Từng nghe người xưa có câu: "Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn." Vậy há chẳng phải những áng thiên cổ kì bút đều được tinh luyện từ “một phần nghìn miligam quặng chữ” đó sao. Trong suốt chiều dài của chặng đường văn học trung đại, thường các tác phẩm còn gây tiếng vang cho hậu thế là của những nhà nho có học hành thi cử, làm quan đỗ đạt. Đó cũng là bởi chỉ những người có học vấn và tầm hiểu biết sâu rộng mới vẩy bút nẩy mực nên những tác phẩm hấp dẫn muôn đời. Một trong số những nhà tri thức như vậy phải kể đến Trương Hán Siêu với “Phú sông Bạch Đằng”. Trong tác phẩm này có đoạn:
“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở nguyện cầu
…
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi”
là lời kể về những chiến công lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng cũng là tiếng lòng của kẻ yêu nước, là niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
Trương Hán Siêu vốn là trọng thần dưới triều nhà Trần, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng bởi tính tình cương trực và học vấn uyên thâm. “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tuy không rõ thời điểm ra đời nhưng dựa vào nội dung, có thể tác phẩm được viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi. Được làm theo đúng lối phú cổ, lời văn của tác phẩm như dòng lưu thuỷ nhịp nhàng, uyển chuyển đối đáp giữa nhân vật “khách” và nhân vật các bô lão, từ đó thể hiện những tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của Trương Hán Siêu.
Một bài phú chuẩn thường gồm bốn phần gồm đoạn mở, giải thích, bình luận và đoạn kết. Sau khi “khách” đứng trước cảnh sắc sông Bạch Đằng cảm khái về lịch sử ở đoạn mở, đến phần giải thích các bô lão tiếp lời:
“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở nguyện cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,
Vái ta mà thưa rằng:
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Nếu “khách” là nhân vật phân thân của Trương Hán Siêu thì tập thể các bộ lão cũng có thể vẫn là hiện thân trữ tình của tác giả. Tuy vậy vẫn không ngoại trừ đó là những bô lão địa phương, vãn cảnh và gặp tác giả ở Bạch Đằng. Dù là nhân vật mang tính chất hư cấu hay là thực tế, qua lười đối đáp của các bô lão với “khách”, ta vẫn thấy được là tâm tư tình cảm của chính tác giả. Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính “khách”, nhắc về những trận Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Nhi, trận Ngô chúa (Ngô Quyền) phá Hoằng Tháo. Đó là những trang sử hào hùng của dân tộc. Cuối đời nhà Đường trong thời Ngũ Đại, Lưu Cung tiếm ngôi, xưa quốc hiệu là Hán. Giữa lúc Nam Bắc phân tranh, nước ta chưa có thông thuộc, Dương Đình Nghệ cầm quyền cai trị trong châu, bị kẻ con nuôi là Kiều Công Tiễn giết để lên thay chân. Tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền dấy binh đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu với Lưu Cung, Lưu Cung bèn sai con là Hoằng Tháo đem quân sang cứu. Hoằng Tháo đem chiến thuyền từ sông Bạch Đằng kéo vào. Lúc ấy Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn, và đã ngầm cắm những cọc gỗ nhọn ở hai bên cửa bể, rồi dụ Hoằng Tháo vào bên trong, đến khi nước thuỷ triều rút lui, ông mới tung quân ra đánh, giết được Hoằng Tháo. Lại nói đến đời vua Nhân Tông nhà Trần, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ tư (1288), vua Thế Tổ nhà Nguyên sai Ô Mã Nhi sang xâm lược, kéo binh vào sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương là Trần Quốc Tuấn cũng trồng cọc nhọn ở lòng sông từ trước, chờ lúc thuỷ triều lên thì ra khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, đến lúc thuỷ triều xuống thuyền địch mắc cọc, phá vỡ được quân địch, bắt sống được Ô Mã Nhi. Trận này vua Nhân Tông và thái thượng hoàng là Thánh Tông cùng ra cầm quân nên gọi là Trùng Hưng nhị thánh. Những trận đánh vang dội ấy đều diễn ra trên sông Bạch Đằng và được các bô lão kể lại cụ thể theo trình tự diễn biến tình hình.
Ngay từ đầu, hai bên ta và địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định:
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”
Sáu quân là cách tổ chức quân đội xưa của Trung Quốc, ở đây ý nói quân đội đông đảo, hùng mạnh, hăm hở, thiện chiến. Dường như ta thấy được cả hình ảnh, màu sắc, nghe được cả âm thanh dữ dội của cuộc chiến. Ví như quân đội “sát thát” thời trần dưới trướng Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.” (Thuật hoài) quả thật đầy nhuệ khí.
Tiếp đến, trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt:
“Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.”
Đây không chỉ là trận chiến đối đầu về lực lượng mà còn là đối đầu cả về ý chí: ta với lòng yêu nước, với sức mạnh chính nghĩa, địch thế cường với bao mưu ma chước quỷ. Lời kể không dài dòng mà cách tác giả gieo những nhịp văn ngắn bốn và sáu, rất súc tích, cô đọng, khái quát nhưng gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh hết sức sinh động. Lời kể sử dụng xen cả những câu dài linh hoạt, phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh. Những câu dài, dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm. Những câu ngắn gọn, sắc bén, dụng lên khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp. Phép đối kết hợp với thủ pháp phóng đại thường thấy trong văn học trung đại: “nhật nguyệt chừ phải mờ”, “trời đất chừ sắp đổi” báo hiệu một cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa, long trời lở đất. Thiên nhiên dường như cũng phải tạm “lánh nạn” giao tranh. Thái độ, giọng điệu của các bộ lão trong khi kể về chiến công Bạch Đằng đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
Trong dòng hồi tưởng, các bô lão nhận định về thế trận cả ta và địch:
“Kìa:
Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.”
Bồ Kiên nước Tần nói: “Cứ như số quân của ta thì chỉ ném roi ngựa xuống sông cũng ngăn dòng nước lại được”. Mượn ý “gieo roi một lần”, các bô lão kể về sự háo thắng, của quân Nguyên, ỷ thế quân đông tướng mạnh mà đòi “Quét sạch Nam bang bốn cõi”.
Nhưng rồi cuối cùng người chính nghĩa chiến thắng, giặc “hung đồ hết lối”, chuốc nhục muôn đời :
“Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi”
Cuộc chiến của ta là chính nghĩa nên có được sự ưng thuận của ý trời, dẹp tan bọn “hung đồ”. Những trận đánh trên Bạch Đằng giang được ví như trận Xích Bích, trận Hợp Phỉ khi xưa, dù đã qua đến ngàn đời nhưng kẻ bại trận vẫn phải chịu nỗi nhục nhã. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi có viết:
“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Quân giặc đến xâm lược bờ cõi nước ta là bọn phi nghĩa, bất lương. Dù cho đó là quân Ngô (nhà Minh), quân nhà Tần hay bất kì thế lực nào đi chăng nữa đều sẽ phải chịu chung số phận bại trận dưới sự hợp sức, đồng lòng của cả dân tộc ta. Lời kể của các bô lão ánh sự tự hào, ngợi ca các vua Trần một lần nữa theo bóng Ngô Quyền lập nên chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng.
Như vậy, với cấu tử đơn giản mà hấp dẫn, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gọi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm, bài phú nói chung và nhất là đoạn trích nói riêng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần, cũng là là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại
Đọc “Phú sông Bạch Đằng”, những thế hệ trẻ như tôi như thấy được cái khí thế hực hực chảy trong dòng máu Lạc Hồng nối dài từ quá khứ đến hiện tại. Năm 938, Ngô Quyền dùng mưu đại phá quân Nam Hán:
“Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu”
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến - chiến lược bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược Nguyên - Mông:
“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”
Những trận đánh hào hùng trên sông Bạch Đằng sẽ còn được lưu mãi trong sử sách. Cùng với thời gian, “Phú sông Bạch Đằng” sẽ không chỉ là một tác phẩm văn học đáng chú ý mà còn trở thành một phần của lịch sử thời đại truyền lại cho những thế hệ mai sau.
#suutam
“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở nguyện cầu
…
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi”
là lời kể về những chiến công lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng cũng là tiếng lòng của kẻ yêu nước, là niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
Trương Hán Siêu vốn là trọng thần dưới triều nhà Trần, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng bởi tính tình cương trực và học vấn uyên thâm. “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tuy không rõ thời điểm ra đời nhưng dựa vào nội dung, có thể tác phẩm được viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi. Được làm theo đúng lối phú cổ, lời văn của tác phẩm như dòng lưu thuỷ nhịp nhàng, uyển chuyển đối đáp giữa nhân vật “khách” và nhân vật các bô lão, từ đó thể hiện những tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của Trương Hán Siêu.
Một bài phú chuẩn thường gồm bốn phần gồm đoạn mở, giải thích, bình luận và đoạn kết. Sau khi “khách” đứng trước cảnh sắc sông Bạch Đằng cảm khái về lịch sử ở đoạn mở, đến phần giải thích các bô lão tiếp lời:
“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở nguyện cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,
Vái ta mà thưa rằng:
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Nếu “khách” là nhân vật phân thân của Trương Hán Siêu thì tập thể các bộ lão cũng có thể vẫn là hiện thân trữ tình của tác giả. Tuy vậy vẫn không ngoại trừ đó là những bô lão địa phương, vãn cảnh và gặp tác giả ở Bạch Đằng. Dù là nhân vật mang tính chất hư cấu hay là thực tế, qua lười đối đáp của các bô lão với “khách”, ta vẫn thấy được là tâm tư tình cảm của chính tác giả. Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính “khách”, nhắc về những trận Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Nhi, trận Ngô chúa (Ngô Quyền) phá Hoằng Tháo. Đó là những trang sử hào hùng của dân tộc. Cuối đời nhà Đường trong thời Ngũ Đại, Lưu Cung tiếm ngôi, xưa quốc hiệu là Hán. Giữa lúc Nam Bắc phân tranh, nước ta chưa có thông thuộc, Dương Đình Nghệ cầm quyền cai trị trong châu, bị kẻ con nuôi là Kiều Công Tiễn giết để lên thay chân. Tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền dấy binh đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu với Lưu Cung, Lưu Cung bèn sai con là Hoằng Tháo đem quân sang cứu. Hoằng Tháo đem chiến thuyền từ sông Bạch Đằng kéo vào. Lúc ấy Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn, và đã ngầm cắm những cọc gỗ nhọn ở hai bên cửa bể, rồi dụ Hoằng Tháo vào bên trong, đến khi nước thuỷ triều rút lui, ông mới tung quân ra đánh, giết được Hoằng Tháo. Lại nói đến đời vua Nhân Tông nhà Trần, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ tư (1288), vua Thế Tổ nhà Nguyên sai Ô Mã Nhi sang xâm lược, kéo binh vào sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương là Trần Quốc Tuấn cũng trồng cọc nhọn ở lòng sông từ trước, chờ lúc thuỷ triều lên thì ra khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, đến lúc thuỷ triều xuống thuyền địch mắc cọc, phá vỡ được quân địch, bắt sống được Ô Mã Nhi. Trận này vua Nhân Tông và thái thượng hoàng là Thánh Tông cùng ra cầm quân nên gọi là Trùng Hưng nhị thánh. Những trận đánh vang dội ấy đều diễn ra trên sông Bạch Đằng và được các bô lão kể lại cụ thể theo trình tự diễn biến tình hình.
Ngay từ đầu, hai bên ta và địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định:
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”
Sáu quân là cách tổ chức quân đội xưa của Trung Quốc, ở đây ý nói quân đội đông đảo, hùng mạnh, hăm hở, thiện chiến. Dường như ta thấy được cả hình ảnh, màu sắc, nghe được cả âm thanh dữ dội của cuộc chiến. Ví như quân đội “sát thát” thời trần dưới trướng Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.” (Thuật hoài) quả thật đầy nhuệ khí.
Tiếp đến, trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt:
“Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.”
Đây không chỉ là trận chiến đối đầu về lực lượng mà còn là đối đầu cả về ý chí: ta với lòng yêu nước, với sức mạnh chính nghĩa, địch thế cường với bao mưu ma chước quỷ. Lời kể không dài dòng mà cách tác giả gieo những nhịp văn ngắn bốn và sáu, rất súc tích, cô đọng, khái quát nhưng gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh hết sức sinh động. Lời kể sử dụng xen cả những câu dài linh hoạt, phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh. Những câu dài, dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm. Những câu ngắn gọn, sắc bén, dụng lên khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp. Phép đối kết hợp với thủ pháp phóng đại thường thấy trong văn học trung đại: “nhật nguyệt chừ phải mờ”, “trời đất chừ sắp đổi” báo hiệu một cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa, long trời lở đất. Thiên nhiên dường như cũng phải tạm “lánh nạn” giao tranh. Thái độ, giọng điệu của các bộ lão trong khi kể về chiến công Bạch Đằng đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
Trong dòng hồi tưởng, các bô lão nhận định về thế trận cả ta và địch:
“Kìa:
Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.”
Bồ Kiên nước Tần nói: “Cứ như số quân của ta thì chỉ ném roi ngựa xuống sông cũng ngăn dòng nước lại được”. Mượn ý “gieo roi một lần”, các bô lão kể về sự háo thắng, của quân Nguyên, ỷ thế quân đông tướng mạnh mà đòi “Quét sạch Nam bang bốn cõi”.
Nhưng rồi cuối cùng người chính nghĩa chiến thắng, giặc “hung đồ hết lối”, chuốc nhục muôn đời :
“Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi”
Cuộc chiến của ta là chính nghĩa nên có được sự ưng thuận của ý trời, dẹp tan bọn “hung đồ”. Những trận đánh trên Bạch Đằng giang được ví như trận Xích Bích, trận Hợp Phỉ khi xưa, dù đã qua đến ngàn đời nhưng kẻ bại trận vẫn phải chịu nỗi nhục nhã. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi có viết:
“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Quân giặc đến xâm lược bờ cõi nước ta là bọn phi nghĩa, bất lương. Dù cho đó là quân Ngô (nhà Minh), quân nhà Tần hay bất kì thế lực nào đi chăng nữa đều sẽ phải chịu chung số phận bại trận dưới sự hợp sức, đồng lòng của cả dân tộc ta. Lời kể của các bô lão ánh sự tự hào, ngợi ca các vua Trần một lần nữa theo bóng Ngô Quyền lập nên chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng.
Như vậy, với cấu tử đơn giản mà hấp dẫn, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gọi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm, bài phú nói chung và nhất là đoạn trích nói riêng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần, cũng là là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại
Đọc “Phú sông Bạch Đằng”, những thế hệ trẻ như tôi như thấy được cái khí thế hực hực chảy trong dòng máu Lạc Hồng nối dài từ quá khứ đến hiện tại. Năm 938, Ngô Quyền dùng mưu đại phá quân Nam Hán:
“Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu”
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến - chiến lược bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược Nguyên - Mông:
“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”
Những trận đánh hào hùng trên sông Bạch Đằng sẽ còn được lưu mãi trong sử sách. Cùng với thời gian, “Phú sông Bạch Đằng” sẽ không chỉ là một tác phẩm văn học đáng chú ý mà còn trở thành một phần của lịch sử thời đại truyền lại cho những thế hệ mai sau.
#suutam
- Từ khóa
- nlvh phú sông bạch đằng