Một câu chuyện về điều hành, tổ chức một cộng đồng không mới nhưng không phải ai, tổ chức nào cũng rành rọt. Sếp luôn đúng có lợi hay có hại cho tổ chức?
Ở một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia, dấu hiệu của đi xuống xuất hiện khi hình thành văn hoá mặc định sếp nói gì cũng là đúng.
Cho dù may mắn có leader xuất sắc nhưng chẳng lấy gì đảm bảo ông ấy sẽ xuất sắc mãi mãi. Văn hoá ngầm định sếp nói là auto chân lý sẽ ngấm ngầm huỷ diệt sự sáng tạo liên tục - yếu tố tiên quyết để duy trì sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào.
Khá nhiều doanh nghiệp lớn lâu đời tồn tại văn hoá này. Một đề xuất mang tính chất tác nghiệp không quá lớn cũng phải chờ bác chủ tịch trực tiếp họp và phê duyệt. Phó tổng hay giám đốc cấp cao thừa năng lực cá nhân để quyết nhưng không dám quyết. Không phân quyền, không dám quyết nơi đây từ lâu đã hình thành từ văn hoá ngầm định là chờ chủ tịch phê duyệt cho an tâm. Ông ấy giỏi nhất, điều này không sai. Nhưng vì tuyệt đối quá mức tài năng của lãnh đạo, tổ chức đã gián tiếp hình thành văn hoá sợ sai & cản trở cá nhân khác phát triển tiềm năng trong họ.
Ở quan hệ xã hội, khi thích ai chúng ta có xu hướng tô vẽ quá mức về sự hoàn hảo không có thật của người khác. Thần tượng hoá cá nhân một lúc nào đó sớm hay muộn đa số đều kết thúc bằng sự thất vọng. Nhân vô thập toàn. Thần tượng tự dựng lên theo tưởng tượng thì cũng tự sụp đổ thôi.
Ở góc nhìn quốc gia, sùng bái cá nhân cũng là là văn hoá tạo điều kiện cho độc tài và trì trệ. Thực tế cho thấy các nước kinh tế, văn hoá kém phát triển đều tồn tại văn hoá sùng bái lãnh tụ hoặc sợ lãnh tụ.
Sự tuyệt đối hoá một cá nhân, một tư tưởng, một tổ chức là phi thực tế & cản trở đến sự tiến hoá liên tục.
Mr. BrandSon
Ở một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia, dấu hiệu của đi xuống xuất hiện khi hình thành văn hoá mặc định sếp nói gì cũng là đúng.
Cho dù may mắn có leader xuất sắc nhưng chẳng lấy gì đảm bảo ông ấy sẽ xuất sắc mãi mãi. Văn hoá ngầm định sếp nói là auto chân lý sẽ ngấm ngầm huỷ diệt sự sáng tạo liên tục - yếu tố tiên quyết để duy trì sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào.
Khá nhiều doanh nghiệp lớn lâu đời tồn tại văn hoá này. Một đề xuất mang tính chất tác nghiệp không quá lớn cũng phải chờ bác chủ tịch trực tiếp họp và phê duyệt. Phó tổng hay giám đốc cấp cao thừa năng lực cá nhân để quyết nhưng không dám quyết. Không phân quyền, không dám quyết nơi đây từ lâu đã hình thành từ văn hoá ngầm định là chờ chủ tịch phê duyệt cho an tâm. Ông ấy giỏi nhất, điều này không sai. Nhưng vì tuyệt đối quá mức tài năng của lãnh đạo, tổ chức đã gián tiếp hình thành văn hoá sợ sai & cản trở cá nhân khác phát triển tiềm năng trong họ.
Ở quan hệ xã hội, khi thích ai chúng ta có xu hướng tô vẽ quá mức về sự hoàn hảo không có thật của người khác. Thần tượng hoá cá nhân một lúc nào đó sớm hay muộn đa số đều kết thúc bằng sự thất vọng. Nhân vô thập toàn. Thần tượng tự dựng lên theo tưởng tượng thì cũng tự sụp đổ thôi.
Ở góc nhìn quốc gia, sùng bái cá nhân cũng là là văn hoá tạo điều kiện cho độc tài và trì trệ. Thực tế cho thấy các nước kinh tế, văn hoá kém phát triển đều tồn tại văn hoá sùng bái lãnh tụ hoặc sợ lãnh tụ.
Sự tuyệt đối hoá một cá nhân, một tư tưởng, một tổ chức là phi thực tế & cản trở đến sự tiến hoá liên tục.
Mr. BrandSon
- Từ khóa
- cá nhân thần tượng tổ chức tư tưởng