Chế Lan Viên là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật nhất trong phong cách của tác giả là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được nhà thơ ghi nhận bằng cái nhìn liên tưởng đầy độc đáo. “Tiếng hát con tàu” là một bài thơ thể hiện rõ nhất nét phong cách này của Chế Lan Viên.
“Tiếng hát con tàu” được gợi cảm hứng từ sự kiện 1958- 1960, phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc. Bài thơ được in trong tập Ánh sáng và phù sa. Bài thơ là tiếng hát của một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời với khát vọng lên đường.
Tây Bắc ư ? Có gì riêng Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu…
Nhan đề bài thơ và các câu thơ đề từ là hình tượng gợi liên tưởng thú vị: hình tượng con tàu. “Con tàu” là biểu tượng cho sự khao khát muốn thoát ra ngoài cuộc sống cá nhân chật hẹp, tù túng, bế tắc về tâm hồn của nhà thơ để đến với những ước mơ lớn và nguồn cảm hứng lớn của nghệ thuật. Và tất nhiên hình tượng con tàu còn gợi cho ta liên tưởng đến sự hăm hở của một nhà thơ chiến sĩ muốn được hòa mình trọn vẹn vào nhân dân.
Có thể nói, Chế Lan Viên khao khát cuộc hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn, cũng là sự trở về với chính tâm hồn mình. Đó là sự diễn đạt thông minh, sắc sảo để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Đọc đoạn thơ, người đọc như thấy Chế Lan Viên tự chất vấn chính mình. Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng hoặc Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ? Và tất nhiên cũng chính nhà thơ cũng đã tự giãi bày. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/ Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Câu thơ cũng là cách lựa chọn của nhà thơ. Mạch thơ cứ thế xuôi dòng tâm tưởng mà tuông trào.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương
Cuộc lên đường mới chỉ diễn ra trong suy tưởng. Thế nhưng, bằng cái nhìn rất Chế Lan Viên, nhà thơ đã tổng kết cuộc kháng chiến mười năm bằng một so sánh gợi sự liên tưởng độc đáo: hình ảnh ngọn lửa. Đó là ngọn lửa của lòng yêu nước và căm thù giặc? Ngọn lửa của ý chí, lòng nhiệt quyết, sự bất khuất kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến? Hay ngọn lửa của dư âm chiến thắng? Dù hiểu như thế nào, ta thấy, dường như nhà thơ đang ấm lên, đang bùng lên ngọn lửa ấy ngay trong tâm tưởng, ngay trong tim mình. Bừng sáng một ý tưởng cần thực hiện ngay lúc này: Cho con về gặp lại mẹ yêu thương, gặp lại Tây Bắc sau mười năm kháng chiến. Bằng cái nhìn cảm quan thi vị, Chế Lan Viên đã diễn tả cụ thể tâm trạng vui sướng bất tận khi được hòa mình, được trở về gặp lại mẹ yêu thương với hàng loạt những so sánh liên tưởng:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Lối so sánh tương đồng gợi sự liên tưởng đến điều không thể thiếu. Trở về với nhân dân là về chốn cũ, về với cội nguồn sự sống như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, như đứa trẻ đói lòng gặp sữa, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Hóa ra Tây Bắc trong Chế Lan Viên là cả một nguồn cảm hứng, cũng là tất cả những gì nên thơ nhất, thi vị nhất:
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Đất đã hóa tâm hồn ! Đất không còn là đất nữa. Đất là mẹ, là anh, là em, là đồng chí đồng đội. Đất là tất cả những gì thuộc về Tây Bắc. Là tất cả nỗi nhớ, là tất cả tình yêu:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Cách xưng hô trong đoạn thơ thật đặc biệt: cách xưng hô của tình yêu. Anh bỗng nhớ em, hai nửa câu thơ thật lãng mạn tình tứ. Thế nhưng nếu chỉ có thế, đây không phải là thơ Chế Lan Viên. Trong cái nhìn của nhà thơ, tình yêu được cụ thể hóa bằng những so sánh liên tưởng độc đáo, gợi sự sóng đôi, khăng khít, sự gắn bó không thể thiếu được giữa những người đang yêu. Đó là nỗi nhớ như đông về nhớ rét, như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc. Tình yêu ở đây trở nên đẹp hơn, lớn lao hơn, chân thành hơn bởi không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước như chính nhà thơ khẳng định: Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Bấy nhiêu câu thơ trong Tiếng hát con tàu cũng đủ thấy một hồn thơ trữ tình chính trị đạt đến độ toàn mĩ. Tiếng nói về tình quân dân, tình đất nước, khát vọng lên đường… trong bài thơ đã trở nên dễ hiểu nhưng không kém phần thi vị nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ đầy cá tính và sáng tạo của tác giả bằng việc xây dựng những hình tượng, biểu tượng, liên tưởng vô cùng độc đáo. Điều này tạo nên cách nhìn nghệ thuật mang đậm chất Chế Lan Viên. Có thể nhận định:
Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi.
(GS.TS Trần Đăng Suyền - Tiếng hát con tàu)
...........................................................................
Triều Anh
“Tiếng hát con tàu” được gợi cảm hứng từ sự kiện 1958- 1960, phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc. Bài thơ được in trong tập Ánh sáng và phù sa. Bài thơ là tiếng hát của một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời với khát vọng lên đường.
Tây Bắc ư ? Có gì riêng Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu…
Nhan đề bài thơ và các câu thơ đề từ là hình tượng gợi liên tưởng thú vị: hình tượng con tàu. “Con tàu” là biểu tượng cho sự khao khát muốn thoát ra ngoài cuộc sống cá nhân chật hẹp, tù túng, bế tắc về tâm hồn của nhà thơ để đến với những ước mơ lớn và nguồn cảm hứng lớn của nghệ thuật. Và tất nhiên hình tượng con tàu còn gợi cho ta liên tưởng đến sự hăm hở của một nhà thơ chiến sĩ muốn được hòa mình trọn vẹn vào nhân dân.
Có thể nói, Chế Lan Viên khao khát cuộc hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn, cũng là sự trở về với chính tâm hồn mình. Đó là sự diễn đạt thông minh, sắc sảo để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Đọc đoạn thơ, người đọc như thấy Chế Lan Viên tự chất vấn chính mình. Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng hoặc Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ? Và tất nhiên cũng chính nhà thơ cũng đã tự giãi bày. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/ Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Câu thơ cũng là cách lựa chọn của nhà thơ. Mạch thơ cứ thế xuôi dòng tâm tưởng mà tuông trào.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương
Cuộc lên đường mới chỉ diễn ra trong suy tưởng. Thế nhưng, bằng cái nhìn rất Chế Lan Viên, nhà thơ đã tổng kết cuộc kháng chiến mười năm bằng một so sánh gợi sự liên tưởng độc đáo: hình ảnh ngọn lửa. Đó là ngọn lửa của lòng yêu nước và căm thù giặc? Ngọn lửa của ý chí, lòng nhiệt quyết, sự bất khuất kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến? Hay ngọn lửa của dư âm chiến thắng? Dù hiểu như thế nào, ta thấy, dường như nhà thơ đang ấm lên, đang bùng lên ngọn lửa ấy ngay trong tâm tưởng, ngay trong tim mình. Bừng sáng một ý tưởng cần thực hiện ngay lúc này: Cho con về gặp lại mẹ yêu thương, gặp lại Tây Bắc sau mười năm kháng chiến. Bằng cái nhìn cảm quan thi vị, Chế Lan Viên đã diễn tả cụ thể tâm trạng vui sướng bất tận khi được hòa mình, được trở về gặp lại mẹ yêu thương với hàng loạt những so sánh liên tưởng:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Lối so sánh tương đồng gợi sự liên tưởng đến điều không thể thiếu. Trở về với nhân dân là về chốn cũ, về với cội nguồn sự sống như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, như đứa trẻ đói lòng gặp sữa, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Hóa ra Tây Bắc trong Chế Lan Viên là cả một nguồn cảm hứng, cũng là tất cả những gì nên thơ nhất, thi vị nhất:
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Đất đã hóa tâm hồn ! Đất không còn là đất nữa. Đất là mẹ, là anh, là em, là đồng chí đồng đội. Đất là tất cả những gì thuộc về Tây Bắc. Là tất cả nỗi nhớ, là tất cả tình yêu:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Cách xưng hô trong đoạn thơ thật đặc biệt: cách xưng hô của tình yêu. Anh bỗng nhớ em, hai nửa câu thơ thật lãng mạn tình tứ. Thế nhưng nếu chỉ có thế, đây không phải là thơ Chế Lan Viên. Trong cái nhìn của nhà thơ, tình yêu được cụ thể hóa bằng những so sánh liên tưởng độc đáo, gợi sự sóng đôi, khăng khít, sự gắn bó không thể thiếu được giữa những người đang yêu. Đó là nỗi nhớ như đông về nhớ rét, như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc. Tình yêu ở đây trở nên đẹp hơn, lớn lao hơn, chân thành hơn bởi không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước như chính nhà thơ khẳng định: Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Bấy nhiêu câu thơ trong Tiếng hát con tàu cũng đủ thấy một hồn thơ trữ tình chính trị đạt đến độ toàn mĩ. Tiếng nói về tình quân dân, tình đất nước, khát vọng lên đường… trong bài thơ đã trở nên dễ hiểu nhưng không kém phần thi vị nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ đầy cá tính và sáng tạo của tác giả bằng việc xây dựng những hình tượng, biểu tượng, liên tưởng vô cùng độc đáo. Điều này tạo nên cách nhìn nghệ thuật mang đậm chất Chế Lan Viên. Có thể nhận định:
Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi.
(GS.TS Trần Đăng Suyền - Tiếng hát con tàu)
...........................................................................
Triều Anh
Sửa lần cuối: