Chắc hẳn bạn đang tìm kiếm một bài viết tham khảo để hiểu thêm về tác giả Thanh Tịnh và văn bản Tôi đi học phải không?
Vui Văn Học sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc tìm kiếm của mình bằng bài viết vô cùng hữu ích sau đây.
Tác giả Thanh Tịnh
Vui Văn Học sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc tìm kiếm của mình bằng bài viết vô cùng hữu ích sau đây.
Tác giả Thanh Tịnh và Văn bản Tôi đi học
Tác giả Thanh Tịnh
- Nhà văn Thanh Tịnh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911;
- Quê quán: Xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô Huế;
- Chặng đường sự nghiệp:
- Năm 1936: Xuất bản tập thơ Hận chiến trường;
- Năm 1941: Hai bài thơ “Mòn mỏi” và “Tơ trời với tơ lòng” được Hoài Thanh, Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam năm 1942; Xuất bản tập "Quê mẹ" và tập "Tôi đi học" (truyện ngắn);
- Năm 1942: Xuất bản truyện ngắn "Chị và em";
- Năm 1943: Xuất bản truyện ngắn "Con so về nhà mẹ" và truyện ngắn "Ngậm ngải tìm trầm";
- Sau Cách mạng T8/1945: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ;
- Năm 1945: Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội;
- Năm 1948: Tham gia bộ đội;
- Năm 1956: Xuất bản tập truyện ngắn "Những giọt nước biển";
- Năm 1957: Tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam;
- Năm 1973: Xuất bản truyện thơ "Đi từ giữa mùa sen";
- Năm 1980: Xuất bản thơ "Thơ ca";
- Năm 1996: Xuất bản "Thanh Tịnh đời và thơ";
- Cùng những sáng tác khác,…
- Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội.
- Năm sáng tác: 1941;
- Vị trí: Nằm trong tập truyện Quê mẹ;
- Thể loại: Hồi ký;
- Tóm tắt nội dung văn bản: Ngày đầu tiên đến trường vẫn là kỷ niệm mãi được cất giữ nguyên vẹn trong tâm trí của nhà văn Thanh Tịnh. Tác giả đã khắc họa lại một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh hòa cùng tâm trạng một nửa hồi hộp một nửa háo hức trên bước đường quen thuộc của cậu bé nhỏ. Bỗng cậu thấy mình đứng đắn hơn trong bộ quần áo mới, những suy nghĩ cứ thế trôi qua như những đám mây bồng bềnh trên bầu trời. Đến trường, khi âm thanh của ba hồi trống vang lên, lòng cậu bé lại nổi lên những sự lo sợ vô hình. Thế rồi, được sự động viên của ông đốc và mẹ mà cậu đã dũng cảm bước vào lớp học của mình. Nhìn thấy bàn ghế cùng người bạn cạnh bên, đột nhiên cậu thấy thân quen một cách lạ thường. Đó cũng là giây phút cậu ngoan ngoãn quàng tay lên bàn và đánh vần từng dòng chữ đầu tiên mà thầy giáo viết: “Tôi đi học”.
- Giá trị nội dung: Trong chặng đường học vấn của mỗi đời người, giây phút rời xa mái ấm gia đình để làm quen với môi trường giáo dục trường học đều có những ấn tượng khó phai. Mỗi người sẽ có một kỷ niệm cất giấu của riêng mình, có thể buồn cũng có thể vui. Nhưng hơn hết, thông qua “Tôi đi học”, người đọc càng thấy trân quý khoảng thời gian mà mình còn được uốn nắn bởi lớp lớp những người lái đò thầm lặng. Đó là phút giây: “Tôi đi học – Tôi tập lớn khôn, nên người!”.
- Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện vừa độc đáo vừa thân thương về ngày đầu tiên đi học;
- Kết hợp nhuần nhuyễn 3 phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm;
- Tác phẩm được kể với giọng văn trữ tình pha lẫn nét trong sáng dưới góc nhìn trẻ thơ;
- Nhân vật được khắc họa qua dòng hồi tưởng, sử dụng thủ pháp liên tưởng bằng những hình ảnh so sánh, miêu tả đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt;
- Diễn biến tâm lý nhân vật được xây dựng một cách tinh tế, chân thật.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: