập. Mẹ vội móc ra một cái túi rất dày và đưa cho tôi.
- Con cầm lấy đi. Đây là số tiền mẹ tích cóp được. Con về lo cho ngoại giúp mẹ nghe Chi!
- Mẹ ơi, mẹ về đi! Ngoại cần mẹ, con cần mẹ.
Tôi bàng hoàng, thảng thốt. Tôi nắm lấy tay mẹ, đôi tay thô ráp với nhọc nhằn năm tháng. Tôi vuốt ve những giọt nước mắt lăn dài trên bàn tay. Nhưng mẹ lại đẩy nhẹ tôi ra và nói:
- Mẹ xin lỗi...
Mẹ chỉnh lại quần áo và đi về phía người đàn ông to cao cùng cô con gái nhỏ đang cầm cơ man là quần áo mới. Ở góc tối, tôi chỉ thấy mắt mẹ long lanh trong ánh đèn xe, một giọt lệ mỏi mệt rơi xuống. Người đàn ông ôm eo mẹ vào trong xe rồi lao vào ngõ tối sâu thẳm. Đến một thành phố khác hoặc nơi nào đó tốt hơn.
Trái tim tôi vụn vỡ, có thứ gì đã sụp đổ trong tôi. Hình tượng người mẹ hằng yêu thương hay tôi không thể chấp nhận sự phản bội? Tôi chẳng rõ nữa... Cứ nghĩ phút tương phùng có thể hạnh phúc bên nhau, ai ngờ chỉ là sự hẫng hụt ê chề. Lúc ấy tôi đã định chạy theo xe, định gọi đến khàn cả tiếng chỉ mong người phụ nữ trong kia nghe thấy, để mẹ ở lại với tôi. Nhưng rồi tôi nhận ra đó là điều ngu ngốc, nhận ra bản thân đã lãng phí quá nhiều nước mắt, chịu quá nhiều nỗi đau, kiên trì, hi vọng.
Tôi vô hồn đi dưới ánh đèn điện nhấp nhoáng của thành phố. Gió lạnh bao giờ đã đóng băng hồn, đóng băng dòng lệ vương mi. Trong một phút nào đấy, lời của dì tôi nhắc lại:
- Thôi, khóc làm gì. Mẹ mày theo đại gia rồi, có khi còn chửa đẻ với người ta không chừng.
Nhưng rồi câu nói ấy cũng nhanh chóng im bặt, như thành phố đêm nay. Tôi buông một tiếng cười khểnh. Cười số phận trêu người. Cười kẻ xấu số trong vở kịch cuộc đời. Cười vì khổ tâm chẳng khóc được nữa. Ước gì được ngủ một giấc thật sâu, tỉnh dậy rồi không cần phải nhớ. Ước gì chìm trong ảo cảnh, mơ hạnh phúc thật dài. Ít ra sẽ không có đoạn hồi ức đau thương, không phải khổ nhiều đến thế. Mẹ đã không còn là mẹ của ngày xưa, tôi nghĩ vậy. Và tôi cũng chẳng còn đủ bao dung và nhân từ để gìn giữ những gì đã đổ vỡ, trái tim không còn đầy để chịu nỗi thê lương.
Sau này tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Ai mà không mưu cầu hạnh phúc, ai mà chẳng muốn sống một cuộc đời vô lo? Mẹ cũng thế! Mẹ đã bỏ đồng quê để đến thành phố lớn, bỏ người chồng rượu chè u uất để có cuộc sống tốt hơn. Nay mẹ đã có một gia đình mới của riêng mẹ. Nơi ấy đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Dẫu vẫn còn những lắng lo bộn bề, nhưng chắc tâm hồn mẹ cũng đậu được bến an yên. Có lẽ đây cũng là một điều tốt! Giờ thì tôi phải tìm gia đình của mình, chính là ngoại và đứa em gái – Lan – dưới quê. Thôi cố chút rồi về với ngoại, về với Lan cho bớt chênh vênh. Còn chuyện của ngày hôm qua, cứ để nó chìm vào quá khứ, không cần nở hoa, không cần nghĩ đến.
Vài năm sau, tôi trở về nằm cạnh dòng sông năm xưa. Cái nắng vẫn còn đó, áng mây trời vẫn lững lờ trôi, hương hoa cỏ dại vẫn sực lòng cho đầy những thương mến. Chợt có dáng ai hao gầy đi về vào một chiều hun hút gió, nón lá che nghiêng... Có khi nào là mẹ tôi?
Sửa lần cuối: