Hỏi Đáp Tại sao lại gọi "lòng đỏ trứng gà" trong khi nó có màu vàng?

Hỏi Đáp Tại sao lại gọi "lòng đỏ trứng gà" trong khi nó có màu vàng?

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Tại sao lại gọi là lòng đỏ trong khi nó có màu vàng cam? Tại sao lại gọi sông Hồng trong khi nước sông có màu vàng nâu? Tại sao lại gọi là bánh mì trắng khi nó có màu vàng nhạt?

6193

Để giải thích vấn đề này, dựa trên mấy ý như sau có thể là hợp lý nhất:

1. Vốn từ vựng ngày xưa để mô tả màu sắc hạn chế hơn bây giờ (như một số ý kiến ở trên đã nêu) - đây cũng là một khía cạnh, tuy nhiên không phải là một ý lớn. Theo ý này, có thể lấy ví dụ minh họa như sông Hồng - trong đó chữ hồng được hiểu là màu đỏ - hay là màu hồng đi nữa, thì thực tế sông Hồng có phải màu hồng hay đỏ đâu - là màu phù sa dạng nâu nâu, vàng vàng thôi chứ nhỉ...? Vậy thì có thể xa xưa người ta chưa có tên cho nhiều màu chi tiết đến thế - cứ nhóm màu nóng thì gọi là "hồng" hết cả hay chăng?

Ý sau đây có lẽ là có ý nghĩa lớn hơn:

2. Khi chỉ cần phân biệt 2 đối tượng với nhau, người ta thường áp dụng theo quy tắc "nhị nguyên"- tức là tách thành 2 mặt đối lập để mô tả cho tiện (theo cách gọi truyền thống là "âm - dương"). Khi đó, 2 mặt đối lập được mô tả đại diện bằng 2 khái niệm đối lập điển hình - trong trường hợp về màu sắc thì sẽ là các cặp như: trắng - đen, đỏ - đen, đỏ - trắng, đỏ - xanh...

Tức là mỗi đối tượng sẽ được gọi đại diện bằng 1 trong 2 màu đối lập hoàn toàn để dễ hình dung, chứ không phải là màu thực tế của nó. Có thể thấy ví dụ tương tự ngay cả ở phương Tây: bánh mì có 2 loại là bánh mì đen và bánh mì trắng - gọi như vậy thôi chứ không có cái nào màu đen hay trắng, thậm chí cũng không phải là màu nằm giữa đen và trắng (xám)...thực tế màu của bánh mì dạng màu nâu vàng ở các mức độ sáng tối khác nhau... Tuy nhiên nếu gọi đúng tên màu là nâu vàng đậm hoặc vàng nâu nhạt thì sẽ dài dòng quá - người ta chỉ gọi trắng - đen thôi, có lẽ cũng đủ để mô tả, người nghe ai cũng hiểu - vậy là được rồi.

Ngôn ngữ chính là như vậy đó - không nên áp dụng lối tư duy logic kiểu khoa học tự nhiên vào nó.

Quy tắc thứ hai này có lẽ là hợp lý hơn cả. (Kể cả theo quy tắc này, áp dụng vào ví dụ sông Hồng - có lẽ người ta cũng dùng nó để mô tả màu nước sông Hồng so với nước ở sông khác gần đó, như sông Đà chẳng hạn -là một nhánh đổ vào sông Hồng - nhưng màu nước sông Đà trong hơn và hơi có sắc xanh - vậy có thể ai đó, để phân biệt 2 màu nước sông, đã dùng cặp đối lập "xanh - đỏ" để gọi tên chúng.

(Tìm hiểu nguồn gốc của từ - ngữ Tiếng Việt)
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
quy tắc nhị nguyên tại sao gọi lòng đỏ trong khi có màu vàng
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top