(1) Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan.
(2) Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế.
[…]
(3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.
(Dẫn theo https://nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-...e-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay?
Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2 và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự Tử tế
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Thao tác lập luận chính: bình luận (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả: “Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân…” (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2:
Học sinh có thể nêu 1 trong 2 phép tu từ sau đều có điểm:
+ Điệp từ “gặp” hoặc phép Liệt kê. (0.5 điểm) (Lưu ý: Chỉ nêu tu từ mà không chỉ ra biểu hiện thì cho 0.25)
+ Tác dụng: Tùy vào việc học sinh chọn phép tu từ nào ? Từ đó nêu đúng tác dụng của phép tu từ đó (0.5 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao?
Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình (0.25 điểm)
Lý giải hợp lý: (0.75)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm nổi bật được ý nghĩa của Tử tế. Có thể tham khảo các ý sau:
– Tử tế là sự ứng xử có văn hóa, sống biết trước, biết sau; luôn làm những việc có ích, luôn mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người.
– Sống tử tế sẽ mang đến sự ấm áp, tin cậy lẫn nhau; tử tế mang lại những giá trị thật
– Sự tử tế mang lại một xã hội văn minh, lịch sự; tử tế sẽ đẩy lùi sự vô cảm, vô ơn
– Người tử tế sẽ được mọi người kính trọng, tin tưởng.
– Phê phán những kẻ sống thiếu tử tế; rèn luyện cho bản thân sự tử tế, sống có văn hóa, đạo đức
(2) Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế.
[…]
(3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.
(Dẫn theo https://nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-...e-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay?
Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2 và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự Tử tế
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Thao tác lập luận chính: bình luận (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả: “Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân…” (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn 2:
Học sinh có thể nêu 1 trong 2 phép tu từ sau đều có điểm:
+ Điệp từ “gặp” hoặc phép Liệt kê. (0.5 điểm) (Lưu ý: Chỉ nêu tu từ mà không chỉ ra biểu hiện thì cho 0.25)
+ Tác dụng: Tùy vào việc học sinh chọn phép tu từ nào ? Từ đó nêu đúng tác dụng của phép tu từ đó (0.5 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao?
Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình (0.25 điểm)
Lý giải hợp lý: (0.75)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm nổi bật được ý nghĩa của Tử tế. Có thể tham khảo các ý sau:
– Tử tế là sự ứng xử có văn hóa, sống biết trước, biết sau; luôn làm những việc có ích, luôn mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người.
– Sống tử tế sẽ mang đến sự ấm áp, tin cậy lẫn nhau; tử tế mang lại những giá trị thật
– Sự tử tế mang lại một xã hội văn minh, lịch sự; tử tế sẽ đẩy lùi sự vô cảm, vô ơn
– Người tử tế sẽ được mọi người kính trọng, tin tưởng.
– Phê phán những kẻ sống thiếu tử tế; rèn luyện cho bản thân sự tử tế, sống có văn hóa, đạo đức