Mấy ngày nay chẳng hiểu sao bọn trẻ chúng tôi đau ê ẩm cả người. Đứa thì hắt xì hơi. Đứa thì nong nóng như bị sốt. Người lớn nói “trời sắp chuyển mùa hay sao mà trẻ con đổ bệnh nhiều quá!”. Chúng tôi lăn tăn: “Ơ! Chúng tôi là đài dự báo thời tiết ư?” Loa phóng thanh trên cây cột điện của làng dẫn tin dự báo thời tiết giọng của Phát thanh viên: “Dự báo thời tiết cho đêm nay và ngày mai, hiện nay có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh miền Bắc nước ta, chiều tối đêm nay và ngày mai, trời trở rét”. Người lớn hay thật! Thảo nào trẻ con làm cho người lớn lo sốt ruột. Trời chuyển mùa đông.
Gió Bấc bắt đầu thổi làm cho tiết trời cuối thu bị xô đuổi. Mọi vật cũng thay đổi nhanh không thể ngờ được. Cánh đồng thôn quê đương vào mùa thu hoạch lúa hoảng hồn, giật mình, ngơ ngác với cơn gió đầu mùa. Nắng vàng trải lan khắp đồng, thi thoảng nắc nẻ reo cười với bầu trời thiếu ngủ, lùa vài gã mây đen ra khỏi không trung, giành lại nàng mây trắng trôi bồng bềnh, nhẹ nhàng theo gió để ai đó làm thơ. Bầu trời cao kia, lũ sếu cổ dài bay vụt ngang qua thẳng hướng phương Nam mà lạc giọng gào kêu nhau, vội vàng tránh rét in vào kí ức. Chúng báo hiệu trời sắp chuyển mùa đông. Ả gió yểu điệu, nghiêng ngã dẻo như một nghệ sĩ uốn dẻo trên sân khấu làm trò cười cho mấy cô chuồn chuồn tía thốt tim bay lên cao rồi xuống thấp. Các cô thoắt đậu, thoắt bay, rối mắt nhắm, mắt mở sà đậu nhánh cỏ yếu ớt dưới mương nước, suýt bị đuối xuống mặt hồ, chới với giật mình. Rồi đột nhiên hoảng hồn bay lên cao mất hút cũng hay hay. Anh nhện nước thấy thế sợ sệt, ba chân bốn cẳng vùng chạy bạt mạng trên mặt nước trốn tránh như một gã hài rồi phanh lại thở hổn hển rung gợn sóng li ti tưởng mình chết hụt. Các ruộng lúa chung quanh mương nước ấy, đàn chim cắt bay qua lại rồi sà xuống nhặt nhạnh từng hạt thóc rơi vãi gật gù. Tất cả như hoà vào nhau càng làm cho mùa đông vây quanh tứ phía. Bầu trời tối sầm lại. Gió lành lạnh làm bay bay chiếc áo mỏng tang đang mặc. Mưa lất phất rơi theo chiều gió thổi. Mới đó mà thời tiết khác hẳn đi trông thấy. Mùa đông len lỏi vào thôn xóm, chạm vào từng nhà đánh thức mọi người chuẩn bị mang áo ấm ra khoe. Bốn bề, gió đã thổi thốc vào da, vào thịt đến buốt lạnh. Cây cối sẵn sàng trút bỏ những cái lá già đi. Chúng rầu rĩ thầm thì to nhỏ với nhau“chắc chỉ còn vài ngày nữa thôi, chúng ta phải lìa cành các bác nhể!”. Quả là như vậy, cái gì đến rồi phải đến quy luật mà, lăn tăn làm gì cơ chứ? Thoáng cái, mới có mấy ngày đầu đông thôi mà cành lá của bác xoan già đã ngả sang màu vàng nhạt loang khắp cây đến kì lạ. Không chỉ bác xoan già đổi màu mà xoan bé, xoan lớn khắp đường làng, ngõ xóm phủ một màu vàng trong khoảng năm đến sáu ngày rồi nhẹ nhàng rụng xuống phất phơ bay trong gió đông xếp chồng quanh gốc cây như ai đó trải tấm thảm nhung vàng làm mặt đất sáng rực lên như tơ óng. Mấy cô bé vừa quét lá vừa ngúng nguẩy như chán chường “lại rơi đầy nữa rồi, khi nào mới sạch...xỉu..”. Kệ! Rồi cũng xong, mai lại quét tiếp. Người ta dễ nhận ra nhất là họ hàng nhà xoan đồng loạt chết giả như nhau để loài kiến đen kềnh càng xấu xí ngộ nhận thích mới lạ chứ. Chúng kéo nhau về làm tổ lúc nào không hay chỉ qua một đêm dài của mùa đông mà đã xây được cái tổ ấm của mình cho bà kiến chúa nằm ổ sinh sản chuẩn bị đón chào những thành viên mới chào đời, xây cuộc sống mới cho mùa xuân tới. Sáng ra, trên cành xoan cao ấy, nhiều tổ kiến càng to như những quả gấc đen đen lủng lẳng đung đưa theo gió đông. Ai đấy vô tình đứng dưới gốc không để ý thì quả gấc đen ngòm ấy rơi xuống thì biết tay với chúng. Kiến làm tổ để trú đông. Bọn trẻ chúng tôi theo dõi từng ngày để có dịp phi những cành cây lên đó trêu ghẹo cho thỏa thích rồi lãnh những nốt sưng vô duyên khi bị chúng tặng cho món quà kinh dị.
Gió mùa đông bắc mang hơi lạnh từ tận xứ sở vùng cao nơi biên giới phía bắc tràn về. Hơi ẩm cùng làn gió bắt tay lấn chiếm không gian khắp mọi nơi nông thôn cùng với phố thị. Một chút nắng có khi không đến để sưởi ấm mặt đất khô khốc, vệ cỏ bàng bạc ven đường cháy khô. Nếu ai đó vô tình thả tàn thuốc lá xuống thì nàng gió đông mà bắt được sẽ cùng nhau nhảy vũ điệu samba với âm thanh phát ra tí ta tích tách. Khói lan tỏa bay nghi ngút như bà tiên cầm đũa thần múa dải lụa ngoằn ngoèo lên không trung bảng vảng hoà vào bầu trời xốn xang…xốn xang trông càng buồn tênh thêm.
Gió Bấc bắt đầu thổi làm cho tiết trời cuối thu bị xô đuổi. Mọi vật cũng thay đổi nhanh không thể ngờ được. Cánh đồng thôn quê đương vào mùa thu hoạch lúa hoảng hồn, giật mình, ngơ ngác với cơn gió đầu mùa. Nắng vàng trải lan khắp đồng, thi thoảng nắc nẻ reo cười với bầu trời thiếu ngủ, lùa vài gã mây đen ra khỏi không trung, giành lại nàng mây trắng trôi bồng bềnh, nhẹ nhàng theo gió để ai đó làm thơ. Bầu trời cao kia, lũ sếu cổ dài bay vụt ngang qua thẳng hướng phương Nam mà lạc giọng gào kêu nhau, vội vàng tránh rét in vào kí ức. Chúng báo hiệu trời sắp chuyển mùa đông. Ả gió yểu điệu, nghiêng ngã dẻo như một nghệ sĩ uốn dẻo trên sân khấu làm trò cười cho mấy cô chuồn chuồn tía thốt tim bay lên cao rồi xuống thấp. Các cô thoắt đậu, thoắt bay, rối mắt nhắm, mắt mở sà đậu nhánh cỏ yếu ớt dưới mương nước, suýt bị đuối xuống mặt hồ, chới với giật mình. Rồi đột nhiên hoảng hồn bay lên cao mất hút cũng hay hay. Anh nhện nước thấy thế sợ sệt, ba chân bốn cẳng vùng chạy bạt mạng trên mặt nước trốn tránh như một gã hài rồi phanh lại thở hổn hển rung gợn sóng li ti tưởng mình chết hụt. Các ruộng lúa chung quanh mương nước ấy, đàn chim cắt bay qua lại rồi sà xuống nhặt nhạnh từng hạt thóc rơi vãi gật gù. Tất cả như hoà vào nhau càng làm cho mùa đông vây quanh tứ phía. Bầu trời tối sầm lại. Gió lành lạnh làm bay bay chiếc áo mỏng tang đang mặc. Mưa lất phất rơi theo chiều gió thổi. Mới đó mà thời tiết khác hẳn đi trông thấy. Mùa đông len lỏi vào thôn xóm, chạm vào từng nhà đánh thức mọi người chuẩn bị mang áo ấm ra khoe. Bốn bề, gió đã thổi thốc vào da, vào thịt đến buốt lạnh. Cây cối sẵn sàng trút bỏ những cái lá già đi. Chúng rầu rĩ thầm thì to nhỏ với nhau“chắc chỉ còn vài ngày nữa thôi, chúng ta phải lìa cành các bác nhể!”. Quả là như vậy, cái gì đến rồi phải đến quy luật mà, lăn tăn làm gì cơ chứ? Thoáng cái, mới có mấy ngày đầu đông thôi mà cành lá của bác xoan già đã ngả sang màu vàng nhạt loang khắp cây đến kì lạ. Không chỉ bác xoan già đổi màu mà xoan bé, xoan lớn khắp đường làng, ngõ xóm phủ một màu vàng trong khoảng năm đến sáu ngày rồi nhẹ nhàng rụng xuống phất phơ bay trong gió đông xếp chồng quanh gốc cây như ai đó trải tấm thảm nhung vàng làm mặt đất sáng rực lên như tơ óng. Mấy cô bé vừa quét lá vừa ngúng nguẩy như chán chường “lại rơi đầy nữa rồi, khi nào mới sạch...xỉu..”. Kệ! Rồi cũng xong, mai lại quét tiếp. Người ta dễ nhận ra nhất là họ hàng nhà xoan đồng loạt chết giả như nhau để loài kiến đen kềnh càng xấu xí ngộ nhận thích mới lạ chứ. Chúng kéo nhau về làm tổ lúc nào không hay chỉ qua một đêm dài của mùa đông mà đã xây được cái tổ ấm của mình cho bà kiến chúa nằm ổ sinh sản chuẩn bị đón chào những thành viên mới chào đời, xây cuộc sống mới cho mùa xuân tới. Sáng ra, trên cành xoan cao ấy, nhiều tổ kiến càng to như những quả gấc đen đen lủng lẳng đung đưa theo gió đông. Ai đấy vô tình đứng dưới gốc không để ý thì quả gấc đen ngòm ấy rơi xuống thì biết tay với chúng. Kiến làm tổ để trú đông. Bọn trẻ chúng tôi theo dõi từng ngày để có dịp phi những cành cây lên đó trêu ghẹo cho thỏa thích rồi lãnh những nốt sưng vô duyên khi bị chúng tặng cho món quà kinh dị.
Gió mùa đông bắc mang hơi lạnh từ tận xứ sở vùng cao nơi biên giới phía bắc tràn về. Hơi ẩm cùng làn gió bắt tay lấn chiếm không gian khắp mọi nơi nông thôn cùng với phố thị. Một chút nắng có khi không đến để sưởi ấm mặt đất khô khốc, vệ cỏ bàng bạc ven đường cháy khô. Nếu ai đó vô tình thả tàn thuốc lá xuống thì nàng gió đông mà bắt được sẽ cùng nhau nhảy vũ điệu samba với âm thanh phát ra tí ta tích tách. Khói lan tỏa bay nghi ngút như bà tiên cầm đũa thần múa dải lụa ngoằn ngoèo lên không trung bảng vảng hoà vào bầu trời xốn xang…xốn xang trông càng buồn tênh thêm.
(Mùa đông - Văn học trẻ - Ảnh sưu tầm internet)
Những ngày mùa đông, chúng tôi được trải nghiệm những đợt mưa phùn mờ mờ giăng giăng cả tháng không biết ánh nắng mặt trời là gì. Nhưng có thời gian nắng chiếu đẫm suốt ngày. Cái nắng kì lạ lắm, đã gần trưa rồi mà vẫn cứ lạnh căm căm, suốt ngày ngồi sưởi ấm ở mảnh sân gạch mà cũng chẳng thấm tháp gì. Cứ hễ bước chân vào trong nhà hoặc bóng râm nào ấy lại lành lạnh. Trời ren rét, buôn buốt thấu da, thấu thịt. Khi sáng sớm và mỗi khi đêm buông xuống thì chao ôi! Đống lửa với những cái gộc cây khổng lồ ấy là vị cứu cánh cho mọi người từ trẻ đến già ngồi sưởi ấm. Cái lạnh tê tái có thể làm cho trẻ con khó chịu khi được người lớn giữ ấm với bao nhiêu cái áo khoác vào mình cùng với đôi tất bó đôi chân từ ngày này qua ngày khác. Chúng mong người lớn cởi bỏ để chạy nhảy cho thỏa thích. Cái lạnh làm cho da người nào người nấy căng lên như dây đàn rồi rớm máu ran rát, nứt nẻ môi má, tay chân. Rồi người dân quê tôi tìm đủ mọi cách để chống nẻ. Nào là lấy mỡ gà bôi vào cho đừng nẻ, nào là mua thuốc chống nẻ để giữ đôi môi đẹp(dành cho phụ nữ và trẻ con). Nhưng cũng chẳng ăn thua gì cứ để cho nó mộc rồi ngày mai và nhiều ngày khác còn xắn quần lội ruộng cấy lúa, trồng khoai. Thời khắc mùa đông qua đi rồi lại đến.
Người xa quê lâu ngày thấy là lạ với dáng vẻ này nhưng với người dân bản địa thì biết đó là quy luật mà thiên nhiên ban tặng cho loài cây xoan tím sẫm. Không chỉ xoan trơ cành, trọi lá giữa trời đất mùa đông mà còn những loại cây khác cùng hoà chung với cảnh cơ hàn đó là cô mơ, cô mận và ả đào cũng hoà vào với tiết trời ấy để chờ đón xuân về. Lạ kì thay, cây nào lá cũng rụng lá, riêng chỉ có loài tre và cây bông hôi hoa trắng là lá xanh tốt nhất. Người dân quê tôi truyền lại rằng “Nếu lá tre xanh mãi trên cành mà hoa tre nở thì năm đấy mùa đông kéo dài và rét đậm, rét hại ghê lắm rồi có thể đã sang xuân nhưng cái rét vẫn căm căm”. Với cây cỏ hôi cũng thế!
Những ngày gió đông về, tôi cảm thấy cảnh vật như buồn và cô đơn hơn những mùa khác trong năm. Đối với chúng tôi, gió đông về không chỉ là mùa buồn tênh mà còn là mùa được khoe áo đẹp dạo phố phường khi có dịp và còn được đắm mình trong sương mù giăng khắp cánh đồng quê mỗi sớm. Và mùa đông lạnh, càng có cơ hội để quây quần.
Bài của Phùng Văn Định
Sửa lần cuối: