Ở bài trước chúng ta đã được ôn tập một số kiến thức về phần đọc hiểu văn. Để củng cố thêm kĩ năng viết, nghe, nói và tiếng Việt, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung ôn tậpII. Viết
Câu 6 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó
Phương pháp giải:
- Xem lại các kiểu văn bản rèn luyện trong văn bản viết
- Đọc kĩ các yều cầu của đề bài
- Chỉ ra điềm giống và khác nhau về thể loại
Lời giải chi tiết:
* Văn bản nghị luận:
- Nghị luận xã hội
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Nghị luận văn học
+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
* Văn bản thông tin:
- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
- Viết bài luận về bản thân
* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản
+ Giống nhau:
- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết
- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ
- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em
+ Khác nhau:
- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.
- Văn bản thông tin:
Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết
Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.
Câu 7 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài 3, bài 4.
- Ôn lại kiến thức cũ về văn nghị luận.
- Áp dụng vào văn bản, rút ra mục đích, yêu cầu, nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
Câu 8 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
Phương pháp giải:
- Đọc bài văn nghị luận ở bài , bài nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ ở bài 2.
- Ôn lại kiến thức và áp dụng vào so sánh văn bản. Tìm ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
III. Nói và nghe
Câu 9 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Phương pháp giải:
- Ôn tập kiến thức về kĩ năng nói và nghe
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau;thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)
- Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:
VD:
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Ở bài 2: Thơ tự do
- Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
- Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ
=> Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.
IV. Tiếng Việt
Câu 10 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài:
a) Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng
b) Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật
c) Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tiếng Việt
- Ôn lại kiến thức cũ về biện pháp tu từ, lỗi dùng từ Tiếng Việt vận dụng vào văn bản -> nội dung chính
- Đọc các bài thơ ở Bài 2
- Ôn tập lại kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tự đánh giá và ra lỗi sai của bản thân bằng cách đọc lại bài văn tự viết, nhớ lại lỗi sai của mình trong giao tiếp.
Lời giải chi tiết:
a)
b)
Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập
Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập
Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê
=> Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
c)
- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Trên đây là bài soạn "Nội dung ôn tập". Hi vong bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Nội dung ôn tập
Câu 6 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó
Phương pháp giải:
- Xem lại các kiểu văn bản rèn luyện trong văn bản viết
- Đọc kĩ các yều cầu của đề bài
- Chỉ ra điềm giống và khác nhau về thể loại
Lời giải chi tiết:
* Văn bản nghị luận:
- Nghị luận xã hội
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Nghị luận văn học
+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
* Văn bản thông tin:
- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
- Viết bài luận về bản thân
* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản
+ Giống nhau:
- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết
- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ
- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em
+ Khác nhau:
- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.
- Văn bản thông tin:
Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết
Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.
Câu 7 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài 3, bài 4.
- Ôn lại kiến thức cũ về văn nghị luận.
- Áp dụng vào văn bản, rút ra mục đích, yêu cầu, nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
Bài luận thuyết phục người khác | Bài luận về bản thân | |
Mục đích | Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn | Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vu, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình |
Yêu cầu | - Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào) - Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ - Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó - Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em | - Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận - Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?) - Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc - Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết - Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn - Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết |
Nội dung chính | Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niêm chưa đúngtừ bỏ những thói quen và quan niệm ấy | Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện |
Câu 8 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
Phương pháp giải:
- Đọc bài văn nghị luận ở bài , bài nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ ở bài 2.
- Ôn lại kiến thức và áp dụng vào so sánh văn bản. Tìm ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
III. Nói và nghe
Câu 9 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Phương pháp giải:
- Ôn tập kiến thức về kĩ năng nói và nghe
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau;thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)
- Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:
VD:
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Ở bài 2: Thơ tự do
- Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
- Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ
=> Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.
IV. Tiếng Việt
Câu 10 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài:
a) Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng
b) Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật
c) Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tiếng Việt
- Ôn lại kiến thức cũ về biện pháp tu từ, lỗi dùng từ Tiếng Việt vận dụng vào văn bản -> nội dung chính
- Đọc các bài thơ ở Bài 2
- Ôn tập lại kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tự đánh giá và ra lỗi sai của bản thân bằng cách đọc lại bài văn tự viết, nhớ lại lỗi sai của mình trong giao tiếp.
Lời giải chi tiết:
a)
Bài | Tên nội dung chính phần tiếng Việt |
1 | Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết tình về một vấn đề xã hội) |
2 | Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ) |
3 | Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người hác từ bỏ một thói quen hay một quan niêm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau) |
4 | Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa) |
Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập
Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập
Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê
=> Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
c)
- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Trên đây là bài soạn "Nội dung ôn tập". Hi vong bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
- Từ khóa
- nghe nội dung ôn tập tieng viet viet