Khi trái tim được sưởi ấm bằng những yêu thương, mùa đông dường như cũng bớt đi sự khắc nghiệt.
(Con chó đáng thương - Hình minh họa)
- Thằng Lợm, dậy nào, ăn sáng rồi còn đi học.
Tiếng nói của ông Ngọ vang lên vừa vặn lôi đứa cháu ngoại ra khỏi cơn ác mộng. Thằng Lợm bật dậy, động tác quá lớn làm cái mền dày cộm rớt xuống đến hông, đột ngột khí lạnh xuyên qua lớp áo, chạm vào da thịt làm nó bất giác rùng mình. Hít hà một hơi, nó kéo vội cái mền lên tận cổ như muốn kéo về một chút hơi ấm. Ông Ngọ nghe tiếng động, đưa tay vén lên tấm rèm bằng vải bố cũ kĩ đã chẳng còn nhìn ra màu trắng kem ban đầu. Tấm rèm giăng giữa căn nhà nhỏ hẹp, ngăn cách cái bàn trà với giường ngủ; có lẽ chức năng chính của nó là che đi cái giường lúc nào cũng lộn xộn: mền gối nhồi đống cùng quần áo của thằng Lợm. Có thế hàng xóm có việc gì đi vào cái xó này cũng không phải ái ngại trước cảnh tượng bừa bộn của căn nhà cũ nát.
- Bữa nay nhanh đấy, không lăn mấy vòng như mọi khi nhỉ?
Ông già khẽ cười tỏ ý chọc ghẹo xen lẫn một tia hài lòng, giục thằng cháu mau đi rửa mặt. Thằng Lợm nhớ đến giấc mơ của mình, trong mơ con chó cô đơn kia đã chết cóng từ lúc nào, nằm cứng đơ trong bụi rậm. Trái tim thằng bé co thắt. Nó đưa tay áp lên mặt. Ồ! Nó không khóc. Chắc ông ngoại kịp đánh thức trước khi nó rớt nước mắt vì con chó đáng thương.
Vùng dậy khỏi nơi ấm áp, thằng Lợm vội vàng xỏ dép, bịch bịch chạy mấy bước ra tới chỗ vò nước, lại vội vàng rửa mặt, mặc kệ tiếng nói của ông ngoại còn rền rền từ trong nhà vọng ra, bảo nó xách nước giếng lên mà rửa cho ấm. Cánh tay mập mạp của nó lia lịa xoa trên mặt, lạnh buốt. Không kịp mắc lại cái gáo dừa lên đúng chỗ, nó ton ton chạy đi về phía hàng tre ở rìa xóm - nơi con chó đáng thương đang trú ngụ.
Nhìn vào khoảng trống to cỡ cái nia giữa bụi tre, bên dưới là lớp rơm dày bị hõm xuống một lỗ bằng trái dưa hấu, thằng Lợm yên tâm thở xì một hơi, ít nhất không có cái xác nào như nó mơ thấy. Trên đường quay về, nó định bụng sẽ xin ông ngoại cho nó nuôi con chó hoang kia. Mùa đông năm nay lạnh quá, nó tội nghiệp con chó không có chủ, lạnh thế này nó chết mất. Khấp khởi vì nghĩ mình thật tốt bụng, thằng bé vui vẻ nhảy chân sáo trên con đường nhỏ, chiếc cổ ngắn tủn ngủn rụt vào, cái quần thể thao mỏng dính ép chặt vào cặp đùi béo nục, thịt nó rung rung theo từng bước nhảy trông thật buồn cười. Dù nét vui sướng hiện rõ trên mặt, nhưng miệng không khỏi xuýt xoa vì lạnh. Bây giờ thằng Lợm mới ý thức được rằng mình vừa làm một chuyện ngu xuẩn lắm: ra khỏi nhà mà không mang áo ấm. Bầu trời xám ngắt nằm ngay trên đầu ngọn tre, gió lạnh từng cơn trước sau nối tiếp như đang đuổi bắt nhau vui lắm, mãi không biết mỏi. Nó bị lạnh, đánh bò cạp liên hồi, mau chóng chạy về nhà.
Thằng Lợm sống với ông ngoại. Ba má nó từ hồi mới sinh ra nó đã ly dị. Ba nó là người ở huyện khác, ly dị một thời gian thì cũng lấy vợ sau, bây giờ đã có hai đứa em rồi. Nó không hay về nhà nội, vì ba nó đi làm xa, lâu lâu có đám giỗ ai bên đấy mới về chở nó qua chơi một hôm. Nó không thích ông nội hay móc mỉa má nó, lại không thích hai đứa em nên cũng không muốn về. Trong ký ức non nớt ấy, thằng Lợm chỉ có má và ông ngoại là hai người yêu thương nó nhất. Má nó đi lên thành phố kiếm tiền, một năm chắc về được một lần tết, gửi con ở nhà cậy nhờ ông ngoại. Nó thương con chó kia một mình lủi thủi, bị đói, bị rét, bị người ta đuổi đánh mỗi khi mò vào trong xóm kiếm ăn. Ở một góc độ nào đấy, nó thấy con chó cũng giống mình, là một kẻ cô đơn. Nó ít ra còn có ông ngoại, có má. Nghĩ vậy, nó càng muốn cưu mang con chó nhỏ, chí ít là qua khỏi mùa đông này.
- Lợm mới sáng ra đã đi đâu về đấy? Mặt vui nhỉ?
Nghe đến tiếng chị Liên gọi, thằng Lợm ngẩng đầu. Thấy chị đang đứng trong sân, cả người bị bó trong cái áo bành tô cũ, chắc là của mợ Tám, mũi đỏ ửng, đứng một chỗ xoa xoa tay nhìn nó. Nó cười hì hì. À trong xóm này còn có chị Liên cũng tốt với nó lắm. Mấy lần tụi thằng Hiếu, thằng Nhựt chế giễu nó mập, chị Liên đều bênh nó cả. Ngoài ông ngoại và má nó còn thích chị Liên nữa.
- Vâng, vui ạ. - Nó ngắn ngủn đáp, chân chạy vội về nhà muốn nói chuyện ngay với ông ngoại về con chó.
Nhìn nồi cơm nguội để sẵn trên bàn, thằng Lợm dáo dác ngó quanh, không thấy ông đâu. Nó thò tay bốc một cục cơm, chấm vào chén nước mắm, đứng bên bàn ăn ngon lành. Thằng Lợm quen rồi những bữa sáng như thế này. Nhà nó nghèo làm gì có tiền mua món gì ngoài hàng mặc dù nó thích ăn bánh mì hơn, được cái nó phàm ăn nên cứ mập ú.
- Lại ăn bốc! Chén bát đâu sao không lấy? - Ông Ngọ từ ngoài bước vào, trên tay là mấy trái cà dĩa vừa mới hái, ông vừa đặt lên bàn, vừa càm ràm đứa cháu.
- Bữa trưa đây hả ông? - Thằng Lợm miệng chung búng, cằm hất về phía mấy trái cà, vừa nhai vừa hỏi.
- Ừm. Tao nấu cơm để đấy, trưa đi học về đói thì ăn trước đi, không phải đợi.
Ông Ngọ tay với lấy cái mũ cối trên đầu tủ, thổi phù lớp bụi mỏng phủ bên trên, bụi bay tứ tung, hất ngược cả lên mặt ông lão. Thấy ông cầm cái mũ cối, thằng Lợm hiểu ngay ông ngoại hôm nay đi làm đồng. Nó "vâng dạ" đáp lời ông. Mắt thấy ông sắp ra khỏi cửa, thằng nhỏ vội vàng gọi:
- Ông ơi!
Ông lão cũng không ngoảnh lại, chỉ nghe được ông đáp: “gì?” một tiếng. Thằng Lợm vội vàng nói với theo, sợ ông không nghe được, nó nâng cao giọng:
- Con đem con chó hoang ngoài hàng tre về nuôi nhen ông? Trời lạnh tội nghiệp nó quá ạ! - Ánh mắt thằng nhỏ đầy mong đợi nhìn ông.
Ông Ngọ quay đầu, không suy nghĩ gì, ông gạt phắt:
Nuôi làm gì cái giống ấy, nó mập lên cho bọn trộm chó nó xơi? Với cả con chó ấy của mụ Lẽ đấy! Hồi trước mụ nuôi nó để canh chừng đám bắp ngoài bãi, nay bắp bán rồi không cần cả chó. Nhưng thử đụng vào coi mụ có nhảy dựng lên chửi không?
Thằng Lợm tiu nghỉu. Mặc vào cái áo ấm dày những hai lớp, vài chỗ đã loang lổ màu vì mang cả mấy mùa lạnh rồi không nhớ, đến nay đã thành ngắn cũn, bó sát vào cái bụng mập của nó; mang cặp lên, nó ra khỏi nhà. Vẫn lạnh quá! Hôm qua, xe đạp bị hỏng, nó gửi ở nhà anh cu Đất để sửa, bây giờ phải đi bộ một đoạn ra đấy lấy xe. Càng ở lâu ngoài trời, mũi nó càng đỏ, vết nứt trên cánh môi khô căng ra đau rát, bàn tay cũng lạnh cóng. Thằng Lợm chúi chúi người về phía trước, bước đi nhanh hơn như thể muốn trốn khỏi cái lạnh tê tái này. Vừa đi nó vừa suy nghĩ lời ông nói. Nó ghét mụ Lẽ, cũng sợ mụ ta. Một lần nó hái trộm xoài nhà mụ, bị bắt gặp. Mụ xách một bên tai nó kéo về tận nhà, đau điếng. Sau đấy là một trận chửi rủa, chửi luôn cả ông ngoại của nó. Lại thương con chó nhỏ nhưng nó thật không dám đụng vào.
- Ê! Thằng mập. Con Thống Nhất huyền thoại của mày đâu mà đi bộ thế kia?
Một đám bạn từ xa đạp xe đi tới, thằng Hiếu rướn giọng châm chọc nó. Cả đám cười ầm lên. Chiếc xe đạp cà tàng của nó tụi kia vẫn hay mỉa mai như vậy. Thằng Lợm không thèm để ý đến, mặt lầm lì cúi gằm xuống đất bước đi.
- A hả, lại bán rồi à? Thiếu tiền mua cái gì nữa hả?
Lần này đến thằng Nhựt bô bô nói. Nó biết thằng này đang nói móc chuyện tháng trước má nó bị chậm lương, ông ngoại phải bán con điện thoại duy nhất để có tiền mua cho nó đôi giày thể thao. Nếu không có giày, thầy giáo không cho vào học tiết thể dục, nên ông đành phải bán đi. Về sau má mỗi lần gọi về đều gọi nhờ chị Liên. Tụi này cứ đem chuyện đấy ra nhạo báng nó.
- Nhanh nhé, không là trễ học đấy! Anh mập quá em chở không nổi nên đi bộ ha. Mà nhà anh nghèo sao anh vẫn mập thế nhỉ?
Cả đám cười ha ha chạy xe vụt về phía trước. Thằng Lợm tức khí thở phì phì, chân đá mạnh hòn đá trên đường rơi “tõm” xuống mương, khuôn mặt đỏ bừng có lẽ vì tức tối, cũng là vì lạnh. Nó không ưa tụi kia, cũng không ai ưa nó, nó không có bạn bè. Thằng Lợm bị cô lập vì nó mập, nó học dở tệ, quan trọng nhất là nhà nó nghèo. Có lẽ “đồng bệnh tương liên”, nên nó mới dành nhiều tình cảm cho con chó hoang kia như thế.
Tiếng nói của ông Ngọ vang lên vừa vặn lôi đứa cháu ngoại ra khỏi cơn ác mộng. Thằng Lợm bật dậy, động tác quá lớn làm cái mền dày cộm rớt xuống đến hông, đột ngột khí lạnh xuyên qua lớp áo, chạm vào da thịt làm nó bất giác rùng mình. Hít hà một hơi, nó kéo vội cái mền lên tận cổ như muốn kéo về một chút hơi ấm. Ông Ngọ nghe tiếng động, đưa tay vén lên tấm rèm bằng vải bố cũ kĩ đã chẳng còn nhìn ra màu trắng kem ban đầu. Tấm rèm giăng giữa căn nhà nhỏ hẹp, ngăn cách cái bàn trà với giường ngủ; có lẽ chức năng chính của nó là che đi cái giường lúc nào cũng lộn xộn: mền gối nhồi đống cùng quần áo của thằng Lợm. Có thế hàng xóm có việc gì đi vào cái xó này cũng không phải ái ngại trước cảnh tượng bừa bộn của căn nhà cũ nát.
- Bữa nay nhanh đấy, không lăn mấy vòng như mọi khi nhỉ?
Ông già khẽ cười tỏ ý chọc ghẹo xen lẫn một tia hài lòng, giục thằng cháu mau đi rửa mặt. Thằng Lợm nhớ đến giấc mơ của mình, trong mơ con chó cô đơn kia đã chết cóng từ lúc nào, nằm cứng đơ trong bụi rậm. Trái tim thằng bé co thắt. Nó đưa tay áp lên mặt. Ồ! Nó không khóc. Chắc ông ngoại kịp đánh thức trước khi nó rớt nước mắt vì con chó đáng thương.
Vùng dậy khỏi nơi ấm áp, thằng Lợm vội vàng xỏ dép, bịch bịch chạy mấy bước ra tới chỗ vò nước, lại vội vàng rửa mặt, mặc kệ tiếng nói của ông ngoại còn rền rền từ trong nhà vọng ra, bảo nó xách nước giếng lên mà rửa cho ấm. Cánh tay mập mạp của nó lia lịa xoa trên mặt, lạnh buốt. Không kịp mắc lại cái gáo dừa lên đúng chỗ, nó ton ton chạy đi về phía hàng tre ở rìa xóm - nơi con chó đáng thương đang trú ngụ.
Nhìn vào khoảng trống to cỡ cái nia giữa bụi tre, bên dưới là lớp rơm dày bị hõm xuống một lỗ bằng trái dưa hấu, thằng Lợm yên tâm thở xì một hơi, ít nhất không có cái xác nào như nó mơ thấy. Trên đường quay về, nó định bụng sẽ xin ông ngoại cho nó nuôi con chó hoang kia. Mùa đông năm nay lạnh quá, nó tội nghiệp con chó không có chủ, lạnh thế này nó chết mất. Khấp khởi vì nghĩ mình thật tốt bụng, thằng bé vui vẻ nhảy chân sáo trên con đường nhỏ, chiếc cổ ngắn tủn ngủn rụt vào, cái quần thể thao mỏng dính ép chặt vào cặp đùi béo nục, thịt nó rung rung theo từng bước nhảy trông thật buồn cười. Dù nét vui sướng hiện rõ trên mặt, nhưng miệng không khỏi xuýt xoa vì lạnh. Bây giờ thằng Lợm mới ý thức được rằng mình vừa làm một chuyện ngu xuẩn lắm: ra khỏi nhà mà không mang áo ấm. Bầu trời xám ngắt nằm ngay trên đầu ngọn tre, gió lạnh từng cơn trước sau nối tiếp như đang đuổi bắt nhau vui lắm, mãi không biết mỏi. Nó bị lạnh, đánh bò cạp liên hồi, mau chóng chạy về nhà.
Thằng Lợm sống với ông ngoại. Ba má nó từ hồi mới sinh ra nó đã ly dị. Ba nó là người ở huyện khác, ly dị một thời gian thì cũng lấy vợ sau, bây giờ đã có hai đứa em rồi. Nó không hay về nhà nội, vì ba nó đi làm xa, lâu lâu có đám giỗ ai bên đấy mới về chở nó qua chơi một hôm. Nó không thích ông nội hay móc mỉa má nó, lại không thích hai đứa em nên cũng không muốn về. Trong ký ức non nớt ấy, thằng Lợm chỉ có má và ông ngoại là hai người yêu thương nó nhất. Má nó đi lên thành phố kiếm tiền, một năm chắc về được một lần tết, gửi con ở nhà cậy nhờ ông ngoại. Nó thương con chó kia một mình lủi thủi, bị đói, bị rét, bị người ta đuổi đánh mỗi khi mò vào trong xóm kiếm ăn. Ở một góc độ nào đấy, nó thấy con chó cũng giống mình, là một kẻ cô đơn. Nó ít ra còn có ông ngoại, có má. Nghĩ vậy, nó càng muốn cưu mang con chó nhỏ, chí ít là qua khỏi mùa đông này.
- Lợm mới sáng ra đã đi đâu về đấy? Mặt vui nhỉ?
Nghe đến tiếng chị Liên gọi, thằng Lợm ngẩng đầu. Thấy chị đang đứng trong sân, cả người bị bó trong cái áo bành tô cũ, chắc là của mợ Tám, mũi đỏ ửng, đứng một chỗ xoa xoa tay nhìn nó. Nó cười hì hì. À trong xóm này còn có chị Liên cũng tốt với nó lắm. Mấy lần tụi thằng Hiếu, thằng Nhựt chế giễu nó mập, chị Liên đều bênh nó cả. Ngoài ông ngoại và má nó còn thích chị Liên nữa.
- Vâng, vui ạ. - Nó ngắn ngủn đáp, chân chạy vội về nhà muốn nói chuyện ngay với ông ngoại về con chó.
Nhìn nồi cơm nguội để sẵn trên bàn, thằng Lợm dáo dác ngó quanh, không thấy ông đâu. Nó thò tay bốc một cục cơm, chấm vào chén nước mắm, đứng bên bàn ăn ngon lành. Thằng Lợm quen rồi những bữa sáng như thế này. Nhà nó nghèo làm gì có tiền mua món gì ngoài hàng mặc dù nó thích ăn bánh mì hơn, được cái nó phàm ăn nên cứ mập ú.
- Lại ăn bốc! Chén bát đâu sao không lấy? - Ông Ngọ từ ngoài bước vào, trên tay là mấy trái cà dĩa vừa mới hái, ông vừa đặt lên bàn, vừa càm ràm đứa cháu.
- Bữa trưa đây hả ông? - Thằng Lợm miệng chung búng, cằm hất về phía mấy trái cà, vừa nhai vừa hỏi.
- Ừm. Tao nấu cơm để đấy, trưa đi học về đói thì ăn trước đi, không phải đợi.
Ông Ngọ tay với lấy cái mũ cối trên đầu tủ, thổi phù lớp bụi mỏng phủ bên trên, bụi bay tứ tung, hất ngược cả lên mặt ông lão. Thấy ông cầm cái mũ cối, thằng Lợm hiểu ngay ông ngoại hôm nay đi làm đồng. Nó "vâng dạ" đáp lời ông. Mắt thấy ông sắp ra khỏi cửa, thằng nhỏ vội vàng gọi:
- Ông ơi!
Ông lão cũng không ngoảnh lại, chỉ nghe được ông đáp: “gì?” một tiếng. Thằng Lợm vội vàng nói với theo, sợ ông không nghe được, nó nâng cao giọng:
- Con đem con chó hoang ngoài hàng tre về nuôi nhen ông? Trời lạnh tội nghiệp nó quá ạ! - Ánh mắt thằng nhỏ đầy mong đợi nhìn ông.
Ông Ngọ quay đầu, không suy nghĩ gì, ông gạt phắt:
Nuôi làm gì cái giống ấy, nó mập lên cho bọn trộm chó nó xơi? Với cả con chó ấy của mụ Lẽ đấy! Hồi trước mụ nuôi nó để canh chừng đám bắp ngoài bãi, nay bắp bán rồi không cần cả chó. Nhưng thử đụng vào coi mụ có nhảy dựng lên chửi không?
Thằng Lợm tiu nghỉu. Mặc vào cái áo ấm dày những hai lớp, vài chỗ đã loang lổ màu vì mang cả mấy mùa lạnh rồi không nhớ, đến nay đã thành ngắn cũn, bó sát vào cái bụng mập của nó; mang cặp lên, nó ra khỏi nhà. Vẫn lạnh quá! Hôm qua, xe đạp bị hỏng, nó gửi ở nhà anh cu Đất để sửa, bây giờ phải đi bộ một đoạn ra đấy lấy xe. Càng ở lâu ngoài trời, mũi nó càng đỏ, vết nứt trên cánh môi khô căng ra đau rát, bàn tay cũng lạnh cóng. Thằng Lợm chúi chúi người về phía trước, bước đi nhanh hơn như thể muốn trốn khỏi cái lạnh tê tái này. Vừa đi nó vừa suy nghĩ lời ông nói. Nó ghét mụ Lẽ, cũng sợ mụ ta. Một lần nó hái trộm xoài nhà mụ, bị bắt gặp. Mụ xách một bên tai nó kéo về tận nhà, đau điếng. Sau đấy là một trận chửi rủa, chửi luôn cả ông ngoại của nó. Lại thương con chó nhỏ nhưng nó thật không dám đụng vào.
- Ê! Thằng mập. Con Thống Nhất huyền thoại của mày đâu mà đi bộ thế kia?
Một đám bạn từ xa đạp xe đi tới, thằng Hiếu rướn giọng châm chọc nó. Cả đám cười ầm lên. Chiếc xe đạp cà tàng của nó tụi kia vẫn hay mỉa mai như vậy. Thằng Lợm không thèm để ý đến, mặt lầm lì cúi gằm xuống đất bước đi.
- A hả, lại bán rồi à? Thiếu tiền mua cái gì nữa hả?
Lần này đến thằng Nhựt bô bô nói. Nó biết thằng này đang nói móc chuyện tháng trước má nó bị chậm lương, ông ngoại phải bán con điện thoại duy nhất để có tiền mua cho nó đôi giày thể thao. Nếu không có giày, thầy giáo không cho vào học tiết thể dục, nên ông đành phải bán đi. Về sau má mỗi lần gọi về đều gọi nhờ chị Liên. Tụi này cứ đem chuyện đấy ra nhạo báng nó.
- Nhanh nhé, không là trễ học đấy! Anh mập quá em chở không nổi nên đi bộ ha. Mà nhà anh nghèo sao anh vẫn mập thế nhỉ?
Cả đám cười ha ha chạy xe vụt về phía trước. Thằng Lợm tức khí thở phì phì, chân đá mạnh hòn đá trên đường rơi “tõm” xuống mương, khuôn mặt đỏ bừng có lẽ vì tức tối, cũng là vì lạnh. Nó không ưa tụi kia, cũng không ai ưa nó, nó không có bạn bè. Thằng Lợm bị cô lập vì nó mập, nó học dở tệ, quan trọng nhất là nhà nó nghèo. Có lẽ “đồng bệnh tương liên”, nên nó mới dành nhiều tình cảm cho con chó hoang kia như thế.
***
Thằng Lợm hớn hở chạy ra rìa tre. Không biết nó tìm được ở đâu một cái áo mưa cũ, lấy thêm hai cái quần đã chật bó trong đống quần áo lộn xộn kia, định bụng sẽ dựng lại cái ổ cho con chó, che bớt đi luồng gió bấc đang ngày càng thổi mạnh. Nó loay hoay cả một buổi cuối cùng cũng hoàn thành. Đứng thẳng lưng, chống nạnh hệt như dáng vẻ chua ngoa của mụ Lẽ, nó hài lòng nhìn thành quả của mình. Cái áo mưa cột che ở phía trên, kín bưng, chắc chắn; bên dưới ổ rơm có thêm “tấm nệm” là hai cái quần xếp gọn, ấm áp. Nó cười hí hí, quên cả cơn đau do gai cào rách cả da thịt khi chui vào cột cái áo mưa lúc nãy. Giơ lên ngón tay cái biểu thị tán dương cho cái ổ chó, nó xoay người bỏ chạy về nhà, trên môi còn treo nụ cười hạnh phúc.
- Á à, ông bắt được mày rồi nhé, dám mò vào tận đây ăn vụng à? Để coi hôm nay ông có đánh được mày không? Con chó chết tiệt!
Thằng Lợm chạy ngang qua nhà ông ba Phúc, tiếng chửi ra rả của ông làm nó chú ý. Đưa mắt nhìn qua hàng rào dâm bụt thưa thớt, nó thấy ông Phúc cầm một thanh gỗ cỡ bằng cán rựa, vung mạnh tay ném thẳng hướng con chó. “Bịch” một tiếng, trúng phóc con chó đang quỵt đuôi bỏ chạy. Miệng “ ẳng, ẳng…” một tràng thảm thiết, con chó co lên một cẳng, chật vật chạy trốn những đòn hiểm của người đàn ông đang hùng hổ đuổi theo như không muốn chừa đường sống cho nó. Thằng Lợm hoảng hồn, nó tìm chỗ hàng rào trống trải nhất chui qua. Ông Phúc lại nhặt lên khúc gỗ lúc nãy, chuẩn bị ném mạnh về phía con chó lần nữa. Thằng Lợm lao tới, giằng lấy thanh gỗ khỏi tay ông già, ném về phía ngược lại. Mắt nó trắng dã, trợn to nhìn chằm chằm vào lão, môi run run, mặt mày đỏ gay, hùng hục thở dốc.
- Á à, thằng cháu lão Ngọ. Mày hỗn, dám đánh cả ông. Ông đánh con chó chết tiệt kia, việc gì đến mày? Hỗn láo, lão Ngọ không dạy mày hả?. Ra đây, tao dắt mày đi gặp lão ấy.
Thấy ông già không có ý định đuổi theo con chó nữa, thằng Lợm ngoái lại nhìn; xa xa, con chó chuệch choạc co cẳng chạy trốn, cái đuôi cũng còn quỵt xuống như vậy, văng vẳng còn nghe tiếng “ẳng” nhỏ dần của nó. Thằng Lợm vùng khỏi tay lão Phúc, chạy mất.
Buổi chiều, ngồi trên giường, thằng Lợm trùm mền lên kín cổ. Gió rít mạnh trên mái nhà, vài ngọn gió chui vào mái ngói, phả cái lạnh buốt vào mặt làm cổ nó lại rụt sâu vào trong mền. Nó đang lo lắng con chó bị thương. Lãnh một đòn mạnh như vậy chắc là gãy chân rồi. Nó sợ giấc mơ mấy hôm trước sẽ thành sự thật. Cái ổ mặc dù vừa được sửa sang nhưng vẫn không thể yên tâm, nó phải tìm cách sưởi ấm thêm cho con chó nhỏ. Vừa đau vừa lạnh thì nó chẳng chết mất à?
- A, có cách. - Nó reo lên một mình vui sướng. Thầm tán thưởng bản thân thật thông minh. Và nó chỉ việc đợi, trời tối một chút sẽ hành động.
Chập tối, thằng Lợm trùm kín người, đi ra chỗ con chó. Gần đấy là đống rơm khô mà người trong xóm hay gánh ra đổ đống, lâu lâu sẽ đốt một lần. Tháng trước mưa liên miên không thể đốt. Từ đầu tháng này ít mưa rồi, lớp rơm phía trên cũng không còn ướt, mong rằng đốt lên nó cháy như mọi khi. Thằng Lợm hí hửng châm lửa, đống rơm không quá khô, lại trời lạnh nên lửa hơi khó bén. Nó vật vã một hồi, cuối cùng lửa cũng bắt lên, cháy. Nó nhe răng cười, hướng về phía ổ chó, nhỏ giọng nói “chúc ngủ ngon” tới anh bạn nhỏ.
Trở về nhà, đi thẳng lên giường, thở mạnh “hai” kéo dài một tiếng thỏa mãn. Như mọi khi thì đống rơm to đấy sẽ cháy và âm ỷ suốt đêm đến sáng, đủ để sưởi ấm anh bạn nhỏ một đêm này nhé. Nó yên tâm kéo mền trùm qua đầu, đi ngủ.
- Cháy, cháy rồi… Dập lửa đi!…
Nửa đêm, tiếng hô hoán của nhiều người đánh thức hai ông cháu đang ngủ say. Ông Ngọ ngồi dậy, chui ra khỏi giường, hé mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Thằng Lợm lom khom bò theo sau.
- Ai lại đi đốt đống rơm ngoài hàng tre vào mùa bấc này chứ? Đứa nào nghịch dại, phá làng phá xóm không biết!
Giọng nói đặc quánh của ông ngoại vang lên đánh thức hoàn toàn thằng Lợm còn ngái ngủ. Nó giật thót tim. Không thể nói là nó đốt được. Giọng nó run run:
- Cháy lớn hả ông?
- Lại chả cháy! Hướng gió bấc thổi về phía hàng tre. Cháy leo qua hàng tre thì đốt cho bằng sạch.
Ông Ngọ không hề biết thằng cháu mình lại là đứa “nghịch dại, phá làng phá xóm” đó.
Tim thằng Lợm đập thình thịch. Nghe âm thanh hô hào dập lửa náo động ở phía xa, nó sợ xanh mặt. Nó gây ra tội lớn rồi! Đám cháy to quá, vượt ra ngoài sự nhận thức của nó từ trước giờ về việc đống rơm kia bị đốt. Hóa ra không phải người ta muốn đốt lúc nào thì đốt. Nó không biết. Nó chỉ muốn sưởi ấm cho con chó đang bị thương, không nghĩ sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp như vậy. Phải! Thật là khủng khiếp nhất cuộc đời mấy năm qua của nó.
Con chó. Đúng rồi, còn con chó? Hàng tre cháy không phải nó cũng bị thui luôn sao? Nó lại bị thương thì chạy trốn sao được? Thằng Lợm mở cửa, toan chạy về phía đám đông. Nhìn ngọn lửa hung dữ đang ngùn ngụt cháy, thằng Lợm khóc nức nở.
- Anh bạn, chạy kịp không? Tao xin lỗi… xin lỗi.
Đám cháy được dập tắt lúc rạng sáng, ai nấy đều mệt lả người. Thằng Lợm một đêm không ngủ. Nó cứ khóc thút thít. Vừa sáng ra, nó vội vã chạy về phía ổ chó xem xét tình tình. Cháy rụi cả rồi, chỉ còn trơ lại mấy gốc tre đen sì. Cũng may trời lạnh, bà hỏa chắc cũng lười biếng, chỉ đốt một bụi tre gần nhất, mọi người mới dập được hoàn toàn. Đấy là nghe người lớn nói thế chứ nó có biết đâu. Nhưng bụi tre này đúng chỗ con chó hoang làm ổ. Thằng Lợm quỳ thụp xuống đất, khóc hu hu. Nó ân hận. Con chó có lẽ sẽ không chết nếu như nó không dại dột như vậy. Con chó đáng thương ấy!
“Rột roạt”… một loạt tiếng động khe khẽ vang lên. Thằng Lợm ngẩng đầu nhìn về phía âm thanh phát ra. Thật bất ngờ, con chó hoang chân cà thọt đi tới. Mừng rỡ, thằng Lợm bật dậy chạy về phía con chó. Thấy có người lao đến, nó quay phắt, ăng ẳng mấy tiếng chạy trốn. Mới hôm qua nó ăn một đòn suýt chết nên còn sợ con người đây mà. Thằng Lợm dừng lại bước chân. Đưa tay quệt dòng nước mắt, nó thì thầm: “anh bạn, cảm ơn!” vì đã còn sống.
- Thằng Lợm, sao lại lấm lem thế kia? Đi ra chỗ đám cháy à?
Chị Liên tay xỏ vào hai túi áo ấm, đứng chắn trước mặt nó. Nó dừng lai bước chân, ngẩng mặt lên nhìn, ánh mắt chị Liên nheo nheo tỏ ý nghi ngờ nhìn nó, nó chột dạ, không trả lời, lách người qua định đi thẳng.
- Hôm qua chị cũng thấy mày hì hục ngoài đấy.
Chị Liên cất giọng từ sau lưng nó. Nó khựng lại, không bước tiếp, cũng không xoay người lại.
- Có việc gì muốn nói với chị không? - Lại chắn trước mặt nó, lần này chị Liên giọng thật nhẹ nhàng. Biết là không thể giấu, cũng không muốn giấu chị, thằng Lợm lí nhí đáp:
- Là em đốt ạ!
Thấy chị Liên không bất ngờ, đang im lặng như chờ đợi nó nói tiếp, thằng Lợm cố ém nhẹm cơn nghẹn ngào đang chực trào dâng, kể cho chị nghe chuyện về con chó.
Chị Liên gật gù:
- Được rồi. Chị đã biết. Chuyện này cho qua đi, về sau không được nhắc lại. Còn con chó kia, chị sẽ đem về nuôi. Sau này em muốn chơi với nó thì qua nhà chị là được.
Chị vỗ vỗ vai nó ra dáng một kẻ bề trên, hai tay lại đút vào túi áo, lướt qua nó trở về nhà.
Thằng Lợm còn đang sững sờ, chưa tin vào những gì vừa nghe. Cứ nghĩ ai cũng không thích anh bạn kia của nó. Trời ơi! Biết thế nó nói với chị ngay từ đầu, có đâu gây ra tai họa lớn như vậy. Nó nghĩ đến từ hôm nay, anh bạn nhỏ sẽ không phải chịu đói, chịu rét nữa, lòng hạnh phúc cũng giống như mỗi khi má nó về quê ăn tết vậy. Nó ngẩng đầu lên trời, hít một hơi tràn đầy lồng ngực, thở ra thật mạnh. A! Trời hôm nay cũng không lạnh mấy nhỉ? Chị Liên hôm nay thật đẹp làm sao!
Mãi đến tận sau này nó mới thấy chị Liên còn đẹp hơn như thế, khi mà nó biết chị ban đầu cũng không thích con Trẫm - tên nó và chị đặt cho con chó, nhưng vì nó mà chị đã nhận nuôi, chính xác hơn là vì cảm động tình cảm của nó dành cho con chó. Dần dần chị cũng như nó vậy, rất yêu con chó nhỏ của bọn họ. Những mùa đông sau đó, trời có thể sẽ lạnh hơn, nhưng nó không còn cô đơn nữa.
Tác giả: A Kha
Bài dự thi "Chuyện Của Mùa Đông"
- Á à, ông bắt được mày rồi nhé, dám mò vào tận đây ăn vụng à? Để coi hôm nay ông có đánh được mày không? Con chó chết tiệt!
Thằng Lợm chạy ngang qua nhà ông ba Phúc, tiếng chửi ra rả của ông làm nó chú ý. Đưa mắt nhìn qua hàng rào dâm bụt thưa thớt, nó thấy ông Phúc cầm một thanh gỗ cỡ bằng cán rựa, vung mạnh tay ném thẳng hướng con chó. “Bịch” một tiếng, trúng phóc con chó đang quỵt đuôi bỏ chạy. Miệng “ ẳng, ẳng…” một tràng thảm thiết, con chó co lên một cẳng, chật vật chạy trốn những đòn hiểm của người đàn ông đang hùng hổ đuổi theo như không muốn chừa đường sống cho nó. Thằng Lợm hoảng hồn, nó tìm chỗ hàng rào trống trải nhất chui qua. Ông Phúc lại nhặt lên khúc gỗ lúc nãy, chuẩn bị ném mạnh về phía con chó lần nữa. Thằng Lợm lao tới, giằng lấy thanh gỗ khỏi tay ông già, ném về phía ngược lại. Mắt nó trắng dã, trợn to nhìn chằm chằm vào lão, môi run run, mặt mày đỏ gay, hùng hục thở dốc.
- Á à, thằng cháu lão Ngọ. Mày hỗn, dám đánh cả ông. Ông đánh con chó chết tiệt kia, việc gì đến mày? Hỗn láo, lão Ngọ không dạy mày hả?. Ra đây, tao dắt mày đi gặp lão ấy.
Thấy ông già không có ý định đuổi theo con chó nữa, thằng Lợm ngoái lại nhìn; xa xa, con chó chuệch choạc co cẳng chạy trốn, cái đuôi cũng còn quỵt xuống như vậy, văng vẳng còn nghe tiếng “ẳng” nhỏ dần của nó. Thằng Lợm vùng khỏi tay lão Phúc, chạy mất.
Buổi chiều, ngồi trên giường, thằng Lợm trùm mền lên kín cổ. Gió rít mạnh trên mái nhà, vài ngọn gió chui vào mái ngói, phả cái lạnh buốt vào mặt làm cổ nó lại rụt sâu vào trong mền. Nó đang lo lắng con chó bị thương. Lãnh một đòn mạnh như vậy chắc là gãy chân rồi. Nó sợ giấc mơ mấy hôm trước sẽ thành sự thật. Cái ổ mặc dù vừa được sửa sang nhưng vẫn không thể yên tâm, nó phải tìm cách sưởi ấm thêm cho con chó nhỏ. Vừa đau vừa lạnh thì nó chẳng chết mất à?
- A, có cách. - Nó reo lên một mình vui sướng. Thầm tán thưởng bản thân thật thông minh. Và nó chỉ việc đợi, trời tối một chút sẽ hành động.
Chập tối, thằng Lợm trùm kín người, đi ra chỗ con chó. Gần đấy là đống rơm khô mà người trong xóm hay gánh ra đổ đống, lâu lâu sẽ đốt một lần. Tháng trước mưa liên miên không thể đốt. Từ đầu tháng này ít mưa rồi, lớp rơm phía trên cũng không còn ướt, mong rằng đốt lên nó cháy như mọi khi. Thằng Lợm hí hửng châm lửa, đống rơm không quá khô, lại trời lạnh nên lửa hơi khó bén. Nó vật vã một hồi, cuối cùng lửa cũng bắt lên, cháy. Nó nhe răng cười, hướng về phía ổ chó, nhỏ giọng nói “chúc ngủ ngon” tới anh bạn nhỏ.
Trở về nhà, đi thẳng lên giường, thở mạnh “hai” kéo dài một tiếng thỏa mãn. Như mọi khi thì đống rơm to đấy sẽ cháy và âm ỷ suốt đêm đến sáng, đủ để sưởi ấm anh bạn nhỏ một đêm này nhé. Nó yên tâm kéo mền trùm qua đầu, đi ngủ.
- Cháy, cháy rồi… Dập lửa đi!…
Nửa đêm, tiếng hô hoán của nhiều người đánh thức hai ông cháu đang ngủ say. Ông Ngọ ngồi dậy, chui ra khỏi giường, hé mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Thằng Lợm lom khom bò theo sau.
- Ai lại đi đốt đống rơm ngoài hàng tre vào mùa bấc này chứ? Đứa nào nghịch dại, phá làng phá xóm không biết!
Giọng nói đặc quánh của ông ngoại vang lên đánh thức hoàn toàn thằng Lợm còn ngái ngủ. Nó giật thót tim. Không thể nói là nó đốt được. Giọng nó run run:
- Cháy lớn hả ông?
- Lại chả cháy! Hướng gió bấc thổi về phía hàng tre. Cháy leo qua hàng tre thì đốt cho bằng sạch.
Ông Ngọ không hề biết thằng cháu mình lại là đứa “nghịch dại, phá làng phá xóm” đó.
Tim thằng Lợm đập thình thịch. Nghe âm thanh hô hào dập lửa náo động ở phía xa, nó sợ xanh mặt. Nó gây ra tội lớn rồi! Đám cháy to quá, vượt ra ngoài sự nhận thức của nó từ trước giờ về việc đống rơm kia bị đốt. Hóa ra không phải người ta muốn đốt lúc nào thì đốt. Nó không biết. Nó chỉ muốn sưởi ấm cho con chó đang bị thương, không nghĩ sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp như vậy. Phải! Thật là khủng khiếp nhất cuộc đời mấy năm qua của nó.
Con chó. Đúng rồi, còn con chó? Hàng tre cháy không phải nó cũng bị thui luôn sao? Nó lại bị thương thì chạy trốn sao được? Thằng Lợm mở cửa, toan chạy về phía đám đông. Nhìn ngọn lửa hung dữ đang ngùn ngụt cháy, thằng Lợm khóc nức nở.
- Anh bạn, chạy kịp không? Tao xin lỗi… xin lỗi.
Đám cháy được dập tắt lúc rạng sáng, ai nấy đều mệt lả người. Thằng Lợm một đêm không ngủ. Nó cứ khóc thút thít. Vừa sáng ra, nó vội vã chạy về phía ổ chó xem xét tình tình. Cháy rụi cả rồi, chỉ còn trơ lại mấy gốc tre đen sì. Cũng may trời lạnh, bà hỏa chắc cũng lười biếng, chỉ đốt một bụi tre gần nhất, mọi người mới dập được hoàn toàn. Đấy là nghe người lớn nói thế chứ nó có biết đâu. Nhưng bụi tre này đúng chỗ con chó hoang làm ổ. Thằng Lợm quỳ thụp xuống đất, khóc hu hu. Nó ân hận. Con chó có lẽ sẽ không chết nếu như nó không dại dột như vậy. Con chó đáng thương ấy!
“Rột roạt”… một loạt tiếng động khe khẽ vang lên. Thằng Lợm ngẩng đầu nhìn về phía âm thanh phát ra. Thật bất ngờ, con chó hoang chân cà thọt đi tới. Mừng rỡ, thằng Lợm bật dậy chạy về phía con chó. Thấy có người lao đến, nó quay phắt, ăng ẳng mấy tiếng chạy trốn. Mới hôm qua nó ăn một đòn suýt chết nên còn sợ con người đây mà. Thằng Lợm dừng lại bước chân. Đưa tay quệt dòng nước mắt, nó thì thầm: “anh bạn, cảm ơn!” vì đã còn sống.
- Thằng Lợm, sao lại lấm lem thế kia? Đi ra chỗ đám cháy à?
Chị Liên tay xỏ vào hai túi áo ấm, đứng chắn trước mặt nó. Nó dừng lai bước chân, ngẩng mặt lên nhìn, ánh mắt chị Liên nheo nheo tỏ ý nghi ngờ nhìn nó, nó chột dạ, không trả lời, lách người qua định đi thẳng.
- Hôm qua chị cũng thấy mày hì hục ngoài đấy.
Chị Liên cất giọng từ sau lưng nó. Nó khựng lại, không bước tiếp, cũng không xoay người lại.
- Có việc gì muốn nói với chị không? - Lại chắn trước mặt nó, lần này chị Liên giọng thật nhẹ nhàng. Biết là không thể giấu, cũng không muốn giấu chị, thằng Lợm lí nhí đáp:
- Là em đốt ạ!
Thấy chị Liên không bất ngờ, đang im lặng như chờ đợi nó nói tiếp, thằng Lợm cố ém nhẹm cơn nghẹn ngào đang chực trào dâng, kể cho chị nghe chuyện về con chó.
Chị Liên gật gù:
- Được rồi. Chị đã biết. Chuyện này cho qua đi, về sau không được nhắc lại. Còn con chó kia, chị sẽ đem về nuôi. Sau này em muốn chơi với nó thì qua nhà chị là được.
Chị vỗ vỗ vai nó ra dáng một kẻ bề trên, hai tay lại đút vào túi áo, lướt qua nó trở về nhà.
Thằng Lợm còn đang sững sờ, chưa tin vào những gì vừa nghe. Cứ nghĩ ai cũng không thích anh bạn kia của nó. Trời ơi! Biết thế nó nói với chị ngay từ đầu, có đâu gây ra tai họa lớn như vậy. Nó nghĩ đến từ hôm nay, anh bạn nhỏ sẽ không phải chịu đói, chịu rét nữa, lòng hạnh phúc cũng giống như mỗi khi má nó về quê ăn tết vậy. Nó ngẩng đầu lên trời, hít một hơi tràn đầy lồng ngực, thở ra thật mạnh. A! Trời hôm nay cũng không lạnh mấy nhỉ? Chị Liên hôm nay thật đẹp làm sao!
Mãi đến tận sau này nó mới thấy chị Liên còn đẹp hơn như thế, khi mà nó biết chị ban đầu cũng không thích con Trẫm - tên nó và chị đặt cho con chó, nhưng vì nó mà chị đã nhận nuôi, chính xác hơn là vì cảm động tình cảm của nó dành cho con chó. Dần dần chị cũng như nó vậy, rất yêu con chó nhỏ của bọn họ. Những mùa đông sau đó, trời có thể sẽ lạnh hơn, nhưng nó không còn cô đơn nữa.
Tác giả: A Kha
Bài dự thi "Chuyện Của Mùa Đông"
Sửa lần cuối: