Nhân vật Mị là một trong hai nhân vật chính nắm vai trò then chốt trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Việc xây dựng bối cảnh xuất hiện của nhân vật mị là một trong những chi tiết góp phần mở ra dự báo về bế tắc của cuộc đời cô sau này.
Nhân vật Mị. Ảnh mạng.
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị:
Hướng dẫn chi tiết:
- Đoạn văn mở đầu là hình ảnh lầm lũi, cô độc của nhân vật Mị, đó là hình ảnh có tính dự báo một cuộc đời thống khổ, bất hạnh. - Câu văn mở đầu vẫn là giọng trần thuật bình thản của Tô Hoài “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.” Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy câu văn có vấn đề về cách giới thiệu: cụm từ “thường trông thấy" gợi ra hình ảnh thường xuyên của cô con gái (hễ cứ vào nhà là thấy ); đó là một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác “tảng đá, tàu ngựa”. Lời mở đầu ấy hé mở số phận nhân vật, để rồi sau đó hình ảnh cô gái ấy hiện lên rõ nét hơn: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái có ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Cụm từ “lúc nào cũng vậy” kết hợp phép liệt kê “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước” gợi cuộc sống quẩn quanh, áp lực, bị bóc lột sức lao động nặng nề. Có lẽ chính vì vậy mà cô gái ấy lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cái “cúi mặt” và nét “mặt buồn rười rượi” ấy không chỉ gợi ra sự đơn độc mà còn gợi ra cả sự câm nín, cam chịu như ngậm khối u uất khó cất lời, từ láy “rười rượi" gợi ra khuôn mặt não nề, thảm hại, thiếu sức sống.
- Gs. Nguyễn Đăng Mạnh từng khẳng định: “Không gian nghệ thuật được các nhà văn đặc biệt chú ý, vì nhờ không gian mà hoàn cảnh, tình huống truyện, tâm lý nhân vật mới được gợi mở”. Nói vậy có nghĩa là không gian nghệ thuật được xem là điểm khởi nguồn của mọi diễn tiến trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật ở đây được Tô Hoài xây dựng khá đặc biệt. Mị được đặt trong không gian nhà giàu: “nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều đồn Tây lại cho muối về bản, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” Điệp từ “nhiều” và phép liệt kê “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” gợi ra sự giàu có, sang trọng. Nhưng không gian rộng lớn, giàu có, tấp nập ấy lại đối lập hoàn toàn với không gian sống thu hẹp của Mị bên những đồ vật vô trí “tảng đá, tàu ngựa” càng làm nổi bật hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ. Hình ảnh ấy của nhân vật khiến cho người đọc không khỏi tò mò, day dứt, xót xa. Ưu Vậy tại sao sống trong nhà quan, nhà giàu mà Mị lại có cuộc sống đầy tủi nhục như vậy?
Tô Hoài khép lại bằng một lý giải: “Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra". Câu văn chậm, ngắt quãng nặng nề như cho người đọc thấy được sự khổ nhục, cay đắng của người phụ nữ làm dâu nhà giàu. Đây là cách dẫn dắt vô cùng khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật: tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người: cô dâu gạt nợ.
Nhân vật Mị. Ảnh mạng.
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị:
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều , đồn Tây lại cho muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.
Hướng dẫn chi tiết:
- Đoạn văn mở đầu là hình ảnh lầm lũi, cô độc của nhân vật Mị, đó là hình ảnh có tính dự báo một cuộc đời thống khổ, bất hạnh. - Câu văn mở đầu vẫn là giọng trần thuật bình thản của Tô Hoài “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.” Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy câu văn có vấn đề về cách giới thiệu: cụm từ “thường trông thấy" gợi ra hình ảnh thường xuyên của cô con gái (hễ cứ vào nhà là thấy ); đó là một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác “tảng đá, tàu ngựa”. Lời mở đầu ấy hé mở số phận nhân vật, để rồi sau đó hình ảnh cô gái ấy hiện lên rõ nét hơn: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái có ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Cụm từ “lúc nào cũng vậy” kết hợp phép liệt kê “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước” gợi cuộc sống quẩn quanh, áp lực, bị bóc lột sức lao động nặng nề. Có lẽ chính vì vậy mà cô gái ấy lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cái “cúi mặt” và nét “mặt buồn rười rượi” ấy không chỉ gợi ra sự đơn độc mà còn gợi ra cả sự câm nín, cam chịu như ngậm khối u uất khó cất lời, từ láy “rười rượi" gợi ra khuôn mặt não nề, thảm hại, thiếu sức sống.
- Gs. Nguyễn Đăng Mạnh từng khẳng định: “Không gian nghệ thuật được các nhà văn đặc biệt chú ý, vì nhờ không gian mà hoàn cảnh, tình huống truyện, tâm lý nhân vật mới được gợi mở”. Nói vậy có nghĩa là không gian nghệ thuật được xem là điểm khởi nguồn của mọi diễn tiến trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật ở đây được Tô Hoài xây dựng khá đặc biệt. Mị được đặt trong không gian nhà giàu: “nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều đồn Tây lại cho muối về bản, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” Điệp từ “nhiều” và phép liệt kê “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” gợi ra sự giàu có, sang trọng. Nhưng không gian rộng lớn, giàu có, tấp nập ấy lại đối lập hoàn toàn với không gian sống thu hẹp của Mị bên những đồ vật vô trí “tảng đá, tàu ngựa” càng làm nổi bật hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ. Hình ảnh ấy của nhân vật khiến cho người đọc không khỏi tò mò, day dứt, xót xa. Ưu Vậy tại sao sống trong nhà quan, nhà giàu mà Mị lại có cuộc sống đầy tủi nhục như vậy?
Tô Hoài khép lại bằng một lý giải: “Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra". Câu văn chậm, ngắt quãng nặng nề như cho người đọc thấy được sự khổ nhục, cay đắng của người phụ nữ làm dâu nhà giàu. Đây là cách dẫn dắt vô cùng khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật: tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người: cô dâu gạt nợ.
- Từ khóa
- nhân vật mị văn 12 vợ chồng a phủ