Đất trời xốn xang! Mùa đông đã về! Gió và mưa đan xen báo hiệu thời tiết ẩm ướt. Mới hồi nãy, trời đang trong xanh, mây đùa giỡn xô nhau, nắng chan hoà. Vậy mà nhanh như chớp, bầu trời thay đổi 360 độ giang tay ôm gió hù hù, phần phật vương vào mọi vật trên mặt đất đến ngỡ ngàng. Một lát sau, gió thổi đúng hướng đông Bắc. Mùa đông quàng vào không gian làng mạc, thôn xóm ngay tức khắc. Ai cũng ngạc nhiên. Trời đất xoay chuyển là quy luật tự nhiên của thiên nhiên ai ngăn cản nổi. Có khi đang nắng đó, trời thả mưa xuống ai nào có hay.
Trong vườn hay trên mọi ngã đường làng xa, gần cứ thương những cái lá úa vàng trên cây sắp bị lìa cành. Gió mới thổi khẽ thôi mà đã giật mình chới va chới với đến nỗi tự nhiên bị hẫng rồi bay la đà, chao đảo chóng mặt mãi mới chạm đất. Nhiều lá còn bị hút xoay chong chóng đến tít mù khó hòng chạm nhanh để bình yên mà còn bị đẩy xa tới hàng mấy mét rồi đơn độc ẩn chung với những cái lá xa lạ khác đến ngất ngây. Ai đã chiêm ngưỡng cái thời khắc giao mùa ấy mới thấy được giây phút lãng mạn đến khó quên.
(Khẳng khiu - Văn học trẻ - Ảnh sưu tầm)
Cái rét chạm ngưỡng làm cho mọi vật đổi thay. Cây cối bị tuốt hết lá. Cành cây khẳng khiu chịu đương đầu với mùa đông. Thời điểm này, ta còn chỉ nghe tiếng xào xạc của những tàu lá chuối ngoài vườn thôi chứ cây nào cũng trơ trụi đứng hắt hiu dang tay đón gió. Hơi ẩm mùa đông giăng tứ bề. Mưa phùn, gió bấc liên miên nhiều ngày. Ai cũng ước một tia nắng ấm để làm tan đi cái gió lạnh, mưa bay.
Hết đợt rét này lại đến đợt rét khác. Hình như đợt sau còn rét đậm hơn. Trời rét căm căm, hơi lạnh thốc vào người như ai đó vẩy nước đá bất thình lình. Tín hiệu dễ nhận ra nhất là đàn đàn, lũ lũ giang, sếu xếp hàng bay tít tận trời cao nhằm phương nam tránh rét. Cứ hễ thấy loài chim này chuyển nơi cư trú thì có đợt rét kéo dài. Khen cho chúng với đôi cánh điêu luyện, vỗ nhịp đều đều bay không biết mỏi. Thi thoảng vang lên tiếng kêu gọi nhau để không bị lạc đàn khi đêm buông xuống.
Trời đang là mùa đông không hiểu sao nắng mới lạ chứ! Cái nắng đông khác hẳn với cái nắng hè oi bức. Khó chịu hơn với nắng xuân ấm áp và ghen ghét với làn gió thu êm ả. Nắng chiếu xuống sao chẳng đủ sưởi ấm khi ta bước vào bóng râm hay vào nhà. Nắng càng to mà sao rét còn đậm hơn chứ. Mặt trời lên rồi tỏa ánh nắng chiếu đẫm xuống mặt đất. Rét căm căm, tê cóng. Sương muối đậu trắng cành cây, ngọn cỏ mỗi buổi sớm mai. Chẳng ai thèm nếm thử hạt sương xem có mặn nồng không bởi trời giá buốt. Nhưng người nông dân cảm nhận được bằng con mắt thường đầy kinh nghiệm ngay sau khi trời nắng làm khô những giọt sương. Cây trồng của họ lá khô quắt lại như ai đó đốt lửa tạt vào. Nắng ngày đông hôn vào đôi má bầu bĩnh của những đứa trẻ làm căng như dây đàn rồi chúng cảm thấy khó chịu khi mình đau rát, rướm những vệt rách li ti chạy dọc đôi má. Có khi đợt rét đậm làm tổn hại về người và của nhưng đấy là sự xoay vần của trái đất.
Cứ thế, năm này qua năm khác. Đông về thì thu qua. Đông đi thì xuân tới. Mùa đông ở lại trong kí ức mỗi người nhưng cái đẹp của mùa đông khác hẳn với những mùa khác. Ta được choàng vào người cái ấm của quê hương nuôi ta khôn lớn. Mùa chuyển giao như hồi kết của quy luật ẩn trong lời nói dịu dàng, đỏng đảnh của nàng xuân như an ủi, động viên cô mùa đông đáng yêu “ không có em Đông thì làm sao có mùa Xuân về phải không các chị?”(Chuyện bốn mùa).
Phùng Văn Định
Trong vườn hay trên mọi ngã đường làng xa, gần cứ thương những cái lá úa vàng trên cây sắp bị lìa cành. Gió mới thổi khẽ thôi mà đã giật mình chới va chới với đến nỗi tự nhiên bị hẫng rồi bay la đà, chao đảo chóng mặt mãi mới chạm đất. Nhiều lá còn bị hút xoay chong chóng đến tít mù khó hòng chạm nhanh để bình yên mà còn bị đẩy xa tới hàng mấy mét rồi đơn độc ẩn chung với những cái lá xa lạ khác đến ngất ngây. Ai đã chiêm ngưỡng cái thời khắc giao mùa ấy mới thấy được giây phút lãng mạn đến khó quên.
Cái rét chạm ngưỡng làm cho mọi vật đổi thay. Cây cối bị tuốt hết lá. Cành cây khẳng khiu chịu đương đầu với mùa đông. Thời điểm này, ta còn chỉ nghe tiếng xào xạc của những tàu lá chuối ngoài vườn thôi chứ cây nào cũng trơ trụi đứng hắt hiu dang tay đón gió. Hơi ẩm mùa đông giăng tứ bề. Mưa phùn, gió bấc liên miên nhiều ngày. Ai cũng ước một tia nắng ấm để làm tan đi cái gió lạnh, mưa bay.
Hết đợt rét này lại đến đợt rét khác. Hình như đợt sau còn rét đậm hơn. Trời rét căm căm, hơi lạnh thốc vào người như ai đó vẩy nước đá bất thình lình. Tín hiệu dễ nhận ra nhất là đàn đàn, lũ lũ giang, sếu xếp hàng bay tít tận trời cao nhằm phương nam tránh rét. Cứ hễ thấy loài chim này chuyển nơi cư trú thì có đợt rét kéo dài. Khen cho chúng với đôi cánh điêu luyện, vỗ nhịp đều đều bay không biết mỏi. Thi thoảng vang lên tiếng kêu gọi nhau để không bị lạc đàn khi đêm buông xuống.
Trời đang là mùa đông không hiểu sao nắng mới lạ chứ! Cái nắng đông khác hẳn với cái nắng hè oi bức. Khó chịu hơn với nắng xuân ấm áp và ghen ghét với làn gió thu êm ả. Nắng chiếu xuống sao chẳng đủ sưởi ấm khi ta bước vào bóng râm hay vào nhà. Nắng càng to mà sao rét còn đậm hơn chứ. Mặt trời lên rồi tỏa ánh nắng chiếu đẫm xuống mặt đất. Rét căm căm, tê cóng. Sương muối đậu trắng cành cây, ngọn cỏ mỗi buổi sớm mai. Chẳng ai thèm nếm thử hạt sương xem có mặn nồng không bởi trời giá buốt. Nhưng người nông dân cảm nhận được bằng con mắt thường đầy kinh nghiệm ngay sau khi trời nắng làm khô những giọt sương. Cây trồng của họ lá khô quắt lại như ai đó đốt lửa tạt vào. Nắng ngày đông hôn vào đôi má bầu bĩnh của những đứa trẻ làm căng như dây đàn rồi chúng cảm thấy khó chịu khi mình đau rát, rướm những vệt rách li ti chạy dọc đôi má. Có khi đợt rét đậm làm tổn hại về người và của nhưng đấy là sự xoay vần của trái đất.
Cứ thế, năm này qua năm khác. Đông về thì thu qua. Đông đi thì xuân tới. Mùa đông ở lại trong kí ức mỗi người nhưng cái đẹp của mùa đông khác hẳn với những mùa khác. Ta được choàng vào người cái ấm của quê hương nuôi ta khôn lớn. Mùa chuyển giao như hồi kết của quy luật ẩn trong lời nói dịu dàng, đỏng đảnh của nàng xuân như an ủi, động viên cô mùa đông đáng yêu “ không có em Đông thì làm sao có mùa Xuân về phải không các chị?”(Chuyện bốn mùa).
Phùng Văn Định
Sửa lần cuối: