Nhà Nếu là nhà: xin hãy thực sự là nhà!

  • Thread starter Thread starter Tình
  • Ngày gửi Ngày gửi

Nhà  Nếu là nhà: xin hãy thực sự là nhà!

T
Tình
  • Thành Viên 21
Nếu là nhà, xin hãy thực sự là nhà!
“Đồ vô dụng!”
“Cút ngay đi!”
“Tại sao mày tao lại sinh ra mày chứ!”
“Đồ sao chổi!”

Những lời xúc phạm, cay nghiệt như thế là từ những người cùng một gia đình có thể nói ra, mắng chửi nhau sao?

Thật sự là như vậy. Có thể đấy. Vì đấy là bạo hành gia đình và nó đã, đang luôn luôn tồn tại trong cuộc sống chúng ta, dưới những mái nhà vốn nên thực sự là nhà!

Xã hội ngày càng phát triển, văn minh, kinh tế ngày một bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế. Cũng vì thế mà con người lại ngày càng chỉ chú trọng vào bề nổi, mặt tốt đẹp của nhau. Và chúng ta đã bỏ quên đi mặt trái của xã hội. Nơi có những điều tội tệ nhất, xấu xa nhất, nhưng lại đáng thương nhất.

Tôi là một nhà báo trẻ, mới vào nghề. Rồi một buổi chiều đông với gió mát nhè nhẹ, trên đường đang thả những bước chân nặng trịch vì áp lực công việc nên tôi đã đi con đường khác để đổi gió, bỗng nhiên từ phía đằng xa vọng đến những tiếng cải nhau dữ dội.

Một người đàn ông bình thường, đang mặc một bộ đồ bình thường có phần tả tơi, dơ dấy với dáng vẻ ngà ngà say, gương mặt dữ dội, cau có tìm đến một sạp bán hàng rong nhỏ của một người phụ nữ trạc 40 tuổi. Ông ta quăng mạnh chai rượu bằng thủy tinh xuống đất.

Choảng.

“Đưa tiền đây!”

Bà ta giật mình, lo sợ mà lập tức ôm lấy hủ tiền ở kế bên mình. Ôm khư khư lấy ngay sau khi ông ta dứt lời. Như một thói quen vậy.

“Tiền gì? Tiền gì mà đưa cho ông?”

“Mày đừng có mà láo. Đưa đây mau lên!”

Ông ta mạnh mẽ lao đến giựt lấy hủ tiền ấy. Chát một cái. Ông ấy đánh bà ta rồi. Một cái tát mạnh đến nỗi tôi đừng đằng xa cũng phải hốt hoảng về độ lớn của âm thanh đôi tay gân guốc ấy chạm đến gương mặt người phụ nữ kia.

“Đừng. Đừng mà! Đấy là tiền đóng học phí cho con tôi! Ông không được quyền lấy!”

Người phụ nữ ấy liền ôm lấy chân ông ta, níu kéo, khóc lóc.. Bởi có lẽ, kỳ này học phí của người con nhỏ kia không thể lo được rồi..

“Mày có chắc nó là con tao hay không? Thứ đàn bà như mày được tao lấy là phúc phận ba đời rồi còn đòi hỏi tao phải lo lắng cho tứ tạp chủng đó à?”

Tạp chủng?

Câu từ như cứa vào tai tôi, có chút buồn vương hơi quen thuộc..

Ông ta vung chân mạnh một cái, người phụ nữ ấy ngã lăn vào đống đồ được bày biện gọn gang để buôn bán. Hai mắt giận dữ nhìn người phụ nữ ngã lăn ra ấy rồi ngoảnh mặt đi, hả hê với hủ tiền trên tay mình.

Trên đống đồ nát, mọi thứ đã vỡ tan rồi! Vỡ hết rồi!

Mọi người xung quanh thấy thế cũng chạy lại can ngăn, nếu chẳng may ông ta lại nổi điên thì người phụ nữ này chắc sẽ toi mạng mất. Bà ta khó khăn ngồi dậy, ôm mặt khóc lóc. Dáng người lam lũ, tất bậc nắng mưa hiện lên rất rõ trên người bà ta: gầy gò, xanh xao.

Rồi đột nhiên, một đứa trẻ khoảng 3-4 tuổi chạy lại ôm lấy người phụ nữ ấy khóc toáng lên.

“Mẹ..hic..mẹ..mẹ đau..”

Tiếng nấc từng đoạn của một đứa trẻ non nớt thật khiến người khác phải đau lòng. Đôi bàn tay nhỏ nhắn nhẹ nhàng lau đi những giọt nước mắt đau đớn, những giọt nước mắt cay nghiệt trên gương mặt mẹ mình. Hai mẹ con họ ôm lấy nhau, tự vỗ về nhau..

Có lẽ, đấy là một gia đình. Nhưng là một gia đình không hoàn thiện.

Tối hôm đó.

Sau khi về đến nhà, tôi đã chẳng thể nào toàn tâm suy nghĩ để viết cho xong bài báo của mình trong khi ngày mai đã là hạn chót. Hình ảnh hai người mẹ con đấy cứ hiện lên trong đầu tôi với đầy những tiếng khóc tỉ tê luân phiên vọng đi vọng lại. Thật ám ảnh. Ám ảnh như nó đã từng xảy ra với tôi vậy.

“Hay là..” Bỗng nhiên tôi có một suy nghĩ đột phá: tôi bỏ phăng bài báo đang viết dở dang của mình sang một bên để viết về hai mẹ con họ. Một bài báo mới với tiêu đề: “Đau thương bên lề đường”. Bằng tất cả những gì tôi đã chứng kiến, tôi đã có thể viết thành một bài báo nhỏ chỉ trong một buổi tối. Thật đáng ngạc nhiên.

Ấy vậy mà bài báo ấy được duyệt qua rất nhanh chóng và đã trở thành tin tức có lượt nhấp chuột cũng như lượt xem hot nhất tuần. Đối với một người mới như tôi thì đó như một món quà của cuộc sống, một thứ bất ngờ lớn đáng chúc mừng. Nhưng trong lòng tôi vẫn tồn tại một cái gì đó rất lạ. Một thứ gì đó rất day dứt..

Cầm tiền thưởng của kỳ báo này trên tay, tôi không khỏi vui mừng vì tiền nhà tháng này, tiền ăn, tiền điện, tiền nước đều không cần phải lo nữa rồi. Nhưng tôi chợt bâng khuâng: “Thế học phí của đứa trẻ kia có ổn không?”.

Ngày hôm sau, sau khi tan làm tôi cố gắng nhanh chóng nhất chạy đến con đường đó để tìm cái sạp hàng nhỏ kia. Nhưng họ dọn đi rồi. Tôi hụt hẫng tìm những người gần đó để hỏi thăm thì chẳng ai biết cả. Người ta nói, bà ta chỉ mới đến đây khoảng vài tuần, và hình như là để trốn chạy.

Thật tàn nhẫn. Nghe đến đấy trái tim tôi rất khó chịu. Vì gì ư? Chắc là do lương tâm. Hay là, vì đồng cảm?

Những ngày sau đó, tôi liên tục, điên cuồng theo đuổi các chủ đề, đề tài, những bài báo viết về bạo lực, bạo hành gia đình trong cuộc sống. Thật khó có thể tin, vấn đề muôn thuở từ nhiều thế hệ báo giấy, báo màu cho đến báo điện tử như hiện nay lại chính là nó: bạo hành gia đình. Nhưng lạ ở chỗ, những bài viết về vấn đề này không nhiều như những bài quảng cáo, pr, viết về những thứ kinh tế xa hoa, xa xỉ. Nếu có, cũng chỉ là người ta đặt ra rồi tự giải quyết lấy, chưa thực sự có hướng giải quyết.

Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Đáng chú ý nhất là bạo hành về thể xác, tinh thần. Nó đã tồn tại từ rất rất rất lâu về trước. Và số liệu thống kê về vấn đề này rất nhiều, nhiều đến nỗi ngỡ ngàng. Đầu tiên là về bạo hành thể xác: nạn nhân chủ yếu của bạo hành thể xác là phụ nữ, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con số này tính trung bình trên toàn thế giới là 38%. Về bạo hành tinh thần: con số chung cho tỷ lệ bị bạo lực tinh thần đối với phụ nữ do chồng gây ra tại Việt Nam là 53,6% trong cuộc đời, trong đó nông thôn cao hơn thành thị (56,2% so với 47,2%).

Hoàn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, thường là khi người nam say rượu, nhưng rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những vướng mắc vốn tồn tại từ trước. Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, người chồng không có việc làm… Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giàu có hay được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hòa thuận.

Tôi dường như trở nên bàng hoàng với mớ thông tin trước mắt mình. Ngỡ ngàng có, tiếc nuối có, day dứt có. Một vấn đề như thế tại sao tôi lại có thể không để tâm đến chứ? Đặc biệt là với một đứa trẻ mồ côi như tôi.. Từ sau khi có thể tự lập, tôi dường như đã bị sự xô bồ của cuộc sống thành thị mà quên đi quá khứ, tuổi thơ của chính mình. Đáng trách!

Ngay lúc này đây, những hình ảnh tuổi thơ của tôi như một thước phim cũ chạy mãi chạy mãi trong đầu tôi. Lúc ấy tôi mới 10 tuổi..

“Mày cút đi!”

“Đồ vô dụng!”

“Tại sao tao lại có đứa con như mày chứ!”

Từng câu từng từ của một người đàn ông lớn, dữ tợn quát vào mặt một đứa trẻ 10 tuổi. Đáy mắt không chút thương tiếc. Tay không ngừng quất chiếc roi vào người nó, chỉ vì nó không được đứng đầu trong kỳ thi học kỳ.

Áp lực học hành cứ thế đè nặng lên vai nó.

Ấy vậy mà nó không khóc. Nó yên lặng nhìn ông ta, mặc kệ từng đòn roi cứ giáng lên người nó. Bởi dường như nó biết, nó có khóc ông ta cũng không ngừng. Vì nó hiểu mà. Ông ta đánh nó không phải chỉ vì nó học không bằng người ta, mà còn vì áp lực cuộc sống.

Ông ta là cha tôi đó, còn “nó” ấy cũng chính là tôi này. Khi ấy, gia đình tôi khá khó khăn, mẹ tôi qua đời ngay sau khi sinh tôi ra, vì bà khó sinh. Đối với cha tôi thì việc đấy như địa ngục vậy, dần dần ông trở nên mất kiểm soát với những cơn thịnh nộ của mình. Ông hận tôi. Vì tôi mà vợ ông mất. Sau đó, ông quẳng tôi cho nhà ngoại một thời gian. Suốt khoảng ngày ấy, ông rượu chè, cờ bạc, sa sút đến tận cùng. Cứ thế là dường như ngày qua ngày, ông ấy càng trở nên hung tợn, dữ dội.

Đến năm 8 tuổi, ngoại tôi qua đời, nên ông ấy đã rước tôi về ở cùng. Và đương nhiên, ông hoàn toàn không muốn. Cứ như vậy mà ngày tháng của tôi trôi qua rất nhanh chóng. Sáng đến tôi đi học, tôi cũng rất cảm thấy may mắn vì ít nhất ông ấy còn cho tôi ăn học. Chiều về đến nhà thì ngày như ngày, ông ấy xay xỉn, đánh đập tôi như một thói quen. Khoảng thời gian đầu tôi cảm thấy rất ấm ức. Tại sao cha không thương tôi? Đây là nhà mà, đây thật sự là nhà mà, có phải không?

Tôi đã từng rất ghét ông ấy, nhưng dần cũng thôi. Vì ông là cha tôi mà. Tôi đâu thể ghét ông được. Vẫn nhớ những lần ông ấy tỉnh táo, cùng tôi ăn xong bữa ăn tối một cách êm đềm. Đối với tôi khi ấy, đó là hạnh phúc, một hạnh phúc lớn của một gia đình thực sự. Và cũng là một hạnh phúc hiếm hoi. Tôi rất ngưỡng mộ những bạn đồng trang lứa. Ở cái tuổi hoa học trò đáng yêu ấy, có người đưa đi học, có người đón về là một ân huệ rất lớn, ít nhất là với tôi. Họ có cha, có mẹ, có tình yêu thương, có tiếng cười nơi mái ấm gia đình, tôi thì không. Tôi chỉ có một mái nhà, một mái nhà nhưng chẳng phải là nhà..

Ngày này qua tháng nọ, thời gian trôi đi nhanh chóng, tôi cũng dưỡng như đã thôi khóc vì những trận đòn kia rồi. Giấc mơ về một gia đình thực thụ luôn nung nấu trong tim tôi, như một ngọn lửa giữ lấy tâm hồn tôi trước khi nó rơi vào bế tắc. Nhưng cho đến một ngày..

Cha tôi qua đời vì tai nạn giao thông.

Bị nhà nội đùn đẩy trách nhiệm.

“Tao không nuôi nó đâu! Thứ xui xẻo.”

“Thế tao phải nuôi cái đồ xui xẻo này à? Cái quài gì vậy?”

“Tao mặc kệ. Tao không nuôi nó! Vì nó mà cha mẹ nó mới chết cả rồi mày không thấy sao?”

Từng lời, từng câu, từng người của cái gia đình này, họ là anh chị, cô dì chú bác ruột thịt của tôi đấy.

Cứ như vậy tôi trở thành trẻ mồ côi.

Cuộc đời tôi là vậy đấy. Cho đến tận bây giờ tôi cũng không thể hiểu tại sao mình lại có thể quên đi tuổi thơ của bản thân nữa. Hoặc có thể xem như, là tôi muốn lãng tránh nó vậy..

Nghĩ đến đấy thôi, nước mắt tôi lăn dài. Tôi tự cảm thấy thương chính mình, co người lại, tự ôm lấy bản thân.

Giá như tôi có một gia đình, một gia đình thực sự..

Giá như cậu bé kia, có thể may mắn hơn một chút..

Xin đừng như tôi!

Cuộc đời này thật tàn nhẫn quá. Bạo hành gia đình tại sao lại tồn tại kia chứ! Nó không xứng để tồn tại trên cuộc đời này! Hoàn toàn không. Nhưng dường như nó đã xuất hiện từ lâu rồi và nó còn ăn sâu vào cả nghệ thuật, rất nhiều những tác phẩm đã phản ánh.
5688

Như đây, một bức tranh trích từ bộ Les cent proverbes của JJ Grandville với tiêu đề "Qui aime bien châtie bien" (Ai yêu giỏi thì phạt giỏi), cho thấy một người đàn ông đánh con của mình, người còn lại thì đang hành hạ vợ.

Một bức tranh mang âm hưởng đau thương.

Chính vì thế mà giá trị của một gia đình luôn là một vấn đề được đề cao, nó đáng được chú trọng. Vì gia đình là nhà, nhà là nơi để trở về. Không nhất thiết phải xa hoa, lộng lẫy, giàu có, chỉ cần ở đó có yêu thương.

Bản thân tôi ngay từ nhỏ đã trải qua những trận đòn roi ấy, những lời nói chì chiết một tâm hồn nhỏ, tôi cảm nhận được rất rõ nỗi đau mà bạo hành gia đình mang lại trên cuộc đời này. Tuổi thơ tôi cứ thế mà nhuốm một màu đau thương..
Không! Tôi không muốn tiếp diễn cái hoàn cảnh này ở bất kỳ mảnh đời nào nữa!

Nhà là nơi để trở về. Nhà là nơi bình yên. Nhà không nên có bạo hành gia đình. Và bạo hành gia đình không nên tồn tại. Nó cần phải xóa bỏ. Ngay lập tức!

Tôi liền đưa hết những việc liên quan đến bạo lực gia đình viết thành một bài báo lớn với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ nhoi vào công cuộc xóa bỏ bạo lực gia đình. Chắt lọc những điều xấu xa nhất, tội tệ nhất mà đưa nó ra trước ánh sáng. Đây vốn là một điều nhà báo nên làm! Và nó đã trở thành tác phẩm lớn để tôi đoạn được giải thưởng nhà báo xuất sắc năm 20xx. Thật ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Và hơn hết, xin hãy hiểu: nhà là nơi để trở về, là điểm tựa, là nơi để ta tìm về bình yên sau những sóng gió cuộc đời, là nơi không ai bị bỏ rơi, nơi mà mọi người trong gia đình đều luôn được yêu thương, che chở. Hãy giữ lấy ngôi nhà của chính mình.
Nếu là nhà, xin hãy thực sự là nhà.
-------
Mọi thông tin về vấn đề chứng minh ý kiến (bao gồm cả hình ảnh) đều được tìm hiểu, chọn lọc ở: vi.wikipedia.org
 
1K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.