Cái Tết chết chóc
Khi ông Thập trở về làng sau chuyến buôn bán mang theo hai người lạ, điều dân làng cấm kị, thì những cái chết không rõ nguyên nhân liên tiếp ập đến với dân làng Địa Ngục. Giữa cái lạnh cắt da cắt thịt vùng núi cao cùng sương mờ bảng lảng, người làng Địa Ngục đón Tết trong không khí u ám cùng nỗi kinh hoàng tràn ngập. Những xác chết được tìm thấy thể hiện những cách giết người tàn bạo của kẻ chủ mưu: người bị lôi xuống suối cho cá rỉa thịt, kẻ bị nướng chín, có xác chết bị chặt thành nhiều khúc,…và khủng khiếp hơn nữa khi cả làng Địa Ngục bị nạn liên quan đến lửa. Điều đặc biệt là sau những cái chết, cả làng chứng kiến ma, quỷ, yêu quái, linh vật hiện hình. Chúng ngang nhiên hoành hành, khiêu khích gây nỗi hoang mang và nghi kị lẫn nhau trong lòng những người còn sống.
Ít ai biết được rằng, những tai hoạ làng Địa Ngục phải gánh chịu nằm trong âm mưu thâm độc của một kẻ không ai ngờ tới. Hắn liên quan đến vụ thảm sát mà băng cướp cha ông của cả làng năm xưa gây ra với gia tộc buôn tơ lụa qua truông nhà Hồ. Và nợ máu phải đền bằng máu.
Tiểu thuyết thẫm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc
Tuy là một truyện ma – kinh dị nhưng Tết ở làng Địa Ngục lại đậm đà yếu tố văn hoá, bản sắc dân tộc Việt Nam. Từ phong tục, tập quán đến nét sinh hoạt thường nhật của người Việt cổ đều được tác giả khai thác khá chi tiết, triệt để nhằm đưa vào tác phẩm. Đó là những cách nghĩ của người xưa về: thế giới bên kia, linh hồn người đã chết, những linh vật, đoán mộng, chữa bệnh gia truyền,…Hay những tập tục của người miền Bắc khi đón Tết: tiễn ông Công ông Táo, gói bánh chưng, tục xin chữ Phúc treo ngày Tết, tảo mộ,…Tác giả vô vùng khéo léo trong việc chọn lựa và đưa vào tác phẩm những yếu tố siêu hình thiên về văn hoá tâm linh để tăng chất kinh dị cho truyện ma như: điềm báo, đám đom đóm câu hồn, cổ thuật, con đò chở vong,…Ngay cả cách tác giả đặt tên nhân vật, cách xưng hô giữa họ, tục lệ của làng,..đều mang yếu tố thuần Việt, đậm chất văn hoá Á Đông. Những lời giải thích các hiện tượng diễn ra trong truyện với tầng tầng lớp lớp các sự kiện, số lượng nhân vật đông đảo cùng câu chuyện cuộc đời họ đậm tính liêu trai và ma quái gây ám ảnh, cuốn hút, mê hoặc đối với người đọc.
Cách kể chuyện hấp dẫn, li kì
Truyện kể có lớp lang khiến người đọc như bị thôi miên gồm các phần: giới thiệu, diễn biến, kết thúc, ngoại truyện. Phần giới thiệu ngắn gọn dựa trên dữ liệu lịch sử có thật, phần diễn biến mở ra ở từng chương truyện là các sự kiện và câu chuyện kể bí ấn cuộc đời các nhân vật. Giữa họ như có sợi dây vô hình liên quan mật thiết đến nhau. Và cái chết luôn trở thành nỗi kinh hoàng nhất gieo vào tâm khảm các nhân vật, hình thành những mảnh vỡ về niềm tin mà các nhân vật dành cho nhau. Điều thú vị là, từng chương truyện đều được tác giả báo trước những sự kiện sắp xảy đến gây niềm phấn khích đối với độc giả, khiến họ không thể rời mắt khỏi trang sách đến khi truyện kết thúc. Phần kết thúc truyện đưa độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về cái chết và nguyên nhân chết của từng nhân vật. Riêng phần ngoại truyện được tác giả thêm vào nhằm lí giải thêm về một phần đời của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn. Điều đặc biệt là truyện được viết dựa theo thuyết nhân – quả của Phật giáo: ác giả, ác báo; kẻ gieo gió ắt có ngày gặt bão;...
Khi ông Thập trở về làng sau chuyến buôn bán mang theo hai người lạ, điều dân làng cấm kị, thì những cái chết không rõ nguyên nhân liên tiếp ập đến với dân làng Địa Ngục. Giữa cái lạnh cắt da cắt thịt vùng núi cao cùng sương mờ bảng lảng, người làng Địa Ngục đón Tết trong không khí u ám cùng nỗi kinh hoàng tràn ngập. Những xác chết được tìm thấy thể hiện những cách giết người tàn bạo của kẻ chủ mưu: người bị lôi xuống suối cho cá rỉa thịt, kẻ bị nướng chín, có xác chết bị chặt thành nhiều khúc,…và khủng khiếp hơn nữa khi cả làng Địa Ngục bị nạn liên quan đến lửa. Điều đặc biệt là sau những cái chết, cả làng chứng kiến ma, quỷ, yêu quái, linh vật hiện hình. Chúng ngang nhiên hoành hành, khiêu khích gây nỗi hoang mang và nghi kị lẫn nhau trong lòng những người còn sống.
Ít ai biết được rằng, những tai hoạ làng Địa Ngục phải gánh chịu nằm trong âm mưu thâm độc của một kẻ không ai ngờ tới. Hắn liên quan đến vụ thảm sát mà băng cướp cha ông của cả làng năm xưa gây ra với gia tộc buôn tơ lụa qua truông nhà Hồ. Và nợ máu phải đền bằng máu.
Tiểu thuyết thẫm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc
Tuy là một truyện ma – kinh dị nhưng Tết ở làng Địa Ngục lại đậm đà yếu tố văn hoá, bản sắc dân tộc Việt Nam. Từ phong tục, tập quán đến nét sinh hoạt thường nhật của người Việt cổ đều được tác giả khai thác khá chi tiết, triệt để nhằm đưa vào tác phẩm. Đó là những cách nghĩ của người xưa về: thế giới bên kia, linh hồn người đã chết, những linh vật, đoán mộng, chữa bệnh gia truyền,…Hay những tập tục của người miền Bắc khi đón Tết: tiễn ông Công ông Táo, gói bánh chưng, tục xin chữ Phúc treo ngày Tết, tảo mộ,…Tác giả vô vùng khéo léo trong việc chọn lựa và đưa vào tác phẩm những yếu tố siêu hình thiên về văn hoá tâm linh để tăng chất kinh dị cho truyện ma như: điềm báo, đám đom đóm câu hồn, cổ thuật, con đò chở vong,…Ngay cả cách tác giả đặt tên nhân vật, cách xưng hô giữa họ, tục lệ của làng,..đều mang yếu tố thuần Việt, đậm chất văn hoá Á Đông. Những lời giải thích các hiện tượng diễn ra trong truyện với tầng tầng lớp lớp các sự kiện, số lượng nhân vật đông đảo cùng câu chuyện cuộc đời họ đậm tính liêu trai và ma quái gây ám ảnh, cuốn hút, mê hoặc đối với người đọc.
Cách kể chuyện hấp dẫn, li kì
Truyện kể có lớp lang khiến người đọc như bị thôi miên gồm các phần: giới thiệu, diễn biến, kết thúc, ngoại truyện. Phần giới thiệu ngắn gọn dựa trên dữ liệu lịch sử có thật, phần diễn biến mở ra ở từng chương truyện là các sự kiện và câu chuyện kể bí ấn cuộc đời các nhân vật. Giữa họ như có sợi dây vô hình liên quan mật thiết đến nhau. Và cái chết luôn trở thành nỗi kinh hoàng nhất gieo vào tâm khảm các nhân vật, hình thành những mảnh vỡ về niềm tin mà các nhân vật dành cho nhau. Điều thú vị là, từng chương truyện đều được tác giả báo trước những sự kiện sắp xảy đến gây niềm phấn khích đối với độc giả, khiến họ không thể rời mắt khỏi trang sách đến khi truyện kết thúc. Phần kết thúc truyện đưa độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về cái chết và nguyên nhân chết của từng nhân vật. Riêng phần ngoại truyện được tác giả thêm vào nhằm lí giải thêm về một phần đời của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn. Điều đặc biệt là truyện được viết dựa theo thuyết nhân – quả của Phật giáo: ác giả, ác báo; kẻ gieo gió ắt có ngày gặt bão;...
Nguyễn Minh