Đã mấy tuần rồi, Hùng không về nhà. Mỗi lần đi qua chợ, chị Liên lại nghe người ta kháo nhau rằng: Thằng Hùng có vợ bé rồi, không về nhà nữa đâu. Đằng khác, người ta lại nói thêm: Hôm trước, tao còn thấy chúng nó dắt nhau vào khách sạn nữa cơ. Nghe xong, chị chỉ biết cúi mặt mà đi về. Bao nhiêu năm sống trong nước mắt, lại thêm cái chuyện này nữa, nhiều lúc chị cũng muốn bỏ quạc lão chồng đi. Nhưng còn con chị? Chúng nó không thể lớn lên mà không có bố bên cạnh. Đã không cho con được một cuộc sống sung túc, chí ít chị cũng mong hai đứa được sống trong một gia đình nguyên vẹn và có đủ cả bố lẫn mẹ. Ấy vậy mà ngay cả điều giản đơn này, chị cũng không làm được.
- Bố đi đâu rồi hả mẹ?
Đêm đêm, thằng Nam nằm bên cạnh mẹ đều hỏi hoài một câu. Không biết trả lời thế nào, chị Liên chỉ đành ôm con vỗ về:
- Bố đi làm ăn xa, vài ngày nữa sẽ về với con. Khi bố về, bố sẽ mua bánh cho Nam ăn. Nam có thích không?
- Dạ thích – thằng bé nhoẻn miệng cười, đôi mắt híp lại.
Chị ru con vào giấc ngủ bằng câu nói quen thuộc:
- Vậy Nam mau ngủ đi. Ngủ sớm thì bố mới về với con được.
Chính chị Liên cũng không tin vào những lời mình nói. Trước mặt con trẻ, chị chỉ có thể lấp liếm được một hai lần. Đến lần thứ ba, thằng bé tuyệt nhiên sẽ không còn tin lời mẹ nó nữa. Vì vậy, đêm qua nó mới khóc rống lên. Căn nhà yên lặng bỗng vang vọng tiếng khóc của trẻ con, dỗ hoài không dứt. Mà đêm rồi, chị lại không nở lấy roi ra dọa nó. Trẻ con nhát cáy, sợ sệt thì đâm ra không ngủ được. Thành thử, chị chỉ có thể đợi cho thằng bé khóc mệt rồi lăn ra ngủ.
Vì con, chị quyết tâm làm liều.
Sau khi chạy ngược chạy xuôi để tìm hiểu, cuối cùng chị Liên cũng đến được nhà cô ta. Trước khi đi, trong chị hừng hực khí thế. Vậy mà đến nơi, chị lại thành ra do dự. Bởi nếu lỡ có Hùng ở đây, hắn sẽ đánh cho chị lên bờ xuống ruộng. Lúc quay lưng định bỏ đi, khuôn mặt mếu máo của thằng Nam lại hiện lên trước mắt chị. Vì thế, chị quay lại vị trí cũ, ngoa ngoắt, tớn môi lên mà kêu:
- Con Thảo đâu? Mau ra đây cho bà!
Sau cánh cửa gỗ, Thảo đang ngồi duỗi chân trên ghế, vừa xem tivi vừa cắn hạt dưa. Nghe tiếng gọi chanh chua từ bên ngoài lọt vào, Thảo mới phủi tay đứng dậy đi ra.
Vừa chạm mặt, Thảo liền khoanh tay cười khẩy:
- Là chị à?
Dù không nói chuyện với nhau lần nào nhưng Thảo biết chị. Đã cướp chồng người khác mà không biết một chút gì thì thật là sơ sót. Cũng bởi vì chị Liên hiền nên cô ta chẳng hề nể nang, coi chị như hạt bụi, không đáng để bận tâm.
- Là tôi thì sao?
- Không sao! Có gì nói đi, tôi dỏng tai lên nghe đây!
Tựa mình vào tấm cửa, Thảo đưa mắt nhìn chị Liên một lượt từ trên xuống dưới. Ngoài mái tóc đen dài là coi được, bộ dạng của chị lúc này là một người đàn bà thô kệch hẳn hoi. Quần áo thì luộm thuộm, da dẻ thì đen đúa, móng chân móng tay thì cụt lủn. Đã thế chị còn mang theo đôi dép lào dính đầy bùn đất. Thật chẳng ra làm sao! Người như vậy, gã đàn ông nào mà chẳng chán.
- Cái loại đàn bà không biết xấu hổ? Đã giựt chồng người ta còn ra vẻ tự hào lắm. Người như mày có đem ra bắn bỏ cũng không hả dạ.
Dồn nén bao lâu, chị Liên được nước liền vênh mặt lên chửi. Nếu hôm nay không dạy cho cô ta một bài học, cô ta sẽ chẳng thấy khó mà buông. Vậy mà ở đời lại có kẻ chẳng cần đến cái danh dự ấy. Thế có điên không chứ!
- Tôi cũng không thiếu thốn đến mức phải đi tranh giành với chị. Chỉ là… nếu anh ấy đã thích tôi thì tôi cũng không còn cách nào khác. Có trách thì trách chị vô dụng, không có khả năng giữ chồng.
Dáng vẻ đắc ý của Thảo sao mà đáng ghét thế! Nhìn cô ta, chị lại càng thêm tức tối, lửa giận bốc lên ngùn ngụt.
- Đúng là cái đồ mặt dày!
Chị Liên ấm ức. Ức đến nỗi muốn lao vào cho cô ta một trận. Từ chỗ chị đến chỗ cô ta còn cách cả một cái hàng rào. Và đương nhiên, chủ nhà không mở thì đi vào thế nào được. Cứ thế, chị Liên ở bên ngoài nói vô, Thảo ở trong lại nói ra. Cuộc đôi co giữa hai người phụ nữ nhanh chóng thu hút sự tò mò của hàng xóm láng giềng. Họ đi theo tiếng gọi của âm thanh, cứ thế mà hướng tầm mắt về một chỗ. Sau khi lời qua tiếng lại chán chê, Thảo ngoảnh mặt đi vào, mặc cho tiếng chửi của chị cứ rầm rập xô vào lớp ván cũ.
Và khi sự việc xong xuôi, chị lại thấp thỏm, lo âu.
Ở bên kia chân đồi, những tia nắng vàng chói chang, oi bức của ngày hè dần yếu ớt rồi biến mất. Bao trùm lên cảnh vật giờ đây là bóng chiều lảng bảng ánh hoàng hôn*. Bầu trời không còn trong xanh nữa, thay vào đó, màu đen đang từ từ kéo tới.
Trước khoảng sân, ráng chiều đỏ ối phía chân trời phản chiếu óng ánh trên gương mặt hai đứa trẻ. Chúng dí nhau chạy vòng quanh, tiếng cười đùa không ngớt. Thỉnh thoảng, đứa bé lại hét lên một tiếng. Và cách đó không xa, mẹ chúng đang cặm cụi tưới rau trên mảnh đất nhỏ. Nghe tiếng í ới, chị Liên quay lại bảo:
- Hai chị em mau đi tắm rồi ăn cơm!
- Dạ!
Cô bé ngoan ngoãn đáp lời rồi quay sang em nói:
- Đi với chị nào!
Thằng bé phụng phịu không chịu đi. Nó lăn ra, chân đạp loạn xạ trên mặt đất.
- Em muốn chơi nữa! Em muốn chơi nữa…
Và thằng bé bắt đầu ăn vạ theo thói quen. Thấy thế, Hạnh khoặm mặt, lườm em.
- Không được! Có tin chị mách mẹ không?
Lúc này, thằng bé bắt đầu khóc tu tu trước lời dọa nạt của chị nó. Tiếng khóc vọng lại bên tai, chị Liên liền hăm dọa:
- Muốn đi tắm hay là ăn roi?
Mẹ nó đứng đó, đặt cái oa xuống đất rồi lăm lăm cây roi trên tay. Nam thấy thế liền im bặt. Thằng bé cảm nhận được nguy hiểm đang đến gần nên vội vã đứng dậy, lẽo đẽo đi theo sau lưng chị.
Hóa ra, thằng bé cũng biết sợ. Nó sợ lắm! Sợ mỗi lần người ta vung roi lên là đau thương tràn lan trên thân thể. Nó thấy bố nó cũng cầm roi quất mẹ nó. Vì thế, Nam sinh ra mẫn cảm với đòn roi.
Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, thay vì đi chợ, chị Liên tự mua hạt về trồng, chẳng mấy chốc mà có ăn. Sau lưng chị, ngôi nhà lụp xụp như sắp đổ xuống vẫn còn gồng mình chịu sức nặng của mái tôn. Và khi tiết trời thay đổi, căn nhà cũng thay đổi theo. Gió đến, nhà xiêu vẹo. Nắng chiếu, hơi nóng phả vào như sống trong lò lửa. Mưa xuống, khí lạnh tràn lan khiến tụi nhỏ run lên cầm cập. Mỗi khi ngước mắt nhìn lên căn nhà, chị Liên lại buông tiếng thở dài.
Nhà nghèo, chị Liên đi lấy chồng từ sớm. Bố mẹ gắng gượng tìm cho chị một tấm chồng để gả đi. Mai sau, lỡ ông bà có nhắm mắt xuôi tay, chị còn có nơi nương tựa. Thoắt cái đã mười năm trôi qua, chị bây giờ là mẹ của hai đứa con.
Cứ tưởng tìm được một tấm chồng tốt, chị Liên có thể yên ổn mà sống qua ngày. Nhưng không! Kể từ khi lấy Hùng, cuộc đời chị là những chuỗi ngày đau thương. Mới đầu nhà còn khấm khá, vợ chồng vui vẻ sống với nhau. Đến khi làm ăn thất bại, Hùng đâm ra chán nản rồi vùi mình trong men say. Từ một người chỉ làm nội trợ, không tiếp xúc nhiều với xã hội, chị phải đến từng nhà để hỏi việc làm. Hai bàn tay lo việc bếp núc giờ đây phải cầm cuốc, cầm xẻng.
Bình thường thì không sao, cứ uống rượu vào là hắn lại lôi chị ra để trút giận. Cái nghèo bủa vây, con người ta sinh ra cáu bẳn. Mà một khi đã bức bối thì không thể ngồi yên, Hùng lại động tay động chân. Vì thế mà mấy năm nay, chị phải chịu biết bao nhiêu vất vả. Tùy tiện vạch một miếng áo trên người chị, vết thương liền lộ ra trước mắt. Mấy vết sẹo ấy cứ ngày ngày chồng chất lên nhau, đến nỗi ngay cả bản thân chị cũng không phân biệt được cái nào có trước, cái nào có sau.
Không nằm ngoài dự đoán, kẻ vắng mặt bấy lâu lại tìm đường mò về. Bằng chứng là tiếng lạch cạch của chiếc xe máy cũ. Âm thanh quen thuộc truyền đến bên tai, chị vội vã chạy ra, Hùng đã ở ngay trước mặt. Hắn vứt xe nằm bên lề đường rồi xồng xộc chạy tới.
Trước hiên nhà, gã đàn ông đang nắm trong tay đuôi tóc của vợ mình. Bị khống chế, chị Liên mất đà rồi ngã xuống đất. Và hắn - trong cơn say sướt mướt, nhìn chị với đôi mắt vằn lên tia đỏ, kéo chị lê một đoạn dài trên nền đất đầy sỏi đá.
- Mày tới đây!
Dưới gốc cây mít, hắn hùng hổ như một con thú đói mồi. Hắn vừa ngấu nghiến, vừa đánh, thở hồng hộc, tiếng thét của chị Liên vang lên làm xáo động của một xóm làng. Tuy vậy, chẳng ai muốn đứng ra mà ngăn cản. Vả lại, đây đâu phải ngày một ngày hai thằng Hùng đánh con Liên. Cái sự ấy, người ta đã quen rồi, chẳng thiết tha với việc làm người tốt lên tiếng bênh vực kẻ yếu.
Nghe tiếng thét của mẹ, hai đứa con chạy ra. Đứng dưới mái hiên, chúng khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh cả vào cổ họng.
- Mẹ ơi… Mẹ… Mẹ ơi!
Tiếng khóc ấy không được ai đáp lời, cứ thế mà trôi vào trong đêm đen. Bố nó, cứ hết lần này đến lần khác, đè mẹ nó ra mà trút giận. Trong mắt hắn, nước mắt của con cái không thể lay động trái tim sắt đá kia. Trải qua bao nhiêu phong ba bão táp, con người ta trở nên chai sạn với cảm xúc. Hắn có biết đau là gì, có biết xót xa là gì. Nghĩ lại cảnh tượng vợ hắn làm hắn nhuốc nhơ với làng với xóm, hắn không sao kìm lòng được. Giờ hắn về rồi đây, hắn sẽ đánh cho vợ hắn kỳ chết mới thôi.
Kế bên nhà, một người hàng xóm thấy vậy liền nói vọng sang.
- Anh Hùng! Có chuyện gì thì từ từ nói.
Mặc người ta khuyên bảo, hắn cứ cặm cụi trút giận lên tấm thân nhỏ bé đầy vết thương kia. Trên mặt đất, chị quằn quại, chị rên rỉ, chị nhăn nhó chẳng khác nào một con chó sắp chết đang giãy dụa hòng thoát khỏi kết cục định sẵn.
Trước cảnh tượng tàn nhẫn ấy, người hàng xóm toan bước tới để ngăn cản. Trong mắt hai đứa trẻ, một tia hy vọng đang dần được thắp lên, tiếng khóc cũng theo đó mà vơi dần. Chúng nắm chặt tay nhau, cùng nhìn về một hướng. Nhưng hỡi ôi! Cuộc sống khắc khổ ấy vẫn còn muốn cướp đi tia hy vọng cuối cùng đó. Một âm thanh lanh lảnh khác đã vội vã cản bước chân của vị cứu tinh kia.
- Tuấn! Đi vào nhà! - Sau cánh cửa khép hờ, bà Lý nói vọng ra, gương mặt đanh lại.
- Nhưng mà…
Còn chưa nói hết câu, Tuấn đã bị cái trợn mắt của mẹ làm cho nhụt chí. Cái ý định cao cả vừa mới xuất hiện đã lủi thủi chạy trốn vào trong xó bếp. Tuấn đi vào, cánh cửa lập tức đóng sầm lại. Cái âm thanh ken két của tiếng cửa kêu ấy lạnh đến gai người. Tia hy vọng mỏng manh đã mất đi mà cớ sao con Hạnh cứ nhìn mãi về phía ấy. Nó đang mong chờ sự cứu rỗi hay nhớ mãi sự lạnh lùng, vô cảm của một con người. Rồi thực tại cắt ngang dòng suy nghĩ, kéo con Hạnh trở lại với tiếng khóc tang thương của mẹ.
- Mẹ! Mẹ ơi!
Nhìn cây roi đánh vun vút vào lớp áo mỏng manh của mẹ, hai đứa trẻ lại thay phiên nhau khóc. Tiếng khóc xé toạc màn đêm, đâm thẳng vào lỗ tai. Trên mặt đất lạnh lẽo, chị chẳng còn phản kháng được nữa, nằm bất động dưới chân của gã đàn ông kia. Rồi hắn lừ mắt nhìn trừng trừng vào hai đứa con như bắt gặp con mồi khác. Thấy vậy, chị gom chút hơi tàn mà hét lớn:
- Hạnh! Mau… Mau đưa em vào nhà đi con!
Gió bắt đầu ùa đến, lá cây kêu xào xạc. Hiểu ra dụng ý trong lời mẹ nói, Hạnh run lập cập dắt em đi vào nhà nhưng vẫn nhìn ra chỗ mẹ nó nằm. Thế là hắn điên lên đá mạnh vào người chị rồi chửi thề:
- Mẹ kiếp!
Sau trận đòn hả hê, hắn loạng choạng bỏ đi. Trên mặt đất, chị Liên ôm người nằm co ro, máu gớm cả người, cả thân thể đau rát. Rồi cơn mưa ập đến, vết máu theo đó mà tan ra, dậy lên cái mùi tanh của chất dịch đỏ.
Bố đi rồi, con Hạnh mới lao ra khỏi hiên để chạy tới bên mẹ nó. Nó chạm vào, chị Liên lại rít lên đau đớn.
- Mẹ! Mẹ có sao không mẹ?
Mặc nó vừa khóc vừa hỏi, chị đã không còn sức để đáp lại. Gắng gượng lắm, con Hạnh mới dìu được mẹ nó đi vào bên trong.
Đêm đó, thằng Nam mệt lã đi liền ngủ luôn trên ghế. Hạnh không ngủ, nó chăm sóc cho người mẹ đang co ro dưới lớp chăn mỏng.
Đến giữa đêm, bố nó lại quay về sinh sự một lần nữa. Sợ đánh chết người, hắn quay sang đập phá đồ đạc trong nhà. Tiếng mảnh vỡ thay nhau rót vào bên tai, con Hạnh thu mình trong căn phòng nhỏ khóc nức nở. Nó đưa tay lên cắn chặt, ngăn không cho tiếng khóc bật ra khỏi cổ họng.
Một mình trong căn phòng tối om như mực, nước mắt nó chảy ròng ròng trên má. Ngày nào cũng thế, mỗi lần bố nó xuất hiện, con Hạnh lại phập phồng lo sợ. Bởi ít phút nữa, bố nó sẽ lấy roi mà đánh mẹ nó, đánh cho đến khi mẹ nó nằm dài trên mặt đất mới thôi. Cảnh tượng ấy, nó đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần. Và lần nào cũng thế, nó chỉ có thể đứng nhìn. Rồi nó nhớ lại khi nó còn đi học, nó nhìn thấy bạn bè được bố đưa đi đón về, được mua kem, mua bánh. Cái hạnh phúc ấy nó đã ao ước từ lâu nhưng chẳng thể có được. Giá như ông trời cho nó được lựa chọn, nó sẽ đánh đổi tất cả chỉ để xin một gia đình hạnh phúc. Khi đó, cả nhà sẽ vui vẻ cùng nhau ăn một bữa cơm ấm cúng dưới trời mưa rét buốt. Và khi tiếng xoong chảo im lặng, tiếng xe xa dần, con Hạnh rón rén đi xuống bếp. Trong màn đêm u tối, nó quờ quạng lấy thứ gì đó rồi lén giấu vào trong túi quần.
Sáng sớm hôm sau, chị Liên đã lò mò dậy được nhưng bước đi hãy còn tập tễnh. Nhìn đống chén dĩa vỡ vụn trên nền nhà, chị chỉ muốn bật khóc. Nhưng bây giờ làm gì khóc được nữa, bao nhiêu nước mắt đã rơi xuống trong trận đòn chồng tối qua. Nhìn qua ô cửa sổ, mặt trời đã nhô lên. Những tia sáng đầu tiên chọc thủng tấm màn sương, rồi xé toạc mãi ra. Ánh sáng tràn đi. Trong khoảnh khắc, trở nên quang hẳn…
- Hạnh ơi! Nam ơi!
Chị Liên lê bước chân nặng nhọc đi tìm hai đứa con. Thằng Nam thì ngủ vùi trên ghế, còn con Hạnh đâu? Chẳng mấy chốc, chị đã tìm ra con Hạnh. Và bên cạnh chỗ nó nằm, máu đã đông lại thành một vũng.
Đúng rồi! Đêm qua con Hạnh đã tự cắt cổ tay để giải thoát cho chính mình. Có lẽ, khi còn mỗi thằng Nam trên
đời, biết đâu, bố mẹ nó sẽ không cãi nhau nữa.
* Mượn ý của bài thơ “Buổi chiều lữ thứ” – Bà Huyện Thanh Quan.
* Ảnh sưu tầm
- Bố đi đâu rồi hả mẹ?
Đêm đêm, thằng Nam nằm bên cạnh mẹ đều hỏi hoài một câu. Không biết trả lời thế nào, chị Liên chỉ đành ôm con vỗ về:
- Bố đi làm ăn xa, vài ngày nữa sẽ về với con. Khi bố về, bố sẽ mua bánh cho Nam ăn. Nam có thích không?
- Dạ thích – thằng bé nhoẻn miệng cười, đôi mắt híp lại.
Chị ru con vào giấc ngủ bằng câu nói quen thuộc:
- Vậy Nam mau ngủ đi. Ngủ sớm thì bố mới về với con được.
Chính chị Liên cũng không tin vào những lời mình nói. Trước mặt con trẻ, chị chỉ có thể lấp liếm được một hai lần. Đến lần thứ ba, thằng bé tuyệt nhiên sẽ không còn tin lời mẹ nó nữa. Vì vậy, đêm qua nó mới khóc rống lên. Căn nhà yên lặng bỗng vang vọng tiếng khóc của trẻ con, dỗ hoài không dứt. Mà đêm rồi, chị lại không nở lấy roi ra dọa nó. Trẻ con nhát cáy, sợ sệt thì đâm ra không ngủ được. Thành thử, chị chỉ có thể đợi cho thằng bé khóc mệt rồi lăn ra ngủ.
Vì con, chị quyết tâm làm liều.
Sau khi chạy ngược chạy xuôi để tìm hiểu, cuối cùng chị Liên cũng đến được nhà cô ta. Trước khi đi, trong chị hừng hực khí thế. Vậy mà đến nơi, chị lại thành ra do dự. Bởi nếu lỡ có Hùng ở đây, hắn sẽ đánh cho chị lên bờ xuống ruộng. Lúc quay lưng định bỏ đi, khuôn mặt mếu máo của thằng Nam lại hiện lên trước mắt chị. Vì thế, chị quay lại vị trí cũ, ngoa ngoắt, tớn môi lên mà kêu:
- Con Thảo đâu? Mau ra đây cho bà!
Sau cánh cửa gỗ, Thảo đang ngồi duỗi chân trên ghế, vừa xem tivi vừa cắn hạt dưa. Nghe tiếng gọi chanh chua từ bên ngoài lọt vào, Thảo mới phủi tay đứng dậy đi ra.
Vừa chạm mặt, Thảo liền khoanh tay cười khẩy:
- Là chị à?
Dù không nói chuyện với nhau lần nào nhưng Thảo biết chị. Đã cướp chồng người khác mà không biết một chút gì thì thật là sơ sót. Cũng bởi vì chị Liên hiền nên cô ta chẳng hề nể nang, coi chị như hạt bụi, không đáng để bận tâm.
- Là tôi thì sao?
- Không sao! Có gì nói đi, tôi dỏng tai lên nghe đây!
Tựa mình vào tấm cửa, Thảo đưa mắt nhìn chị Liên một lượt từ trên xuống dưới. Ngoài mái tóc đen dài là coi được, bộ dạng của chị lúc này là một người đàn bà thô kệch hẳn hoi. Quần áo thì luộm thuộm, da dẻ thì đen đúa, móng chân móng tay thì cụt lủn. Đã thế chị còn mang theo đôi dép lào dính đầy bùn đất. Thật chẳng ra làm sao! Người như vậy, gã đàn ông nào mà chẳng chán.
- Cái loại đàn bà không biết xấu hổ? Đã giựt chồng người ta còn ra vẻ tự hào lắm. Người như mày có đem ra bắn bỏ cũng không hả dạ.
Dồn nén bao lâu, chị Liên được nước liền vênh mặt lên chửi. Nếu hôm nay không dạy cho cô ta một bài học, cô ta sẽ chẳng thấy khó mà buông. Vậy mà ở đời lại có kẻ chẳng cần đến cái danh dự ấy. Thế có điên không chứ!
- Tôi cũng không thiếu thốn đến mức phải đi tranh giành với chị. Chỉ là… nếu anh ấy đã thích tôi thì tôi cũng không còn cách nào khác. Có trách thì trách chị vô dụng, không có khả năng giữ chồng.
Dáng vẻ đắc ý của Thảo sao mà đáng ghét thế! Nhìn cô ta, chị lại càng thêm tức tối, lửa giận bốc lên ngùn ngụt.
- Đúng là cái đồ mặt dày!
Chị Liên ấm ức. Ức đến nỗi muốn lao vào cho cô ta một trận. Từ chỗ chị đến chỗ cô ta còn cách cả một cái hàng rào. Và đương nhiên, chủ nhà không mở thì đi vào thế nào được. Cứ thế, chị Liên ở bên ngoài nói vô, Thảo ở trong lại nói ra. Cuộc đôi co giữa hai người phụ nữ nhanh chóng thu hút sự tò mò của hàng xóm láng giềng. Họ đi theo tiếng gọi của âm thanh, cứ thế mà hướng tầm mắt về một chỗ. Sau khi lời qua tiếng lại chán chê, Thảo ngoảnh mặt đi vào, mặc cho tiếng chửi của chị cứ rầm rập xô vào lớp ván cũ.
Và khi sự việc xong xuôi, chị lại thấp thỏm, lo âu.
Ở bên kia chân đồi, những tia nắng vàng chói chang, oi bức của ngày hè dần yếu ớt rồi biến mất. Bao trùm lên cảnh vật giờ đây là bóng chiều lảng bảng ánh hoàng hôn*. Bầu trời không còn trong xanh nữa, thay vào đó, màu đen đang từ từ kéo tới.
Trước khoảng sân, ráng chiều đỏ ối phía chân trời phản chiếu óng ánh trên gương mặt hai đứa trẻ. Chúng dí nhau chạy vòng quanh, tiếng cười đùa không ngớt. Thỉnh thoảng, đứa bé lại hét lên một tiếng. Và cách đó không xa, mẹ chúng đang cặm cụi tưới rau trên mảnh đất nhỏ. Nghe tiếng í ới, chị Liên quay lại bảo:
- Hai chị em mau đi tắm rồi ăn cơm!
- Dạ!
Cô bé ngoan ngoãn đáp lời rồi quay sang em nói:
- Đi với chị nào!
Thằng bé phụng phịu không chịu đi. Nó lăn ra, chân đạp loạn xạ trên mặt đất.
- Em muốn chơi nữa! Em muốn chơi nữa…
Và thằng bé bắt đầu ăn vạ theo thói quen. Thấy thế, Hạnh khoặm mặt, lườm em.
- Không được! Có tin chị mách mẹ không?
Lúc này, thằng bé bắt đầu khóc tu tu trước lời dọa nạt của chị nó. Tiếng khóc vọng lại bên tai, chị Liên liền hăm dọa:
- Muốn đi tắm hay là ăn roi?
Mẹ nó đứng đó, đặt cái oa xuống đất rồi lăm lăm cây roi trên tay. Nam thấy thế liền im bặt. Thằng bé cảm nhận được nguy hiểm đang đến gần nên vội vã đứng dậy, lẽo đẽo đi theo sau lưng chị.
Hóa ra, thằng bé cũng biết sợ. Nó sợ lắm! Sợ mỗi lần người ta vung roi lên là đau thương tràn lan trên thân thể. Nó thấy bố nó cũng cầm roi quất mẹ nó. Vì thế, Nam sinh ra mẫn cảm với đòn roi.
Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, thay vì đi chợ, chị Liên tự mua hạt về trồng, chẳng mấy chốc mà có ăn. Sau lưng chị, ngôi nhà lụp xụp như sắp đổ xuống vẫn còn gồng mình chịu sức nặng của mái tôn. Và khi tiết trời thay đổi, căn nhà cũng thay đổi theo. Gió đến, nhà xiêu vẹo. Nắng chiếu, hơi nóng phả vào như sống trong lò lửa. Mưa xuống, khí lạnh tràn lan khiến tụi nhỏ run lên cầm cập. Mỗi khi ngước mắt nhìn lên căn nhà, chị Liên lại buông tiếng thở dài.
Nhà nghèo, chị Liên đi lấy chồng từ sớm. Bố mẹ gắng gượng tìm cho chị một tấm chồng để gả đi. Mai sau, lỡ ông bà có nhắm mắt xuôi tay, chị còn có nơi nương tựa. Thoắt cái đã mười năm trôi qua, chị bây giờ là mẹ của hai đứa con.
Cứ tưởng tìm được một tấm chồng tốt, chị Liên có thể yên ổn mà sống qua ngày. Nhưng không! Kể từ khi lấy Hùng, cuộc đời chị là những chuỗi ngày đau thương. Mới đầu nhà còn khấm khá, vợ chồng vui vẻ sống với nhau. Đến khi làm ăn thất bại, Hùng đâm ra chán nản rồi vùi mình trong men say. Từ một người chỉ làm nội trợ, không tiếp xúc nhiều với xã hội, chị phải đến từng nhà để hỏi việc làm. Hai bàn tay lo việc bếp núc giờ đây phải cầm cuốc, cầm xẻng.
Bình thường thì không sao, cứ uống rượu vào là hắn lại lôi chị ra để trút giận. Cái nghèo bủa vây, con người ta sinh ra cáu bẳn. Mà một khi đã bức bối thì không thể ngồi yên, Hùng lại động tay động chân. Vì thế mà mấy năm nay, chị phải chịu biết bao nhiêu vất vả. Tùy tiện vạch một miếng áo trên người chị, vết thương liền lộ ra trước mắt. Mấy vết sẹo ấy cứ ngày ngày chồng chất lên nhau, đến nỗi ngay cả bản thân chị cũng không phân biệt được cái nào có trước, cái nào có sau.
Không nằm ngoài dự đoán, kẻ vắng mặt bấy lâu lại tìm đường mò về. Bằng chứng là tiếng lạch cạch của chiếc xe máy cũ. Âm thanh quen thuộc truyền đến bên tai, chị vội vã chạy ra, Hùng đã ở ngay trước mặt. Hắn vứt xe nằm bên lề đường rồi xồng xộc chạy tới.
Trước hiên nhà, gã đàn ông đang nắm trong tay đuôi tóc của vợ mình. Bị khống chế, chị Liên mất đà rồi ngã xuống đất. Và hắn - trong cơn say sướt mướt, nhìn chị với đôi mắt vằn lên tia đỏ, kéo chị lê một đoạn dài trên nền đất đầy sỏi đá.
- Mày tới đây!
Dưới gốc cây mít, hắn hùng hổ như một con thú đói mồi. Hắn vừa ngấu nghiến, vừa đánh, thở hồng hộc, tiếng thét của chị Liên vang lên làm xáo động của một xóm làng. Tuy vậy, chẳng ai muốn đứng ra mà ngăn cản. Vả lại, đây đâu phải ngày một ngày hai thằng Hùng đánh con Liên. Cái sự ấy, người ta đã quen rồi, chẳng thiết tha với việc làm người tốt lên tiếng bênh vực kẻ yếu.
Nghe tiếng thét của mẹ, hai đứa con chạy ra. Đứng dưới mái hiên, chúng khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh cả vào cổ họng.
- Mẹ ơi… Mẹ… Mẹ ơi!
Tiếng khóc ấy không được ai đáp lời, cứ thế mà trôi vào trong đêm đen. Bố nó, cứ hết lần này đến lần khác, đè mẹ nó ra mà trút giận. Trong mắt hắn, nước mắt của con cái không thể lay động trái tim sắt đá kia. Trải qua bao nhiêu phong ba bão táp, con người ta trở nên chai sạn với cảm xúc. Hắn có biết đau là gì, có biết xót xa là gì. Nghĩ lại cảnh tượng vợ hắn làm hắn nhuốc nhơ với làng với xóm, hắn không sao kìm lòng được. Giờ hắn về rồi đây, hắn sẽ đánh cho vợ hắn kỳ chết mới thôi.
Kế bên nhà, một người hàng xóm thấy vậy liền nói vọng sang.
- Anh Hùng! Có chuyện gì thì từ từ nói.
Mặc người ta khuyên bảo, hắn cứ cặm cụi trút giận lên tấm thân nhỏ bé đầy vết thương kia. Trên mặt đất, chị quằn quại, chị rên rỉ, chị nhăn nhó chẳng khác nào một con chó sắp chết đang giãy dụa hòng thoát khỏi kết cục định sẵn.
Trước cảnh tượng tàn nhẫn ấy, người hàng xóm toan bước tới để ngăn cản. Trong mắt hai đứa trẻ, một tia hy vọng đang dần được thắp lên, tiếng khóc cũng theo đó mà vơi dần. Chúng nắm chặt tay nhau, cùng nhìn về một hướng. Nhưng hỡi ôi! Cuộc sống khắc khổ ấy vẫn còn muốn cướp đi tia hy vọng cuối cùng đó. Một âm thanh lanh lảnh khác đã vội vã cản bước chân của vị cứu tinh kia.
- Tuấn! Đi vào nhà! - Sau cánh cửa khép hờ, bà Lý nói vọng ra, gương mặt đanh lại.
- Nhưng mà…
Còn chưa nói hết câu, Tuấn đã bị cái trợn mắt của mẹ làm cho nhụt chí. Cái ý định cao cả vừa mới xuất hiện đã lủi thủi chạy trốn vào trong xó bếp. Tuấn đi vào, cánh cửa lập tức đóng sầm lại. Cái âm thanh ken két của tiếng cửa kêu ấy lạnh đến gai người. Tia hy vọng mỏng manh đã mất đi mà cớ sao con Hạnh cứ nhìn mãi về phía ấy. Nó đang mong chờ sự cứu rỗi hay nhớ mãi sự lạnh lùng, vô cảm của một con người. Rồi thực tại cắt ngang dòng suy nghĩ, kéo con Hạnh trở lại với tiếng khóc tang thương của mẹ.
- Mẹ! Mẹ ơi!
Nhìn cây roi đánh vun vút vào lớp áo mỏng manh của mẹ, hai đứa trẻ lại thay phiên nhau khóc. Tiếng khóc xé toạc màn đêm, đâm thẳng vào lỗ tai. Trên mặt đất lạnh lẽo, chị chẳng còn phản kháng được nữa, nằm bất động dưới chân của gã đàn ông kia. Rồi hắn lừ mắt nhìn trừng trừng vào hai đứa con như bắt gặp con mồi khác. Thấy vậy, chị gom chút hơi tàn mà hét lớn:
- Hạnh! Mau… Mau đưa em vào nhà đi con!
Gió bắt đầu ùa đến, lá cây kêu xào xạc. Hiểu ra dụng ý trong lời mẹ nói, Hạnh run lập cập dắt em đi vào nhà nhưng vẫn nhìn ra chỗ mẹ nó nằm. Thế là hắn điên lên đá mạnh vào người chị rồi chửi thề:
- Mẹ kiếp!
Sau trận đòn hả hê, hắn loạng choạng bỏ đi. Trên mặt đất, chị Liên ôm người nằm co ro, máu gớm cả người, cả thân thể đau rát. Rồi cơn mưa ập đến, vết máu theo đó mà tan ra, dậy lên cái mùi tanh của chất dịch đỏ.
Bố đi rồi, con Hạnh mới lao ra khỏi hiên để chạy tới bên mẹ nó. Nó chạm vào, chị Liên lại rít lên đau đớn.
- Mẹ! Mẹ có sao không mẹ?
Mặc nó vừa khóc vừa hỏi, chị đã không còn sức để đáp lại. Gắng gượng lắm, con Hạnh mới dìu được mẹ nó đi vào bên trong.
Đêm đó, thằng Nam mệt lã đi liền ngủ luôn trên ghế. Hạnh không ngủ, nó chăm sóc cho người mẹ đang co ro dưới lớp chăn mỏng.
Đến giữa đêm, bố nó lại quay về sinh sự một lần nữa. Sợ đánh chết người, hắn quay sang đập phá đồ đạc trong nhà. Tiếng mảnh vỡ thay nhau rót vào bên tai, con Hạnh thu mình trong căn phòng nhỏ khóc nức nở. Nó đưa tay lên cắn chặt, ngăn không cho tiếng khóc bật ra khỏi cổ họng.
Một mình trong căn phòng tối om như mực, nước mắt nó chảy ròng ròng trên má. Ngày nào cũng thế, mỗi lần bố nó xuất hiện, con Hạnh lại phập phồng lo sợ. Bởi ít phút nữa, bố nó sẽ lấy roi mà đánh mẹ nó, đánh cho đến khi mẹ nó nằm dài trên mặt đất mới thôi. Cảnh tượng ấy, nó đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần. Và lần nào cũng thế, nó chỉ có thể đứng nhìn. Rồi nó nhớ lại khi nó còn đi học, nó nhìn thấy bạn bè được bố đưa đi đón về, được mua kem, mua bánh. Cái hạnh phúc ấy nó đã ao ước từ lâu nhưng chẳng thể có được. Giá như ông trời cho nó được lựa chọn, nó sẽ đánh đổi tất cả chỉ để xin một gia đình hạnh phúc. Khi đó, cả nhà sẽ vui vẻ cùng nhau ăn một bữa cơm ấm cúng dưới trời mưa rét buốt. Và khi tiếng xoong chảo im lặng, tiếng xe xa dần, con Hạnh rón rén đi xuống bếp. Trong màn đêm u tối, nó quờ quạng lấy thứ gì đó rồi lén giấu vào trong túi quần.
Sáng sớm hôm sau, chị Liên đã lò mò dậy được nhưng bước đi hãy còn tập tễnh. Nhìn đống chén dĩa vỡ vụn trên nền nhà, chị chỉ muốn bật khóc. Nhưng bây giờ làm gì khóc được nữa, bao nhiêu nước mắt đã rơi xuống trong trận đòn chồng tối qua. Nhìn qua ô cửa sổ, mặt trời đã nhô lên. Những tia sáng đầu tiên chọc thủng tấm màn sương, rồi xé toạc mãi ra. Ánh sáng tràn đi. Trong khoảnh khắc, trở nên quang hẳn…
- Hạnh ơi! Nam ơi!
Chị Liên lê bước chân nặng nhọc đi tìm hai đứa con. Thằng Nam thì ngủ vùi trên ghế, còn con Hạnh đâu? Chẳng mấy chốc, chị đã tìm ra con Hạnh. Và bên cạnh chỗ nó nằm, máu đã đông lại thành một vũng.
Đúng rồi! Đêm qua con Hạnh đã tự cắt cổ tay để giải thoát cho chính mình. Có lẽ, khi còn mỗi thằng Nam trên
đời, biết đâu, bố mẹ nó sẽ không cãi nhau nữa.
* Mượn ý của bài thơ “Buổi chiều lữ thứ” – Bà Huyện Thanh Quan.
* Ảnh sưu tầm
Tác giả: Trần Hàn
Bài dự thi viết chủ đề Nhà 2021
Bài dự thi viết chủ đề Nhà 2021
Sửa lần cuối: