Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến Đại cáo bình Ngô. Bài thơ được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. ''Nước Đại Việt ta'' là một đoạn trích trong bản tuyên ngôn độc lập ấy. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bản tuyên ngôn này nhé!
I. Tìm hiểu văn bản:
1. Tác giả:
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông là người có công lớn giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược và xây dựng đất nước sau này.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Thế nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428). Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong Bình Ngô đại cáo do Bùi Văn Nguyên dịch dựa theo bản dịch của Bùi Kỷ. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt tên.
– Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được viết bằng văn biên ngẫu thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc đáng.
– Bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa.
+ Phần 2. Tám câu tiếp theo: Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước.
+ Phần 3. Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
– “Yên dân”: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
– “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
⇒ Nhân nghĩa là phải vì nhân dân, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc
2. Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước:
Nguyễn Trãi đã chứng tỏ đất nước ta là một đất nước có:
+ Nền văn hiến riêng: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
+ Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
+ Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
+ Lịch sử, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
⇒ Khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, cũng như là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc.
– Dẫn chứng hùng hồn về sự thất bại của kẻ thù trong quá khứ: “Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.
⇒ Đây đều là những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Từ đó khẳng định sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách.
III. Tổng kết.
* Nội dung: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kỳ hành động xâm lược trái đạo lý nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
* Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, chứng cứ giàu sức thuyết phục, giọng thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc…
Xem thêm: Các bài khác tại đây.
I. Tìm hiểu văn bản:
1. Tác giả:
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông là người có công lớn giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược và xây dựng đất nước sau này.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Thế nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428). Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong Bình Ngô đại cáo do Bùi Văn Nguyên dịch dựa theo bản dịch của Bùi Kỷ. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt tên.
– Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được viết bằng văn biên ngẫu thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc đáng.
– Bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa.
+ Phần 2. Tám câu tiếp theo: Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước.
+ Phần 3. Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
– “Yên dân”: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
– “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
⇒ Nhân nghĩa là phải vì nhân dân, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc
2. Chân lý về sự tồn tại độc lập của đất nước:
Nguyễn Trãi đã chứng tỏ đất nước ta là một đất nước có:
+ Nền văn hiến riêng: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
+ Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
+ Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
+ Lịch sử, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
⇒ Khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, cũng như là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc.
– Dẫn chứng hùng hồn về sự thất bại của kẻ thù trong quá khứ: “Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.
⇒ Đây đều là những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Từ đó khẳng định sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách.
III. Tổng kết.
* Nội dung: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kỳ hành động xâm lược trái đạo lý nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
* Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, chứng cứ giàu sức thuyết phục, giọng thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc…
Xem thêm: Các bài khác tại đây.
Sửa lần cuối: