Đồng hồ treo tường gõ đúng mười hai lần, đêm đã khuya, tiếng nói chuyện và ca hát của cánh đàn ông trong tiệc rượu hạ niêu vẫn còn đang rôm rả. Trong nhà bếp, mọi người đều mệt mỏi và buồn ngủ.
Ảnh: sưu tầm
Âm thanh ồn ào làm tôi không thể vào giấc. Đồng hồ đã chỉ quá mười hai giờ. Tiếng nhạc sập sình phát ra từ dàn máy karaoke của nhà hàng xóm nghe đến nhức óc. Giờ này, em dâu út sống chung với mẹ chồng vẫn còn đang dọn dẹp mâm nhậu lúc chiều. Bóng lưng cô độc của người phụ nữ gầy gò làm tôi không thể thoát ra khỏi nỗi buồn mang tên phận đàn bà.
Thời đại thay đổi, từ lâu, phụ nữ đã đấu tranh và đòi được cho mình rất nhiều quyền. Đó là chuyện của phụ nữ ở trời Tây hoặc giả ở các thành phố lớn. Dường như những đặc quyền của phái đẹp không dành cho đàn bà con gái ở nông thôn, nhất là người đàn bà ở quê biển nghèo nàn.
Tết đối với phụ nữ thành phố là thời gian đi shopping, đi làm đẹp, đi du lịch hoặc sum vầy cùng gia đình. Tết của đàn bà nông thôn là một chuỗi ngày lao động cực nhọc và buồn tủi. Hai mươi ba tết thì nấu chè xôi đưa ông Táo về trời. Hai mươi bốn tết giặt giũ mùng mềm chiếu gối để đón khách phương xa. Hai lăm tết làm các loại dưa kiệu dưa cải. Hai mươi sáu tết quét vôi mồ mả ông bà. Hai mươi bảy tết bận rộn với mấy đòn chả lạnh chả nguội. Hai tám tết nấu vài mâm cỗ để rước ông bà tổ tiên. Và cũng từ ngày hai tám cho đến hết mùng, người vợ người mẹ lại tất bật với việc bếp núc để đãi khách mà chủ yếu là khách nhậu.
Nỗi ám ảnh của những bà vợ quê không phải là mỗi ngày phải làm bao nhiêu việc, nấu bao nhiêu món, tiếp bao nhiêu khách mà là chuyện nhậu của các đức ông chồng. Dẫu biết người Việt Nam uống rượu bia nhiều nhưng đàn ông uống rượu không say chắc chỉ có ở quê tôi. Nhậu đã trở thành một phong tục của một vùng văn hoá xứ sở. Nhậu đã trở thành cán cân siêu việt để cân tỉ trọng vị thế của đàn ông trong giao tiếp xã hội, trong gia đình dòng tộc và trong mối quan hệ vợ chồng. Nhậu còn là thước đo sự vui vẻ hạnh phúc của cánh mày râu. Người đàn ông chỉ cảm thấy sung sướng, hãnh diện và nở mày nở mặt khi được bạn nhậu khen là người chồng không sợ vợ. Và tất nhiên, để chứng tỏ quyền lực của bản thân, trong tiệc nhậu, dù là ngày hay đêm, dù nắng hay mưa, người chồng gọi mãi điệp khúc ngọt ngào em ơi mua cho anh lít rượu, em ơi làm cho anh ít mồi, em ơi luộc cho anh ít con ba khía, em ơi lấy cho anh mấy trái ổi trái xoài. Thế nhưng chỉ cần chậm chân hay cau mặt nhíu mày là y như rằng hôm đó nhà có chuyện. Hôm đó người vợ được chồng tận tay trang điểm đầy đủ màu mắt màu môi trông rất hợp nhãn với phong cách của chị em trong xóm.
Nói đâu chi xa, nhà mẹ chồng tôi mấy ngày này chưa bao giờ ngơi rượu. Đàn ông nhậu, đàn bà lo mồi mà phải là mồi ngon. Về quê ăn tết từ ngày mùng một đến nay là mùng ba, tôi chưa thấy em dâu có lúc nào được nghỉ ngơi và diện quần áo xuân. Sáng sớm đến chiều tối đều loay hoay dưới nhà bếp. Hết nấu ăn rồi đến rửa chén đũa. Hết làm mồi nhậu thì đến tất bật lo cho con cái, rồi xoay xoay với việc buôn bán tạp hoá bánh kẹo. Có hôm đang ngồi chia mấy gram khô gà để bán cho khách mà ngủ quên ngay trên sàn nhà. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, tôi cứ ngỡ là mình đang vô tình lọt vào một thời không đã qua từ nhiều thập kỉ trước.
Đồng hồ lại gõ nhịp. Các nhà xung quanh đã tắt đèn đi ngủ. Âm thanh của những cơn gió từ ngoài biển đưa vào nghe hù hù. Thỉnh thoảng những lá tôn trên nóc nhà bị gió hất lên đập sèn sèn trong đêm vắng nghe rùng rợn. Tiếng ngáy. Tiếng gió. Tiếng chó sủa. Tiếng ếch nhái kêu. Tiếng vòi nước đang chảy sau nhà bếp không lấp được tiếng lòng đang thổn thức. Ngoài kia tôi biết còn rất nhiều người đàn bà cũng loạn nhịp giống chị em tôi.
Âm thanh ồn ào làm tôi không thể vào giấc. Đồng hồ đã chỉ quá mười hai giờ. Tiếng nhạc sập sình phát ra từ dàn máy karaoke của nhà hàng xóm nghe đến nhức óc. Giờ này, em dâu út sống chung với mẹ chồng vẫn còn đang dọn dẹp mâm nhậu lúc chiều. Bóng lưng cô độc của người phụ nữ gầy gò làm tôi không thể thoát ra khỏi nỗi buồn mang tên phận đàn bà.
Thời đại thay đổi, từ lâu, phụ nữ đã đấu tranh và đòi được cho mình rất nhiều quyền. Đó là chuyện của phụ nữ ở trời Tây hoặc giả ở các thành phố lớn. Dường như những đặc quyền của phái đẹp không dành cho đàn bà con gái ở nông thôn, nhất là người đàn bà ở quê biển nghèo nàn.
Tết đối với phụ nữ thành phố là thời gian đi shopping, đi làm đẹp, đi du lịch hoặc sum vầy cùng gia đình. Tết của đàn bà nông thôn là một chuỗi ngày lao động cực nhọc và buồn tủi. Hai mươi ba tết thì nấu chè xôi đưa ông Táo về trời. Hai mươi bốn tết giặt giũ mùng mềm chiếu gối để đón khách phương xa. Hai lăm tết làm các loại dưa kiệu dưa cải. Hai mươi sáu tết quét vôi mồ mả ông bà. Hai mươi bảy tết bận rộn với mấy đòn chả lạnh chả nguội. Hai tám tết nấu vài mâm cỗ để rước ông bà tổ tiên. Và cũng từ ngày hai tám cho đến hết mùng, người vợ người mẹ lại tất bật với việc bếp núc để đãi khách mà chủ yếu là khách nhậu.
Nỗi ám ảnh của những bà vợ quê không phải là mỗi ngày phải làm bao nhiêu việc, nấu bao nhiêu món, tiếp bao nhiêu khách mà là chuyện nhậu của các đức ông chồng. Dẫu biết người Việt Nam uống rượu bia nhiều nhưng đàn ông uống rượu không say chắc chỉ có ở quê tôi. Nhậu đã trở thành một phong tục của một vùng văn hoá xứ sở. Nhậu đã trở thành cán cân siêu việt để cân tỉ trọng vị thế của đàn ông trong giao tiếp xã hội, trong gia đình dòng tộc và trong mối quan hệ vợ chồng. Nhậu còn là thước đo sự vui vẻ hạnh phúc của cánh mày râu. Người đàn ông chỉ cảm thấy sung sướng, hãnh diện và nở mày nở mặt khi được bạn nhậu khen là người chồng không sợ vợ. Và tất nhiên, để chứng tỏ quyền lực của bản thân, trong tiệc nhậu, dù là ngày hay đêm, dù nắng hay mưa, người chồng gọi mãi điệp khúc ngọt ngào em ơi mua cho anh lít rượu, em ơi làm cho anh ít mồi, em ơi luộc cho anh ít con ba khía, em ơi lấy cho anh mấy trái ổi trái xoài. Thế nhưng chỉ cần chậm chân hay cau mặt nhíu mày là y như rằng hôm đó nhà có chuyện. Hôm đó người vợ được chồng tận tay trang điểm đầy đủ màu mắt màu môi trông rất hợp nhãn với phong cách của chị em trong xóm.
Nói đâu chi xa, nhà mẹ chồng tôi mấy ngày này chưa bao giờ ngơi rượu. Đàn ông nhậu, đàn bà lo mồi mà phải là mồi ngon. Về quê ăn tết từ ngày mùng một đến nay là mùng ba, tôi chưa thấy em dâu có lúc nào được nghỉ ngơi và diện quần áo xuân. Sáng sớm đến chiều tối đều loay hoay dưới nhà bếp. Hết nấu ăn rồi đến rửa chén đũa. Hết làm mồi nhậu thì đến tất bật lo cho con cái, rồi xoay xoay với việc buôn bán tạp hoá bánh kẹo. Có hôm đang ngồi chia mấy gram khô gà để bán cho khách mà ngủ quên ngay trên sàn nhà. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, tôi cứ ngỡ là mình đang vô tình lọt vào một thời không đã qua từ nhiều thập kỉ trước.
Đồng hồ lại gõ nhịp. Các nhà xung quanh đã tắt đèn đi ngủ. Âm thanh của những cơn gió từ ngoài biển đưa vào nghe hù hù. Thỉnh thoảng những lá tôn trên nóc nhà bị gió hất lên đập sèn sèn trong đêm vắng nghe rùng rợn. Tiếng ngáy. Tiếng gió. Tiếng chó sủa. Tiếng ếch nhái kêu. Tiếng vòi nước đang chảy sau nhà bếp không lấp được tiếng lòng đang thổn thức. Ngoài kia tôi biết còn rất nhiều người đàn bà cũng loạn nhịp giống chị em tôi.
Sửa lần cuối: