Trời vừa chớm sáng, ánh nắng của tiết trời mùa hè qua kẽ cửa sổ chiếu thẳng vào chiếc giường lớn. Nắng quá, chói quá! Long vùng dậy, đầu hơi choáng váng, cậu úp cả hai bàn tay lên mặt che đi ánh mắt. Một lúc sau đôi mắt dần thích ứng với cái ánh nắng chói chang, cậu mới bước chân xuống giường đi lại.
Cả người lơ mơ vào phòng tắm như thói quen, cậu mở vòi nước, vốc dòng nước mát lên mặt. Lúc này mới nhìn vào gương như thường lệ mỗi buổi sáng.
Nước chảy dọc từ vầng trán, sống mũi rồi lại qua đôi môi, cuối cùng rơi tí tách xuống bồn rửa mặt. Long hoảng hốt nhìn gương mặt trắng nhợt của mình lại có thêm một vết sẹo trên trán. Cậu lò dò đôi tay lên, phải, đúng là vết sẹo, một vết sẹo đã đóng vảy từ lâu rồi.
Quái lại, cậu vẫn nhớ mình đi đứng cẩn thận, nào đâu lại ra cơ sự này, mà bản thân đâu nhớ là mình đã va phải cái gì đâu. Nghĩ mãi, đầu cậu hơi đau, thôi thì chẳng nghĩ nữa, bây giờ phải mau mau chuyển bị để cho kịp ngày tổng kết cuối năm học.
Long xuống nhà, căn nhà rộng lớn toàn là đồ gỗ quý, cậu nhìn thấy cô giúp việc người thì lau dọn, người thì nấu cơm sáng bận rộn lắm. Nhưng càng bước xuống, cậu càng thấy lạ lẫm. Đây...đây hình như đâu phải người giúp việc nhà mình, chẳng phải cô Lan, cô Thủy như thường ngày? Họ là người giúp việc mới sao?
“Chào cậu Long, cậu ăn sáng đi kẻo muộn.”
Tiếng người phụ nữ đang bưng cháo ra bàn ăn, người đàn bà trông hiền lành, nhìn qua rất thật thà trung hậu. Nhưng Long cứ có cảm giác là lạ, mọi chuyện sao lại thay đổi nhanh chóng quá khiến cậu chưa kịp định thần lại.
Gần bảy giờ sáng, cậu phải đến trường. Chú Sang lái xe chở cậu đi như thường ngày, may mắn là còn một người quen để cậu không thấy bơ vơ. Nhưng cậu cũng không biết hỏi chú Sang thế nào, đành bấm bụng chờ mấy hôm nữa bố mẹ đi công tác về sẽ hỏi rõ mọi chuyện.
Cậu tựa người lên chiếc ghế, đôi mắt nhìn qua tấm kính nhìn đường phố Hà thành đông đúc trở lại. Chà, mới ngày nào còn giãn cách nay thành phố đã sum họp đầy đủ, chắc là dịch đã được kiểm soát ổn cả rồi, cậu thầm nghĩ. Nhưng một giây sau, có cái gì đó vừa lướt qua cửa kính, cậu lắc đầu, làm sao có thể được, bây giờ mới mùa hè mà!
Bụng ngẫm thế nhưng trong người như có một luồng nhiệt sôi trào, thúc giục cậu phải nhìn qua. Thế nên Long cứ ngồi nhìn chằm chằm ra cửa kính bên ngoài, chỉ mong những gì mình nhìn thấy vừa rồi là lóa mắt mà thôi. Chiếc xe lăn bánh đi thêm một đoạn đường nữa, lần này Long nhìn thấy rõ rồi, bên kia đường, những người phụ nữ dắt con xe đạp đi khắp các phố phường, đằng sau...đằng sau chiếc xe là một chiếc thúng to chở hoa. Và loài hoa mà vừa rồi cậu nhìn rõ nhất, ấy là...ấy là...cúc...họa...mi?
Long run rẩy, đôi mắt như không thể tin được. Bây giờ mới có tháng sáu, làm sao mà có cúc họa mi được, thế chẳng phải là đã đến mùa thu rồi sao? Nhưng sao cậu không nhớ được điều gì, trong kí ức của cậu dường như mới dừng ở ngày hôm qua, ngày hai mươi mốt tháng sáu mà thôi.
Cậu ngồi thẳng người dậy, tay đặt trên đùi, cố gắng thong thả trấn tĩnh trở lại. Trong khoang xe tuy rộng nhưng bây giờ lại có cảm giác bí bách lạ thường. Chàng trai nhắm mắt lại, thầm nhủ đây chắc chắn chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ kì quặc mà thôi. Nhưng không, chiếc đài phát thanh trong xe lại vang lên tiếng nhạc sôi động, tiếng người dẫn chương trình êm tai mà nói:
“Chào mừng quý khán giả đang nghe đài. Chào mừng mùa thu sang, ngày mùng một tháng mười…”
Cậu lặng người, trái tim trong lồng ngực đập thình thịch. Vừa lúc đó, chiếc xe dừng lại bên cổng trường, Long bước xuống xe nhìn từng lớp học sinh đi vào, cậu cũng rảo bước theo sau.
Chú Sang khẽ gọi lại:
“Chiều tan học tôi sẽ đến đón cậu, cậu nhớ chờ tôi, đừng đi lung tung nhé.”
Trong vô thức, Long gật đầu rồi bước vào trường. Cậu đứng giữa sân trường nhìn từng người qua lại, những gương mặt mới cứ thế rơi vào tầm mắt. Đằng sau có bước chân lại gần, huých vào vai cậu, thở phì phì:
“Này Long, đến muộn vậy cu?”
“Ờ, nay ngủ hơi muộn.”
Cậu khẽ trả lời, thế mà các bạn đứng đằng sau cười sằng sặc:
“Cậu thiếu gia của tôi ơi, nghỉ hè ở nhà cậu chả lu rú như con cú mà vẫn chưa ngủ đủ à?”
Long quay phắt lại nhìn Minh, cậu chàng hơi hoảng sợ cái ánh mắt kinh ngạc đó, lẩm bẩm bảo:
“Mới có mấy tháng không gặp mà mày lạ thế?”
Tiếng trống trường reo vang, Long bước đi theo đám bạn vào lớp. Qua lối cũ, cậu cứ thế mà đi, chẳng biết được mình đang nhầm đường.
Tiếng Minh gọi giật lại:
“Ê cu, bây giờ lên lớp 12 rồi, còn chạy sang lớp 11 làm gì.”
Long nhìn lối đi, chẳng phải bọn họ còn đang học lớp 11 sao, sao bây giờ lại...? Cả buổi hôm ấy ngồi trong lớp, Long đã mường tượng ra mình quên mất thứ gì rồi, đó là kí ức, kí ức trong gần bốn tháng đã mất. Như vậy, trong thời gian nghỉ hè, cậu đã đi đâu, làm gì, sao một chút kí ức cũng không nhớ được vậy?
À, cậu chỉ nhớ kí ức của mình dừng ở ngày 21/6 mà thôi. Vậy thì sau hôm đó, bản thân đã làm gì để ra cơ sự này, vết sẹo trên trán giấu dưới mái tóc, là do đâu mà thành?
Long cố gắng nhớ, chiều ngày 21/6, cậu rủ Kiên đi chơi nhưng hình như....bọn họ vẫn chưa đi đâu thì phải.
Đúng rồi, giờ phải đi hỏi Kiên! Ý nghĩ vừa lóe lên, cậu nhìn xung quanh cả lớp, chẳng có bóng dáng cậu bạn thân đâu cả.
Long hỏi Minh:
“Thằng Kiên nay không đi học à?”
Minh nhìn Long bằng ánh mắt quái lạ:
“Mày với nó chẳng phải là bạn thân à? Nó xin chuyển trường rồi đấy thây, ơ cái thằng này.”
Câu nói của Minh như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Long, khó chịu và muôn vàn cảm xúc không hiểu. Long lắc đầu, để cho những suy nghĩ kia vụt đi, cậu cố gắng nhớ lại chuyện gì đã xảy ra thì đầu lại đau như búa bổ, cả người run lẩy bẩy. Thật sự rất ức chế, cậu muốn tìm một người để hỏi cho ra lí lẽ này.
Chiều tan học, cậu lao vụt ra khỏi cổng trường, chú Sang đã đứng sẵn ở cổng chờ. Long mở cửa xe, lao thẳng vào, gặng hỏi:
“Chú Sang, bố mẹ cháu đi đâu rồi?”
“Bố mẹ cậu mới đi công tác, ít ngày nữa sẽ về.”
Công tác, công tác, lại là công tác. Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày thì ba trăm ngày họ chẳng ở nhà, cái nhà này chỉ có một mình cậu chứ chẳng phải là gia đình nữa!
Hi vọng duy nhất của cậu chỉ còn chú Sang. Chú Sang đã sống cùng Long từ thuở cậu bi bô tập nói, là người làm lâu nhất trong nhà, có lẽ thế mà tất cả giúp việc trong nhà bị đổi đi, chú Sang vẫn còn ở lại làm việc. Chắc chắn chú ấy biết điều gì đó.
“Chú Sang này, sao người giúp việc đều bị đổi đi hết vậy?”
Chú Sang vẫn vững lái, trả lời:
“Bà chủ thấy họ tuổi tác cũng đã cao, vả lại họ cũng có việc ở quê nên sắp xếp cho họ được nghỉ sớm.”
Câu trả lời chung chung, không đủ để Long thôi tò mò.
“Thế lúc nghỉ hè, cháu ở nhà làm gì đấy ạ?”
“Nghỉ hè đúng vào lúc bùng dịch, cậu chẳng đi đâu được nên chỉ loanh quanh trong nhà thôi.”
Ra là vậy, nhưng vết sẹo ở trên trán từ đâu mà ra?
“Vết sẹo trên trán cháu, chắc là do vấp phải cầu thang đúng không chú?”
Chiếc xe hơi nghiêng, tay lái chú Sang run rẩy. Nhưng rất nhanh, chú đã bình tĩnh lại, bảo:
“Vâng, cậu ở trong nhà buồn chán đi chạy đi chạy lại, chẳng may ngã thôi.”
Nói dối, tất cả đều là dối trá. Nếu chỉ ngã ở trong nhà vết thương cũng không sâu như thế. Long cảm nhận được vết khâu trên trán rất sâu, sâu như một vật kim loại nào đó cứa thẳng vào trong da thịt, chạm đến tận xương.
Đau, đau quá, đầu cậu lại đau như búa bổ! Trong kí ức như có hình ảnh nào đó xẹt qua, mơ màng chẳng rõ.
Chiếc xe dừng lại ở cổng nhà, chờ đợi cánh cổng mở ra lại đỗ thẳng vào sân. Long nhìn căn nhà rộng lớn, lỗng lẫy bề thế mà thở dài não nề.
Vẫn không có bố mẹ ở nhà, vẫn là như thế, buổi tối chỉ có cậu ăn cơm một mình. Cuộc sống cô độc và tẻ nhạt như thế này, cậu không muốn một chút nào cả.
Long bước lên phòng, tâm trạng càng ủ rũ hơn khi nhìn thấy vết sẹo trên trán. Lòng muộn phiền, thấp thỏm chơi vơi như con kiến trên mặt nước, bơ vơ chẳng biết bến bờ là đường nào. Theo thói quen, Long bước đến kệ bàn, mở trong ngăn kéo thứ hai ra. Đập vào mắt là mấy gói thuốc lá đủ loại, còn có cả bật lửa, bao diêm để đốt.
Cậu rút một điếu thuốc toan định hút nhưng rồi lại cảm thấy mùi thuốc hơi nồng. Chẳng phải trước kia ngày nào cậu cũng hút ít nhất một điếu sao, chả lẽ mùa hè cậu đã cai thuốc nên bây giờ ngửi thấy mùi thuốc là thấy xa lạ?
Tức mình, cậu ném điếu thuốc vào sọt rác, lấy điện thoại trong ngăn bàn ấn số. Cậu vẫn nhớ số của thằng bạn thân, thế mà nó chẳng bảo lấy một câu đã chuyển trường, cái thằng này thật là!
Đầu dây bên kia không trả lời, một giọng nữ xa lạ trả lời máy móc đáp lại. Chết tiệt, thế mà thằng này lại bỏ quên điện thoại đi đâu rồi. Cậu gọi thêm một lần nữa, lần nữa nhưng câu trả lời vẫn như thế. Bực quá, cậu muốn đáp thẳng điện thoại xuống sàn. Nhưng một giây sau, sự tò mò, sự thấp thỏm lo sợ đã khiến cậu chỉ mong Kiên nhận điện thoại, thế là Long nhắn tin, một cái tin nhắn cộc lốc nhưng lại nóng ruột cồn cào biết bao:
“Gọi lại đi.”
Đêm đã buông xuống, đêm mùa thu hơi se lạnh mà lại mang chút khô hanh. Long cứ cầm điện thoại lên, nhìn màn hình vẫn vậy, vẫn chẳng có tin nhắn nào gửi đến. Cả buổi chiều cũng không có cuộc gọi nào, cậu bắt đầu rơi vào trầm tư.
Long mở danh bạ, cố gắng tìm một ai đó để hỏi nhưng lại chẳng biết nên tìm ai. Cậu nhìn thấy tên mẹ ở trên, đôi tay muốn nhấn vào, muốn hỏi chuyện gì xảy ra. Muốn nói rằng cậu đang sợ, cả thế giới này như đang đi ngược lại. Nhưng cậu không biết rằng, là cả thế giới đang đi ngược hay chính bản thân cậu đi ngược đây?
Long sợ một khi gọi điện, cậu sẽ òa khóc với mẹ. Cậu còn nhớ khi bé, khi tập đi vấp ngã, mẹ cậu dửng dưng đứng nhìn, lạnh lùng bảo:
“Con phải tự đứng dậy, sẽ không có ai giúp con đâu.”
Thế mà cậu cứ khóc, phải đến khi bố bước lại dỗ dành thì mới nín được. Nhưng lúc ấy trong đầu óc non trẻ làm sao hiểu được gì, mãi đến khi lớn dần, lớn dần lên, Long mới hiểu được sự lạnh lùng đó. Mẹ muốn cậu trở thành một con sói đơn độc, chẳng quỵ lụy, chẳng bạn bè, cũng chẳng biết đau buồn xót xa.
Cậu cũng làm thế, mười bảy năm sống trên đời Long đều giữ khuôn phép, nề nếp, chẳng bao giờ chệch đi đường ray đã quy định. Chỉ là mùa hè vừa rồi, cậu mua thử xe đua về chơi, muốn thử cảm giác gió vùn vụt qua mang tai, nhìn con đường xa ngàn dặm mà thét gào.
Nhưng hình như cậu chưa thực hiện được đã phải dừng lại rồi. Nhớ đến đua xe, Long lại nhớ đến cậu bạn Kiên. Kiên là một tay đua cừ khôi, mười lăm tuổi đã đua xe, cá độ, không trò chơi nào không biết. Thế mà Long và Kiên lại chơi được với nhau, một kẻ nghịch ngợm lang thang như gã không nhà và một công tử gia giáo nề nếp.
Long còn nhớ chiều hôm 21/6, Kiên có cuộc đua xe, cậu nằng nặc muốn đi theo. Hôm ấy, cậu cãi lại lời mẹ, cậu không muốn đi du học, không muốn sống như thế nữa, cậu muốn làm theo ý mình, cậu muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp chứ không phải bước vào thương trường mà cha mẹ trải sẵn.
Mẹ nhìn cậu, dường như chưa chấp nhận được đứa con ngoan ngoãn, phép tắc của mình lại đối chọi như vậy. Mẹ giơ tay tát con, một tiếng chát vang lên trong căn nhà xa hoa lộng lẫy.
Long vùng vằng bỏ đi, cậu muốn được đua xe, muốn được tự do. Cái tuổi phản nghịch bắt đầu ươm mầm rồi trỗi dậy mạnh mẽ, cậu hút thuốc, chơi bạc, nay lại muốn sa đà vào tất cả mọi thứ mà trong mắt mẹ, đó là ngu xuẩn, là ấu trĩ, trẻ ranh.
Cậu càng muốn thử, muốn chứng minh cho mẹ biết điều mình làm tất cả là đúng!
Một giấc mơ đêm thật dài, Long mơ thấy máu, mơ thấy tiếng động cơ ầm ầm, tiếng thét trong đêm khuya vắng lặng, tiếng còi cảnh sát giao thông ngân từng hồi dài bên tai. Có người ngất lịm trong vũng máu, là ai, là ai? Long tiến lại gần, đôi bàn tay run rẩy lau vết máu trên mặt đi, cố gắng nhìn cho rõ.
“Á.”
Tiếng Long giật mình trong đêm, cậu run rẩy nhìn cả căn phòng tối tăm, lạnh lẽo. Vừa rồi trong giấc mơ, Long nhìn thấy khuôn mặt của người đó rồi, người đó chính là Kiên!
Long mở điện thoại, màn hình hơi chói khiến đôi mắt cậu nheo lại. Cậu cố gắng tìm, vẫn không có tin nhắn nào đến. Đôi tay run rẩy tìm trong danh bạ, cậu muốn gọi cho bố.
“Sao đấy con, vẫn chưa ngủ à?”
Tiếng bố ở đầu dây bên kia mỏi mệt. Long chột dạ, chẳng biết nên nói thế nào. Vậy mà trong đêm khuya thanh vắng, dường như cảm xúc đã lấn át lí trí, cậu run rẩy nói từng câu:
“Bố... bố mẹ về đi, con sợ.”
Đầu dây bên kia chợt có tiếng thở dài, giọng bố trong điện thoại nhẹ nhàng trấn tĩnh:
“Được rồi, hai ngày nữa bố mẹ sẽ sắp xếp về sớm. Con đừng sợ gì cả, ngủ đi nhé.”
Điện thoại đã tắt rồi, trong lòng Long vui vẻ lạ thường. Bố mẹ sẽ về, sẽ về sớm ăn cơm. Nhưng cùng với niềm vui là một sự sợ hãi nào đó đang dần hiện lên trong đầu. Long cố gắng nhắm mắt lại ngủ, quên hết đi sợ hãi mà cả ngày nay đã hứng chịu.
Ngày hôm sau, Long cố gắng dọn dẹp sách vở của năm cũ bỏ vào thùng mang đi. Cũng bởi cái tính ưa sạch sẽ, Long không cho bất kì ai vào dọn dẹp nên sách vở mới ứ đọng đến bây giờ. Cậu dọn từng ngăn bàn một, đầu tiên là bộ sách giáo khoa, ngăn thứ hai là sách đọc thêm, ngăn thứ ba là sách viết. Khi bàn tay chạm đến ngăn cuối, Long dường như nhớ ra quyển sách mà Kiên đưa vào buổi cuối năm học. Hình như là một quyển màu đen thì phải, quyển sách màu đen ấy à…
Ngón tay Long chạm vào quyển sách, đôi bàn tay từ từ mở ra. Thì ra là quyển sách Toán, toàn là công thức nâng cao cả. Long toan định gập quyển sách lại thì đột nhiên phát hiện ra dòng chữ lạ chớp qua. Cậu giở lại tìm trang sách ấy.
Quyển sách trong tay rơi bộp xuống sàn, trái tim Long đập thình thịch, bên thái dương toát ra mồ hôi lạnh.
Trên trang sách trắng tinh ấy ghi:
“Tôi muốn chết!”
Đầu Long lại đau như búa bổ, như hàng vạn viên gạch đập vào đầu, đau nhức. Mồ hôi lạnh toát ra dọc sống lưng, trong cơn đau ấy, cậu ngất lịm đi xuống sàn nhà mà chẳng ai hay.
Giấc mơ chập chờn, chập chờn từng nét đứt. Long đang đứng cạnh Kiên, điếu thuốc trên tay phè phỡm từng đám khói, khói sặc lên cuống họng, lên sống mũi của chàng trai trẻ.
“Xời, có điếu thuốc cũng không hút được mà đòi đi bụi đời.”
Kiên đứng bên cạnh, mỉa mai châm biếm bạn mình. Long vứt điếu thuốc xuống chân, cố gắng bình ổn lại hơi thở, tức giận bảo:
“Tao muốn đi đua xe, muốn như mày, thích làm gì thì làm, chẳng ai cấm đoán.”
Thế mà Kiên cứ đứng đó, nhìn về con đường xa xa, điếu thuốc bên môi hút được quá nửa, khói thuốc bay lên mặt như thực như không.
“Mày muốn thế à?” Giọng Kiên nghiêm túc.
“Ừ.” Long trả lời rành rọt.
“Chết tiệt, thế mày phải học nói tục, ban đầu sẽ ngượng chín mặt, chẳng dám nhìn ai. Sau lại phải học cách uống rượu nồng, mùi rượu cay xè xuống cuống họng bỏng rát. Còn muốn đua xe, ngày đầu run như cày sấy, chỉ sợ què một cánh tay, một cánh chân, chết thì chẳng chết quách đi được mà để người ta cười cợt, gọi là thành tàn phế suốt đời!”
Giọng điệu Kiên cay nghiệt, bất cần đời. Trên khuôn mặt non nớt mới mười bảy mà đã sành sỏi mọi chuyện. Thế có phải do Kiên muốn đâu, đấy là do cậu chẳng bao giờ được cha mẹ yêu thương mà quan tâm, thứ họ cho cậu nhiều nhất cũng chỉ là tiền. Họ gằn giọng lên với cậu, nói rằng:
“Chẳng có con nhà nào sung sướng bằng, cụp đuôi vào mà sống.”
Thế là từ đấy, Kiên bắt đầu học cách phản nghịch. Đầu tiên là lén lút mua điếu thuốc, làn khói sặc trên khuôn mặt non nớt của thằng bé mới mười lăm. Sau đấy là trộm rượu, những cơn cay nồng xé ruột xé gan đã làm thằng bé bạo dạn hơn. Có một ngày, nó cố tình uống trước mặt bố, thế mà bố nó vẫn thản nhiên bảo:
“Đàn ông phải biết uống rượu, phải làm chủ được cơn say để không bị thua thiệt một cắc nào cả.”
Đấy là lí lẽ của người lớn đối với một đứa trẻ sao? Thật ra, Kiên vẫn lưu luyến lắm. Cậu biết một đứa bé hư là như thế nào, cậu cũng không muốn trở thành như vậy, cậu muốn được bố mẹ quan tâm, dành một hôm chở đi học, dắt tay cậu đi mua quần áo, dù chỉ là một hôm thôi.
Nhưng chuyện ấy vẫn mãi không bao giờ xảy ra!
Thấy con trai lớn bắt đầu sa ngã hư hỏng, họ lại dốc lòng bồi dưỡng đứa con trai thứ, mặc kệ đứa con đầu lòng sinh ra. Rồi dần dần, chính sự thờ ơ đó đã giết chết một đứa trẻ.
Long lại mơ đến đêm hôm ấy, trời mùa hè trong Hà thành nóng nực. Cậu đứng bên xe đua cùng những kẻ xa lạ khác. Lần đầu tiên thấy đường đua loằng ngoằng như con rắn, chật hẹp, khúc cua quanh co có thể khiến những kẻ nghênh ngang kia bỏ mạng bất cứ lúc nào. Thế là mười mấy con người kia, chẳng ai chùn bước, chẳng ai sợ.
Không, Long có sợ. Cậu bảo với người bạn thân:
“Thôi đừng đua nữa, nhỡ chẳng may…”
Kiên nhìn đường đua, đôi mắt cậu xa xăm mà trầm ngâm lắm. Đột nhiên cậu cười vang, bảo:
“Đúng là sợ thật đấy, nếu mà chết thì cũng uổng nhưng sẽ chẳng có ai tiếc tao đâu.”
Long khuyên nhủ mãi, cuối cùng Kiên cũng bảo:
“Thôi được rồi, tao chỉ đua ván cuối này nữa thôi, từ mai tao sẽ bỏ. Tao sẽ làm lại từ đầu.”
Chiếc xe lăn bánh dài, đường đua tối tăm mịt mù thăm thẳm. Những chiếc xe rồ ga thật lớn, lao vùn vụt như những gã điên liều mạng. Long đứng nhìn mà trong lòng cứ thấp thỏm bất an, xe đua đã rời xa tầm mắt của cậu, mãi chẳng thấy đâu.
Cuối cùng, chiếc xe đầu tiên xé qua màn đêm cũng quay trở lại. Tiếng động cơ thật lớn, thật vang khiến Long cảm giác ong ong cả đầu nhưng cũng thật sảng khoái, người về đầu tiên ấy, chính là Kiên!
Tuy vậy, chiếc xe dường như chệch đi tay lái, động cơ lao mình sang tường chắn ben trái. Long cứ thế đứng trơ mình nhìn chiếc xe chẳng tiếc mạng mà quyên sinh.
“Ầm.”
Tiếng nổ vang trời, chiếc xe méo xệch, máu chảy ròng ròng. Long cảm nhận được có mảnh kim loại từ thân xe bắn thẳng tới trán mình, lực đạo quá lớn khiến cậu ngã sầm xuống đường đua.
Long mơ màng ngã xuống, trong tia lí trí cuối cùng, cậu nhìn thấy máu chảy loang lổ, tiếng gọi bạn rên rỉ trong cuống họng nhưng mãi chẳng phát ra được.
“Muốn làm lại... phải chờ đến kiếp sau…”
Long đã đoán ra được rồi, thì ra đằng sau khuôn mặt thản nhiên của Kiên vẫn còn điều gì đó giấu kín mà chẳng chịu nói cho ai biết. Chắc chắn là cậu ấy đã gặp điều gì đó đến mức chẳng thiết sống nữa, nhưng đó là chuyện gì chứ? Trong phút mơ màng cuối cùng, thế mà trong đầu cậu tự hỏi, nếu mà sau đêm nay, khi họ nhìn thấy đứa con trai mới mười bảy đã bỏ mạng ở đây, họ sẽ như thế nào, có hối hận vì sự vô tâm và thờ ơ của bản thân không?
Họ sẽ không biết đâu, rồi sẽ tặc lưỡi cho qua phải không? Rồi họ sẽ nghĩ, con trai họ thật yếu đuối, mới có chút áp lực mà đã học thói ăn chơi, bỏ mạng. Rồi họ sẽ quên dần đi đứa con trai đầu lòng bất tài vô dụng ấy phải không? Không, ít ra thì, có dù tất cả đã quên đi Kiên, vẫn có một người bạn đứng đây tiếc nuối!
Sớm ngày hôm sau, Long tỉnh dậy trên giường. Đập vào mắt đầu tiên là bố, bố đã trở về, bên cạnh là mẹ, mẹ chần chừ nhìn cậu, trong đôi mắt đầy áy náy và buồn bã. Câu đầu tiên, ấy vậy mà bố bảo:
“Nào, vẫn còn ốm lắm. Từ ngày mai bố mẹ sẽ về đây, không đi đâu nữa, mọi việc bên kia giải quyết xong hết rồi.”
Vậy mà Long cảm nhận được đôi bàn tay bố lạnh quá, cậu thều thào nói khẽ:
“Con muốn bố mẹ đưa đi mua quần áo.”
Bố ngạc nhiên nhìn cậu nhưng rồi cũng gật đầu, mừng vui lắm, câu nói cũng lộn xộn chẳng như mọi ngày:
“Đúng rồi, sắp vào năm học mới, phải có áo mới chứ, phải có chứ.”
Bố cậu gật đầu cười lớn. Long biết, bản thân mình còn có chỗ mà quay lại rồi, gia đình cậu rồi sẽ dần ấm êm trở lại, chỉ tiếc cho người bạn thân từ nhỏ, thế mà chẳng còn có cơ hội trở mình được sống lại lần nữa.
Mùa thu năm nay, cúc họa mi chở đầy trên các gánh xe hàng, mùi thơm dịu nhẹ phảng phất trong gió qua cơn giao mùa. Thì ra là Kiên đã chuyển trường rồi, ừ đúng rồi, sau này cậu ấy sẽ có nhiều bạn mới, sẽ có một cuộc sống tốt hơn, sẽ không bị đè nén gì cả. Mùa hoa đã nở rộ, một sinh mạng mới rồi sẽ lại bắt đầu tiếp nối mãi chẳng dứt, rồi ngày hai mốt tháng sáu sẽ mãi chìm vào trong kí ức mà thôi.
Ảnh: internet.
Tác giả: Trà
Cả người lơ mơ vào phòng tắm như thói quen, cậu mở vòi nước, vốc dòng nước mát lên mặt. Lúc này mới nhìn vào gương như thường lệ mỗi buổi sáng.
Nước chảy dọc từ vầng trán, sống mũi rồi lại qua đôi môi, cuối cùng rơi tí tách xuống bồn rửa mặt. Long hoảng hốt nhìn gương mặt trắng nhợt của mình lại có thêm một vết sẹo trên trán. Cậu lò dò đôi tay lên, phải, đúng là vết sẹo, một vết sẹo đã đóng vảy từ lâu rồi.
Quái lại, cậu vẫn nhớ mình đi đứng cẩn thận, nào đâu lại ra cơ sự này, mà bản thân đâu nhớ là mình đã va phải cái gì đâu. Nghĩ mãi, đầu cậu hơi đau, thôi thì chẳng nghĩ nữa, bây giờ phải mau mau chuyển bị để cho kịp ngày tổng kết cuối năm học.
Long xuống nhà, căn nhà rộng lớn toàn là đồ gỗ quý, cậu nhìn thấy cô giúp việc người thì lau dọn, người thì nấu cơm sáng bận rộn lắm. Nhưng càng bước xuống, cậu càng thấy lạ lẫm. Đây...đây hình như đâu phải người giúp việc nhà mình, chẳng phải cô Lan, cô Thủy như thường ngày? Họ là người giúp việc mới sao?
“Chào cậu Long, cậu ăn sáng đi kẻo muộn.”
Tiếng người phụ nữ đang bưng cháo ra bàn ăn, người đàn bà trông hiền lành, nhìn qua rất thật thà trung hậu. Nhưng Long cứ có cảm giác là lạ, mọi chuyện sao lại thay đổi nhanh chóng quá khiến cậu chưa kịp định thần lại.
Gần bảy giờ sáng, cậu phải đến trường. Chú Sang lái xe chở cậu đi như thường ngày, may mắn là còn một người quen để cậu không thấy bơ vơ. Nhưng cậu cũng không biết hỏi chú Sang thế nào, đành bấm bụng chờ mấy hôm nữa bố mẹ đi công tác về sẽ hỏi rõ mọi chuyện.
Cậu tựa người lên chiếc ghế, đôi mắt nhìn qua tấm kính nhìn đường phố Hà thành đông đúc trở lại. Chà, mới ngày nào còn giãn cách nay thành phố đã sum họp đầy đủ, chắc là dịch đã được kiểm soát ổn cả rồi, cậu thầm nghĩ. Nhưng một giây sau, có cái gì đó vừa lướt qua cửa kính, cậu lắc đầu, làm sao có thể được, bây giờ mới mùa hè mà!
Bụng ngẫm thế nhưng trong người như có một luồng nhiệt sôi trào, thúc giục cậu phải nhìn qua. Thế nên Long cứ ngồi nhìn chằm chằm ra cửa kính bên ngoài, chỉ mong những gì mình nhìn thấy vừa rồi là lóa mắt mà thôi. Chiếc xe lăn bánh đi thêm một đoạn đường nữa, lần này Long nhìn thấy rõ rồi, bên kia đường, những người phụ nữ dắt con xe đạp đi khắp các phố phường, đằng sau...đằng sau chiếc xe là một chiếc thúng to chở hoa. Và loài hoa mà vừa rồi cậu nhìn rõ nhất, ấy là...ấy là...cúc...họa...mi?
Long run rẩy, đôi mắt như không thể tin được. Bây giờ mới có tháng sáu, làm sao mà có cúc họa mi được, thế chẳng phải là đã đến mùa thu rồi sao? Nhưng sao cậu không nhớ được điều gì, trong kí ức của cậu dường như mới dừng ở ngày hôm qua, ngày hai mươi mốt tháng sáu mà thôi.
Cậu ngồi thẳng người dậy, tay đặt trên đùi, cố gắng thong thả trấn tĩnh trở lại. Trong khoang xe tuy rộng nhưng bây giờ lại có cảm giác bí bách lạ thường. Chàng trai nhắm mắt lại, thầm nhủ đây chắc chắn chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ kì quặc mà thôi. Nhưng không, chiếc đài phát thanh trong xe lại vang lên tiếng nhạc sôi động, tiếng người dẫn chương trình êm tai mà nói:
“Chào mừng quý khán giả đang nghe đài. Chào mừng mùa thu sang, ngày mùng một tháng mười…”
Cậu lặng người, trái tim trong lồng ngực đập thình thịch. Vừa lúc đó, chiếc xe dừng lại bên cổng trường, Long bước xuống xe nhìn từng lớp học sinh đi vào, cậu cũng rảo bước theo sau.
Chú Sang khẽ gọi lại:
“Chiều tan học tôi sẽ đến đón cậu, cậu nhớ chờ tôi, đừng đi lung tung nhé.”
Trong vô thức, Long gật đầu rồi bước vào trường. Cậu đứng giữa sân trường nhìn từng người qua lại, những gương mặt mới cứ thế rơi vào tầm mắt. Đằng sau có bước chân lại gần, huých vào vai cậu, thở phì phì:
“Này Long, đến muộn vậy cu?”
“Ờ, nay ngủ hơi muộn.”
Cậu khẽ trả lời, thế mà các bạn đứng đằng sau cười sằng sặc:
“Cậu thiếu gia của tôi ơi, nghỉ hè ở nhà cậu chả lu rú như con cú mà vẫn chưa ngủ đủ à?”
Long quay phắt lại nhìn Minh, cậu chàng hơi hoảng sợ cái ánh mắt kinh ngạc đó, lẩm bẩm bảo:
“Mới có mấy tháng không gặp mà mày lạ thế?”
Tiếng trống trường reo vang, Long bước đi theo đám bạn vào lớp. Qua lối cũ, cậu cứ thế mà đi, chẳng biết được mình đang nhầm đường.
Tiếng Minh gọi giật lại:
“Ê cu, bây giờ lên lớp 12 rồi, còn chạy sang lớp 11 làm gì.”
Long nhìn lối đi, chẳng phải bọn họ còn đang học lớp 11 sao, sao bây giờ lại...? Cả buổi hôm ấy ngồi trong lớp, Long đã mường tượng ra mình quên mất thứ gì rồi, đó là kí ức, kí ức trong gần bốn tháng đã mất. Như vậy, trong thời gian nghỉ hè, cậu đã đi đâu, làm gì, sao một chút kí ức cũng không nhớ được vậy?
À, cậu chỉ nhớ kí ức của mình dừng ở ngày 21/6 mà thôi. Vậy thì sau hôm đó, bản thân đã làm gì để ra cơ sự này, vết sẹo trên trán giấu dưới mái tóc, là do đâu mà thành?
Long cố gắng nhớ, chiều ngày 21/6, cậu rủ Kiên đi chơi nhưng hình như....bọn họ vẫn chưa đi đâu thì phải.
Đúng rồi, giờ phải đi hỏi Kiên! Ý nghĩ vừa lóe lên, cậu nhìn xung quanh cả lớp, chẳng có bóng dáng cậu bạn thân đâu cả.
Long hỏi Minh:
“Thằng Kiên nay không đi học à?”
Minh nhìn Long bằng ánh mắt quái lạ:
“Mày với nó chẳng phải là bạn thân à? Nó xin chuyển trường rồi đấy thây, ơ cái thằng này.”
Câu nói của Minh như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Long, khó chịu và muôn vàn cảm xúc không hiểu. Long lắc đầu, để cho những suy nghĩ kia vụt đi, cậu cố gắng nhớ lại chuyện gì đã xảy ra thì đầu lại đau như búa bổ, cả người run lẩy bẩy. Thật sự rất ức chế, cậu muốn tìm một người để hỏi cho ra lí lẽ này.
Chiều tan học, cậu lao vụt ra khỏi cổng trường, chú Sang đã đứng sẵn ở cổng chờ. Long mở cửa xe, lao thẳng vào, gặng hỏi:
“Chú Sang, bố mẹ cháu đi đâu rồi?”
“Bố mẹ cậu mới đi công tác, ít ngày nữa sẽ về.”
Công tác, công tác, lại là công tác. Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày thì ba trăm ngày họ chẳng ở nhà, cái nhà này chỉ có một mình cậu chứ chẳng phải là gia đình nữa!
Hi vọng duy nhất của cậu chỉ còn chú Sang. Chú Sang đã sống cùng Long từ thuở cậu bi bô tập nói, là người làm lâu nhất trong nhà, có lẽ thế mà tất cả giúp việc trong nhà bị đổi đi, chú Sang vẫn còn ở lại làm việc. Chắc chắn chú ấy biết điều gì đó.
“Chú Sang này, sao người giúp việc đều bị đổi đi hết vậy?”
Chú Sang vẫn vững lái, trả lời:
“Bà chủ thấy họ tuổi tác cũng đã cao, vả lại họ cũng có việc ở quê nên sắp xếp cho họ được nghỉ sớm.”
Câu trả lời chung chung, không đủ để Long thôi tò mò.
“Thế lúc nghỉ hè, cháu ở nhà làm gì đấy ạ?”
“Nghỉ hè đúng vào lúc bùng dịch, cậu chẳng đi đâu được nên chỉ loanh quanh trong nhà thôi.”
Ra là vậy, nhưng vết sẹo ở trên trán từ đâu mà ra?
“Vết sẹo trên trán cháu, chắc là do vấp phải cầu thang đúng không chú?”
Chiếc xe hơi nghiêng, tay lái chú Sang run rẩy. Nhưng rất nhanh, chú đã bình tĩnh lại, bảo:
“Vâng, cậu ở trong nhà buồn chán đi chạy đi chạy lại, chẳng may ngã thôi.”
Nói dối, tất cả đều là dối trá. Nếu chỉ ngã ở trong nhà vết thương cũng không sâu như thế. Long cảm nhận được vết khâu trên trán rất sâu, sâu như một vật kim loại nào đó cứa thẳng vào trong da thịt, chạm đến tận xương.
Đau, đau quá, đầu cậu lại đau như búa bổ! Trong kí ức như có hình ảnh nào đó xẹt qua, mơ màng chẳng rõ.
Chiếc xe dừng lại ở cổng nhà, chờ đợi cánh cổng mở ra lại đỗ thẳng vào sân. Long nhìn căn nhà rộng lớn, lỗng lẫy bề thế mà thở dài não nề.
Vẫn không có bố mẹ ở nhà, vẫn là như thế, buổi tối chỉ có cậu ăn cơm một mình. Cuộc sống cô độc và tẻ nhạt như thế này, cậu không muốn một chút nào cả.
Long bước lên phòng, tâm trạng càng ủ rũ hơn khi nhìn thấy vết sẹo trên trán. Lòng muộn phiền, thấp thỏm chơi vơi như con kiến trên mặt nước, bơ vơ chẳng biết bến bờ là đường nào. Theo thói quen, Long bước đến kệ bàn, mở trong ngăn kéo thứ hai ra. Đập vào mắt là mấy gói thuốc lá đủ loại, còn có cả bật lửa, bao diêm để đốt.
Cậu rút một điếu thuốc toan định hút nhưng rồi lại cảm thấy mùi thuốc hơi nồng. Chẳng phải trước kia ngày nào cậu cũng hút ít nhất một điếu sao, chả lẽ mùa hè cậu đã cai thuốc nên bây giờ ngửi thấy mùi thuốc là thấy xa lạ?
Tức mình, cậu ném điếu thuốc vào sọt rác, lấy điện thoại trong ngăn bàn ấn số. Cậu vẫn nhớ số của thằng bạn thân, thế mà nó chẳng bảo lấy một câu đã chuyển trường, cái thằng này thật là!
Đầu dây bên kia không trả lời, một giọng nữ xa lạ trả lời máy móc đáp lại. Chết tiệt, thế mà thằng này lại bỏ quên điện thoại đi đâu rồi. Cậu gọi thêm một lần nữa, lần nữa nhưng câu trả lời vẫn như thế. Bực quá, cậu muốn đáp thẳng điện thoại xuống sàn. Nhưng một giây sau, sự tò mò, sự thấp thỏm lo sợ đã khiến cậu chỉ mong Kiên nhận điện thoại, thế là Long nhắn tin, một cái tin nhắn cộc lốc nhưng lại nóng ruột cồn cào biết bao:
“Gọi lại đi.”
Đêm đã buông xuống, đêm mùa thu hơi se lạnh mà lại mang chút khô hanh. Long cứ cầm điện thoại lên, nhìn màn hình vẫn vậy, vẫn chẳng có tin nhắn nào gửi đến. Cả buổi chiều cũng không có cuộc gọi nào, cậu bắt đầu rơi vào trầm tư.
Long mở danh bạ, cố gắng tìm một ai đó để hỏi nhưng lại chẳng biết nên tìm ai. Cậu nhìn thấy tên mẹ ở trên, đôi tay muốn nhấn vào, muốn hỏi chuyện gì xảy ra. Muốn nói rằng cậu đang sợ, cả thế giới này như đang đi ngược lại. Nhưng cậu không biết rằng, là cả thế giới đang đi ngược hay chính bản thân cậu đi ngược đây?
Long sợ một khi gọi điện, cậu sẽ òa khóc với mẹ. Cậu còn nhớ khi bé, khi tập đi vấp ngã, mẹ cậu dửng dưng đứng nhìn, lạnh lùng bảo:
“Con phải tự đứng dậy, sẽ không có ai giúp con đâu.”
Thế mà cậu cứ khóc, phải đến khi bố bước lại dỗ dành thì mới nín được. Nhưng lúc ấy trong đầu óc non trẻ làm sao hiểu được gì, mãi đến khi lớn dần, lớn dần lên, Long mới hiểu được sự lạnh lùng đó. Mẹ muốn cậu trở thành một con sói đơn độc, chẳng quỵ lụy, chẳng bạn bè, cũng chẳng biết đau buồn xót xa.
Cậu cũng làm thế, mười bảy năm sống trên đời Long đều giữ khuôn phép, nề nếp, chẳng bao giờ chệch đi đường ray đã quy định. Chỉ là mùa hè vừa rồi, cậu mua thử xe đua về chơi, muốn thử cảm giác gió vùn vụt qua mang tai, nhìn con đường xa ngàn dặm mà thét gào.
Nhưng hình như cậu chưa thực hiện được đã phải dừng lại rồi. Nhớ đến đua xe, Long lại nhớ đến cậu bạn Kiên. Kiên là một tay đua cừ khôi, mười lăm tuổi đã đua xe, cá độ, không trò chơi nào không biết. Thế mà Long và Kiên lại chơi được với nhau, một kẻ nghịch ngợm lang thang như gã không nhà và một công tử gia giáo nề nếp.
Long còn nhớ chiều hôm 21/6, Kiên có cuộc đua xe, cậu nằng nặc muốn đi theo. Hôm ấy, cậu cãi lại lời mẹ, cậu không muốn đi du học, không muốn sống như thế nữa, cậu muốn làm theo ý mình, cậu muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp chứ không phải bước vào thương trường mà cha mẹ trải sẵn.
Mẹ nhìn cậu, dường như chưa chấp nhận được đứa con ngoan ngoãn, phép tắc của mình lại đối chọi như vậy. Mẹ giơ tay tát con, một tiếng chát vang lên trong căn nhà xa hoa lộng lẫy.
Long vùng vằng bỏ đi, cậu muốn được đua xe, muốn được tự do. Cái tuổi phản nghịch bắt đầu ươm mầm rồi trỗi dậy mạnh mẽ, cậu hút thuốc, chơi bạc, nay lại muốn sa đà vào tất cả mọi thứ mà trong mắt mẹ, đó là ngu xuẩn, là ấu trĩ, trẻ ranh.
Cậu càng muốn thử, muốn chứng minh cho mẹ biết điều mình làm tất cả là đúng!
Một giấc mơ đêm thật dài, Long mơ thấy máu, mơ thấy tiếng động cơ ầm ầm, tiếng thét trong đêm khuya vắng lặng, tiếng còi cảnh sát giao thông ngân từng hồi dài bên tai. Có người ngất lịm trong vũng máu, là ai, là ai? Long tiến lại gần, đôi bàn tay run rẩy lau vết máu trên mặt đi, cố gắng nhìn cho rõ.
“Á.”
Tiếng Long giật mình trong đêm, cậu run rẩy nhìn cả căn phòng tối tăm, lạnh lẽo. Vừa rồi trong giấc mơ, Long nhìn thấy khuôn mặt của người đó rồi, người đó chính là Kiên!
Long mở điện thoại, màn hình hơi chói khiến đôi mắt cậu nheo lại. Cậu cố gắng tìm, vẫn không có tin nhắn nào đến. Đôi tay run rẩy tìm trong danh bạ, cậu muốn gọi cho bố.
“Sao đấy con, vẫn chưa ngủ à?”
Tiếng bố ở đầu dây bên kia mỏi mệt. Long chột dạ, chẳng biết nên nói thế nào. Vậy mà trong đêm khuya thanh vắng, dường như cảm xúc đã lấn át lí trí, cậu run rẩy nói từng câu:
“Bố... bố mẹ về đi, con sợ.”
Đầu dây bên kia chợt có tiếng thở dài, giọng bố trong điện thoại nhẹ nhàng trấn tĩnh:
“Được rồi, hai ngày nữa bố mẹ sẽ sắp xếp về sớm. Con đừng sợ gì cả, ngủ đi nhé.”
Điện thoại đã tắt rồi, trong lòng Long vui vẻ lạ thường. Bố mẹ sẽ về, sẽ về sớm ăn cơm. Nhưng cùng với niềm vui là một sự sợ hãi nào đó đang dần hiện lên trong đầu. Long cố gắng nhắm mắt lại ngủ, quên hết đi sợ hãi mà cả ngày nay đã hứng chịu.
Ngày hôm sau, Long cố gắng dọn dẹp sách vở của năm cũ bỏ vào thùng mang đi. Cũng bởi cái tính ưa sạch sẽ, Long không cho bất kì ai vào dọn dẹp nên sách vở mới ứ đọng đến bây giờ. Cậu dọn từng ngăn bàn một, đầu tiên là bộ sách giáo khoa, ngăn thứ hai là sách đọc thêm, ngăn thứ ba là sách viết. Khi bàn tay chạm đến ngăn cuối, Long dường như nhớ ra quyển sách mà Kiên đưa vào buổi cuối năm học. Hình như là một quyển màu đen thì phải, quyển sách màu đen ấy à…
Ngón tay Long chạm vào quyển sách, đôi bàn tay từ từ mở ra. Thì ra là quyển sách Toán, toàn là công thức nâng cao cả. Long toan định gập quyển sách lại thì đột nhiên phát hiện ra dòng chữ lạ chớp qua. Cậu giở lại tìm trang sách ấy.
Quyển sách trong tay rơi bộp xuống sàn, trái tim Long đập thình thịch, bên thái dương toát ra mồ hôi lạnh.
Trên trang sách trắng tinh ấy ghi:
“Tôi muốn chết!”
Đầu Long lại đau như búa bổ, như hàng vạn viên gạch đập vào đầu, đau nhức. Mồ hôi lạnh toát ra dọc sống lưng, trong cơn đau ấy, cậu ngất lịm đi xuống sàn nhà mà chẳng ai hay.
Giấc mơ chập chờn, chập chờn từng nét đứt. Long đang đứng cạnh Kiên, điếu thuốc trên tay phè phỡm từng đám khói, khói sặc lên cuống họng, lên sống mũi của chàng trai trẻ.
“Xời, có điếu thuốc cũng không hút được mà đòi đi bụi đời.”
Kiên đứng bên cạnh, mỉa mai châm biếm bạn mình. Long vứt điếu thuốc xuống chân, cố gắng bình ổn lại hơi thở, tức giận bảo:
“Tao muốn đi đua xe, muốn như mày, thích làm gì thì làm, chẳng ai cấm đoán.”
Thế mà Kiên cứ đứng đó, nhìn về con đường xa xa, điếu thuốc bên môi hút được quá nửa, khói thuốc bay lên mặt như thực như không.
“Mày muốn thế à?” Giọng Kiên nghiêm túc.
“Ừ.” Long trả lời rành rọt.
“Chết tiệt, thế mày phải học nói tục, ban đầu sẽ ngượng chín mặt, chẳng dám nhìn ai. Sau lại phải học cách uống rượu nồng, mùi rượu cay xè xuống cuống họng bỏng rát. Còn muốn đua xe, ngày đầu run như cày sấy, chỉ sợ què một cánh tay, một cánh chân, chết thì chẳng chết quách đi được mà để người ta cười cợt, gọi là thành tàn phế suốt đời!”
Giọng điệu Kiên cay nghiệt, bất cần đời. Trên khuôn mặt non nớt mới mười bảy mà đã sành sỏi mọi chuyện. Thế có phải do Kiên muốn đâu, đấy là do cậu chẳng bao giờ được cha mẹ yêu thương mà quan tâm, thứ họ cho cậu nhiều nhất cũng chỉ là tiền. Họ gằn giọng lên với cậu, nói rằng:
“Chẳng có con nhà nào sung sướng bằng, cụp đuôi vào mà sống.”
Thế là từ đấy, Kiên bắt đầu học cách phản nghịch. Đầu tiên là lén lút mua điếu thuốc, làn khói sặc trên khuôn mặt non nớt của thằng bé mới mười lăm. Sau đấy là trộm rượu, những cơn cay nồng xé ruột xé gan đã làm thằng bé bạo dạn hơn. Có một ngày, nó cố tình uống trước mặt bố, thế mà bố nó vẫn thản nhiên bảo:
“Đàn ông phải biết uống rượu, phải làm chủ được cơn say để không bị thua thiệt một cắc nào cả.”
Đấy là lí lẽ của người lớn đối với một đứa trẻ sao? Thật ra, Kiên vẫn lưu luyến lắm. Cậu biết một đứa bé hư là như thế nào, cậu cũng không muốn trở thành như vậy, cậu muốn được bố mẹ quan tâm, dành một hôm chở đi học, dắt tay cậu đi mua quần áo, dù chỉ là một hôm thôi.
Nhưng chuyện ấy vẫn mãi không bao giờ xảy ra!
Thấy con trai lớn bắt đầu sa ngã hư hỏng, họ lại dốc lòng bồi dưỡng đứa con trai thứ, mặc kệ đứa con đầu lòng sinh ra. Rồi dần dần, chính sự thờ ơ đó đã giết chết một đứa trẻ.
Long lại mơ đến đêm hôm ấy, trời mùa hè trong Hà thành nóng nực. Cậu đứng bên xe đua cùng những kẻ xa lạ khác. Lần đầu tiên thấy đường đua loằng ngoằng như con rắn, chật hẹp, khúc cua quanh co có thể khiến những kẻ nghênh ngang kia bỏ mạng bất cứ lúc nào. Thế là mười mấy con người kia, chẳng ai chùn bước, chẳng ai sợ.
Không, Long có sợ. Cậu bảo với người bạn thân:
“Thôi đừng đua nữa, nhỡ chẳng may…”
Kiên nhìn đường đua, đôi mắt cậu xa xăm mà trầm ngâm lắm. Đột nhiên cậu cười vang, bảo:
“Đúng là sợ thật đấy, nếu mà chết thì cũng uổng nhưng sẽ chẳng có ai tiếc tao đâu.”
Long khuyên nhủ mãi, cuối cùng Kiên cũng bảo:
“Thôi được rồi, tao chỉ đua ván cuối này nữa thôi, từ mai tao sẽ bỏ. Tao sẽ làm lại từ đầu.”
Chiếc xe lăn bánh dài, đường đua tối tăm mịt mù thăm thẳm. Những chiếc xe rồ ga thật lớn, lao vùn vụt như những gã điên liều mạng. Long đứng nhìn mà trong lòng cứ thấp thỏm bất an, xe đua đã rời xa tầm mắt của cậu, mãi chẳng thấy đâu.
Cuối cùng, chiếc xe đầu tiên xé qua màn đêm cũng quay trở lại. Tiếng động cơ thật lớn, thật vang khiến Long cảm giác ong ong cả đầu nhưng cũng thật sảng khoái, người về đầu tiên ấy, chính là Kiên!
Tuy vậy, chiếc xe dường như chệch đi tay lái, động cơ lao mình sang tường chắn ben trái. Long cứ thế đứng trơ mình nhìn chiếc xe chẳng tiếc mạng mà quyên sinh.
“Ầm.”
Tiếng nổ vang trời, chiếc xe méo xệch, máu chảy ròng ròng. Long cảm nhận được có mảnh kim loại từ thân xe bắn thẳng tới trán mình, lực đạo quá lớn khiến cậu ngã sầm xuống đường đua.
Long mơ màng ngã xuống, trong tia lí trí cuối cùng, cậu nhìn thấy máu chảy loang lổ, tiếng gọi bạn rên rỉ trong cuống họng nhưng mãi chẳng phát ra được.
“Muốn làm lại... phải chờ đến kiếp sau…”
Long đã đoán ra được rồi, thì ra đằng sau khuôn mặt thản nhiên của Kiên vẫn còn điều gì đó giấu kín mà chẳng chịu nói cho ai biết. Chắc chắn là cậu ấy đã gặp điều gì đó đến mức chẳng thiết sống nữa, nhưng đó là chuyện gì chứ? Trong phút mơ màng cuối cùng, thế mà trong đầu cậu tự hỏi, nếu mà sau đêm nay, khi họ nhìn thấy đứa con trai mới mười bảy đã bỏ mạng ở đây, họ sẽ như thế nào, có hối hận vì sự vô tâm và thờ ơ của bản thân không?
Họ sẽ không biết đâu, rồi sẽ tặc lưỡi cho qua phải không? Rồi họ sẽ nghĩ, con trai họ thật yếu đuối, mới có chút áp lực mà đã học thói ăn chơi, bỏ mạng. Rồi họ sẽ quên dần đi đứa con trai đầu lòng bất tài vô dụng ấy phải không? Không, ít ra thì, có dù tất cả đã quên đi Kiên, vẫn có một người bạn đứng đây tiếc nuối!
Sớm ngày hôm sau, Long tỉnh dậy trên giường. Đập vào mắt đầu tiên là bố, bố đã trở về, bên cạnh là mẹ, mẹ chần chừ nhìn cậu, trong đôi mắt đầy áy náy và buồn bã. Câu đầu tiên, ấy vậy mà bố bảo:
“Nào, vẫn còn ốm lắm. Từ ngày mai bố mẹ sẽ về đây, không đi đâu nữa, mọi việc bên kia giải quyết xong hết rồi.”
Vậy mà Long cảm nhận được đôi bàn tay bố lạnh quá, cậu thều thào nói khẽ:
“Con muốn bố mẹ đưa đi mua quần áo.”
Bố ngạc nhiên nhìn cậu nhưng rồi cũng gật đầu, mừng vui lắm, câu nói cũng lộn xộn chẳng như mọi ngày:
“Đúng rồi, sắp vào năm học mới, phải có áo mới chứ, phải có chứ.”
Bố cậu gật đầu cười lớn. Long biết, bản thân mình còn có chỗ mà quay lại rồi, gia đình cậu rồi sẽ dần ấm êm trở lại, chỉ tiếc cho người bạn thân từ nhỏ, thế mà chẳng còn có cơ hội trở mình được sống lại lần nữa.
Mùa thu năm nay, cúc họa mi chở đầy trên các gánh xe hàng, mùi thơm dịu nhẹ phảng phất trong gió qua cơn giao mùa. Thì ra là Kiên đã chuyển trường rồi, ừ đúng rồi, sau này cậu ấy sẽ có nhiều bạn mới, sẽ có một cuộc sống tốt hơn, sẽ không bị đè nén gì cả. Mùa hoa đã nở rộ, một sinh mạng mới rồi sẽ lại bắt đầu tiếp nối mãi chẳng dứt, rồi ngày hai mốt tháng sáu sẽ mãi chìm vào trong kí ức mà thôi.
Ảnh: internet.
Tác giả: Trà
- Từ khóa
- 21/6 dự thi nhà