Khác với truyền thuyết, cổ tích,...sử thi là một thể loại có đặc trưng riêng của nó. Sử thi là anh hùng ca, nhân vật có tầm vóc lớn lao là anh hùng hay tráng sĩ tượng trưng cho sức mạnh lớn lao về sức khoẻ và tinh thần. Vậy sử thi là gì? Sử thi có những đặc trưng gì nữa ? Và nguồn gốc và phân loại nó như thế nào ? Dưới đây là một bài nghiên cứu về thể loại sử thi.
1. Thể loại sử thi
Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử.
Sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.
I-li-at, Ô-đi-xê của Hi Lạp; Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na của Ấn Độ ; Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Kinh Dú (Ê-đé), Đăm Noi (Ba-na) của Việt Nam,... là những tác phẩm sử thi đồ sộ còn lưu giữ được đến nay.
2. Một số điểm cần lưu ý:
a) Thời đại của sử thi
Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp thần thoại. Thế giới của các vị thần trong thần thoại bắt đầu chuyển sang thế giới của con người mà trung tâm của sự phản ánh là con nguời với sức mạnh sánh ngang với thần linh. Các nhân vật trung tâm trong sử thi đậm màu sắc thần kì mà vẫn biểu trung tập trung nhất cho sức mạnh của cộng đồng. Đây chính là cái nhìn chứa đựng quan niệm nghệ thuật của nhân dân được thế hiện tập trung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng sử thi.
Đổ sắt, đồ đồng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong chiến tranh và trong công cuộc mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống của các bộ tộc : vai trò của công cụ bằng sắt trong truyền thuyết Lạc Long Quân, Thánh Gióng ; đồ đồng trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Thời đại sử thi là thời kì liên minh giữa các công đồng thị tộc để hình thành dân tộc, hình thành nhà nước đầu tiên.
b) Phân loại sử thi
Có nhiều cách phân loại sử thi. Có khuynh hướng chia sử thi thành hai loại: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
- Sử thi thần thoại là tiểu loại sử thị có hầu hết các đề tài chính của thần thoại như: sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hoả. Dân tộc Mường có sử thi thần thoại nổi tiếng là sử thi Đẻ đất đẻ nước - một loại văn cúng được các "thầy mo" đọc trong các nghi lễ khi gia đình có người chết.
- Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến công của các anh hùng trong khung cảnh có những sự kiện lớn mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng.
Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh cuộc sống của nhân dân Tây Nguyên giai đoạn tiền giai cấp, khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã nhưng xã hội phong kiến chưa hình thành ; sự phân hoá giàu nghèo trong đời sống xã hội chưa sâu sắc, cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc, quyền lợi và khát vọng của mỗi cá nhân thống nhất với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng. Sử thi Tây Nguyên đa số là sử thi anh hùng: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Noi, Khinh Dú… Sử thi anh hùng có ba để tài chính : hôn nhân, chiến tranh và lao động, trong đó đề tài chiến tranh là đề tài trung tâm.
c) Diễn xướng sử thi
Từ trước đến nay, khi nghiên cứu sử thi, các nhà nghiên cứu thường coi sử thi là đối tượng của nghiên cứu văn học mà quên mất rằng một trong những đặc điểm của sử thi là nó vẫn tồn tại một cách sinh động trong đời sống của các dân tộc, nơi nó được sinh thành và lưu giữ. Sử thi đối với đồng bào Tây Nguyên không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó là loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất của nghệ thuật sân khấu trình diễn. Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộ phận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, đời sống. Phương thức diễn xướng sử thi là phương thức khá phổ biến và thống nhất ở mọi dân tộc có sử thi trên thế giới.
Sử thi là những tác phẩm có dung lượng lớn, nếu diễn xướng phải mất vài đêm mới hết. Diễn xướng sử thi đội hỏi một thời điểm, một không gian đặc biệt phù hợp. Môi trường sinh hoạt quen thuộc của diễn xướng sử thi là môi trường lễ hội. Lễ hội đảm bảo không khí "thiêng", không khí cộng đồng cần thiết cho diễn xướng sử thi, vì nhân vật trung tâm của sử thi là những anh hùng có tầm vóc kì vĩ đại diện cho sức mạnh cộng đồng, được nhân dân tôn sùng, ngưỡng vọng. Mùa lễ hội của dân tộc Tây Nguyên cũng như của các cư dân nông nghiệp khác, thường vào mùa nông nhàn, khoảng cách giữa của vòng quay chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Ở Tây Nguyên, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch - khoảng thời gian mà thời tiết thuộc mùa khô chuẩn bị bước vào mùa mưa. Người dân được tận hưởng một khoảng thời gian rảnh rỗi, Có lương thực dồi dào tích trữ cho cuộc sống và làm lễ vật phục vụ cho các nghi lễ cần thiết. Nghệ nhân kể sử thi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu giữ, sáng tạo và trình diễn tác phẩm. Những nghệ nhân này hầu hết là những người không biết chữ nhưng họ có khả năng nhớ một cách kì lạ những tác phẩm sử thi dài hàng ngàn, hàng vạn câu, họ có bể dày tri thức dân gian đa dạng của dân tộc mình.
Lễ hội cũng là nơi thu hút du khách khắp nơi đến tham dự, tại các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, quanh bếp lửa nhà rông. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi bên bếp lửa và bắt đầu kể chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối.
Có tài liệu ghi lại người chứng kiến buổi diễn xướng sử thi kể rằng : mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe say sưa đến nỗi, tối hôm truớc họ ngồi thế nào thì sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy.
Tổng hợp
1. Thể loại sử thi
Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử.
Sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.
I-li-at, Ô-đi-xê của Hi Lạp; Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na của Ấn Độ ; Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Kinh Dú (Ê-đé), Đăm Noi (Ba-na) của Việt Nam,... là những tác phẩm sử thi đồ sộ còn lưu giữ được đến nay.
2. Một số điểm cần lưu ý:
a) Thời đại của sử thi
Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp thần thoại. Thế giới của các vị thần trong thần thoại bắt đầu chuyển sang thế giới của con người mà trung tâm của sự phản ánh là con nguời với sức mạnh sánh ngang với thần linh. Các nhân vật trung tâm trong sử thi đậm màu sắc thần kì mà vẫn biểu trung tập trung nhất cho sức mạnh của cộng đồng. Đây chính là cái nhìn chứa đựng quan niệm nghệ thuật của nhân dân được thế hiện tập trung trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng sử thi.
Đổ sắt, đồ đồng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong chiến tranh và trong công cuộc mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống của các bộ tộc : vai trò của công cụ bằng sắt trong truyền thuyết Lạc Long Quân, Thánh Gióng ; đồ đồng trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Thời đại sử thi là thời kì liên minh giữa các công đồng thị tộc để hình thành dân tộc, hình thành nhà nước đầu tiên.
b) Phân loại sử thi
Có nhiều cách phân loại sử thi. Có khuynh hướng chia sử thi thành hai loại: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
- Sử thi thần thoại là tiểu loại sử thị có hầu hết các đề tài chính của thần thoại như: sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hoả. Dân tộc Mường có sử thi thần thoại nổi tiếng là sử thi Đẻ đất đẻ nước - một loại văn cúng được các "thầy mo" đọc trong các nghi lễ khi gia đình có người chết.
- Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến công của các anh hùng trong khung cảnh có những sự kiện lớn mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng.
Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh cuộc sống của nhân dân Tây Nguyên giai đoạn tiền giai cấp, khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã nhưng xã hội phong kiến chưa hình thành ; sự phân hoá giàu nghèo trong đời sống xã hội chưa sâu sắc, cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc, quyền lợi và khát vọng của mỗi cá nhân thống nhất với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng. Sử thi Tây Nguyên đa số là sử thi anh hùng: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Noi, Khinh Dú… Sử thi anh hùng có ba để tài chính : hôn nhân, chiến tranh và lao động, trong đó đề tài chiến tranh là đề tài trung tâm.
c) Diễn xướng sử thi
Từ trước đến nay, khi nghiên cứu sử thi, các nhà nghiên cứu thường coi sử thi là đối tượng của nghiên cứu văn học mà quên mất rằng một trong những đặc điểm của sử thi là nó vẫn tồn tại một cách sinh động trong đời sống của các dân tộc, nơi nó được sinh thành và lưu giữ. Sử thi đối với đồng bào Tây Nguyên không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó là loại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất của nghệ thuật sân khấu trình diễn. Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộ phận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, đời sống. Phương thức diễn xướng sử thi là phương thức khá phổ biến và thống nhất ở mọi dân tộc có sử thi trên thế giới.
Sử thi là những tác phẩm có dung lượng lớn, nếu diễn xướng phải mất vài đêm mới hết. Diễn xướng sử thi đội hỏi một thời điểm, một không gian đặc biệt phù hợp. Môi trường sinh hoạt quen thuộc của diễn xướng sử thi là môi trường lễ hội. Lễ hội đảm bảo không khí "thiêng", không khí cộng đồng cần thiết cho diễn xướng sử thi, vì nhân vật trung tâm của sử thi là những anh hùng có tầm vóc kì vĩ đại diện cho sức mạnh cộng đồng, được nhân dân tôn sùng, ngưỡng vọng. Mùa lễ hội của dân tộc Tây Nguyên cũng như của các cư dân nông nghiệp khác, thường vào mùa nông nhàn, khoảng cách giữa của vòng quay chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Ở Tây Nguyên, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch - khoảng thời gian mà thời tiết thuộc mùa khô chuẩn bị bước vào mùa mưa. Người dân được tận hưởng một khoảng thời gian rảnh rỗi, Có lương thực dồi dào tích trữ cho cuộc sống và làm lễ vật phục vụ cho các nghi lễ cần thiết. Nghệ nhân kể sử thi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu giữ, sáng tạo và trình diễn tác phẩm. Những nghệ nhân này hầu hết là những người không biết chữ nhưng họ có khả năng nhớ một cách kì lạ những tác phẩm sử thi dài hàng ngàn, hàng vạn câu, họ có bể dày tri thức dân gian đa dạng của dân tộc mình.
Lễ hội cũng là nơi thu hút du khách khắp nơi đến tham dự, tại các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, quanh bếp lửa nhà rông. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi bên bếp lửa và bắt đầu kể chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối.
Có tài liệu ghi lại người chứng kiến buổi diễn xướng sử thi kể rằng : mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe say sưa đến nỗi, tối hôm truớc họ ngồi thế nào thì sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy.
Tổng hợp
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: