Mùa đông gõ cửa. Những đợt rét đậm, rét hại tung xuống là su hào thích hợp và phát triển. Lạ thật đấy. Càng lạnh giá thì cây càng xanh tốt. Tôi sắp được mẹ mua cho bộ quần áo mới mặc tết khoe với bạn bè cùng trang lứa rồi đây. Và cũng chuẩn bị được thưởng thức vị ngon của su hào xào, su hào ninh thịt, dưa chua nữa. Rồi mẹ mua cho nhiều thứ quà quê ở cái chợ phiên cuối năm nữa chứ. Bao nhiêu thứ: bỏng gạo, bỏng ngô, xâu khế, tò he từ đồng tiền bán su hào. Thích ơi là thích!
Chả biết người ta để giống su hào lấy hạt như thế nào và chúng ra hoa, kết quả làm sao mà tôi chưa bao giờ thấy. Mẹ tôi không cắm những thanh nứa cho cây su hào làm giống như rau diếp, rau cải bẹ, đậu cô ve vàng hay là rau dền, rau đay. Tôi lăn tăn không hiểu hạt giống su hào ở đâu mà người ta có cơ chứ. Rõ ràng là mẹ gieo hạt mà. Mẹ trang, cào khoảng một vuông đất hoặc hơn gì đấy ở góc vườn trước sân gieo hạt. Tay đổ phủ một lớp đất phù sa lên vuông đất ấy. Đất phù sa, chúng tôi gánh mấy ngày từ phía bãi sông về. Đất phù sa có nhiều chất dinh dưỡng lắm, rắc trồng cây gì cũng tốt, nhất là rải trồng giống cây các loại. Mẹ rắc lên vuông đất ấy rồi gieo hạt su hào xuống. Công việc xong xuôi, tôi lấy mảng rơm mùn phủ lên mặt luống một lớp rồi che chắn xung quanh lại kẻo đàn gà tơ hay mẹ gà mái mơ ngứa ngáy chân bới tung lên thì đi toi vuông gieo su hào. Khi phủ xong, mẹ bảo tôi tưới nước. Tôi lấy bình vòi sen treo trên gác chái bếp, múc nước tưới lên lớp rơm ấy. Ba ngày sau, mẹ cuộn lớp rơm lại xếp gọn vào góc hè. Chao ôi! Hạt su hào nảy mầm mọc li ti phủ một màu vàng chui lên trong lòng đất. Mỗi cây hai lá mầm. Thoáng cái, một tuần trôi, đám cây su hào ấy đã cho ra bốn lá non. Khi các cây đã cao khoảng 10 cm. Mẹ bắt đầu dùng con dao thái rau cán gỗ tròn bứng từng gốc bỏ vào cái rổ thưa to, đan bằng tre mang xuống ruộng trước cánh đồng làng trồng. Mỗi cây trồng vào một hố nhỏ đã định vị sẵn. Mảnh ruộng trồng su hào khoảng nửa sào đất gì đấy. Đất được cày bừa rất kĩ và chia thành nhiều luống hướng đông - tây. Ui chao ôi! Nhiều quá, loá cả mắt, đếm một hồi cứ như bị rối lên vì nhiều cây sóng hàng nhau. Một tuần đầu trồng xuống, sáng nào, tôi cũng cùng mẹ xuống thăm ruộng. Không phải xem nó đã lớn chưa mà hai mẹ con ngăn các ả sâu phá hoại. Thuốc trừ sâu dạng viên trộn lẫn N-P-K thả quanh gốc vừa bón cho su hào nhanh lớn, vừa trị các bé sâu cắn ngang thân cây. Chính vì chăm sóc như vậy mà một tuần nữa, ruộng su hào đã thi nhau vượt lớn trông xanh mơn mởn. Cây nào cũng đẹp, lá cũng non xanh mướt. Rồi thân bắt đầu phình to ra. Ban đầu bằng ngón chân người lớn. Mẹ tôi lúc nào cũng cần mẫn chăm sóc chúng. Đôi thùng gánh nước, một cái gáo dừa cán gỗ dài múc nước tưới vào từng gốc cây. Tôi cũng phụ mẹ làm được công việc ấy, cũng gánh nước về tưới cho cây. Mẹ bảo tưới cũng phải cho khéo thì “cái phình” ấy không bị nứt toác ra. Múc tưới đổ nhẹ vào gốc đừng đổ thẳng vào ngọn mà su hào nứt ra thối rửa coi như công cốc. Kinh nghiệm làm nghề nông là như thế!
Qua bao nhiêu ngày đông lạnh cóng chăm trồng. Rồi mỗi sớm mai dậy sớm chịu rét căm căm, ruộng su hào phát triển nhanh và đều phải biết. Cây nào cây nấy to dần bằng cái bát con, tròn bẹt giống bánh xe ô tô thu nhỏ. Ai đi ngang qua cũng tấm tắc khen ruộng su hào nhà tôi đẹp, chắc cho mùa bội thu. Khi su hào sắp thu hoạch, tôi và mẹ bưng cái rổ thưa xuống ruộng cắt, tỉa những lá vàng cho phần thân phát triển. Nếu không làm như thế thì cái lá vàng ấy rụng bám vào “bát ô tô” dễ lâm bệnh rồi hỏng. Nhờ sự chăm sóc kĩ lưỡng như thế mà su hào cây nào cây nấy đẹp như nhau. Mẹ tôi nhổ vài cái to đầu tiên về chế biến cho bữa ăn. Hai cây thôi đã được bữa rau xào rồi. Trước khi cho chúng tôi thưởng thức, mẹ đi chợ mua vài lạng thịt mông sấn về thái nhỏ xào chung với su hào thì ngon tuyệt vời. Cách chế biến cũng không cầu kì lắm. Su hào được gọt vỏ bỏ ra rửa sạch mang vào thái từng miếng bằm bằm liên tiếp lên cái thớt. Sợi rất nhuyễn. Thịt mông sấn thái mỏng từng miếng nhỏ, hành hoa, rau mùi thơm, gia vị tiêu, muối, nước mắm nhĩ, mì chính cánh hòa trộn nhau, xào nhỏ lửa cho chín đều thì ngon phải biết, ăn vào cứ muốn ăn mãi đậm hương đồng đông lạnh. Bữa cơm ngày đông có món su hào xào thì bao nhiêu cơm cũng không đủ.
(Su hào chuẩn bị thu hoạch - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm internet)
Su hào tới ngày thu hoạch, mẹ chừa một luống để ăn còn bao nhiêu bán cho thương lái hoặc người làng ai mua mẹ bán giá bình dân. Với những tháng ngày vun trồng, chăm sóc hưởng thành quả lao động vất vả, ăn miếng ngon, tôi mới cảm nhận được nỗi vất vả. Mặc bộ quần áo đẹp ngày tết, tôi cứ thương mẹ tôi suốt đời chịu thương, chịu khó gắn bó với nghề nông cho đến khi gửi lại miền xa xăm cuối trời ấy.
Ruộng su hào ngày nay ở quê tôi trồng không nhiều như hồi xưa nữa, thi thoảng mới có vài luống loáng thoáng trồng xen trong những trang trại hoa, rau, quả công nghệ cao của nhà kính. Bao mùa đông qua đi là bấy nhiêu thời gian tôi nhớ mãi ruộng su hào, món ăn ngon đến dâng tràn niềm cảm xúc.
Chả biết người ta để giống su hào lấy hạt như thế nào và chúng ra hoa, kết quả làm sao mà tôi chưa bao giờ thấy. Mẹ tôi không cắm những thanh nứa cho cây su hào làm giống như rau diếp, rau cải bẹ, đậu cô ve vàng hay là rau dền, rau đay. Tôi lăn tăn không hiểu hạt giống su hào ở đâu mà người ta có cơ chứ. Rõ ràng là mẹ gieo hạt mà. Mẹ trang, cào khoảng một vuông đất hoặc hơn gì đấy ở góc vườn trước sân gieo hạt. Tay đổ phủ một lớp đất phù sa lên vuông đất ấy. Đất phù sa, chúng tôi gánh mấy ngày từ phía bãi sông về. Đất phù sa có nhiều chất dinh dưỡng lắm, rắc trồng cây gì cũng tốt, nhất là rải trồng giống cây các loại. Mẹ rắc lên vuông đất ấy rồi gieo hạt su hào xuống. Công việc xong xuôi, tôi lấy mảng rơm mùn phủ lên mặt luống một lớp rồi che chắn xung quanh lại kẻo đàn gà tơ hay mẹ gà mái mơ ngứa ngáy chân bới tung lên thì đi toi vuông gieo su hào. Khi phủ xong, mẹ bảo tôi tưới nước. Tôi lấy bình vòi sen treo trên gác chái bếp, múc nước tưới lên lớp rơm ấy. Ba ngày sau, mẹ cuộn lớp rơm lại xếp gọn vào góc hè. Chao ôi! Hạt su hào nảy mầm mọc li ti phủ một màu vàng chui lên trong lòng đất. Mỗi cây hai lá mầm. Thoáng cái, một tuần trôi, đám cây su hào ấy đã cho ra bốn lá non. Khi các cây đã cao khoảng 10 cm. Mẹ bắt đầu dùng con dao thái rau cán gỗ tròn bứng từng gốc bỏ vào cái rổ thưa to, đan bằng tre mang xuống ruộng trước cánh đồng làng trồng. Mỗi cây trồng vào một hố nhỏ đã định vị sẵn. Mảnh ruộng trồng su hào khoảng nửa sào đất gì đấy. Đất được cày bừa rất kĩ và chia thành nhiều luống hướng đông - tây. Ui chao ôi! Nhiều quá, loá cả mắt, đếm một hồi cứ như bị rối lên vì nhiều cây sóng hàng nhau. Một tuần đầu trồng xuống, sáng nào, tôi cũng cùng mẹ xuống thăm ruộng. Không phải xem nó đã lớn chưa mà hai mẹ con ngăn các ả sâu phá hoại. Thuốc trừ sâu dạng viên trộn lẫn N-P-K thả quanh gốc vừa bón cho su hào nhanh lớn, vừa trị các bé sâu cắn ngang thân cây. Chính vì chăm sóc như vậy mà một tuần nữa, ruộng su hào đã thi nhau vượt lớn trông xanh mơn mởn. Cây nào cũng đẹp, lá cũng non xanh mướt. Rồi thân bắt đầu phình to ra. Ban đầu bằng ngón chân người lớn. Mẹ tôi lúc nào cũng cần mẫn chăm sóc chúng. Đôi thùng gánh nước, một cái gáo dừa cán gỗ dài múc nước tưới vào từng gốc cây. Tôi cũng phụ mẹ làm được công việc ấy, cũng gánh nước về tưới cho cây. Mẹ bảo tưới cũng phải cho khéo thì “cái phình” ấy không bị nứt toác ra. Múc tưới đổ nhẹ vào gốc đừng đổ thẳng vào ngọn mà su hào nứt ra thối rửa coi như công cốc. Kinh nghiệm làm nghề nông là như thế!
Qua bao nhiêu ngày đông lạnh cóng chăm trồng. Rồi mỗi sớm mai dậy sớm chịu rét căm căm, ruộng su hào phát triển nhanh và đều phải biết. Cây nào cây nấy to dần bằng cái bát con, tròn bẹt giống bánh xe ô tô thu nhỏ. Ai đi ngang qua cũng tấm tắc khen ruộng su hào nhà tôi đẹp, chắc cho mùa bội thu. Khi su hào sắp thu hoạch, tôi và mẹ bưng cái rổ thưa xuống ruộng cắt, tỉa những lá vàng cho phần thân phát triển. Nếu không làm như thế thì cái lá vàng ấy rụng bám vào “bát ô tô” dễ lâm bệnh rồi hỏng. Nhờ sự chăm sóc kĩ lưỡng như thế mà su hào cây nào cây nấy đẹp như nhau. Mẹ tôi nhổ vài cái to đầu tiên về chế biến cho bữa ăn. Hai cây thôi đã được bữa rau xào rồi. Trước khi cho chúng tôi thưởng thức, mẹ đi chợ mua vài lạng thịt mông sấn về thái nhỏ xào chung với su hào thì ngon tuyệt vời. Cách chế biến cũng không cầu kì lắm. Su hào được gọt vỏ bỏ ra rửa sạch mang vào thái từng miếng bằm bằm liên tiếp lên cái thớt. Sợi rất nhuyễn. Thịt mông sấn thái mỏng từng miếng nhỏ, hành hoa, rau mùi thơm, gia vị tiêu, muối, nước mắm nhĩ, mì chính cánh hòa trộn nhau, xào nhỏ lửa cho chín đều thì ngon phải biết, ăn vào cứ muốn ăn mãi đậm hương đồng đông lạnh. Bữa cơm ngày đông có món su hào xào thì bao nhiêu cơm cũng không đủ.
(Su hào chuẩn bị thu hoạch - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm internet)
Su hào tới ngày thu hoạch, mẹ chừa một luống để ăn còn bao nhiêu bán cho thương lái hoặc người làng ai mua mẹ bán giá bình dân. Với những tháng ngày vun trồng, chăm sóc hưởng thành quả lao động vất vả, ăn miếng ngon, tôi mới cảm nhận được nỗi vất vả. Mặc bộ quần áo đẹp ngày tết, tôi cứ thương mẹ tôi suốt đời chịu thương, chịu khó gắn bó với nghề nông cho đến khi gửi lại miền xa xăm cuối trời ấy.
Ruộng su hào ngày nay ở quê tôi trồng không nhiều như hồi xưa nữa, thi thoảng mới có vài luống loáng thoáng trồng xen trong những trang trại hoa, rau, quả công nghệ cao của nhà kính. Bao mùa đông qua đi là bấy nhiêu thời gian tôi nhớ mãi ruộng su hào, món ăn ngon đến dâng tràn niềm cảm xúc.
Bài của Phùng Văn Định
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- chăm sóc mùa đông ruộng su hào