Chia Sẻ NHẤT TỰ VI SƯ BÁN TỰ VI SƯ

Chia Sẻ  NHẤT TỰ VI SƯ BÁN TỰ VI SƯ

Người thầy giáo già hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên cội gốc. Cái cội gốc đó là gì? Xin thưa đó là đạo lý muôn đời nay của người Việt, của dân tộc Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Không thầy đố mày làm nên", "Trọng thầy mới được làm thầy"; "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Chuyện kể rằng đời nhà Đường Trung Quốc có nhà sư tên là Tề Kỳ làm thơ hay, nhất là các bài về hoa mai. Đặc biệt bài thơ Vịnh hoa mai (Mai Thi), rất nổi tiếng được nhiều người biết đến: “Vạn thủy đồng dục thiết / Cô căn noãn độc hồi/ Tiên thân thâm tuyết lý/ Tạc dạ sổ chi mai. Dịch là: “Băng giá hàng vạn mầm cây theo nhau tàn lụi, chỉ có gốc mai sống lại trong một chỗ tuyết dày đặc. Đêm hôm qua lại có mấy cảnh mai nở".

Bài thơ đến với Trịnh Cốc. Cốc vụng làm thơ, nhưng trồng mai và chơi mai rất sành điệu. Cốc bảo: "Tại sao lại “Tạc dạ sổ chi mai". Nên sửa chữ "sổ" thành chữ nhất (theo nghĩa tiếng Hán, số là nhiều, nhất là một) “Tạc dạ nhất chi mai"- đêm hôm qua chỉ có một nhành mai nở".

Theo Trịnh Cốc, một nhành mai giàu sức sống, hàm ý bật dậy của thiên nhiên trước cõi chết. Ý đến tai Tê Kỳ. Kỳ thán phục lắm, xin đến hầu chuyện Trịnh Cốc và quỳ xuống xem Cốc là: “Nhất tự vi sư" - ông thầy dạy cho mình một chữ.

Giai thoại đó khi sang đến đất Việt, vốn đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt Nam tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiểm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc khúc xạ, gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng phong phú và tỉnh hoa thêm.

Chính vì vậy, từ câu nói “nhất tự vi sư" người Việt Nam nâng lên thành quan niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, với hàm ý khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quý trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với người thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước các sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thấy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy.

Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Học không ngừng, người thầy cũng phải không ngừng tự làm mới mình, để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày mỗi khác theo đà tiến bộ của văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật.
 
Từ khóa Từ khóa
nghề giáo người thầy nhất tự vi sư
19
0
0
Trả lời

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.