Baivanhay Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất

Baivanhay Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc, vinh hoa, phú quý. Đó là nhân vật như thế nào và tại sao lại là trát bút tuyệt đẹp của Nguyễn Tuân, hãy cùng tới với bài Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất.

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.​

Bài mẫu 1​

Khi tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm “Chữ người tử tù” người đọc thường dành sự quan tâm đặc biệt đến nhân vật Huấn Cao - bức tượng đài trung tâm của tác phẩm mà quên mất rằng có một nhân vật góp phần không nhỏ làm nên giá trị độc đáo của thiên truyện ngắn này, đó chính là nhân vật viên quản ngục.

Hai chữ quản ngục đã phần nào gợi lên đầy đủ nghề nghiệp về nhân vật đó là nghề cai tù, nghề đại diện cho quyền lực phong kiến, đối lập với những con người tài hoa, khí phách như Huấn Cao, đối lập với cái đẹp. Nghề nghiệp ấy cũng gợi lên một môi trường của gông cùm, xiềng xích, tội ác. Nhân vật hàng ngày phải chứng kiến bao điều tàn nhẫn, lọc lừa ăn đời ở kiếp với bọn tiểu nhân tử tốt. Cảnh sống ấy dễ làm cho con người bị chai sạn, dễ bị đẩy vào bùn nhơ của tội lỗi nhưng ở quản ngục vẫn giữ được nhân cách tâm hồn. Cách ví von của Nguyễn Tuân thể hiện sự nhìn nhận khám phá đề cao con người mang vẻ đẹp thiên lương nghệ sĩ, đó là một thanh âm trong trẻo chen giữa vào bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ, là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.

Để làm nổi bật thanh âm trong trẻo, cái cao khiết và đống cạn bã, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi vào thể hiện nhân vật quan ngục là con người bị ném vào môi trường cạn bã nhưng vẫn giữ được thiên lương.

Điều đó bộc lộ qua thái độ và cách ứng xử của viên quản ngục đối với sáu người tử tù đặc biệt là đối với Huấn Cao. Khi nhận được phiến trác, quản ngục hỏi thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ… Huấn Cao… hay là cái người mà cả tỉnh Sơn Tây vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh rất đẹp đấy không?” Câu hỏi là sự thăm dò kín đáo, thận trọng nhưng cũng chính là bộc lộ sự ngưỡng mộ, khâm phục, kính nể của quản ngục đối với tài hoa, danh tiếng và khí phách của Huấn Cao.

Khi biết mình nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, quản ngục đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng. Ông ngồi đó với khuôn mặt tư lự và suy nghĩ. Quản ngục hiểu rằng, ông là người hành pháp phải làm việc theo bổn phận và chức trách mà chính quyền giao cho. Ông băn khoăn, trăn trở không biết phải đối xử với Huấn Cao như thế nào. Bởi đó là một con người mà từ lâu quản ngục đã mến mộ. Nguyễn Tuân đã dành những trang văn trang trọng, lên thơ miêu tả khung cảnh đêm tối khi quản ngục suy ngẫm: “Tiếng trống thu không… ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”.

Để tô đậm nhân cách quản ngục, Nguyễn Tuân đã miêu tả thái độ khác thường của quản ngục khi tiếp đón sáu người tử tù. Quản ngục tiếp đón bằng cặp mắt hiền lành và kính nể. Cái nhìn ấy, tấm lòng ấy đã ẩn chứa một thái độ biệt nhỡn liên tài. Chính thái độ kiêng nể của quản ngục cho bon lính lấy làm lạ nhắc quản ngục: “Xin thầy để tâm cho…”, quản ngục đã trả lời với bọn lính: “việc quan ta đã có phép nước, các chú chớ nhiều lời”. Như vậy, Nguyễn Tuân đã khai thác yếu tố tương phản, đối lập giữa một bên là bọn lính áp giải hung hăng, với một bên là ánh mắt hiền lành của viên quản ngục để làm nổi bật: quản ngục tuy là đai diện cho quyền lực phong kiến nhưng ông không phải là hung đồ với bàn tay vấy máu, ngược lại sống giữa bùn nhơ nhưng không bị hoen ố, vấy bẩn mà thực sự là cái cao khiết giữa một đống cạn bã.

Ở nhân vật viên quản ngục, nhà văn không chỉ thể hiện vẻ đẹp nhân cách mà còn khám phá và thể hiện vẻ đẹp của một con người có tâm hồn của một người nghệ sĩ.

Theo cách giới thiệu của nhà văn, viên quản ngục là một nhà nho, biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền và có một khát vọng cháy lòng là xin được con chữ Huấn Cao, coi đó là vật báu. Nghĩa là đằng sau cái con người công cụ của bộ máy trấn áp quyền lực phong kiến, nhân vật viên quản ngục còn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp, thưởng thức cái đẹp.

Khi biết Huấn Cao trở thành người tù nơi trại giam của mình, viên quản ngục khổ tâm nhất đó là có được Huấn Cao ở trong tay mà không làm thế nào để tiếp cận được Huấn Cao. Khi quản ngục tỏ ý biệt đãi Huấn Cao và Huấn Cao đã thể hiện thái độ khinh bạc nhưng quản ngục không hề trả thù ngược lại ông còn “xin lĩnh ý” rất từ tốn và khiêm nhường. Có lẽ, ông đã tự ý thức được khoảng cách xa vời giữa người tử tù Huấn Cao với mình và ông hiểu được cái đẹp phải tự nguyện chứ không phải là cưỡng bức bằng những mánh khoé tầm thường.

Cảnh xin chữlà nơi kết đọng vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của quản ngục. Khi Huấn Cao viết xong một chữ “viên quản ngục lại vội khúm núm”, sự khúm núm ấy không phải là nỗi sợ sệt tầm thường mà là cảm kích tột cùng trước một nhân cách lớn, tài năng lớn. Khi nghe những lời khuyên chân thành của Huấn Cao, quản ngục đã cảm động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”. Đây không phải là cái cúi đầu đớn hèn, nhục nhã mà cái cúi đầu này khiến quản ngục trở nên lớn lao, cao cả bởi cúi đầu trước cái đẹp thì đó cũng là hành động đẹp. Phải chăng cái cúi đầu ấy như cái cúi đầu của Cao Chu Thần thuở nào: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Bên cạnh cái cúi lậy cao cả đó là giọt nước mắt của tâm hồn nghệ sĩ biết yêu, biết trân trọng đến xót xa ngậm ngùi, nuối tiếc cho cái đẹp.

Hình tượng viên quản ngục dẫu chỉ là một nhân vật phụ, là sự hoà quyện giữa nhân cách cao đẹp và tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể ví, cuộc đời của viên quản ngục giống như một bông sen vươn dậy từ bùn lầy. Một đời cầm bút Nguyễn Tuân trong hành trình đi tìm cái đẹp và ông luôn cảm kích, ngợi ca những con người tài hoa nghệ sĩ trong bất cứ nghề gì và hình tượng viên quản ngục là một nhân vật như thế.

Bài mẫu 2 - Phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất​

Phân tích nhân vật viên quản ngục.jpg

Phân tích nhân vật viên quản ngục 2.jpg

Xem thêm các bài viết liên quan tới chủ đề: Phân tích nhân vật viên quản ngục
Tìm hiểu chung về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù
Suy nghĩ về những nghịch lý trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
 
Từ khóa
phân tích nhân vật viên quản ngục hay nhất vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của quản ngục
  • Like
Reactions: QuangNhat
747
1
3

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Bài văn mẫu cô đọng như một bức tranh được phác họa chỉ bởi đôi ba nét vẽ tài tình mà vẫn đầy đủ mọi chi tiết, không thừa không thiếu điểm gì.
 

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

Bài mẫu 4 - Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.​


Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn có phong cách viết độc đáo, mỗi tác phẩm của ông in dấu đậm trong lòng người đọc bởi cách xây dựng nhân vật độc đáo, ấn tượng. Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” thể hiện cá tính sáng tác và phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân rất rõ nét. Đến với truyện ngắn “Chữ người tử tù”, ta bắt gặp một nhân vật quản ngục mang nhiều phẩm chất cao đẹp.

‘Chữ người tử tù” là câu chuyện kể về nhân vật trung tâm tên là Huấn Cao. Huấn Cao là một người anh hùng khí chất, có tài viết chữ nổi danh xa gần. Vì động lòng dân vùng lên khởi nghĩa chống triều đình, Huấn Cao bị bắt và chờ ngày đưa về xét xử. Viên quan coi ngục lại là một người rất ngưỡng mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Ông đã có ý biệt nhưỡng, ưu ái với Huấn Cao để thể hiện sự tôn trọng. Ban đầu, Huấn Cao tỏ thái độ khinh bỉ đối với viên quan coi ngục, nhưng khi hiểu ra tấm lòng chân thành của quan coi ngục, Huấn Cao đã đồng ý viết tặng chữ, và có lời khuyên chân thành với quản ngục, mong ông thoát khỏi nghề để giữ sạch thiên lương.

Nhân vật quản ngục xuất hiện với chức danh là viên quan coi ngục, một tiểu lại giữ tù, một tay sai của triều đình phong kiến. Chức năng của ông ta là áp chế và tiêu diệt tội phạm của triều đình- những người dám đứng lên chống lại triều đình và bảo vệ nhân dân. Quản ngục là kẻ thù của nhân dân, và tất nhiên là kẻ thù của Huấn Cao, là người tàn ác, tội lỗi, thuộc về thế giới của cái ác. Nhưng quản ngục vẫn giữ được bản chất tốt đẹp.

Quản ngục là người có phẩm chất nghệ sĩ: biết yêu cái đẹp và có sở thích cao quý là chơi chữ. Khi Huấn Cao đến trại giam, quản ngục đã thiết đãi rất nhiệt tình. Ông sai người quét dọn phòng giam sạch sẽ, sai người đem đồ ăn thức uống chu đáo đến cho Huấn Cao. Quản ngục còn mua sẵn một tấm lụa trắng, chờ ngày nào ông Huấn cao bớt tính nết để xin chữ. Quản ngục luôn thấy trong mình một nỗi khổ tâm và dằn vặt. Ông khổ tâm vì mình đang giữ trong tay tính mạng của Huấn Cao mà lại không giữ được lòng người. Cái khổ tâm thứ hai còn là vì ông giữ cái đẹp trong tay mà lại không có được cái đẹp. Nỗi khổ tâm nữa là nếu ngày Huấn Cao ra pháp trường mà không xin được chữ, ông sẽ có nỗi ân hận đến suốt cả cuộc đời.

Với sự chân thành và lòng biết giá người, tấm lòng của viên quan coi ngục cuối cùng cũng được Huấn Cao tỏ và chấp nhận cho chữ. Cảnh ch chữ diễn ra và được miêu tả là “cảnh tưởng xưa nay chưa từng có”. Hình ảnh quản ngục ‘khúm núm”, “cầm những đồng tiền kẽm đánh dấu vào các ô chữ” thể hiện được tình yêu và sự trân trọng của ông đối với cái đẹp. Đó còn là niềm khao khát của viên quan coi ngục, khao khát vươn tới cái đẹp. Sau khi xin chữ và nhận được lời khuyên của Huấn Cao, viên quan coi ngục đã vái lạy và khóc. Hành động thành khẩn đó thể hiện sự ăn năn, hối hận và dự báo sự hoàn lương.

Nhân vật viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng. Ngay khi biết phạm nhân là Huấn Cao- một người chí khí anh hùng, tài viết chữ đẹp, ông đã có hành động và thái độ biệt nhưỡng nhân tài. Đầu tiên ông đã sai người quét dọn buồng giam để tỏ ý biệt đãi Huấn Cao. Khi đón tù nhân, ông nhìn Huấn Cao với cặp mắt hiền lành, kiêng nể, tỏ ra tiếc nuối khi phải chém một nhân tài như thế. Thời gian Huấn Cao ở buồng giam, ông cũng sai người đối xử rất tử tế. Khi được cho chữ và nhận được lời khuyên của Huấn Cao, viên quan coi ngục đã tỏ thái độ kính cẩn và nói “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đó chính là dấu hiệu của sự hoàn lương, dự báo sự thay đổi trong việc chọn nghề lương thiện sau này.

Việc xây dựng hình tượng ông quản ngục thể hiện được niềm tin của Nguyễn Tuân về đạo đức con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chắc chắn vẫn sẽ có những con người giữ được nhân cách ngay cả khi sống trong môi trường toàn lừa lọc và dối trá. Và nhân vật viên quan coi ngục nghe lời khuyên của Huấn Cao chính là một minh chứng cho việc một cái đẹp, thiên lương trong sáng có thể cảm hóa được cái xấu.

Bài mẫu số 5 - Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.​

Nguyễn Tuân – nhà văn suốt một đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng tháng Tám nhân vật trong trang văn của đều là những người hiện thân của cái đẹp. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể quên một ông Huấn Cao tài hoa tài tình, thiên lương cao đẹp mà anh dũng, bất khuất. Bên cạnh đó nhân vật viên quản ngục được tác giả khắc họa là một người trọng nghĩa khí, biết yêu và trân trọng cái đẹp càng làm nổi bật lên nhân cách cao đẹp của nhà văn.

Xét về địa vị xã hội viên quản ngục là người đại cho quyền lực, pháp luật của triều đình và đại diện cho cái xấu cái ác lúc bấy giờ. Tuy nhiên xét về phương diện nghệ thuật ông lại là người ham mê, yêu thích cái đẹp và say đắm nét chữ của Huấn Cao vô cùng.

Viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ biết yêu và trân trọng cái đẹp. Điều đó được thể hiện trước tiên là ở sở thích chơi chữ. Xưa nay khi nhắc quan lại người ta thường nghĩ ngay đến những tên “đầu trâu mặt ngựa” hống hách, thị uy chứ nào ai biết vẫn có một viên quan có tâm hồn nghệ sĩ với thú chơi tao nhã như viên quản ngục. Ông say mê điều đó vô cùng, ông luôn khao khát có được chữ ông Huấn treo trong nhà riêng của mình bởi “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, ông coi đó là một vật báu trên đời. Sở nguyện đó còn được thể hiện ở tâm trạng hồ hởi vui mừng của ông khi biết tin trong số phạm nhân được áp giải về có Huấn Cao. Ông vừa băn khoăn không biết làm thế nào để xin được chữ ông Huấn, vừa tiếc nuối vô cùng cho người tài mà lại chịu cảnh ngục tù đao phủ cũng vừa day dứt khổ tâm khi sở nguyện chưa thành. Ông chỉ lo một mai ông Huấn bị hành hình mà chưa kịp xin chữ thì thật đáng tiếc và ân hận suốt đời. Nguyễn Tuân đã nhìn nhận nét đẹp nhân cách của nhân vật ở phương diện văn học nghệ thuật thật sâu sắc và đáng trân trọng.

Viên quản ngục là người có con mắt tinh tường biết nhìn nhận và đánh giá người tài năng đồng thời cũng là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Trong phần đối thoại với thầy thơ lại ông luôn thể hiện sự thành kính chân thành của mình đối với Huấn Cao. Hằng ngày biệt đãi ông Huấn và những người bạn tù bằng rượu thịt thơm ngon. Khi bị Huấn Cao khinh miệt, coi thường ông không hề trách móc tức giận hay tìm cách trả thù mà vô cùng kính cẩn, lễ độ và thấu hiểu “Những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Quả là một viên quan có tấm lòng đáng kính.

Ông còn là người có thiên lương trong sáng, biết cúi mình trước cái đẹp. Trong buổi tối đêm đầu tiên khi Huấn cao ở trong ngục ông băn khoăn, trăn trở suy nghĩ về cái nghề của mình với “bộ mặt suy tư lự” vì “chọn nhầm nghề mất rồi”. Nguyễn Tuân đã nhận xét viên coi ngục là “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Khi được Huấn Cao đồng ý cho chữ ông vô cùng hạnh phúc. Ông cúi mình trước cái đẹp thể hiện trong tư thế, tâm thế khi nhận chữ trong không gian tăm tối, bẩn thỉu chốn ngục tù. Viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt phiến lụa óng”. Cái khúm núm ấy không phải là hèn hạ mà càng tôn lên sự thanh cao cuả một nhân cách đẹp đẽ. Đặc biệt khi được Huấn Cao cho lời khuyên để giữ được thiên lương thì hãy thoát khỏi cái nghề này đi thì cảm động vái người tù và rỉ nước mắt vào kẽ miệng thốt lên lời chân thành “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cho thấy thiên lương trong sáng của viên quan coi ngục đáng được trân trọng ở “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”.

Với tài năng kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và tả thực. Ngôn ngữ nghệ thuật sinh động có sử dụng từ Hán Việt xen lẫn từ thuần Nôm, những câu văn chừng mực, nhẹ nhàng sâu lắng đã khắc họa được hình tượng nhân vật viên quản ngục trọng nghĩa trọng tài để sánh ngang với ông Huấn anh dũng tài hoa, làm nên những hình tượng nhân vật hiện thân cho cái đẹp của “một thời vang bóng” trong trang văn Nguyễn Tuân.

Qua nhân vật viên quản ngục cho ta thêm bài học về cách nhìn nhận, quan niệm về con người. Trong mỗi chúng ta luôn có một tâm hồn nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và trân trọng người tài, không phải ai cũng xấu, bên cạnh những con người chưa tốt vẫn có những tấm lòng cao cả, thiên lương trong sáng. Điều đó cũng cho thấy quan niệm mới mẻ về nghệ thuật là cái đẹp có thể nảy sinh trong môi trường cái xấu cái ác nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại càng bừng sáng rực rỡ và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

(st)
 

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

Bài mẫu 3 Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.​


Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn , là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những sánh tác tiêu biểu để lại tiếng vang trong sự nghiệp hành văn của Nguyễn Tuân là truyện ngắn”Chữ người tử tù”. Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật đặc sắc đi vào lòng độc giả. Ngoài Huấn Cao – con người tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng thì ta không thể không nhắc đến một nhân vật đặc biệt khác – viên quản ngục.

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc , vinh hoa , phú quý. Ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc, cả nghĩ. Sau khi nhân được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về chuyện nhận sáu tên tử tù, trong đó có Huấn Cao "người đứng đầu bọn phản nghịch" lại "có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp", ngục quan đăm chiêu "nghĩ ngợi". Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya khi đĩa dầu sở đã "vợi lần mực dầu", lúc đầu thì "tư hỉ" càng vể khuya thì trên mặt ông "chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ". Việc nhận tù sắp tới đã gây ra nhiêu xao động ghê gớm trong tâm tư vị ngục quan này. Ông là một người từng trải, có tính cách dịu dàng khác hẳn với những kẻ sống bằng tàn nhẫn bằng lừa lọc trong chốn đề lao. Và điều ta thấy rõ ở con người này chính là tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, trọng người tài.

Đối đãi với Huấn Cao, quản ngục hết sức tôn trọng kính cẩn, thể hiện rõ thái độ biệt nhỡn nhân tài. Ngày nhận tù nhân , viên quản ngục đã làm trái với phong tục nhận tù mọi ngày,” hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào bằng cặp mắt hiền lành”. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên mà viên quản ngục đã bày tỏ kín đáo tấm chân tình của mình đối với người sáng tạo ra cái đẹp – Huấn Cao. Mặc kệ cho những tên tay sai bên dưới nhắc khéo ngài có phải dùng đến những tiểu sảo trong nhà lao để ép cung , tra tấn thì viên quản ngục vẫn lặng thing làm lơ đi điều đó. Bởi lúc này đây, quản ngục biết mình đã gặp đúng người rồi, người mà từ thủa đọc vỡ nghĩa chữ sách thánh hiền hắn hằng đêm mong có được chữ của người. Suốt nửa tháng ở trong tù, ngày nào Huấn Cao cũng nhận được rượu thịt trước bữa cơm tù thành ra là chuyện lạ nhưng người vẫn cứ điềm nhiên nhận lấy hưởng thụ như thú vui lúc bình sinh chưa bị giam cầm. Và người đứng đằng sau những bữa rượu thịt ngon ấy, không ai khác chính là viên quản ngục sắp xếp đối đãi đặc biệt với Huấn Cao. Rồi đến một hôm quản ngục đích thân xuống hỏi thăm tên tù ngục ta lại càng thêm thấy rõ tấm chân tình của hắn dàng cho Huấn Cao. Thế nhưng trước những lời lẽ kính cẩn , tôn trọng của hắn, Huân Cao lại một mực phũ phàng , coi thường: “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”. Trước tình huống ấy, người nắm quyền uy trong tay rất bình tĩnh. Không nổi trận lôi đình để trả thù. Không giở trò tiểu nhân thị oai. Ngục quan chỉ lui ra lễ phép với một câu: "Xin lĩnh ý", Huấn Cao và năm đồng chí của người vẫn được "biệt đãi", cơm rượu lại có phần "hậu hơn trước". Tại sao ngục quan lại xử sự như thế? về vị thế, hắn chỉ tự coi mình là "là kẻ tiểu lại giữ tù", còn Huấn Cao là một anh hùng tài tử "chọc trời quấy nước", nổi danh trong thiên hạ về cái tài "viết chữ rất nhanh và rất đẹp". Vả lại, quản ngục còn hi vọng chờ cho Huấn Cao "dịu bớt tính nết" để xin chữ. Nếu được tử tù cho chữ thì hắn ta "mãn nguyện". Qua đó, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật bao phẩm chất của ngục quan: bình tĩnh, lễ độ, nhẫn nhục.

Ngục quan có một tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài, rất yêu thích cái đẹp. Mặc dù đã "chọn nhầm nghề", nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có chúa ngục nào có "cái sở nguyện" cao quý như hắn ? Cái ao ước của hắn thật là thanh cao, thật là một thú vui tao nhã nhân văn. Quản ngục ao ước là có một ngày nào đó "được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết". Hắn say mê, hắn khao khát vì "chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Với quản ngục thì có vinh hạnh nào hơn nếu "có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là có một háu vật trên đời". Vì thế, khi chưa xin được chữ Huấn Cao thì ngục quan sống trong tâm trạng đầy bi kịch. Nỗi "khổ tâm" của hắn là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không dám giáp lại mặt vì quản ngục cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông nhiều quá!. Hơn thế nữa, hắn càng "khổ tâm" lo lắng, mai mốt đây, Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ông "ân hận suốt đời". Có thể nói, đó là một bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận ở phương diện văn hoá nghệ thuật. Sự giày vò tâm trạng của quản ngục đem đến tình tiết cao trào cho tác phẩm khi Huân Cao đồng ý cho chữ ngay trước đêm người phải ra pháp trường lãnh án tử hình.

Điều gì đến rồi cũng phải đế , giấy báo tử được gửi đến nhà lao nơi giam giữ Huân Cao, quản ngục gọi thầy thơ lại đến tâm sự rõ sự tình của mình như một tiếng thở dài than vãn sao thời gian nhanh quá, còn chưa kịp xin chữ Huấn Cao mà đã nhận giấy án chém… Thầy thơ lại nghe xong thì vô cùng cảm động nên đã tìm đến người tù đang bị giam trong nhà lao kia kể lại sự tình và báo luôn tin tử hình cho Huấn Cao nghe. Nghe xong tên tử tù liền mỉm cười. Đó là một nụ cười chứ không phải sự sợ hãi trước cái chết đang cận kề. Phải là một kẻ đã đối mặt với bao hiểm nguy, thân quen với cái chết trong ngang tấc thì nụ cười đó mới nở trên môi như vậy, con người này đúng là anh hùng bất khuất , hiên ngang bảo sao mà quản ngục không khiêng nể , lại thêm mến phục , yêu con chữ thể hiện hoài bão cả một kiếp người tung hoàng bốn phương trời. Huấn Cao như thấu hiểu nỗi lòng của quản ngục, đã nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Nhân cách văn hoá cao quý của ngục quan đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù là sự kì ngộ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài, một cảnh đẹp hiếm có trong nhân gian. Kẻ có quyền lại khúm núm trước một kẻ tử tù, còn kẻ tử tù áy lại thong dong, viết nên bức thư pháp ngàn người nể phục, yêu quý, săn tìm , cầu mong có được nhưu bảo vật quý trên đời. Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ… Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù "nên lui về quê nhà" để giữ lấy thiên lương rồi hãy “nghĩ đến chuyện chơi” chữ… Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương.

Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tâm hồn tính cách của ngục quan. Từ ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư tình cảm đến cử chỉ, hành động của ngục quan đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tất cả sự chắt lọc của một ngòi bút tài hoa, đã làm hiện lên một con người có cốt cách rất đẹp. Quản ngục với nghề nghiệp của mình trên phương diện xã hội là hoàn toàn trái ngược nhau, đối lập với Huấn Cao, nhưng trên phương diện nghệ thuật thì quản ngục là người biết yêu , biết say mê, tôn thờ cái đẹp và với nhân vật này chủ đề của tác phẩm càng thêm được thể hiện rõ nét: Cái duy nhất đang được tôn vinh và kính trọng là cái đẹp.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top