Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
Văn học trẻ gửi quý độc giả Phân tích "Việt Bắc" chi tiết 2021 . Hi vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích
Mục lục:
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng.
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
- Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình.
Trâu về, xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.
- Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.
Nứa mai mình gửi quê nhà
Nước non đâu cũng là ta với mình.
Thái Bình đồng lại tươi xanh
Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui...
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
- Đường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao, chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về.
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
Mái trường ngói mới đỏ tươi
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!
- Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...
- Lòng ta ơn Đảng đời đời
Ngược xuôi, đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa, nước non Hồng
Còn đây, ơn Đảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Đời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng.
Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.
10-1954
Nguồn:
1. Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 1962
2. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003
PHẦN MỘT: TÁC GIẢI. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Vài nét về tiểu sử
Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiếm sống bằng nhiều nghề nhung lại yêu thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Quê hương cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Bước vào tuổi thanh niên đúng thời điểm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất, tuổi trẻ của Tố Hữu đã có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lí tưởng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất làm một, sự nghiệp thơ ca gắn liền sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật nãm 1996.
Tác phẩm chính: các tập thơ Từ âý (1937 - 1946), Việt Bắc (1947 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999).
2. Phong cách thơ Tố Hữu
a) Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu và cũng chi phối mọi đặc điểm khác của thơ ông. Chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thể hiện nổi bật ở những điểm sau:
- Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của nhà thơ. Các chặng đường thơ ông gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.
- Với Tố Hữu, làm thơ là một hành động cách mạng, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng.
- Lí tưởng, thực tiễn đời sống cách mạng và những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề; từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu.
b) Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu như một lẽ tự nhiên thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu buổi đầu đã là cái tôi - chiến sĩ, rồi cái tôi - công dân, về sau trở thành cái tôi nhân danh dân tộc, nhân danh cách mạng. Nhân vật trữ tình trong thơ ông cũng vậy, thường là những con người đại diện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại (các anh giải phóng quân, chị Trần Thị Lí, mẹ Suốt,...).
Thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc, cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư. Thơ ông, vì thế, thường hướng về tương lai, đặt niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, khơi dậy niềm vui và lòng say mê với con đường cách mạng. Vấn để nổi bật trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng liên quan đến dân tộc, đến cộng đồng chứ không phải là những vấn đề có tính cá nhân.
c) Thơ Tố Hữu có giọng điệu rất riêng, dễ nhận, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, là tiếng nói của tình thương mến.
Giọng điệu thơ Tố Hữu chịu ảnh hưởng của "chất Huế" in rất đậm trong ông từ thuở ấu thơ. Đó là giọng điệu của những câu ca, điệu hò xứ Huế. Nhung đồng thời, nó cũng được xuất phát từ chính quan niệm về thơ của nhà thơ: "Thơ là chuyện đồng điệu [...], thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí". Thơ Tố Hữu nhiều bài giống như một cuộc giãi bày, trò chuyện, là những lời nhắn nhủ.
d) Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức biểu hiện. Điều này khiến cho thơ Tố Hữu có một sức hút mạnh mẽ, khiến nhiều thế hệ người đọc thích thú, say mê.
3. Tác phẩm
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
Trích đoạn bài thơ này từ đầu tới câu “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.
Văn học trẻ gửi quý độc giả Phân tích "Việt Bắc" chi tiết 2021 . Hi vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích
Mục lục:
- Thơ Việt Bắc - Tố Hữu và Tìm hiểu tác giả Tố Hữu
- Hướng dẫn soạn văn Việt Bắc ngắn gọn 2021 - Tác giả Tố Hữu ( Phần I )
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập Việt Bắc
- Các đề thi THPTQG "Việt Bắc" cập nhật nhất 2021: [URL unfurl="true"]https://forum.vanhoctre.com/threads/cac-de-thi-thptqg-viet-bac-cap-nhat-nhat-2021.1150/[/URL]
- Tố Hữu -
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng.
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
- Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình.
Trâu về, xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.
- Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.
Nứa mai mình gửi quê nhà
Nước non đâu cũng là ta với mình.
Thái Bình đồng lại tươi xanh
Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui...
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
- Đường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao, chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về.
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
Mái trường ngói mới đỏ tươi
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!
- Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...
- Lòng ta ơn Đảng đời đời
Ngược xuôi, đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa, nước non Hồng
Còn đây, ơn Đảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Đời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng.
Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.
10-1954
Nguồn:
1. Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 1962
2. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
1. Vài nét về tiểu sử
Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiếm sống bằng nhiều nghề nhung lại yêu thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Quê hương cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Bước vào tuổi thanh niên đúng thời điểm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất, tuổi trẻ của Tố Hữu đã có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lí tưởng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất làm một, sự nghiệp thơ ca gắn liền sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật nãm 1996.
Tác phẩm chính: các tập thơ Từ âý (1937 - 1946), Việt Bắc (1947 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999).
2. Phong cách thơ Tố Hữu
a) Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu và cũng chi phối mọi đặc điểm khác của thơ ông. Chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thể hiện nổi bật ở những điểm sau:
- Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của nhà thơ. Các chặng đường thơ ông gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.
- Với Tố Hữu, làm thơ là một hành động cách mạng, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng.
- Lí tưởng, thực tiễn đời sống cách mạng và những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề; từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu.
b) Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu như một lẽ tự nhiên thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu buổi đầu đã là cái tôi - chiến sĩ, rồi cái tôi - công dân, về sau trở thành cái tôi nhân danh dân tộc, nhân danh cách mạng. Nhân vật trữ tình trong thơ ông cũng vậy, thường là những con người đại diện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại (các anh giải phóng quân, chị Trần Thị Lí, mẹ Suốt,...).
Thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc, cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư. Thơ ông, vì thế, thường hướng về tương lai, đặt niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, khơi dậy niềm vui và lòng say mê với con đường cách mạng. Vấn để nổi bật trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng liên quan đến dân tộc, đến cộng đồng chứ không phải là những vấn đề có tính cá nhân.
c) Thơ Tố Hữu có giọng điệu rất riêng, dễ nhận, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, là tiếng nói của tình thương mến.
Giọng điệu thơ Tố Hữu chịu ảnh hưởng của "chất Huế" in rất đậm trong ông từ thuở ấu thơ. Đó là giọng điệu của những câu ca, điệu hò xứ Huế. Nhung đồng thời, nó cũng được xuất phát từ chính quan niệm về thơ của nhà thơ: "Thơ là chuyện đồng điệu [...], thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí". Thơ Tố Hữu nhiều bài giống như một cuộc giãi bày, trò chuyện, là những lời nhắn nhủ.
d) Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức biểu hiện. Điều này khiến cho thơ Tố Hữu có một sức hút mạnh mẽ, khiến nhiều thế hệ người đọc thích thú, say mê.
3. Tác phẩm
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
Trích đoạn bài thơ này từ đầu tới câu “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- chiến dịch điện biên phủ to huu việt bắc