Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ học là gì? Mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết và lời nói, ứng dụng ngôn ngữ học trong cuộc sống...tất cả sẽ được đề cập tới trong bài viết này.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người.
- Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng. Lời nói có tính chất cá nhân. Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất. Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói, ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói.
Khái niệm: Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.
+ Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kì vận dụng nào trong hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói
Ngôn ngữ là tài sản chung của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng tiềm tàng trong bộ óc mỗi người ở mức độ khác nhau (đó là tính khái quát của ngôn ngữ). Mỗi người sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp khác nhau tạo ra lời nói (tính cụ thể, riêng biệt).
a) Ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh: Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị ngôn ngữ, các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp. Ngôn ngữ là tài sản chung của một xã hội, là kết quả của sự quy ước của cả cộng đồng ngôn ngữ. Mỗi cá nhân sử dụng theo cách riêng của mình trong tình huống giao tiếp cụ thể;
b) Ngôn ngữ ở trạng thái động: Là ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động hành chức, thực hiện chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp tồn tại ở dạng động nên nó chịu sự chi phối nhiều yếu tố bên ngoài như: hoàn cảnh, nội dung, mục đích, nhân vật thời gian, không gian giao tiếp... và có sự biến đổi, chuyển hóa so với chúng ở dạng tĩnh.
Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở 2 trạng thái tĩnh và động là:
1. Nghiên cứu ngôn ngữ trong kết cấu nội tại của nó, trong mối quan hệ bên trong của nó.
2. Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó, ngôn ngữ được hiện thực hóa dạng lời nói để đạt mục đích giao tiếp.
a) Ngôn ngữ học giúp con người có nhận thức khoa học về ngôn ngữ loài người nói chung bao gồm nguồn gốc và sự phát triển ngôn ngữ, bản chất xã hội và chức năng của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, quan hệ loại hình ngôn ngữ và chữ viết. Đối với ngôn ngữ cụ thể, ngôn ngữ học cung cấp kiến thức về cơ cấu tổ chức bên trong của ngôn ngữ cụ thể về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp.
b) Ngôn ngữ học giúp con người hoàn thiện và nâng cao các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động nhận thức tư duy và giao tiếp để sử dụng ngôn ngữ chính xác và chuẩn mực hơn.
c) Ngôn ngữ học cộng tác với các ngành khoa học khác góp phần hoàn thiện chiến lược ngôn ngữ của Nhà nước, xây dựng ngôn ngữ chuẩn mực, ngôn ngữ văn hóa của dân tộc.
d) Ngôn ngữ học góp phần giáo dục sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, vấn đề dịch thuật, thuật ngữ khoa học và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài, góp phần giáo dục và bồi dưỡng nâng cao tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ - một tài sản vô giá của dân tộc;
Người ta phân chia thành hai phân ngành ngôn ngữ học là:
- Ngôn ngữ học đồng đại: Nghiên cứu một trạng thái nào đó của ngôn ngữ trong giai đoạn hiện tại (còn gọi là ngôn ngữ học miêu tả), thể hiện trục AB- những hiện tương đồng thời liên quan sự vật hiện tượng đang tồn tại.
- Ngôn ngữ học lịch đại: Nghiên cứu ngôn ngữ trong sự biến đổi lịch sử của nó, thể hiện trục CD - những hiện tượng kế tục, xem xét SVHT trong một khoảng thời gian nhưng trên đó có tất cả sự vật hiện tượng ở trục AB với những thay đổi của nó.
C
A + B
D
Quan điểm này theo F. Saussure so sánh đồng đại và lịch đại ví như lát cắt ngang và dọc của thân cây để thấy được các thớ gỗ và quan hệ các thớ gỗ của thân cây.
- Ngữ âm học: Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Bao gồm thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc…), thuộc tính về cấu âm (bộ máy phát âm), mặt xã hội (quy đinh, giá trị cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ), mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết.
- Từ vựng học: Từ vựng học nghiên cứu từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Về từ gồm khái niệm, đặc điểm, đơn vị cấu tạo, ý nghĩa của từ, quan hệ nghĩa của từ, các kiểu từ xét theo cấu tạo và phạm vi sử dụng, quan hệ ngữ nghĩa, hiện tương chuyển nghĩa. Trong Từ vựng học còn hình thành một số phân môn như: từ nguyên, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học…
- Ngữ pháp học: nghiên cứu các cách thức, các quy tắc, phương diện cấu tạo từ và câu. Chia thành Từ pháp học nghiên cứu phương diện cấu tạo từ (từ loại, đặc điểm từ loại..) và Cú pháp học nghiên cứu cụm từ và câu
- Ngoài 3 bộ phận trên, ngôn ngữ còn có ngành nghiên cứu về các phương diện khác của ngôn ngữ như: Ngữ pháp văn bản, phong cách học (tu từ học), hương ngữ học, Ngữ dụng học
- Dạy ngôn ngữ là dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp d ng làm phương tiện giao tiếp.
- Dạy lời nói là dạy những phương thức hình thành và biểu đạt ý nghĩa bằng ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp.
- Dạy hoạt động lời nói là dạy quá trình giao tiếp qua các hình thức khác nhau của lời nói (gián tiếp, trực tiếp…)
b) Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng vào dịch thuật
Các nhà ngôn ngữ phân biệt 3 hình thức dịch:
+ Dịch trong cùng 1 ngôn ngữ là giải nghĩa các kí hiệu này bằng các kí hiệu khác trong cùng ngôn ngữ. Hiện tượng các từ có cùng phạm trù ngữ nghĩa như: “bệnh viện” có thể dịch thành “y viện”, “ bệnh xá”, “ nhà thương”…
+ Dịch qua ngôn ngữ khác. Từ “bệnh viện” dịch sang tiếng háp là “hopital” thành “hospital” tiếng Anh;
+ Dịch qua hệ thống tín hiệu khác. Từ “bệnh viện” có thể minh họa bằng dấu chữ thập đỏ (+).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: Lôgic học (vận dụng khái niệm của lô gic học vào ngôn ngữ như khái niệm,biểu tượng, phán đoán, ngoại diên, quan hệ lôgic…), Tâm lí học (hành vi nói năng, sự phát triển lời nói của trẻ…), Sinh lí học (hoạt động nói năng của con người, cấu tạo các âm của lời nói, bộ máy phát âm…), Sử học (các hiện tượng ngôn ngữ trong lịch sử ), Dân tộc học (ngôn ngữ là một đặc trưng cơ bản của dân tộc), Văn học (Ngôn ngữ là chất liệu của văn hoc, nghiên cứu văn học là nghiên cứu ngôn ngữ và ngược lại)…
- Trong nhà trường tiểu học, mục đích môn Tiếng Việt là phương tiện, công cụ học sinh học tập, tư duy và giao tiếp của học sinh. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là:
+ Cung cấp những kiến thức về tiếng Việt. Vận dụng sáng tạo thành tựu của Ngữ âm học Tiếng Việt, Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ pháp học tiếng Việt và hong cách học tiếng Việt có chọn lọc để HS hiểu và sử dụng tiếng Việt đạt hiêu quả cao nhất.
+ Ôn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở 4 phương diện: nghe - đọc – nói - viết. HS hiểu và thực hiện nhuần nhuyễn chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nghĩa là dạy và học tiếng Việt nhằm giúp HS ử dụng TV có hiệu quả trong hoạt động giao tiếp đa dạng, phong phú trong xã hội.
+ Ôn luyện và nâng cao năng lực thẩm mĩ cho HS. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, nên học tiếng Việt giúp HS cảm thụ và chiếm lĩnh các tác phẩm văn học, bồi dưỡng HS năng lực thẩm định văn chương, nâng cao tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc.
+ Dạy tiếng Việt trong nhà trường còn rèn luyện năng lực tư duy cho HS. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, gắn liền quá trình nhận thức và tư duy của con người.
+ Dạy tiếng Việt nhằm giúp HS s dụng tiếng Việt tốt trong cuộc sống, học tập và giao tiếp xã hội. Vì vậy, dạy học theo quan điểm giao tiếp trở thành một nguyên tắc chủ đạo trong đổi mới DH tiếng Việt hiện nay và là một nội dung trong Ngữ dụng học. Theo quan điểm này, tiếng Việt tiểu học tăng cường dạy HS sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt hướng HS kĩ năng tạo lời nói vầ hiểu lời nói.
I. Khái niệm ngôn ngữ, sự khác nhau và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
1.1. Khái niệm ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu.- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người.
- Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng. Lời nói có tính chất cá nhân. Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất. Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói, ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói.
Khái niệm: Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.
1.2. Ngôn ngữ và lời nói
a) Sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói
+ Lời nói: là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể.+ Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kì vận dụng nào trong hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói
Ngôn ngữ là tài sản chung của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng tiềm tàng trong bộ óc mỗi người ở mức độ khác nhau (đó là tính khái quát của ngôn ngữ). Mỗi người sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp khác nhau tạo ra lời nói (tính cụ thể, riêng biệt).
b) Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
- Giữa ngôn ngữ và lời nói có mối quan hệ giả định lẫn nhau. Lời nói vừa là công cụ vừa là sản phẩm của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ là xuất phát từ lời nói. Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức (ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói hoặc viết). Nên ngôn ngữ và lời nói đều là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.2. Ngôn ngữ học
2.1. Đối tựợng của ngôn ngữ học
- Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ loài người bao gồm ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp chung và ngôn ngữ riêng của một công đồng. Ngôn ngữ tồn tại 2 trạng thái: trạng thái tĩnh và trang thái động.a) Ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh: Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị ngôn ngữ, các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp. Ngôn ngữ là tài sản chung của một xã hội, là kết quả của sự quy ước của cả cộng đồng ngôn ngữ. Mỗi cá nhân sử dụng theo cách riêng của mình trong tình huống giao tiếp cụ thể;
b) Ngôn ngữ ở trạng thái động: Là ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động hành chức, thực hiện chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp tồn tại ở dạng động nên nó chịu sự chi phối nhiều yếu tố bên ngoài như: hoàn cảnh, nội dung, mục đích, nhân vật thời gian, không gian giao tiếp... và có sự biến đổi, chuyển hóa so với chúng ở dạng tĩnh.
Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở 2 trạng thái tĩnh và động là:
1. Nghiên cứu ngôn ngữ trong kết cấu nội tại của nó, trong mối quan hệ bên trong của nó.
2. Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó, ngôn ngữ được hiện thực hóa dạng lời nói để đạt mục đích giao tiếp.
2.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học có 4 nhiệm vụ cơ bản sau:a) Ngôn ngữ học giúp con người có nhận thức khoa học về ngôn ngữ loài người nói chung bao gồm nguồn gốc và sự phát triển ngôn ngữ, bản chất xã hội và chức năng của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, quan hệ loại hình ngôn ngữ và chữ viết. Đối với ngôn ngữ cụ thể, ngôn ngữ học cung cấp kiến thức về cơ cấu tổ chức bên trong của ngôn ngữ cụ thể về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp.
b) Ngôn ngữ học giúp con người hoàn thiện và nâng cao các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động nhận thức tư duy và giao tiếp để sử dụng ngôn ngữ chính xác và chuẩn mực hơn.
c) Ngôn ngữ học cộng tác với các ngành khoa học khác góp phần hoàn thiện chiến lược ngôn ngữ của Nhà nước, xây dựng ngôn ngữ chuẩn mực, ngôn ngữ văn hóa của dân tộc.
d) Ngôn ngữ học góp phần giáo dục sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, vấn đề dịch thuật, thuật ngữ khoa học và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài, góp phần giáo dục và bồi dưỡng nâng cao tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ - một tài sản vô giá của dân tộc;
2.3. Các phân ngành và các bộ môn của ngôn ngữ học
a) Các phân ngành của ngôn ngữ họcNgười ta phân chia thành hai phân ngành ngôn ngữ học là:
- Ngôn ngữ học đồng đại: Nghiên cứu một trạng thái nào đó của ngôn ngữ trong giai đoạn hiện tại (còn gọi là ngôn ngữ học miêu tả), thể hiện trục AB- những hiện tương đồng thời liên quan sự vật hiện tượng đang tồn tại.
- Ngôn ngữ học lịch đại: Nghiên cứu ngôn ngữ trong sự biến đổi lịch sử của nó, thể hiện trục CD - những hiện tượng kế tục, xem xét SVHT trong một khoảng thời gian nhưng trên đó có tất cả sự vật hiện tượng ở trục AB với những thay đổi của nó.
C
A + B
D
Quan điểm này theo F. Saussure so sánh đồng đại và lịch đại ví như lát cắt ngang và dọc của thân cây để thấy được các thớ gỗ và quan hệ các thớ gỗ của thân cây.
b) Các bộ môn của ngôn ngữ học
Theo sự phân chia các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, Ngôn ngữ học bao gồm 3 bộ phận chính: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học.- Ngữ âm học: Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Bao gồm thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc…), thuộc tính về cấu âm (bộ máy phát âm), mặt xã hội (quy đinh, giá trị cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ), mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết.
- Từ vựng học: Từ vựng học nghiên cứu từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Về từ gồm khái niệm, đặc điểm, đơn vị cấu tạo, ý nghĩa của từ, quan hệ nghĩa của từ, các kiểu từ xét theo cấu tạo và phạm vi sử dụng, quan hệ ngữ nghĩa, hiện tương chuyển nghĩa. Trong Từ vựng học còn hình thành một số phân môn như: từ nguyên, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học…
- Ngữ pháp học: nghiên cứu các cách thức, các quy tắc, phương diện cấu tạo từ và câu. Chia thành Từ pháp học nghiên cứu phương diện cấu tạo từ (từ loại, đặc điểm từ loại..) và Cú pháp học nghiên cứu cụm từ và câu
- Ngoài 3 bộ phận trên, ngôn ngữ còn có ngành nghiên cứu về các phương diện khác của ngôn ngữ như: Ngữ pháp văn bản, phong cách học (tu từ học), hương ngữ học, Ngữ dụng học
2.4. Ứng dụng của ngôn ngữ học
a) Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng dạy tiếng mẹ đẻ Ngôn ngữ học ảnh hưởng đến việc dạy học tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) như sau:- Dạy ngôn ngữ là dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp d ng làm phương tiện giao tiếp.
- Dạy lời nói là dạy những phương thức hình thành và biểu đạt ý nghĩa bằng ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp.
- Dạy hoạt động lời nói là dạy quá trình giao tiếp qua các hình thức khác nhau của lời nói (gián tiếp, trực tiếp…)
b) Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng vào dịch thuật
Các nhà ngôn ngữ phân biệt 3 hình thức dịch:
+ Dịch trong cùng 1 ngôn ngữ là giải nghĩa các kí hiệu này bằng các kí hiệu khác trong cùng ngôn ngữ. Hiện tượng các từ có cùng phạm trù ngữ nghĩa như: “bệnh viện” có thể dịch thành “y viện”, “ bệnh xá”, “ nhà thương”…
+ Dịch qua ngôn ngữ khác. Từ “bệnh viện” dịch sang tiếng háp là “hopital” thành “hospital” tiếng Anh;
+ Dịch qua hệ thống tín hiệu khác. Từ “bệnh viện” có thể minh họa bằng dấu chữ thập đỏ (+).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: Lôgic học (vận dụng khái niệm của lô gic học vào ngôn ngữ như khái niệm,biểu tượng, phán đoán, ngoại diên, quan hệ lôgic…), Tâm lí học (hành vi nói năng, sự phát triển lời nói của trẻ…), Sinh lí học (hoạt động nói năng của con người, cấu tạo các âm của lời nói, bộ máy phát âm…), Sử học (các hiện tượng ngôn ngữ trong lịch sử ), Dân tộc học (ngôn ngữ là một đặc trưng cơ bản của dân tộc), Văn học (Ngôn ngữ là chất liệu của văn hoc, nghiên cứu văn học là nghiên cứu ngôn ngữ và ngược lại)…
II. Ngôn ngữ học và việc dạy tiếng Việt ở trường tiểu học
- Ngôn ngữ - tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) là phương tiện giao tiếp quan trọng trong đời sống con người. Kiến thức về Ngôn ngữ học được giảng dạy trong nhà trường từ cấp tiểu học đến bậc đại học như một môn học độc lập.- Trong nhà trường tiểu học, mục đích môn Tiếng Việt là phương tiện, công cụ học sinh học tập, tư duy và giao tiếp của học sinh. Mục tiêu của môn Tiếng Việt là:
+ Cung cấp những kiến thức về tiếng Việt. Vận dụng sáng tạo thành tựu của Ngữ âm học Tiếng Việt, Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ pháp học tiếng Việt và hong cách học tiếng Việt có chọn lọc để HS hiểu và sử dụng tiếng Việt đạt hiêu quả cao nhất.
+ Ôn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở 4 phương diện: nghe - đọc – nói - viết. HS hiểu và thực hiện nhuần nhuyễn chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nghĩa là dạy và học tiếng Việt nhằm giúp HS ử dụng TV có hiệu quả trong hoạt động giao tiếp đa dạng, phong phú trong xã hội.
+ Ôn luyện và nâng cao năng lực thẩm mĩ cho HS. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, nên học tiếng Việt giúp HS cảm thụ và chiếm lĩnh các tác phẩm văn học, bồi dưỡng HS năng lực thẩm định văn chương, nâng cao tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc.
+ Dạy tiếng Việt trong nhà trường còn rèn luyện năng lực tư duy cho HS. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, gắn liền quá trình nhận thức và tư duy của con người.
+ Dạy tiếng Việt nhằm giúp HS s dụng tiếng Việt tốt trong cuộc sống, học tập và giao tiếp xã hội. Vì vậy, dạy học theo quan điểm giao tiếp trở thành một nguyên tắc chủ đạo trong đổi mới DH tiếng Việt hiện nay và là một nội dung trong Ngữ dụng học. Theo quan điểm này, tiếng Việt tiểu học tăng cường dạy HS sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt hướng HS kĩ năng tạo lời nói vầ hiểu lời nói.